Diễn đàn khu vực ASEAN và vấn đề Biển Đông

Thanh Phương
clip_image001Tại sao khi đang giữ chức Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ Việt Nam lại chần chừ không chủ động đưa vấn đề biển Đông ra HĐ Bảo an? Dĩ nhiên ai cũng biết đây là một vấn đề cực kỳ khó trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đòi hỏi phải có những nước cờ khôn ngoan và đầy bản lĩnh để gỡ cho được thế bí. Nhưng qua vô số việc diễn ra trong vòng dăm bảy năm lại đây, tầng lớp thức giả không nhìn ra bất kỳ một ý hướng nào mang tầm chiến lược trong đối sách của Việt Nam để mà hy vọng, mà trái lại, chỉ thấy một sự bạc nhược nó gần như là tâm lý nhất quán hiện lên ở mọi cách khu xử đối nội hay đối ngoại của các vị cầm chịch nhà mình. Vì thế, phỏng đoán của các chuyên gia Việt Nam học thế giới liệu có đúng hay không, rằng Việt Nam đang mong mỏi kéo các nước Đông Nam Á vào việc quốc tế hóa vấn đề biển Đông trong Hội nghị ASEAN sắp tới? Biết đâu đấy chẳng là lối đánh võ mồm quen thuộc mà nhiều năm nay hết ông Vũ Dũng lại đến bà Phương Nga đã thực hiện rất giỏi, còn những đại điện thực sự cho quyền lực thì... đành khoanh tay thúc thủ lắc đầu lấy lệ rồi cuối cùng hô lên vài tiếng: Biển Đông còn yên tĩnh lắm, đã có gì đâu! Cứ ầm ĩ lên làm gì!
Bauxite Việt Nam
Sự có mặt của Ngoại trưởng Clinton tại cuộc họp của Diễn đàn khu vực ASEAN ARF sẽ là sự kiện đáng chú ý, nhất là vì an ninh trên Biển Đông nay đã trở thành ưu tiên trong chiến lược mới của Mỹ. Nhưng liệu Hoa Kỳ có thể yểm trợ Đông Nam Á đến mức nào trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ?

Các quan chức Hàn Quốc vào tuần trước cho biết là Seoul sẽ cố thuyết phục các nước thành viên Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), họp tại Hà Nội vào ngày 23/7 tới, ra một tuyên bố lên án mạnh mẽ Bắc Triều Tiên về vụ bắn chìm tàu Cheonan ngày 26/3.

Theo báo chí Hàn Quốc, năm nay sẽ là lần đầu tiên các giới chức Bắc Triều Tiên tham dự ARF, vì Ngoại trưởng Pak Ui-chun sẽ đại diện Bình Nhưỡng tại cuộc họp này. Như vậy, Hà Nội sẽ là nơi mà hai miền Triều Tiên lần đầu tiên mặt đối mặt kể từ sau vụ chìm tàu. Chưa biết là yêu cầu của Hàn Quốc có sẽ được đáp ứng đầy đủ hay không, nhưng việc này cho thấy đối với Seoul, Diễn đàn khu vực ASEAN là cơ chế có vị thế ngày càng quan trọng trên trường quốc tế. Diễn đàn ARF năm nay đặc biệt sẽ có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam.

Theo chiều hướng mở rộng quan hệ đối ngoại và thúc đẩy đối thoại an ninh khu vực, khối ASEAN đã thành lập ARF vào năm 1993 và diễn đàn này đã họp lần đầu tiên vào năm 1994. Số thành viên của Diễn đàn khu vực ASEAN nay đã lên đến 27, gồm 10 nước ASEAN, Úc, Bangladesh, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, New Zealand, Pakistan, Papua New Guinea, Nga, Srilanka, Đông Timor, Mỹ và Liên hiệp châu Âu.

Bên cạnh vấn đề Bắc Triều Tiên, tại cuộc họp ở Hà Nội lần này, diễn đàn ARF sẽ thảo luận về nhiều vấn đề khác trong đó chắc là sẽ có vấn đề Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc ngày càng tỏ ra lấn lướt các nước Đông Nam Á.

Tại cuộc họp cấp Thứ trưởng Quốc phòng ARF tại Đà Nẵng vào tháng 5 vừa qua, các quan chức châu Á -Thái Bình Dương đã muốn thúc đẩy việc hình thành một Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông. Tại cuộc họp, đại diện của Philippines đã cho rằng Bộ quy tắc ứng xử này không chỉ có ASEAN và Trung Quôc mà còn cần có sự tham gia của tất cả các nước có liên quan, trong đó dĩ nhiên có cả Hoa Kỳ.

Rõ ràng là Hiệp hội ASEAN chẳng có trọng lượng gì đối với Bắc Kinh và chỉ có thể trông chờ vào Hoa Kỳ để đối phó với tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Sự có mặt của Ngoại trưởng Clinton chính vì vậy sẽ là sự kiện đáng chú ý, nhất là vì an ninh trên Biển Đông nay đã trở thành ưu tiên trong chiến lược mới của Mỹ. Nhưng liệu Hoa Kỳ có thể yểm trợ Đông Nam Á đến mức nào trong cuộc đối đầu với Trung Quốc? Sau đây mời quý vị nghe nhận định của nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney.


Bấm vào nút đỏ dưới đây để nghe


Nguồn: RFI

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn