Hà Nội giữ quan điểm “bác” trục Hồ Tây - Ba Vì

Cấn Cường

image Tôi ấn tượng về bài trả lời của Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội, tôi ủng hộ quan điểm của Hà Nội và bác bỏ dự án của Bộ Xây dựng. Dự án trục Thăng Long hay gọi là Hồ Tây - Ba Vì hiện tại chỉ phục vụ cho lợi ích của một nhóm trước mắt có bất động sản ở đó. Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo là người luôn biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân. Còn Bộ Xây dựng rõ ràng đã bảo thủ. Nếu 20 năm nữa Hà Nội phát triển và cần tới trục đường này, chúng ta đề cập lại dự án này cũng chưa muộn. Dẫu sao cũng không cần phải vào thời điểm này. Tiền có thể để dùng vào những việc quan trọng khác thực tế hơn, ví dụ như xây thêm trường học phổ thông các cấp cho Hà Nội, nâng cấp các tuyến đường cũ hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng...

Lê Thu Hà

Tôi thấy quan điểm của Hà Nội là đúng. Đã có Láng - Hòa Lạc rồi, cần gì thêm một trục mới, tốn tiền dân. Vấn đề là cần tổ chức giao thông và giáo dục ý thức người dân thực hiện đúng luật. Cơ quan hành chính cần giảm tối thiểu không nên quá cồng kềnh, sao chỉ vì mấy cơ quan hành chính mà phải thêm trục đường đó. Mà nếu chưa thống nhất được thì không nhất thiết phải duyệt quy hoạch vào ngày 10/10 này...

Tô Văn Dực

(Dân trí) - “Trục Hồ Tây - Ba Vì nên là trục không gian, tạo cảnh quan môi trường, chứ không phải là con đường như Bộ Xây dựng đã đặt vấn đề”, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội, Nguyễn Thịnh Thành trao đổi với phóng viên Dân trí.

Thực tế, những ngày qua, giữa UBND TP Hà Nội và Bộ Xây dựng có những thông tin, quan điểm “vênh” nhau xung quanh vấn đề quy hoạch Hà Nội.

Cụ thể ngày 17/8, UBND TP Hà Nội có văn bản gửi Thủ tướng và Bộ Xây dựng, trong đó kiến nghị không đặt Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì và không xây dựng trục Hồ Tây - Ba Vì.

Trả lời báo chí về văn bản trên của Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Nguyễn Đình Toàn cho rằng, văn bản của TP Hà Nội vẫn dựa trên những hồ sơ, tên gọi cũ, chưa được cập nhật những sản phẩm mới mà tư vấn - thiết kế đã làm. Cụ thể, theo ông Toàn, trong toàn bộ hồ sơ hiện nay không còn nói đến Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì nữa.

Riêng với Trục Thăng Long mà nay đổi tên thành tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì, ông Toàn cho biết, vẫn được bảo lưu trong đồ án.

Trao đổi về những vấn đề trên, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Nguyễn Thịnh Thành cho biết, văn bản chính thức Chủ tịch Hà Nội ký báo cáo Thủ tướng và gửi Bộ Xây dựng ngày 17/8 vừa qua là góp ý cho văn bản về đồ án quy hoạch chung Hà Nội mà Bộ Xây dựng gửi trong tháng 7/2010.

Theo ông Thành, trong văn bản trên của Bộ Xây dựng vẫn nêu việc đưa các bộ ngành, cơ quan Chính phủ lên Ba Vì. Trục Thăng Long cũng vẫn là trục thẳng tắp…

Cách đây ít ngày, Bộ Xây dựng tiếp tục gửi một bộ văn bản mới, trong đó trục Thăng Long không còn thẳng tắp như trên… “Thành phố sẽ góp ý cho bản mới này trước 30/8 để gửi Thủ tướng và có lẽ sẽ là lần cuối cùng trước khi Thủ tướng phê duyệt”, ông Thành cho biết.

Trả lời câu hỏi xung quanh việc Bộ Xây dựng bảo lưu quan điểm cần thiết phải có trục Thăng Long, ông Thành cho rằng, quan điểm của Hà Nội đã thể hiện rất rõ trong văn bản gửi Thủ tướng vừa qua. “Trục đó nên là trục không gian, tạo cảnh quan môi trường, chứ không phải là con đường như Bộ đã đặt vấn đề”, ông Thành nhấn mạnh.

clip_image001

Bộ Xây dựng và Hà Nội đã có những quan điểm khác nhau về quy hoạch chung Hà Nội (Ảnh: Việt Hưng)

Ông Thành nói thêm, hiện đường Láng - Hoà Lạc được mở rộng rất đẹp, cộng với việc đường 32 đang mở rộng, trục giao thông Hồ Tây - Ba Vì như đề xuất sẽ không có nhiều ý nghĩa.

Cũng theo ông Thành, các ý kiến đóng góp của nhân dân, đại biểu Quốc hội về Trung tâm hành chính quốc gia, trục Thăng Long đã thể hiện sự khách quan với các vấn đề đặt ra. Ý tưởng chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì, xây dựng trục Thăng Long vừa qua khiến giá đất lên cao chóng mặt, gây xáo trộn xã hội, mặc dù chưa làm được gì.

Trở lại văn bản gửi Thủ tướng và Bộ Xây dựng (ký ngày 17/8) vừa qua, Hà Nội cho rằng, Trung tâm chính trị - hành chính quốc gia luôn là chỉnh thế thống nhất, không tách rời. Khu vực Ba Đình luôn là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia hoặc hành chính qua các thời kỳ.

Trong khi đó, về mặt không gian Ba Vì không đủ các điều kiện thuận lợi về khí hậu, lịch sử, truyền thống, thể chế chính trị, khả năng tiếp cận với các loại hình giao thông; khả năng kết nối các vùng xung quanh, khả năng gắn với một đô thị hành chính, chưa nói đến việc ảnh hưởng tới vùng sinh thái tự nhiên đặc biệt của Quốc gia và Hà Nội.

Từ những phân tích đó, Hà Nội nhấn mạnh: “Cần khẳng định Ba Đình hiện tại cũng như lâu dài vẫn là trung tâm đầu não chính trị - hành chính Quốc gia”.

Đối với trục Hồ Tây - Ba Vì (trước đây gọi là trục Thăng Long), Hà Nội cho rằng, khi đã khẳng định không xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia mới tại Ba Vì, việc xây dựng trục này không có ý nghĩa về công năng và về kinh tế - chính trị - xã hội.

Về yêu cầu giao thông, với đề xuất định hướng phân bổ dân cư khu vực phía Tây trên 1 triệu người, định hướng về giao thông đã có trên 32 làn xe (đường Láng - Hòa Lạc 10 làn, đường 32 và đường Tây Thăng Long có tổng số 12 làn, đường 6 và đường Nam đường 6 có tổng cộng 10 làn) cùng với các tuyến đường sắt đô thị số 5 (trên đường Láng - Hòa Lạc), số 2 (trên đường 6) và số 3 (trên đường 32) cũng đã đảm bảo nhu cầu giao thông giữa thành phố trung tâm và các đô thị vệ tinh phía Tây, chức năng kết nối giữa Ba Đình và Ba Vì không còn cần thiết nữa.

Thêm nữa, nếu trục Hồ Tây - Ba Vì được hình thành sẽ có nguy cơ không chỉ phá vỡ ý tưởng xanh mà còn tạo cơ hội cho sự ra đời các khu đô thị bám hai bên hệ trục. Đó là chưa kể, việc xác định tuyến đi thẳng theo hướng chính Đông Tây  có tốc độ cao sẽ rất nguy hiểm (do ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào mặt người điều khiển giao thông)…

Cấn Cường

Nguồn: Dantri

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn