Tổng thống Barack Obama khẳng định rằng Hoa Kỳ không sợ Trung Quốc

clip_image002  

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Australia Julia Gillard

 

CANBERRA, Australia (AP) - Tổng thống Barack Obama quả quyết rằng Hoa Kỳ không sợ Trung Quốc, ngay cả khi ông công bố một thỏa thuận an ninh mới với Australia, được xem như là một phản ứng nhằm đối trọng với thái độ gây hấn ngày càng gia tăng của Bắc Kinh.

Trung Quốc phản ứng nhanh chóng, cảnh báo rằng những dấu chân quân sự của Hoa Kỳ tại Australia có thể không thích hợp và cần được giám sát kỹ hơn.

Hiệp ước, được công bố trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Australia Julia Gillard, sẽ mở rộng hợp tác quân sự của Mỹ tại Australia, củng cố nhiều nhân sự và thiết bị ở đó, và tăng cường sự tiếp cận của Mỹ với các căn cứ quân sự. Khoảng 250 lính Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ bắt đầu thuyên chuyển đến miền bắc Australia, bắt đầu vào năm tới, với một lực lượng trọn gói là 2.500 cán bộ nhân viên quân sự trong vài năm tới.

Tổng thống Obama xem đây là một cuộc đóng quân "đáng kể", và cho biết sẽ xây dựng năng lực và hợp tác giữa Mỹ và Australia. Các quan chức Mỹ đã thận trọng nhấn mạnh rằng hiệp ước này không phải là sự một lăm le dựng lên sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ tại Australia.

"Giao ước này cũng cho phép chúng tôi đáp ứng nhu cầu của rất nhiều đối tác trong vùng, những yếu nhân cảm thấy rằng họ đang muốn được huấn luyện, họ đang nhận được thao dượt quân sự, và sự hiện diện cần thiết của chúng tôi nhằm duy trì cơ cấu an ninh trong khu vực, " ông Obama nói.

Cuộc họp báo ở thủ đô Australia là trạm dừng chân thứ hai của ông Obama, trong chuyến công du chín ngày ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sau một chuyến bay 10 giờ từ Honolulu, nơi ông chủ trì cuộc hội nghị thượng đỉnh kinh tế, Obama đi thẳng vào các cuộc họp với thủ tướng Gillard.

Thứ Năm này, ông Obama sẽ phát biểu trước Quốc hội Australia, sau đó bay tới thành phố Darwin ở phía Bắc, nơi mà một số lính Thủy quân lục chiến Mỹ đến Australia vào năm tới sẽ đóng căn cứ.

Trong cuộc họp báo với thủ tướng Gillard, tổng thống Obama tránh trả lời trực tiếp những câu hỏi liệu các giao ước về an ninh có nhằm mục đích be bờ Trung Quốc không. Tuy nhiên, ông cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gửi một thông điệp rõ ràng rằng nếu Trung Quốc muốn giữ địa vị cường quốc thế giới thì họ cần phải chấp nhận trách nhiệm đi đôi với vai trò này.

"Điều quan trọng là họ phải tôn trọng quy tắc của luật lệ đi đường", ông nói.

Và ông khẳng định rằng Hoa Kỳ không sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc.

"Tôi nghĩ rằng quan điểm cho rằng chúng ta sợ Trung Quốc là một điều nhầm lẫn. Quan niệm cho rằng Hoa kỳ đang tìm cách loại trừ Trung Quốc là sai lầm," ông nói.

Trung Quốc ngay lập tức nghi ngờ khả năng bành trướng của quân đội Mỹ tại Australia. Hôm thứ Tư, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lưu Vi Dân cho biết rằng kế hoạch này cần được thảo luận xem nó có phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế không.

Phụ tá an ninh quốc gia Ben Rhodes của tổng thống Obama cho biết thỏa thuận này không những phù hợp, nhưng cũng là một đáp ứng với yêu cầu của các quốc gia trong vùng đã tỏ tý muốn có sự hiện diện của Mỹ.

Hoa Kỳ và các quốc gia nhỏ ở châu Á ngày càng lo ngại về việc Trung Quốc giành quyền thống trị một khu vực rộng lớn trên Thái Bình Dương, nơi mà Hoa Kỳ coi như là vùng biển quốc tế, và nhen lại ngọn lửa tranh chấp lãnh hải, kể cả các cuộc đối đầu trên Biển Nam Hải (Biển Đông). Kinh phí quốc phòng của Trung Quốc đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1990, đến khoảng $160 tỷ năm ngoái, và quân lực Trung Quốc gần đây đã thử nghiệm một phản lực cơ chiến đấu tàng hình mới và phóng thủy một hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình.

Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã nói rằng mục tiêu của hiệp ước an ninh mới là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ và Australia sẽ sát cánh với nhau để đối đầu bất kỳ mối đe dọa nào.

Ngoài ra với sự tăng cường của Thủy quân lục chiến tại Australia, nhiều phản lực cơ Mỹ sẽ luân phiên qua Australia theo như thỏa hiệp giữa các lực lượng không quân của hai quốc gia. Ông Obama và bà Gillard cho biết sự hiện diện tăng trưởng của không quân sẽ cho phép Mỹ và Australia ứng phó hiệu quả hơn trong việc đối phó với thiên tai và khủng hoảng nhân đạo trong khu vực.

Ông Rhodes cho biết tăng cường quân sự của Mỹ sẽ tiến đến một "sự hiện diện lâu dài của Hoa Kỳ". Ông phân biệt sự hiện diện này với một sự hiện diện thường trực trong ý đồ các lực lượng Mỹ sẽ sử dụng các phương tiện của Australia, thay vì vậy, Hoa Kỳ sẽ xây dựng cơ sở riêng của mình, như là họ đã thực hiện ở những nơi như Hàn Quốc. Mỹ đã không cho thấy bất kỳ một xu hướng nào như thế tại Australia.

Căn cứ duy nhất của Mỹ hiện nay ở Australia là trung tâm tình báo và thông tin mật Australia-Mỹ tại Pine Gap, Australia. Tuy nhiên, có hàng trăm nhân viên Mỹ phục vụ tại Australia trong chương trình trao đổi quân sự.

Những đơn vị không chiến cũng sử dụng các vụ đánh bom sống ở những vùng đất rộng, dân cư thưa thớt ở phía Bắc của Australia trong các vụ huấn luyện luân phiên trong vài tháng và đôi khi các các đơn vị hải quân thao dượt ngoài khơi. Nhưng hiếm có các vụ thao tác bằng lực lượng bộ binh.

Trong cuộc họp báo ngắn hôm thứ Tư, ông Obama và bà Gillard cũng trả lời các câu hỏi liên quan đến một loạt các vấn đề khác, từ nỗ lực của Mỹ để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cho đến các món nợ khủng hoảng ở châu Âu.

Ông Obama đã nhắc đến lời kêu gọi ứng xử khẩn cấp của các nhà lãnh đạo châu Âu để hỗ trợ đồng euro và phát triển một tường lửa tài chính nhằm giữ cho các mối đe dọa của các vụ vỡ nợ mà Hy Lạp và Ý đang đối đầu không lan rộng khắp Liên hiệp.

"Vấn đề bây giờ thuộc về phạm vi chính trị, nó không phải là một vấn đề kỹ thuật", Obama nói. Tại thời điểm này, toàn thể cộng đồng châu Âu đã đứng đằng sau dự án châu Âu."

Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ sẽ có thể giảm lượng khí thải carbon thông qua một hệ thống hạn chế và trao đổi tín chỉ của mình như Australia đang tiến hành, Obama thừa nhận Mỹ đã không thể vượt qua một kế hoạch thông qua Quốc hội, nhưng ghi nhận nỗ lực của Mỹ để tăng hiệu quả nhiên liệu xăng xe và đang nghiên cứu rõ ràng các tùy chọn năng lượng. Ông cho biết các nền kinh tế đang lên như Ấn Độ và Trung Quốc cũng phải chịu trách nhiệm để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Đối với Obama và Australia, lần thứ ba là một cơ hội có duyên. Ông hủy bỏ hai chuyến công du Australia trước đó, một lần ở lại Washington để vận động thông qua dự luật chăm sóc sức khỏe của ông, và một lần nữa trong vụ trỗi dậy của vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico.

"Tôi đã quyết tâm đến Australia vì một lý do đơn giản: Hoa Kỳ không có một đồng minh nào mạnh mẽ hơn so với Australia," ông nói.

___

Các nhà văn Erica Werner và Rod McGuirk của hãng Associated Press ở Canberra đóng góp cho báo cáo này.

Nguồn: AP

Thái Anh dịch.

Người dịch gửi trực tiếp cho BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn