Việt Nam 'thiếu tự do kinh tế'

Chỉ số tự do kinh tế, một nghiên cứu thường niên của báo Wall Street Journal và Quỹ Heritage, đã ra báo cáo mới nhất. Việt Nam năm nay xếp thứ 140 trên tổng số 177 quốc gia.

clip_image001

<></>

Điểm tự do kinh tế của Việt Nam năm 2013 là 51, đưa nước này xếp hạng thứ 140 trên tổng số 177 nước trong bản xếp hạng của Heritage.

Đây là mức thấp hơn so với chỉ số trung bình 59,6 của thế giới, mức trung bình 57,4 của khu vực và thua xa mức 84,5 của một nền kinh tế được cho là tự do.

Trong năm 19 liên tiếp, Hong Kong đứng hạng nhất, theo sau là Singapore, Úc và New Zealand. Hoa Kỳ xếp hạng 10 còn Trung Quốc đứng thứ 136.

Tự do kinh tế Việt Nam 2013

Xếp hạng quốc tế

Xếp hạng khu vực

Thứ 140

Thứ 30

clip_image002

Chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam thấp hơn mức trung bình 59,6 của thế giới, 57,4 của khu vực và thua xa mức 84,5 của một nền kinh tế tự do

clip_image003

Biểu đồ xu hướng tự do kinh tế Việt Nam qua các năm

Nhận xét của Heritage

Tích cực

Tiêu cực

Theo Heritage, Việt Nam đang chống chọi khá tốt với khủng hoảng toàn cầu, trong lúc vẫn đang tự biến đổi thành một nền kinh tế thị trường một cách chậm chạp,

Các cải cách bao gồm cổ phần hóa một phần của doanh nghiệp nhà nước, hiện đại hóa thương mại và tăng cường các quyền sở hữu tài sản tư nhân.

Tuy nhiên hệ thống luật pháp và hành pháp của Việt Nam, điều mà Heritage gọi là "tàn dư của nhiều thập kỷ trong chế độ Cộng sản" vẫn là một vấn đề lớn.

Tổ chức này cho rằng hệ thống tòa án của Việt Nam thiếu hiệu quả, sản phẩm trí tuệ không được bảo vệ là những cản trở trong việc thương lượng trên diện thương mại quốc tế.

Ngoài ra, Heritage cho rằng chính quyền thiếu dân chủ và thiếu trách nhiệm cũng bắt nguồn cho sự tham nhũng theo hệ thống.

Bảng điểm cụ thể

Luật pháp: Bao gồm quyền tài sản và tự do khỏi tham nhũng

Hệ thống tòa án hoàn toàn thiếu độc lập và thiếu hiệu quả.

Quyền sở hữu tài sản cá nhân không được tôn trọng, các vụ tranh chấp có thể kéo dài nhiều năm.

Vi phạm tài sản trí tuệ là chuyện thường xuyên xảy ra.

Tham nhũng xảy ra thường xuyên bởi sự thiếu minh bạch trong hệ thống và thiếu quyền tự do báo chí.

Hệ thống quy trách nhiệm cho các quan chức vì những hành động sai trái cũng hoàn toàn thiếu hiệu quả.

Nhiều công ty báo đã báo cáo phải hối lộ để được nhập hàng

clip_image004

Kiểm soát Chính phủ: Bao gồm tự do tài chính và chi tiêu Chính phủ

Thuế thu nhập cao nhất là 35%, và thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất là 25%.

Các loại thuế khác bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT và thuế nhà.

Về tổng thể thuế chiếm khoản 24,3% thu nhập nội địa.

Chi tiêu Chính phủ bằng 30,3% GDP.

Thâm hụt ngân sách vẫn cao, tuy nhiên nợ công được duy trì ở 38% GDP.

clip_image005

Độ hiệu quả của luật pháp: Bao gồm tự do kinh doanh, tự do lao động, tự do tiền tệ

Bất chấp những nỗ lực cải cách, hệ thống vẫn thiếu minh bạch.

Mặc dù không quy định vốn bắt buộc là bao nhiêu, nhưng bắt đầu kinh doanh vẫn phải đợi lâu hơn mức trung bình của thế giới là 30 ngày và trải qua 7 giai đoạn.

Việc hoàn thành các giấy tờ quy định, bản quyền vẫn chiếm nhiều hơn 100 ngày.

Thị trường lao động vẫn tập trung chủ yếu vào khối quốc doanh, tuy nhiên hiện đang hiện hữu một thị trường lao động 'không chính thức' khác.

Lạm phát năm 2011 ảnh hưởng nặng nề lên sự ổn định hệ thống tiền tệ

clip_image006

Thị trường: Bao gồm tự do thương mại, tự do đầu tư, tự do tài chính

Hạn ngạch thương mại trung bình là 5,7%.

Bất chấp nguyện vọng muốn thu hút thêm đầu tư nước ngoài, hệ thống đầu tư thiếu hiệu quả và nguồn đầu tư bị giới hạn.

Khu vực tài chính tiếp tục mở rộng, thị trường vốn vẫn phát triển.

Việc cho vay trực tiếp từ các ngân hàng thương mại do nhà nước sở hữu đã giảm mạnh trong những năm gần đây

clip_image007

Nguồn: bbc.co.uk

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn