SẼ CÓ BAO NHIÊU VĂN NGHỆ SĨ NHÀ BÁO KÝ TÊN YÊU CẦU TRẢ TỰ DO CHO ĐỒNG NGHIỆP?

Hoàng Hưng

banbolap10Nhà văn Nguyễn Quang Lập tức blogger Quê Choa bị bắt giam đã 20 ngày, bức thư yêu cầu trả tự do cho anh do 35 văn nghệ sĩ trí thức khởi xướng công bố rộng rãi trên nhiều mạng đã được 15 ngày. Cho đến hết ngày 24/12, trong số gần 1500 chữ ký, tôi thống kê được gần 250 thuộc giới văn nghệ sĩ-nhà báo- nghiên cứu giảng dạy hoặc công tác trong các ngành văn hoá, tức giới có liên quan gần nhất, có thể coi như đồng nghiệp của người bị bắt, chiếm 1/6 tổng số.

Có thể ghi nhận rằng: trong tất cả những “kiến nghị”, “thỉnh nguyện”… các loại xuất hiện trên mạng từ 2008 (mở đầu là kiến nghị phản đối việc thu hồi tập thơ của Trần Dần), đây là văn bản thu được nhiều chữ ký nhất của giới nói trên. Không ít người nhận xét văn nghệ sĩ VN bây giờ thờ ơ với thời cuộc, kém xa các trí thức những ngành khác. Đó quả là một sự thật rất kém vui, nhất là khi giới này thường được tôn làm “kỹ sư tâm hồn”, “thư ký thời đại”, v.v. Nhưng với Bọ Lập, có lẽ tình thân ngày thường với Bọ và tình cảnh bi đát bệnh tật của Bọ đã làm nên bước chuyển biến đáng kể. Không ít tên tuổi chưa từng xuất hiện ở các kiến nghị trước, mà lại có “số má” trong các Hội chính thống, kể cả đương chức, có mặt ở đây.

Đơn cử: nhà thơ Thanh Thảo đang du hý bên Thái đã nhanh nhảu điện thoại về nhờ ký tên, nhà văn Văn Giá đương kim Trưởng khoa Đại học, nhà thơ Hoàng Vũ Thuật nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Bình, NSUT Kim Chi, nghệ sĩ Hồng Ánh, nghệ sĩ Ái Vân, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (thật cảm động cảnh ông ngồi xe lăn cùng với nhà thơ Nguyễn Duy đến trại tạm giam xin gửi rượu ngon vào cho bạn), nhà văn Tô Nhuận Vỹ, nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhạc sĩ Trần Tiến, nhà văn Hoàng Minh Tường, nhà thơ Từ Quốc Hoài, Ngọc Trai nguyên Phó TBT báo Văn ngh…  Nghe nói ông Chủ tịch Hội LHVHNT phát biểu trong một hội nghị lớn là ông rất “đau lòng” về việc này! “Đau lòng” vì các hội viên của mình lên tiếng cứu một đồng nghiệp đang lâm nạn, quả là khó hiểu (nhưng dễ hiểu!).

Từ nước ngoài, nhà nghiên cứu văn học Thụy Khuê cho biết bà không bao giờ muốn ký tên vào những “kiến nghị” kiểu này, nhưng vì tình cảm với Bọ Lập mà lần đầu tiên bà ký!

Tuy nhiên, không ít ý kiến vẫn rất “chê” tình trạng “sức khoẻ lương tâm” của văn nghệ sĩ VN thể hiện qua vụ Bọ Lập. Người ta hỏi: đâu rồi những bạn rượu, bạn “tám”, bạn “ca” hàng ngày của Bọ (con số hình như khá lớn)? Người ta hỏi: đâu rồi 5000 friends của FB Quê Choa? Nhà văn Phạm Thị Hoài phán một cách thẳng thừng: Con thuyền chở Sự thật đơn độc giữa sóng gió của Bọ Lập sẽ đắm vì sự tệ bạc của chúng ta!

Bọ Lập chưa được tự do, cũng chưa được “tại ngoại”, thì thư yêu cầu gửi đến tam vị lãnh đạo còn tiếp tục thu nhận chữ ký. Sẽ còn bao nhiêu văn nghệ sĩ nhà báo tham gia giải cứu bạn mình? Lương tâm những người “tránh né” sẽ có thể yên ổn đến lúc nào? Họ có biết câu nói này của một mục sư người Đức sống dưới chế độ phát xít: ““Đầu tiên bọn Nazi đánh những người cộng sản, và tôi đã không lên tiếng, vì tôi không phải cộng sản. Rồi chúng đánh người Do Thái, và tôi đã không lên tiếng vì tôi không phải Do Thái. Rồi chúng đánh người hoạt động công đoàn, tôi không lên tiếng vì tôi không phải người hoạt động công đoàn. Rồi chúng đánh người Công giáo, tôi không lên tiếng vì tôi không phải người Công giáo. Thế rồi chúng đánh đến tôi… và đến lúc này, chẳng còn ai để lên tiếng cho ai nữa.” 1

Cách đây ít ngày, một bạn trẻ viết thư cho tôi - một trong những người khởi xướng bản yêu cầu - nói cô rất muốn ký tên, nhưng vẫn ngần ngại vì… sợ bị “trù” không cho xuất cảnh! Tôi trả lời: “Cháu ký hay không ký không quan trọng với chúng tôi, mà quan trọng với cháu”. Chỉ ít phút sau, tôi nhận được thư tiếp theo của cô nói cô đã ký. Thư cô có đoạn: “Nếu mình không đủ trí tuệ và từ bi để giúp mình và giúp người thì hôm nay người ta đàn áp một người nào đó, ngày mai sẽ đến lượt mình. Giống như tình trạng của con ếch bị đun trong nồi nước vậy: nếu con ếch gặp nước sôi đầu tiên thì nó sẽ có phản xạ nhảy bật ra khỏi nước sôi, nhưng nếu đun con ếch từ trong nồi nước lạnh thì nước ấm lên từ từ và nó còn cảm thấy an ổn trong làn nước ấm đó cho đến khi nước quá nóng và con ếch bị nấu chín mà không thể thoát ra được nữa”, “Mỗi người sẽ tự tìm cách chiến thắng nỗi sợ hãi trong mình để đứng lên bởi cái ác chỉ tồn tại khi con người còn sợ hãi”.

Lẽ nào chúng ta không suy nghĩ được như cô bé đáng tuổi con cháu mình?

Tham khảo:

Danh sách những VNS- nhà báo-nhà nghiên cứu giảng dạy văn nghệ, văn hoá ký tên vào bản yêu cầu trả tự do cho Bọ Lập (đến hết ngày 23/12/2014):  

1. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An

2. Bùi Chát, nhà thơ, TPHCM

3. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt

4. Châu Diên (Phạm Toàn), nhà văn, nhà giáo dục, Hà Nội

5. Dương Tường, nhà thơ, dịch giả, Hà Nội

6. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học - ngôn ngữ, Hà Nội

7. Hà Sĩ Phu, nhà thơ, Đà Lạt

8. Hiền Phương, nhà văn, TPHCM

9. Hoàng Dũng, PGSTS, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, TPHCM

10. Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, TPHCM

11. Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội

12. Kha Lương Ngãi, nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng, TPHCM

13. Lê Phú Khải, nhà báo, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, TPHCM

14. Lưu Trọng Văn, nhà văn, nhà báo, TPHCM

15. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, TPHCM

16. Nguyễn Huệ Chi, GS, nhà nghiên cứu văn học, Hà Nội

17. Nguyễn Quốc Thái, nhà thơ, TPHCM

18. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TPHCM

19. Nguyễn Xuân Diện, TS, nhà nghiên cứu Hán-Nôm, Hà Nội

20. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TPHCM

21. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu

22. Phạm Xuân Nguyên, nhà phê bình, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội

23. Trần Trung Chính, nhà văn, họa sĩ, Hà Nội

24. Từ Quốc Hoài, nhà thơ, TPHCM

25. Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội

26. Ý Nhi, nhà thơ, TPHCM

27. Giáng Vân, nhà thơ, nhà báo, Hà Nội

28. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TPHCM

29. Trần Tiến Đức, nhà báo, đạo diễn phim tài liệu và truyền hình, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Truyền thông, Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, Hà Nội

30. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TPHCM

31. Vũ Thế Khôi, nhà giáo ưu tú, nguyên Trưởng khoa Tiếng Nga Đại học Hà Nội, dịch giả, Hà Nội

32. Đinh Gia Hưng, dịch giả, giảng viên tiếng Anh, TP Đà Nẵng

33. Hà Dương Tường, nguyên giáo sư Đại học Compiègne, nhà báo, Pháp

34. Nguyễn Nguyên Bình, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội

35. Thuỳ Linh, nhà văn, Hà Nội

36. Đặng Xuân Thảo, Directeur de recherche, CNRS (Viện Khoa học Quốc gia), dịch giả, Pháp

37. Thanh Thảo, nhà thơ, nhà báo, Quảng Ngãi

38. Trần Hải Yến, TS, Viện Văn học, Hà Nội

39. Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó trưởng phòng Văn học Cổ cận đại, Viện Văn học, Hà Nội

40. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo, Pháp

41. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo, dịch giả, Pháp

42. Tạ Duy Anh, nhà văn, cán bộ biên tập nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội

43. Chân Phương, nhà thơ, dịch giả, Hoa Kỳ

44. Trần Hải Hạc, nguyên PGS trường Đại học Paris 13, nhà báo, Pháp

45. Lê Minh Hà, nhà văn, CHLB Đức

46. Vũ Ngọc Thăng, dịch giả, Canada

47. Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia Công nghệ thông tin, nhà báo, Pháp

48. Trần Huy Quang, nhà văn, Hà Nội

49. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu văn học, Hà Nội

50. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, nguyên Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, Huế

51. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TPHCM

52. Nguyễn Trọng Tạo, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, Hà Nội

53. Bùi Như Hương, nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật, Hà Nội

54. Khánh Phương, viết văn, Hoa Kỳ

55. Văn Giá, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội

56. Phạm Anh Tuấn, dịch sách, viết báo, dạy học, Hà Nội

57. Lê Bá Diễm Chi (tức Song Chi), đạo diễn phim và nhà báo tự do, Na Uy

58. Văn Sáng, họa sĩ, Hà Nội

59. Trương Anh Thụy, nhà văn, Hoa Kỳ

60. Nguyễn Đình Đăng, TS khoa học & nghiên cứu vật lý hạt nhân, hoạ sĩ, Nhật Bản

61. Nguyễn Đắc Xuân, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa, Huế

62. Trần Nghi Hoàng, nhà văn, Hoa Kỳ

63. Thụy Khuê, nhà nghiên cứu văn học, Pháp

64. Trần Quang Thành, nhà báo, Slovakia

65. Hoài Việt, nhà văn, cựu giáo sư trường Cao đẳng, Pháp

66. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt

67. Mai Thái Lĩnh, nhà giáo, nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt

68. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên chủ bút nhật báo Tin Sáng, TPHCM

69. Bùi Thanh Hiếu, nhà văn, blogger, CHLB Đức

70. Bùi Xuân Bách, giáo viên về hưu, Hoa Kỳ

71. Nguyễn Tường Thụy, Hội viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Hà Nội

72. Nguyễn Khắc Phê, nhà văn, nhà báo, Huế

73. Đỗ Hoàng, nhà thơ, nguyên Trưởng ban Thơ Tạp chí Nhà văn – Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội

74. Nguyễn Thị Bình, PGSTS, nguyên giảng viên Văn Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội

75. Nguyễn Đức Tùng, M.D., nhà thơ, dịch giả, Canada

76. Tạ Trọng Trí, họa sĩ, Hà Nội

77. Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, cán bộ Viện Văn học (đã nghỉ hưu), Hà Nội

78. Trần Đình Nam, nguyên Trưởng ban biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng (đã nghỉ hưu), Hà Nội

79. Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, TPHCM

80. Ngô Minh, nhà văn Việt Nam, Huế

81. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang

82. Nguyễn Duy, nhà thơ, TPHCM

83. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng

84. Nguyễn Thanh Giang, TS Địa Vật lý, nhà thơ, Hà Nội

85. Nguyễn Đức Mậu, TS Văn học, Hà Nội, Việt Nam

86. Nguyễn Thị Kim Chi, nghệ sĩ ưu tú, Hà Nội

87. Trần Đồng Minh, nhà giáo về hưu, Hà Nội

88. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An

89. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hóa, TPHCM

90. Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, TPHCM

91. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, TPHCM

92. Trần Kỳ Trung, nhà văn, Hội An

93. Nguyên Giác Phan Tấn Hải, nhà báo, Hoa Kỳ

94. Nguyễn Quang Thân, nhà văn, TPHCM

95. Dạ Ngân, nhà văn, TPHCM

96. Nguyễn Văn Dũng, nhà giáo về hưu, viết văn, Huế

97. Phan Thanh Hải, blogger Anhbasg, CLB Nhà báo tự do, TPHCM

98. Nguyễn Đình Ấm, nhà báo, Hà Nội

99. Chu Sơn, nhà thơ, TPHCM

100. Đặng Văn Sinh, nhà văn, Hải Dương

101. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà văn, Hoa Kỳ

102. Hạ Đình Nguyên, hưu trí, viết báo mạng, TPHCM

103. Trần Ngọc Tuấn, nhà văn – nhà báo, CH Czech

104. Đinh Tấn Lực, blogger Tam Biên, BKK/VTE/PNH/KUL/MNL – SouthEast Asia

105. Bùi Tín, nhà báo tự do, Pháp

106. Nguyễn Thạch Hãn, họa sĩ, Hà Nội

107. Đặng Bích Phượng, nghỉ hưu, blogger, Hà Nội

108. Nguyễn Thượng Long, dạy học – viết báo, Hà Nội

109. Phùng Chí Kiên, designer, Hà Nội

110. Bùi Hồng Mạnh, cử nhân Hoá, CCB-79, bút hiệu Văn Đức, biên khảo, dịch thuật, blogger, CHLB Đức

111. Phạm Thành, nhà báo, nhà văn, chủ trang blog Bà Đầm xòe, Hà Nội

112. Hà Huy Toàn, giáo viên, ký giả, Hà Nội

113. Lê Anh Hùng, blogger, Hà Nội

114. Phan Minh Hùng, binh nhì D3 E 1 22 F313 mặt trận Vị Xuyên Hà Giang, nhà thơ, dịch giả, sinh viên khoa Ngoại ngữ các trường Đại học Sư phạm TPHCM, Đại học XH-NV TPHCM

115. Lê Hải, nhà nhiếp ảnh, Đà Nẵng

116. Trần Văn Thủy, NSND, Đạo diễn Điện ảnh, Hà Nội

117. Đặng Viết Trường, nhà báo, Hà Nội

118. Bắc Phong, nhà thơ, Canada

119. Hồ Liên, TS, nguyên giảng viên trường Viết văn Nguyễn Du, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội

120. Dạ Thảo Phương, nhà thơ, Hà Nội

121. Cù Phương Dung, nhà báo, Hà Nội

122. Lưu Thuỷ Hương, nhà văn, CHLB Đức

123. Pham Cường, đạo diễn, CHLB Đức

124. Nguyễn Minh Thuyết, GSTS ngữ văn, cựu đại biểu Quốc hội, Hà Nội

126. Bùi Văn Phú, GS Đại học Cộng đồng, nhà báo tự do, Hoa Kỳ

127. Lê Diễn Đức, nhà báo, Hoa Kỳ

128. Nhã Thuyên, nhà thơ, Hà Nội

129. Thường Quán, dịch giả, Australia

130. Nguyễn Lệ Uyên, nghề nghiệp tự do, viết văn, TPHCM

131. Hà Văn Thùy, nhà văn, TPHCM

132. Trần Quốc Trọng, đạo diễn, nghệ sĩ ưu tú. Hà Nội

133. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du Lịch Bình Quới Saigontourist, hưu trí, nguyên TBT tạp chí Saigon Tourist, Hoa kỳ

134. Dương Hoài Linh, nhà báo, Hoa Kỳ

135. Hoàng Ngọc Biên, nhà văn – nhà thơ, Hoa Kỳ

136. Đỗ Huy Tấn, giáo viên, Hải Dương

137. Đặng Trường Lưu, họa sĩ, nhà phê bình Mỹ thuật, Hà Nội

138. Nguyễn Hữu Tưởng, dịch giả, viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội

139. Ma Văn Dũng, nhà báo tự do, Australia

140. Mai Văn Hoan, nhà thơ, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Huế

141. Lê Mạnh Chiến, cán bộ về hưu, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, Hà Nội

142. Mai An Nguyễn Anh Tuấn, đạo diễn điện ảnh, nhà báo, Hà Nội

143. Nguyễn Quốc Minh, nhà báo, nhà thơ

144. Trần Đức Thạch, nhà thơ, hội viên Hội Văn nghệ Nghệ An

145. Lê Phước Dạ Đăng, làm thơ, TPHCM

146. Đỗ Như Ly, kỹ sư, hưu trí, viết báo mạng, TPHCM

147. Vũ Quang Chính, nhà lý luận phê bình điện ảnh, Hà Nội

148. Từ Sâm, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa, Khánh Hòa

149. Mai Tú Ân, nhà văn, TPHCM

150. Nguyễn Thanh Hoa, hoạ sĩ, Australia

151. Ngụy Hữu Tâm, TS, dịch giả, tác giả sách, Hà Nội

152. Phạm Văn Thọ (Minh Thọ), luật gia, cựu nhà báo, TPHCM

153. Nguyễn Công Bình, nhà thơ, nhà báo,TPHCM

154. Phạm Kỳ Đăng, làm thơ, viết báo, dịch thuật, CHLB Đức

155. Nguyễn Công Huân, biên tập viên trang Dân Luận, Đan Mạch

156. Phạm Lưu Vũ, viết văn tự do, Nam Định

157. Phạm Ngọc Cảnh Nam, nhà văn, Đà Nẵng

158. Bùi Quang Tín, designer and illustrator, freelance, TPHCM

159. Hoàng Vũ Thuật, nhà thơ, nguyên chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình

160. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa Thông tin TPHCM, TP HCM

161. Huỳnh Công Thuận, blogger, TPHCM

162. Trần Quốc Hùng, cựu giáo viên, TPHCM

163. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TPHCM

164. Nam Dao, nhà văn, Canada

165. Nguyễn Kim, nhà văn, Bình Định

166. Chu Vĩnh Hải, nhà báo độc lập, hội viên Hội Nhà báo Độc lập, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, TPHCM

167. Nguyễn Hồng Đức, nghệ sĩ, Hà Nội

168. Nguyen Tan Lac, blogger, Hoa Kỳ

169. Đoàn Khắc Xuyên, nhà báo, TPHCM

170. Nguyễn Thịnh, đại diện tập thể những người làm báo Xa Xứ, CH Czech

171. Mặc Lâm, nhà báo đài Radio Free Asia, Hoa Kỳ

172. Tạ Dzu, nhà báo tự do, Hoa Kỳ

173. Thế Dũng, nhà văn – nhà thơ, CHLB Đức

174. Hoàng Đức, nhà báo, Quảng Trị

175. Trần Công Biên, phóng Viên, Hà Nội

176. Khải Nguyên, dạy học (hưu), viết văn, Hải Phòng

177. Tư Đồ Tuệ, viết báo mạng, Canada

178. Trần Đĩnh, nhà văn, dịch giả, TPHCM

179. Huy Đức, nhà báo, Sài Gòn

180. Vĩnh Nguyên, nhà thơ, Huế

181. Phạm Hữu Thắng, designer, giáo viên, TPHCM

182. Nguyễn Thế Phong, giáo viên âm nhạc, Hà Nội

183. Dương Ngọc Trà, dịch giả, cựu du học sinh Nhật Bản, Đà Nẵng

184. Nguyễn Hùng Sơn, họa sĩ, Hà Nội

185. Phạm Quang Trung, biên dịch, Hà Nội

186. Lê Xuân Lâm, Tổng biên tập báo Quê Việt thuộc Hội Người Việt Nam, Ba Lan

187. Trịnh Hữu Tuệ, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, Hoa Kỳ

188. Lê Anh Đức, mỹ thuật, giáo viên, TPHCM

189. Nguyễn Đông Thức, nhà văn, TPHCM

190. Đặng Nguyễn Đông Vy, biên tập viên, TPHCM

191. Nguyễn Vinh Sơn, đạo diễn điện ảnh, TPHCM

192. Đinh Phương, viết văn, dịch thuật và làm thơ, CHLB Đức

193. Đinh Quang Anh Thái, Assistant to the Publisher, Nguoi Viet Daily News, Hoa Kỳ

194. Đỗ Trung Quân, nhà thơ, TPHCM

195. Hồ Minh Phúc, nhà báo, TPHCM

196. Nguyễn Thị Ái Vân, nghệ sĩ, Hoa Kỳ

197. Trần Kim Hoàng, biên tập viên – phóng viên, Quảng Ninh

198. Nguyễn Trần Sâm, nhà báo tự do, Pháp

199. Châu Quang, cộng tác viên Đàn Chim Việt, Hoa Kỳ

200. Nguyễn Đỗ, nhà thơ, Hoa Kỳ

201. Nguyễn Thành Nhân, nhà văn/dịch giả, TPHCM

202. Nguyễn Nguyệt Cầm, dịch giả, Hoa Kỳ

203. Erica Peters, nhà văn, Hoa Kỳ

204. Nguyễn Anh Thảo, dựng phim, TPHCM

205. Nguyễn Thị Hậu, nghiên cứu khảo cổ học, viết báo mạng, TPHCM

206. Bùi Văn Bồng, nhà báo, Cần Thơ

207. Tâm Phan, blogger, Thụy Sĩ

208. Thi Vũ, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, Pháp

209. Trần Văn Vinh, hướng dẫn viên du lịch, dịch giả, Hà Nội

210. Nguyễn Văn Cung, nhạc sĩ, Thượng tá QĐND VN, Hà Nội

211. Nguyễn Hữu Trâm Anh, nhà báo, TPHCM

212. Phạm Thị Hồng Ánh, diễn viên sân khấu và điện ảnh, TPHCM

213. Vicky Đỗ, nghiên cứu, nghệ sĩ, Hong Kong

214. Nguyễn Thanh Bình, họa sĩ, TPHCM

215. Đinh Bá Anh, dịch giả, Hà Nội

216. Mai Hiền, nhà báo, TPHCM

217. Nguyễn Quốc Hùng, họa sĩ điêu khắc, Hà Nội

218. Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn, TPHCM

219. Thành Tôn, nhà báo, Canada

220. Vĩnh Hảo, nhà văn, Hoa Kỳ

221. Lê Thị Hải, phóng viên, Hà Nội

222. Nguyễn Quang Thạch, hoạt động xã hội và viết báo tự do, Hà Nội

223. Phan Thế Hải, nhà báo, Hà Nội

224. Bùi Chí Vinh, nhà thơ, nhà biên kịch, TPHCM

225. Lê Ngọc Mai, dịch giả, Pháp

226. Hoang Minh Xuan, làm báo, TPHCM

227. Hoàng Ly, bút danh Ly Hoàng Ly, nghệ sĩ thị giác, Hoa Kỳ

228. Phạm Hồng Thắng, giáo viên Âm nhạc, Hà Nội

229. Giáp Văn Chung, TS, dịch giả, hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hungary

230. Võ Đắc Danh, nhà văn, TPHCM

231. Trần Tiến, nhạc sĩ, Vũng Tàu

232. Nguyễn Thị Xuân Dung, nhà báo, TPHCM

233. Phạm Ngọc Tiến, nhà văn Hà Nội

234. Mạc Việt Hồng, viết báo mạng, Ba Lan

235. Đặng Minh Liên, nghiên cứu viên, biên tập viên, nhà báo điện ảnh, Hà Nội

236. Trần Nhung, nhà báo, Hà Nội

237. Phạm Ngọc Luật, viết báo, viết văn, Hà Nội

238. Tuệ Nguyên, nhà thơ, người Chăm, Ninh Thuận

239. Văn Thành, nhà văn, Bắc Giang

240. Nguyễn Miên Thảo, nhà thơ, TPHCM

241. Trung Dũng, họa sĩ báo Khăn quàng đỏ, Mực tím, TPHCM

242. Nguyễn Hồng Phi, họa sĩ, Thái Lan

243. Ngoc Dung Le, Tổng biên tập Vietnam Europa, nhà báo quốc tế IFJ , hội viên Hội Nhà báo CH Czech, CH Czech

244. Phan Thiều Hoa, viết văn tự do, TPHCM

245. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam

H.H.

Tác giả gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn