Chu Vĩnh Khang và Đại Họa Mất Nước của Người Việt Nam

Lẩm Cẩm Lão Gia
Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Công an và Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh án chung than sau phiên tòa ngày 11 tháng 6 (1). Vụ án Chu Vĩnh Khang là vụ án nổi bậc nhất trong những vụ án liên quan đến những quan chức chóp bu trong bộ máy chính quyền của đảng Cộng sản ở Trung Quốc. Sau đây là những “đồng chí” đã bị lộ có “số má” không nhỏ.
Chu Vĩnh Khang: cựu Bộ trưởng Công an và Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc
Lệnh Kế Hoạch: cựu phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị  và phụ tá cũ của ông Hồ Cẩm Đào
Quách Bá Hùng: cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Từ Tài Hậu: cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương
Bạc Hy Lai: cựu bí thư Trùng Khánh
Phó Di: cựu Tư lệnh quân khu Chiết Giang

Ngoài những người có tên trên đây, còn có đến 14 tướng lãnh Trung Cộng bị điều tra (2) hoặc bị kết tội tham nhũng. Nhưng đây chỉ là phần nổi của tảng băng lớn tham nhũng trong bộ máy cầm quyền Trung Cộng. Cũng như bao chế độ cộng sản đã từng tồn tại (và hiện đang tồn tại) ở nhiều quốc gia trên thế giới, Trung Cộng hiện nay là một chế độ độc tài toàn trị. Nơi mà tam quyền phân lập không có đất sống thì quan lại tham nhũng tràn lan là điều đương nhiên.
Vì lẽ đó, đám tặc quan Trung Cộng bị ngã ngựa trên đây chỉ là một số ít của trong những đồng chí “chưa bị lộ” mà thôi – một phần nhỏ của tảng băng chìm. Một điều đáng nói ở đây là tuy Tập Cận Bình và phe cánh đã chiếm được phần thắng khi hạ Chu Vĩnh Khang và đồng bọn. Nhưng không có nghĩa là Trung Quốc sẽ hết nạn tham nhũng. Bởi lẽ, đây chỉ là kết quả của thanh trừng phe nhóm nội bộ trong một chế độ toàn trị dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản chứ không phải là kết quả của sự minh bạch tận diệt tham nhũng trong một chế độ tam quyền phân lập mà chúng ta thường thấy ở những quốc gia văn minh.
Trước khi Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, và Bạc Hy Lai ngã ngựa. Bọn họ đều là những quan to. Đây chính là điều đáng sợ nhất cho tất cả người Việt Nam chúng ta bởi cái họa mất nước đang ở ngay sát trên đầu chúng ta.
Cũng như bao chế độ Cộng sản khác. Chế độ Cộng sản Việt Nam hiện nay là một chế độ độc tài toàn trị. Và tất nhiên hình thức mô hình quản lý không khác chế độ Cộng sản khác đã tồn tại và hiện đang tồn tại. Cũng có Chủ tịch nước, cũng có Thủ tướng, cũng có Quốc hội, và đương nhiên là không thể thiếu cái được gọi là “Bộ Chính trị”. Một cái Bộ mà không thuộc quyền quản lý của Thủ tướng và nằm trên tất cả - kể cả Hiến pháp.
Theo tổ chức “Minh bạch quốc tế” thì Việt Nam hiện đang đứng thứ hạng 119/175 quốc gia về vấn đề tham nhũng (3). Với một thứ hạng “đáng nể” về tham nhũng như trên thì khó có thể nói rằng những quan chức trong bộ máy chính quyền của chế độ Cộng sản hiện nay không tham nhũng. Qua vụ án Chu Vĩnh Khang và hàng loạt quan chức cao cấp trong đảng Cộng sản ở Trung Quốc thì chúng ta có thể thấy rằng bất cứ quan chức nào ở Việt Nam cũng có thể tham nhũng. Quan chức càng lớn thì tham nhũng càng lớn. Vụ ông Phạm Quý Ngọ là một điển hình. Tuy nhiên, thứ hạng Phạm Quý Ngọ còn rất thấp so với nhiều người trong bộ máy lãnh đạo hiện hành ở Việt Nam hiện nay. Và vì thế, đây là nỗi đại họa mất nước của người Việt Nam chúng ta hiện nay.
Năm 1958, Thủ tướng của chế độ Cộng Sản miền Bắc là ông Phạm Văn Đồng đã ký Công hàm ngoại giao công nhận chủ quyền của Trung Cộng trong vùng lãnh hải của Việt Nam bởi sự lệ thuộc của chế độ Cộng Sản miền Bắc đối với Trung Cộng. Ngày nay, sự lệ thuộc vào Trung Cộng của chế độ Cộng sản Việt Nam hiện nay còn sâu hơn rất nhiều so với năm 1958 bởi cái được gọi là “Hội nghị Thành Đô” năm 1990.
Chúng ta có thể thấy rõ ràng sự lệ thuộc đó vào các dự án khai thác bôxit ở Tây Nguyên, nhiều tỉnh thành biên giới của Việt Nam cho các công ty Trung Cộng thuê đất trong vòng 50 năm nhưng những kẻ cho phép các công ty Trung Cộng thuê đất đã không bị đưa ra xét sử hoặc cách chức. Với mô hình quản lý của chế độ Cộng sản Việt Nam hiện hành, nếu không có sự đồng ý của Bộ Chính trị thì liệu việc cho phép nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn rộng bằng cả một tỉnh Tây Ninh trong vòng 50 năm có thể được chăng? Câu trả lời rõ ràng là không! Đã vậy, lãnh đạo những tỉnh thành cho phép nước ngoài thuê đất còn được thăng tiến trên con đường quan lộ.

Nhiều lãnh đạo tỉnh được điều động ra Trung ương

Các cán bộ của Hà Tĩnh, Kon Tum, Yên Bái và Tuyên Quang vừa được Bộ Chính trị trao quyết định điều động, bổ nhiệm vị trí mới.(4)
Cho thuê đất rừng vùng biên giới hiểm yếu còn chưa đủ, chính quyền Cộng sản Việt Nam không ngại cho Trung Quốc thuê luôn cả “yết hầu” trọng yếu ở đèo Hải Vân.
Tại cuộc họp, ông Cao kết luận: Quá trình nghiên cứu, xem xét, thống nhất và cấp chứng nhận đầu tư cho dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế tại khu vực Cửa Khẻm, thuộc địa bàn Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là cơ bản phù hợp với trình tự, quy trình và quy hoạch phát triển khu kinh tế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (5)
Nếu không có sự phản đối quyết liệt của dư luận trong xã hội thì những kẻ đốn mạt tham tiền này đã trao “yết hầu” cho giặc. Và điều đáng nói ở đây là những kẻ mặt dày này không bị kỷ luật hay trừng phạt.


Hình 1: Hình ảnh Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập của Việt Nam hồi giữa tháng 5 Ảnh: Reuters (6)
Bức hình trên đây là hình ảnh rõ ràng nhất việc Trung Cộng xâm chiếm biển đảo của Việt Nam bằng cách bồi đắp các đảo nhân tạo trong vùng biển Việt Nam. Thế nhưng, trong mắt giới chức quân đội cao cấp của Việt Nam hiện nay thì việc xâm chiếm này vẫn còn là một chữ “nếu” đầy hoang tưởng và mơ mộng! 
"Nếu chuyện này thực sự xảy ra thì đó là dấu hiệu rất xấu đối với tình hình vốn rất phức tạp ở Biển Đông", Reuters dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, nói về thông tin cho rằng Trung Quốc đưa vũ khí đến một khu vực nước này cải tạo ở Biển Đông, bên lề diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-la ở Singapore. (7)
Lượng hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam là một con số khổng lồ (8). Các công ty Trung Quốc trúng thầu tại Việt Nam ở những công trình lớn và đưa nhân công ồ ạt vào Việt Nam. Nhưng đối với những cơ quan có thẩm quyền từ Quốc hội, Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Lao động, và các đơn vị quản lý hành chánh khác thì những việc này “đều là chuyện nhỏ như con thỏ”. Quan chức có thẩm quyền sẽ đá trái banh trách nhiệm đi lòng vòng khi đến chân mình và tất cả sẽ đều suôn sẻ.   
Những nhà thầu Trung Quốc đã thắng lớn nhưng chất lượng thì yếu kém và chậm tiến độ. Nhưng phía Việt Nam sẽ không làm gì được. Điều này được chính miệng ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Đinh La Thăng nói ra chứ không phải những “thế lực thù địch” bịa đặt.

Bộ trưởng Thăng:'Không thể thay nhà thầu Trung Quốc do ràng buộc vay vốn'

"Nhà thầu Trung Quốc trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông rất yếu kém, nhiều lần tôi muốn thay thế song không thể vì ràng buộc các điều kiện hiệp định vay vốn", Bộ trưởng Giao thông nói. (9)

Đường Quốc lộ 1A, con đường huyết mạch của Việt Nam hiện nay đã quá già nua và quá tải với lưu lượng giao thông khổng lồ. Tại nạn giao thông chết người xảy ra liên tục trên quốc lộ 1A huyết mạch này. Thế nhưng từ bao năm qua, nhà cầm quyền Việt Nam lại đem cả đống tiền để đi làm những chuyện khác. Như mở con đường Hồ Chí Minh trên núi, nơi mà xa vắng dân cư cũng như không có giá trị chuyên chở, lưu thông. Đã vậy, chính quyền Việt Nam hiện hành lại thích những dự án khổng lồ với số tiền đầu tư cả hàng chục tỉ đô la như Dự án Đường Sắt Cao Tốc (ĐSCT) vài năm trước và dự án sân bay Long Thành hiện nay.

Điều đáng nói ở đây là hiện nay, nhà cầm quyền Việt Nam muốn đưa bóng ma dự án ĐSCT trở lại (10). Khi dự án ĐSCT chết yểu, ông Nguyễn Sinh Hùng đang là Phó Thủ tướng. Ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã nói chắc mẩm rằng “ĐSCT không thể không làm”! Ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng năm đó hiện nay là Chủ tịch Quốc hội.

Chúng ta cũng nhớ những lời “vàng ngọc” của ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khi nói về tái cơ cấu “Vinashin” khi ông chắc mẩm rằng “Vinashin sẽ có lời từ năm 2013” (11)! Nay đã là giữa năm 2015, Vianshin hiện giờ đang ở đâu? Giờ này em đang ở đâu hỡi Vinashin yêu dấu? Sau khi em đã lặn sâu với hơn 80 nghìn tỉ đồng? Vậy chúng ta sẽ chờ đợi gì khi bóng ma ĐSCT trở lại? Lúc đó, chắc chắn chúng ta sẽ thấy những con số “tô hồng chuốc lục” rằng dự án ĐSCT không phải là một bóng ma mà là con đường hái ra tiền.       

Với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay thì quốc gia nào sẽ cho Việt Nam vay hàng chục tỉ đô la để làm những dự án khổng lổ nửa vời đó? Không quá khó khăn để nhận ra câu trả lời là chỉ có Trung Cộng sẽ là chủ nợ của Việt Nam nếu những dự án viển vông này được thực hiện bởi những điều sau đây.

Thứ nhất. Trung Cộng là một chế độ tham nhũng. Vay tiền của Trung Cộng sẽ không bị soi mói như vay tiền của những nước khác. Và như vậy, quan chức Việt Nam sẽ có cơ hội tham nhũng nhiều hơn.

Thứ hai. Trung Cộng đang có một lượng tiền mặt dự trữ khổng lồ. Việc cho Việt Nam vay vốn để làm những công trình nửa vời kia là việc làm rất có lợi cho Trung Cộng. Việt Nam sẽ bị cái thòng lọng ràng buộc quấn chặt vào cổ và sẽ không bao giờ thoát ra được. Nhất là vay một số tiền khổng lồ để đầu tư vào những dự án “chó ỉa nửa vời”.  

Thứ ba. Nhà thầu Trung Quốc sẽ lại trúng thầu. Nhân công Trung Quốc lại sẽ ào ạt vào Việt Nam. Như vậy, Trung Cộng sẽ được lời to một khi cho Việt Nam vay tiền. Một khi đã vay tiền thì Việt Nam sẽ bị “ràng buộc vay vốn”. Lúc đó, người dân Việt Nam sẽ lại được nghe ông Bộ trưởng Bộ Giao thông tương lai ABC nào đó sẽ lặp lại ca khúc con cò “Không thể thay nhà thầu Trung Quốc do ràng buộc vay vốn”!!!      

Thế giới thay đổi ra sao trong vòng 100 năm? Nếu tính trung bình một người trưởng thành lập gia đình ở tuổi 25 thì sẽ có 4 thế hệ trong vòng 100 năm. Bốn thế hệ con người là một thời gian đủ dài để thấy được sự thay đổi có ảnh hưởng lới tới nhân loại. Xin được đem một số hình ảnh để minh hoại cho những sự thay đổi lớn lao này.

Hình 2: Mẫu xe Ford đầu tiên (12)


Hình 3: Mẫu xe Ford Explorer 2016 (13)


Hình 4: William Boeing (bên trái) và chiếc máy bay Boeing đầu tiên năm 1916 (14)



Hình 5: máy bay Boeing 787 của hãng hàng không Air New Zealand (15)


Cơ quan NASA của Mỹ được thành lập năm 1958 (16). Người Mỹ bắt đầu chương trình nghiên cứu không gian sau khi cơ quan NASA được thành lập. 11 năm sau, vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, người Mỹ đã đặt chân xuống mặt trăng (17).
Công ty Airbus được thành lập năm tháng 12 năm 1969 (18). Chỉ trong vòng 46 năm, hiện nay công ty Airbus là một trong hai công ty chế tạo máy bay lớn nhất của thế giới.
Công ty Apple được thành lập tháng 4 năm 1976 (19). Chỉ trong vòng 39 năm, hiện nay công ty Apple là một trong những công ty thành công nhất trong tài chính và cũng là một thương hiệu nổi tiếng nhất. Doanh thu của Apple còn nhiều hơn cả GDP của Việt Nam hiện nay (182.7 tỉ Đô la vs. 1713 tỉ Đô la).
Nước Nhật và nước Đức là hai quốc gia chịu nhiều tàn phá nặng nề trong chiến tranh Thế giới thứ hai. Hơn nữa, họ là những người bại trận trong cuộc chiến khốc liệt này. Tệ hơn nữa, nước Đức thì bị chia làm hai là Tây Đức và Đông Đức. Thế nhưng, Tây Đức và Nhật Bản đều trở thành những cường quốc tế về kinh tế chỉ trong vòng 30 năm sau khi chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Điều đáng nói ở đây là trong khi Tây Đức phồn thịnh thì người anh em Đông Đức đi theo con đường XHCN thì lụn bại.
Trên đây chỉ là một số ít ví dụ về những thay đổi có ảnh hưởng lớn tới nhân loại trong vòng 100 năm hoặc ít hơn. 100 năm trước, xe hơi và máy bay đều rất là thô sơ và đơn giản. 100 năm sau, xe hơi và máy bay đã phát triển không ngừng để phục vụ đời sống con người. Những công ty, những quốc gia đã phát triển lớn mạnh vì đi đúng hướng dù chỉ trong vòng thời gian của nửa thế kỷ.
Việt Nam đã đạt được gì sau những khoảng thời gian dài đó? Thay vì ổn định hòa bình để phát triển đất nước thì lãnh đạo Cộng Sản ở miền Bắc đã phát động chiến tranh đánh miền Nam và như lời những người lãnh đạo CS miền Bắc thì “Chúng ta đánh là đánh cho Tàu, cho Liên Xô”.
Bỏ qua thời gian của chiến tranh đã tàn phá đất nước. Hôm nay đã 40 năm trôi qua kể từ khi cuộc chiến Nam Bắc kết thúc. Vậy thì Việt Nam đang ở đâu? Việt Nam đang đứng thứ hạng 119/175 quốc gia về vấn đề tham nhũng. Là làm đâu hỏng đó. Là chúa chổm chuyên đi vay mượn xin xỏ.
Thế nhưng, đối với ông Tổng bí thư của Đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thì tất cả đều là chuyện nhỏ.
… Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” – đó là tâm trạng đầy “trăn trở” của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, trong một phiên họp tổ tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII mới đây”. (21)
Và như vậy, sẽ có 4 thế hệ tiếp theo sau của người Việt Nam sẽ được đem ra thử nghiệm cho cái bánh vẽ được gọi là thiên đường XHCN. Cũng cần nói thêm ở đây là chắc hẳn mọi người chúng ta còn nhớ cái câu “Biển Đông không có gì mới” (22) của ông Nguyễn Phú Trọng khi còn làm Chủ tịch Quốc hội năm nào. Thế nhưng con đường quan lộ của ông Nguyễn Phú Trọng luôn rộng mở thênh thang.
Vụ án Chu Vĩnh Khang và những quan to ở Trung Quốc là một sự thật trần trụi minh chứng rằng tham nhũng không từ bất cứ một ai trong bộ máy độc tài toàn trị của chế độ Cộng Sản. Và liệu có ai dám nói rằng không có những Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Bạc Hai Ly… và còn nhiều người nữa đang ở trong giới lãnh đạo của chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện hành? Và đó sẽ là đại họa mất nước của người Việt Nam chúng ta nếu đó là sự thật.  
L.C.L.G
Tác giả gửi BVN
(13)               http://www.ford.com/suvs/explorer/gallery/photos/
(16)               https://en.wikipedia.org/wiki/NASA
(17)               https://en.wikipedia.org/wiki/Apollo_11
(18)               https://en.wikipedia.org/wiki/Airbus
(19)               https://en.wikipedia.org/wiki/Apple_Inc.
(20)               Xem “Đèn cù” của Trần Đĩnh
(23)                






Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn