Tám điểm chính cần lưu ý trong bầu cử 2016

Vài quyền chính trong đợt bầu cử (theo quy định hiện hành chưa dân chủ và phải thay đổi trong tương lai):

1) Quyền ứng cử

2) Quyền đối với Hội nghị cử tri ở nơi cư trú và làm việc: Đòi thực hiện Hội nghị cử tri dân chủ công khai như người ta vẫn nói (tiến tới phải bãi bỏ quy định phi dân chủ này) với 3 việc chính:

2.1: yêu cầu công khai danh sách những người được mời đến dự Hội nghị (để tránh việc làm phi pháp mời dư luận viên, không phải cử tri nơi đó, đến đấu tố ứng cử viên như được cho là đã xảy ra trong quá khứ);

2.2: mời báo chí (cả trong và ngoài nước) đến chứng kiến Hội nghị cử tri;

2.3: công khai toàn bộ quá trình Hội nghị cử tri (phát trực tiếp trên mạng, hoặc ghi video lại để phát công khai trên mạng)

2.4: yêu cầu cấp bản sao của biên bản Hội nghị cử tri.

3) Hiệp thương. Đã là hiệp thương, thì các bên liên quan phải CÓ MẶT. Nói cách khác, những người ứng cử (được đề cử và tự ứng cử) hay đại diện của họ (tốt nhất là một luật sư) phải có mặt tại các cuộc Hiệp thương. Hiệp thương cũng phải công khai minh bạch và quyền có thể làm tương tự như với Hội nghị cử tri.

4) Vận động bầu cử: bằng mọi phương tiện và hình thức mà Luật hiện hành không cấm (Điều 68 Luật Bầu cử, LBC).

5) Bầu cử: Các tình nguyện viên, người dân nên động viên cử tri thực hiện đúng quy định của luật và phát hiện (ghi lại bằng chứng nhất là bằng video) mọi sự vi phạm pháp luật trong bầu cử (mà đã thường xảy ra trong các cuộc bầu cử trước như: bỏ phiếu thay cho người khác, việc này là phạm pháp theo điểm 2 Điều 69 LBC; hoặc việc nhân viên tổ BC gợi ý xóa tên người này ủng hộ người kia [người khác có thể làm vậy song tổ bầu cử và thành viên tổ bầu cử bị cấm theo điểm 3 Điều 63 LBC). Quyền phát hiện, ghi bằng chứng và tố cáo việc vi phạm pháp luật của người bỏ phiếu thay cho những người khác, cũng như của các tổ chức bầu cử và nhân viên của các tổ chức này là QUYỀN và NGHĨA VỤ của mỗi công dân (các tình nguyện viên có vai trò lớn trong việc này).

6) Kiểm phiếu: Theo Điều 73 của LBC, việc kiểm phiếu phải tiến hành ngay tại tổ bầu cử và các phóng viên báo chí và người ứng cử hoặc đại diện được ủy nhiệm có thể chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các ứng cử viên hãy ký giấy ủy nhiệm cho các tình nguyện viên để có một người tại mỗi tổ bầu cử. Như vậy nếu chúng ta thực thi QUYỀN của chúng ta, thì việc gian lận kiểm phiếu (việc được cho là đã thường xảy ra trong các cuộc bầu cử trước) sẽ bớt đi. Người được ủy nhiệm phải yêu cầu cho bản sao (hặc chụp ảnh) biên bản kiểm phiếu

7) Tổng hợp kết quả bầu cử: Khâu tổng hợp kết quả thường dẫn đến sai sót và gian lận, chính vì thế việc các tổ chức XHDS giám sát và phát hiện sai sót hay gian lận là rất quan trọng (nếu các tình nguyện viên có bản sao hay thông tin về biên bản kiểm phiếu ở các tổ bầu cử, thì việc tổ chức tổng hợp kết quả có thể được tiến hành song song để đối chiếu với Hội đồng Bầu cử và có thể giúp HĐBC loại bỏ sai sót; các tổ chức XHDS Indonesia đã làm rất tốt việc này trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua và các tổ chức XHDS Việt Nam nên làm vậy).

8) Làm rõ các sai sót và kiến nghị sửa LBC: kinh nghiệm của cuộc bầu cử này có thể là bằng chứng thuyết phục để đòi thay đổi Luật bầu cử.

Trên đây là một số việc chính mà các ứng cử viên, các tình nguyện viên, và cử tri có thể làm để cho cuộc bầu cử tháng Năm 2016 tốt hơn các cuộc trước.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A - một ứng cử viên tự do.

Hãy ủng hộ TS trở thành một ĐBQH khóa XIV

clip_image001

Nguồn: FB Vận động Ứng cử Đại biểu Quốc hội 2016

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn