Thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ/ An Open Letter to His Excellency Barack Obama, President of the United States of America

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20.5.2016

Kính gửi Ngài Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ Barack Obama

Thưa Ngài,

Chúng tôi rất vinh dự và có trách nhiệm gửi thư trực tiếp đến Ngài Tổng thống qua Tổng Lãnh sự Quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh để bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của chúng tôi, một nhóm trí thức, nhân sĩ Sài Gòn nhân chuyến thăm của Ngài đến Việt Nam và sẽ thăm thành phố Hồ Chí Minh.

Với lòng kính trọng và tin tưởng, chúng tôi muốn trình bày với Ngài Tổng thống mấy vấn đề sau đây:

1. Chúng tôi hiểu rất rõ tầm quan trọng có ý nghĩa sống còn của dân tộc Việt Nam trong mối quan hệ mật thiết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, hiện đang là đối tác toàn diện trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư với những bước tiến vượt bực trong những năm qua từ khi có Hiệp ước Thương Mại Việt Mỹ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Những thành tựu đó là điểm tựa cho những hoạt động khác, đưa sự phát triển của Việt Nam bước vào một giai đoạn mới để giảm bớt sự lệ thuộc quá nguy hiểm bởi sự thao túng và áp lực của Trung Quốc. Bằng những hành động cụ thể của đối tác đáng tin cậy để trở thành đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Mỹ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tình hình đất nước chúng tôi hiện nay trong bối cảnh khu vực và quốc tế đang có nhiều biến động. Gay gắt nhất là hành động hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông nhằm thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình, một Frankenstein thế kỷ XXI như cảnh báo của Tổng thống Nixon trước khi qua đời “Chúng ta có thể đã tạo ra con quái vật Frankenstein”.

2. Chẳng phải hôm nay, mà trước đây hơn nửa thế kỷ, Việt Nam đã biểu tỏ mong muốn có mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ. Trước và sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi 14 lá thư cho lãnh đạo Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Truman, đề nghị thiết lập quan hệ “hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ”. Ngay sau Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, trong diễn văn tiếp theo Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Mỹ là nước dân chủ, không có tham vọng về đất đai mà lại có công nhất trong việc đánh bại kẻ thù của ta […] nên ta coi Mỹ như một người bạn tốt”. Cơ hội lịch sử đã bị bỏ lỡ và cả hai nước chúng ta đã phải gánh chịu những đau thương mất mát quá lớn không đáng có.

Một Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với mục tiêu Độc lập, Tự do, Hạnh phúc như đã từng Tuyên bố trước thế giới ngày 2.9.1945, trải qua bao thăng trầm biến động, nay đang cố gắng hội nhập và đóng góp có trách nhiệm cho cộng đồng khu vực và quốc tế là phù hợp với lợi ích của hoà bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở Châu Á - Thái Bình Dương và các nước khác trên thế giới. Một Việt Nam giàu mạnh, phát triển bền vững, có đủ tiềm lực kinh tế và quốc phòng là phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ. Cùng chung lợi ích, đó là nhân tố quyết định cho việc thắt chặt mối quan hệ đối tác toàn diện sớm trở thành đối tác chiến lược Việt Nam – Hoa Kỳ đang là đòi hỏi nóng bỏng nhất hiện nay, cũng là khát vọng mãnh liệt của nhân dân Việt Nam chúng tôi hôm nay.

Là một khát vọng mãnh liệt, vì chúng tôi đang đối diện với những áp lực nặng nề của Trung Quốc, mà Trung Quốc thì hiểu rất rõ rằng Mỹ là cường quốc duy nhất có khả năng ngăn chặn và đập nát âm mưu độc chiếm biển Đông của họ. Họ biết rằng, nếu có một Hiệp định An ninh Việt Mỹ, thì đó sẽ là lưỡi gươm sắc bén đủ để chặt đứt cái lưỡi bò tham vọng ngông cuồng và lố bịch mà họ đang theo đuổi.

Vì thế, nếu Mỹ tuyên bố dỡ bõ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam và cam kết hỗ trợ Việt Nam trong cố gắng bảo vệ chủ quyền chính đáng và hợp pháp của mình thì đó là một hành động có ý nghĩa nhất đối với đất nước chúng tôi hiện nay. Chính vì thế, chúng tôi chân thành cám ơn Thượng nghị sĩ John McCain với thông cáo ngày 18.5.2016 khẳng định “Chúng ta tăng cường khả năng của Việt Nam đóng góp vào hoạt động hàng hải bằng việc gỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí với chính phủ Việt Nam”.

Cùng với điều đó, việc hoàn tất tiến trình Việt Nam tham gia TPP sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thương mại giữa hai nước, giữa Hoa Kỳ và ASEAN bởi lẽ hàng hoá Hoa Kỳ sẽ vào thị trường Việt Nam của hơn 90 triệu dân, được kết nối với thị trường ASEAN hơn 600 triệu dân. Việc Hoa Kỳ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam là bước đi cần thiết cho cả hai bên theo hướng đó. Cũng vì thế, chúng tôi cám ơn Ngoại trưởng John Kerry khi ông nhìn nhận “Không ai có thể tưởng tượng nổi Hoa Kỳ và Việt Nam bắt tay cùng mười quốc gia khác để đạt được một cơ hội giao thương vô giá”.

Theo chúng tôi, nếu thực hiện thành công những vấn đề nói trên, những điều đang được thế giới quan tâm theo dõi, Ngài sẽ đi vào lịch sử với những quyết định có tầm cỡ lịch sử bằng Hiệp Định TPP, bình thường hóa quan hệ với Cuba sau hơn 60 năm đối đầu căng thẳng, thỏa thuận hạt nhân với Iran, và nay là bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí, mở rộng cửa cho Việt Nam vào TPP, một quốc gia cựu thù mà hội chứng Việt Nam vẫn chưa phai trong lòng nước Mỹ. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự sáng suốt và bản lĩnh của Ngài như chúng tôi đã chứng kiến.

3. Để làm được những điều ấy, chúng tôi hiểu rõ Ngài phải đối diện với những thách thức khá gay gắt, mà đáng buồn nhất trước hết – vì lí do nào đó – lại là với thái độ không minh bạch và sòng phẳng của một bộ phận những người trong bộ máy quyền lực của Việt Nam về mối quan hệ Việt-Mỹ đang chịu áp lực nặng nề và sự chi phối thường xuyên và xảo quyệt của Bắc Kinh.

Thế lực này bị ràng buộc về mặt lợi ích và cái ghế quyền lực được khoác cái mặt nạ cùng chung ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa với cộng sản Trung Quốc. Những vi phạm về nhân quyền đặc biệt được thể hiện rõ trong việc đàn áp đánh đập dã man những người tuần hành ôn hòa trong tay không có một tấc sắt, kể cả phụ nữ và trẻ em nhằm thực hiện quyền biểu tình vốn đã được ghi trong Hiến Pháp, nhằm lên tiếng trước thảm họa môi trường, cá biển chết suốt dọc bờ biển Miền Trung. Nhiều nghi vấn đặt ra, tại sao người ta lại đàn áp người dân như vậy trước chuyến thăm của Tổng thống Hoa kỳ vốn được nhân dân Việt Nam mong đợi?

Người ta biết quá rõ, vấn đề dỡ bõ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cũng như vấn đề Việt Nam gia nhập TPP gắn liền với đòi hỏi về cải thiện nhân quyền ở Việt Nam. Phải chăng, một thế lực nào đó được sự hỗ trợ của Bắc Kinh muốn ngăn cản tiến trình ấy sẽ được đẩy mạnh với chuyến đi của Ngài Tổng thống? Ngăn cản tiến trình đó đồng nghĩa với việc thực thi chiến lược và sách lược của Trung Quốc trói chặt Việt Nam trong quỹ đạo áp đặt của Bắc Kinh, biến Việt Nam thành chư hầu ngoan ngoãn của Trung Quốc như những triều đại phong kiến Trung Hoa hàng ngàn năm trước đây đã làm. Bắc Kinh rất lo ngại quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam được đẩy mạnh sẽ gây một phản ứng dây chuyền với chế độ toàn trị phản dân chủ đang kìm kẹp nhân dân Trung Quốc.

Tập Cận Bình đang hung hăng thực thi luật rừng, coi trọng quyền lực cứng mà coi nhẹ quyền lực mềm, tập trung quyền lực cá nhân, phục hồi “sùng bái cá nhân”, và công khai thách thức Mỹ. Tập đang thực hành chính sách “bên miếng hố chiến tranh” nhằm đưa mâu thuẫn ra bên ngoài, không chỉ uy hiếp đe dọa và cướp biển, cướp đảo của Việt Nam, mà còn làm cho quan hệ Trung-Nhật căng thẳng, thách thức Mỹ trong việc thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông. Chính vì thế, Trung Quốc hết sức lo ngại khi Việt Nam sẽ ngả hẳn về phía Mỹ.

Một mặt khác, thực tế tình hình cho thấy, nếu thỏa hiệp và nhượng bộ những toan tính của Trung Quốc ở Việt Nam để mong giữ được ổn định, nhằm dồn sức cho những mục tiêu chiến lược dài hạn khác của Mỹ, thì sẽ phải trả giá đắt. Tình hình Việt Nam sau chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ và cuộc diện kiến của Tổng bí thư với Ngài Tổng thống tại Phòng Bầu dục và tiếp đó là Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã không tốt lên như một số người lầm tưởng, mà ngược lại. Chúng tôi phải đau đớn và thẳng thắn nói lên điều đó.

Không cần phải có cuộc điều tra nghiên cứu công phu, chỉ bằng sự chứng kiến và miêu tả lại của các phóng viên và khách du lịch nước ngoài đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mấy tháng qua cho thấy tình hình đã xấu đi nhiều, niềm tin của người dân ngày càng giảm sút, thiên tai và nhân họa đang đẩy xã hội Việt Nam vào những biến động mới rất đáng lo ngại. Chúng tôi biết rõ điều này khiến Bắc Kinh rất hài lòng, vì Việt Nam càng yếu, càng mất ổn định thì sự lệ thuộc về kinh tế, về chính trị vào Trung Quốc càng thắt chặt hơn, những toan tính thâm độc của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán muôn thuở càng có điều kiện thực hiện hơn. Dân tộc Việt Nam chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết tham vọng này của Bắc Kinh.

Là những trí thức có sự hiểu biết về tình hình trong nước và quốc tế, sống trong nỗi đau của người dân trước thảm họa của môi trường đang uy hiếp nghiêm trọng đời sống, công ăn, việc làm của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là mấy chục triệu dân nghèo đang khốn đốn cần phải được cứu trợ khẩn cấp cũng như cần những giải pháp lâu dài để cải thiện đời sống cho hơn 90 triệu dân, chúng tôi hiểu rõ cần phải có một chuyển biến mang tính đột phá. Chuyến đi của Ngài Tổng thống đến Việt Nam là một cơ hội vàng để những nhà cầm quyền có trách nhiệm thực hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân tìm thấy những chuyển biến mang tính đột phá ấy để đưa đất nước vượt qua những thách thức hiểm nghèo mà bứt lên. Chúng tôi đặt nhiều hy vọng vào Ngài Tổng thống.

Về phần chúng tôi, những trí thức từng đọc và tìm hiểu về những hoạt động của Ngài Tổng thống, chúng tôi hiểu rằng hai nhiệm kỳ Tổng Thống của Ngài diễn ra trong một bối cảnh thế giới nhiều biến động và quá nhiều những thách đố. Ngài đã vượt qua những thách đố đó một cách ngoạn mục nhờ vào bản lĩnh, trí tuệ và phẩm chất mạnh mẽ của một người hành động vì mục tiêu cao cả. Chính vì thế, chúng tôi kỳ vọng về chuyến đi của Ngài đến Việt Nam lần này.

Khẩu hiệu tranh cử của Ngài “Change – Yes, we can” cũng đã trở thành phương châm hành động chúng tôi trong cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ mà chúng tôi đang dấn bước. Chúng tôi cám ơn Ngài Tổng thống đã tiếp thêm nghị lực cho chúng tôi và mong mỏi Ngài sẽ thổi một nguồn sinh khí mới vào đất nước chúng tôi từ cuộc viếng thăm của Ngài.

Chào mừng Ngài Tổng thống đến Việt Nam và kính chúc sức khỏe.

Danh sách những người ký tên

An Open Letter to His Excellency Barack Obama, President of the United States of America

Ho Chi Minh City, May 20, 2016

Dear Mr. President,

On behalf of the concerned citizens and notables in Vietnam, we send this Open Letter to you through the US General Consulate in Ho Chi Minh City, to express our own views on our country’s current issues on the occasion of your visit to Hồ Chí Minh City. It is an honor and a responsibility for us to do this.

With all our respect and trust, we would like to present you the following issues:

1. We fully understand the degree of importance of a close relationship between the United States and Vietnam. It is a matter of survival for the Vietnamese people. This relationship encompasses a comprehensive partnership between the two countries particularly in the areas of economic cooperation, trade and investment that have come into fruition with tremendous progress in recent years, following the US-Vietnam bilateral trade agreement and Vietnam’s participation in the WTO.

These achievements have proved vital for other areas, as well. They have ushered a new phase of development into Vietnam, thus reducing our dangerous dependence on China, a country that never hesitates to use manipulatitive tactics and pressure to achieve its goals. Through concrete actions of a reliable relationship, Vietnam and America can become strategic partners. We recognize and value the importance of this partnership within the context of regional and international affairs particularly in the face of the aggressive actions of China in the Eastern Sea [the South China Sea]. The aim of Chinese aggression is to implement Xi Jinping’s “Chinese Dream", a twenty-first century Frankenstein as warned by the late President Richard Nixon.

2. More than half a century ago, Vietnam did express a strong desire to have strategic relations with the United States as we are doing so today. During the time surrounding the Vietnamese Declaration of Independence on September 2, 1945, President Ho Chi Minh sent 14 letters to US leaders, particularly to President Truman, proposing the establishment of a “comprehensive cooperation” with the United States. Immediately after the Declaration of Independence was announced by President Ho Chi Minh, General Vo Nguyen Giap in his following speech said "America is a democratic country which has no territorial ambition and has helped defeat our enemy [...] so we should consider America as our good friend". Historical opportunities were missed. As a result, we all have suffered painful consequences and unnecessary losses.

The Democratic Republic of Vietnam, with its aspirations for Independence, Freedom, and Happiness, as declared to the world on September 2, 1945, has gone through many historical upheavals. The country is now ready to accept responsibility and contribute our part to the regional and international integration, security and peace in the Asia-Pacific region and in the world. A prosperous Vietnam with sustainable development and sufficient economic and defense strenghts is – we believe – in line with US interests. Sharing the common interests is a decisive factor in strengthening strategic partnership between the US and Vietnam. The United States presence is not only indispensable to the peace and stability of the region in the face of China’s expansionist ambitions but also consistent with the strong desire of the Vietnamese people today.

It is a strong desire of the Vietnamese people to share a comprehensive partnership with the United States as we face a heavy pressure from China. The Chinese government is well aware that the United States is the only power in the world that has the will and the capability of curtailing their ambitions of occupying the whole Eastern Sea. Beijing also understands that if there is a Vietnam-US security agreement, they will recognize it as a sword sharp enough to cut off their unjustified and ambitious “nine dotted line”, and put an end to their ridiculous claims in the Eastern Sea.

Therefore, if the United States decides to lift the lethal arms embargo and pledge to support Vietnam in an effort to protect this country’s legitimate sovereignty, this will be the most significant American action for our country today. For this reason, we would like to thank Senator John McCain sincerely for supporting a complete lifting on the ban, pointing out “the value in forging closer maritime security collaboration with Vietnam’s fast-growing military”

Along with that action, the completion of the process for Vietnam to join the TPP will also create favorable conditions for more US investments in Vietnam and between the US and ASEAN countries as well. American goods will flow into the Vietnamese market of over 90 million people and connect with the ASEAN market of over 600 million people. The early recognition of Vietnam as a full market economy by the United States is a necessary step in the right direction of mutual benefits.

Likewise, we thank Secretary of State John Kerry, as he acknowledged that "No one could imagine that the United States and Vietnam have began with ten other countries to advance an invaluable business opportunity."

In our opinion, if you successfully implement the above-mentioned propositions, together with the normalization with Cuba after more than 60 years of tense confrontation, the Iran nuclear deal, and now the lifting of lethal weapons embargo against Vietnam combined with its entrance in the TPP, you will have a place in history that you richly deserve. We firmly believe in your wisdom and your bravery as we have witnessed your actions as President of the United States of America.

3. We recognize that you will face a number of stubborn challenges in implementing these objectives. And no doubt, they will affect your actions.  Sadly, one of the challenges facing you is the non-transparency and lack of fairness on the part of some leaders in the Vietnam’s power apparatus who are under heavy pressure and constant cunning manipulation by Beijing, an evil force to reckon with.

This powerful force has shackled the Vietnamese power elite with their own vested interests, donning the same socialist ideological mask as Chinese communists. The blatant human right violations are quite evident in the recent crackdown on people who are marching peacefully and unarmed – including women and children to exercise their Constitutional right to voice their opinions on the environmental disaster that caused the multitude of dead fish floating along the Central coast of Vietnam. Many questions have been asked such as: Why has the Government suddenly become so repressive before the visit of an American President who is most welcome by the Vietnamese people?

People know too well that the issues of lifting lethal arms embargo and the Vietnamese participation in TPP are associated with demands for improvement of human rights in Vietnam. Recent crackdowns on freedoms of expression and assembly prior to your arrival lead many intellectuals to believe that a certain faction in the government, backed by Beijing, may likely want to prevent these efforts from moving forward and see in your visit an intention to deepen the US-Vietnam partnership at China’s expense.  Preventing that process implies the Chinese strategy to use force to keep Vietnam in China’s orbit, making Vietnam a vassal of imperial China as it was one thousand years ago. In our opinion, Beijing is very concerned about the process of democratization in Vietnam, because to allow this to happen will trigger a chain reaction against the undemocratic regime in China.

Xi Jinping is enforcing the law of the jungle, favoring hard power over soft power. By consolidating power into his own hands, restoring personality cult, and openly challenging the US, Xi is practicing a strategy of brinksmanship to channel Chinese colossal domestic problems into conflicts with the outside world: illegally grasping seas and islands outside the Chinese borders, creating tensions with Japan, and trying to change the status quo of the Eastern Sea even by challenging the presence and freedom of navigation of the US. For this very reason, China does not want to see Vietnam leaning toward the US.

On the other hand, if the United States decides to compromise and give in to the Chinese pressure in this region in order to pursue its own strategic interests elsewhere in the world, it will have to pay dearly for this miscalculation in the future. Since the visit of the General Secretary Nguyen Phu Trong to the US and his meeting with you in the Oval Office and then the XII Congress of the Communist Party, the political situation in Vietnam has not improved as some may have claimed. Frankly, it is quite painful for us admit this much.

One does not need to carry out a meticulous investigation to show that the situation in Vietnam has deteriorated in many ways in the last few months. You only have to read reports, ask media persons and foreign tourists to Hanoi and Ho Chi Minh City. Natural as well as man-made disasters have been pushing the Vietnamese people to the brinks of despair. We know that as our people become weaker, Beijing will be happier. As the more unstable our country is, the more politically and economically dependent on China we will be come. China’s century-long expansionism is looming large and very real in our eyes. We, the Vietnamese people, understand this Chinese ambition better than anyone else.

As researchers in culture and history, we understand challenges and dangers faced by our country and the world. We share the pain of victims sufferring from the severe consequences of the recent environmental disasters, which have threatened life, work and food supplies. Tens of millions of poor people are now in dire need of immediate assistance as well as long-term solutions to improve their living conditions. We badly need a breakthrough for the predicament of our affected fellow citizens. And we believe that your trip to Vietnam represents a golden opportunity for our Vietnamese leadership to strengthen their resolve to implement the will and aspirations of our people in order to find the necessary solution for the problem. We must overcome the obstacles that endanger the government’s will to govern its people responsibly. We put a lot of hope on your visit.

On our part, as the Vietnamese intellectuals who read and learn much about your political career, we understand that during your two terms as President of the United States and leader of the free world, you have faced and dealt with numerous crises and challenges. You have overcome them in a spectacular and responsible way thanks to your bravery, intelligence and virtues. Those are qualities of a man in action with lofty goals. We have high hope in your trip to our country this time.

In fact, your campaign slogan "Change – Yes, we can" eight years ago has become the motto of our actions in our struggle for the ideals of freedom and democracy to which we are deeply committed. We thank you for energizing us. We hope that your visit will bring the wind of change to our country.

Welcome to Vietnam and wish you good health, Mr. President.

Sincerely,

List of Signees

1. Hồ An, nhà văn, nhà báo

2. Bùi Tiến An, cựu tù Côn Đảo

3. Vũ Thị Phương Anh, giảng viên về hưu

4. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước TPHCM

5. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo

6. Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao động

7. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu

8. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, nguyên Tổng Biên tập báo Thanh niên, hiện là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM

9. Hoàng Dũng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên Đại học

10. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành đoàn TPHCM

11. Nguyễn Văn Hạnh, Giáo sư, nguyên Phó trưởng Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục

12. Mai Hiền, nhà báo, nguyên Tổng Biên tập báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh

13. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do

14. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ

15. Hà Thúc Huy, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên Đại học

16. Hoàng Hưng, nhà thơ

17. Tuấn Khanh, nhạc sĩ

18. Lê Phú Khải, nhà báo, nguyên phóng viên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại đồng bằng sông Cửu Long

19. Nguyễn Sỹ Kiệt, Tiến sĩ, nguyên cán bộ Tổng Công ty Dầu khí

20. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam

21. Nguyễn Văn Ly, nguyên thư ký của ông Mai Chí Thọ Chủ tịch UBNDTPHCM

22. Huỳnh Công Minh, linh mục

23. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng

24. Hạ Đình Nguyên, cựu tù Côn Đảo

25. Nguyễn Minh Nguyệt, nguyên giảng viên Khoa Sinh vật, Đại học Tổng hợp Hà Nội

26. Phan Đắc Lữ, nhà thơ

27. Ý Nhi, nhà thơ nữ

28. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo

29. Phan Thị Hoàng Oanh, Tiến sĩ, giảng viên Đại học

30. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ

31. Trần Minh Quốc, nhà giáo nghỉ hưu

32. Tô Lê Sơn, kỹ sư

33. Thiều Thị Tạo, cựu tù Côn Đảo

34. Thiều Thị Tân, cựu tù Côn Đảo

35. Trần Công Thạch, nhà giáo về hưu

36. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo

37. Lê Thân, cựu tù Côn Đảo

38. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM

39. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM

40. Hà Quang Vinh, Cao học Luật, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh, TPHCM

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn