Công đoàn độc lập sẽ giúp cả người lao động lẫn chủ doanh nghiệp

Nguyễn Phúc – Thảo Vy

Như vậy, câu trả lời ở đây cho thắc mắc của Bí thư Đinh La Thăng, là lâu nay công nhân vẫn luôn coi cán bộ công đoàn là những chức sắc của Đảng và Nhà nước. Vì nếu không là những “quan cách mạng” thì làm sao lại có quyền buộc công nhân lẫn chủ DN phải trích tổng cộng là 3% trên tổng quỹ lương để nộp một loại phí có tên “phí công đoàn”? Hơn thế nữa, DN không có tổ chức công đoàn vẫn bị buộc nộp “phí công đoàn” (Khoản 2, Điều 26, Luật Công đoàn).

Một góc nhìn nào đó, chắc hẳn ông Bí thư Đinh La Thăng đồng ý với ví von là cán bộ công đoàn chỉ chăm chăm hút máu công nhân và chủ DN, giống như một loài côn trùng dịch bệnh.

Một góc nhìn nào đó, chắc hẳn ông Bí thư Đinh La Thăng đồng ý với ví von là cán bộ công đoàn chỉ chăm chăm hút máu công nhân và chủ DN, giống như một loài côn trùng dịch bệnh.

clip_image002

Tổ chức công đoàn hiện nay đang làm công tác bảo vệ người lao động (NLĐ) qua lăng kính chính trị của đảng cầm quyền. Điều này được xác lập tại Điều 9.2 và Điều 10, Hiến pháp 2013.

Làm việc với ban giám đốc Khu chế xuất Tân Thuận hôm 23-8-2016, liên quan về việc công đoàn chưa bao giờ lãnh đạo thành công một cuộc đình công của công nhân, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã nói rằng: “Tôi nghe báo cáo là tất cả các cuộc đình công đều là tự phát và đa số yêu cầu sau khi đình công đều được giải quyết. Như vậy thì rõ ràng yêu cầu của công nhân là chính đáng. Chúng ta cứ coi thủ lĩnh công nhân là thủ lĩnh công đoàn nằm trong ban chấp hành. Nhưng công nhân, họ không coi cán bộ công đoàn là thủ lĩnh. Chúng ta phải suy nghĩ”.

Vậy công nhân đang coi cán bộ công đoàn là gì?

Phó tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Quang nói rằng thành viên ban chấp hành Công đoàn cơ sở toàn là những người ăn lương của người sử dụng lao động, tức giới chủ nhân, thì khó mà thuyết phục họ đồng ý cho NLĐ đình công. “Cơ chế này có từ lâu lắm rồi, khi nền kinh tế đang thời kỳ bao cấp, Công đoàn trong doanh nghiệp (DN) nhà nước tất nhiên ăn lương nhà nước. Nay thời đổi mới cơ chế này không còn phù hợp”.

Với các DN nhà nước thì ban chấp hành Công đoàn cơ sở luôn có những vị Chủ tịch nằm trong sách Đảng ủy DN. Ở những DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), từ khi có quy định thành lập những tổ chức Đảng trong DN FDI, thì Chủ tịch công đoàn cơ sở cũng là người nằm trong chi bộ Đảng của DN ấy.

Như vậy, câu trả lời ở đây cho thắc mắc của Bí thư Đinh La Thăng, là lâu nay công nhân vẫn luôn coi cán bộ công đoàn là những chức sắc của Đảng và Nhà nước. Vì nếu không là những “quan cách mạng” thì làm sao lại có quyền buộc công nhân lẫn chủ DN phải trích tổng cộng là 3% trên tổng quỹ lương để nộp một loại phí có tên “phí công đoàn”? Hơn thế nữa, DN không có tổ chức công đoàn vẫn bị buộc nộp “phí công đoàn” (Khoản 2, Điều 26, Luật Công đoàn).

Một góc nhìn nào đó, chắc hẳn ông Bí thư Đinh La Thăng đồng ý với ví von là cán bộ công đoàn chỉ chăm chăm hút máu công nhân và chủ DN, giống như một loài côn trùng dịch bệnh.

Tham nhũng và mất niềm tin là những cộng hưởng…

Xét về mặt tâm trạng chung của NLĐ cho thấy đa số đã thích ứng với cơ chế thị trường, yên tâm làm việc khi tiền lương, tiền thưởng và nhân phẩm của họ được đảm bảo theo đúng luật pháp quy định. Tuy nhiên, trong những năm gần đây khi truyền thông lề trái cùng sự lan tỏa mạnh của truyền thông facebook, NLĐ biết nhiều hơn về tình trạng tham nhũng, những vụ án tiêu phá hàng trăm hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế của người dân ngày càng nhiều. Thực trạng đó đã tác động không nhỏ đến tâm tư, tình cảm của công nhân lao động. Vì mọi người đều ý thức được rằng số tiền lớn do lãng phí, tham nhũng gây ra đều là do mồ hôi, nước mắt của NLĐ làm ra.

Tất cả những vấn đề nói trên cộng hưởng lại tạo thành nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ các cuộc đình công, khi có một nguyên nhân trực tiếp tác động đến.

So với các quy định về đình công, ghi nhận chung cho thấy hầu hết các cuộc đình công đã diễn ra trên cả nước trong những năm qua đều là “không đúng quy định”, đều không có công đoàn đứng ra lãnh đạo đình công, nhưng gần như tất cả các cuộc đình công lại đều xuất phát từ những căn cứ hợp pháp. Cuối cùng hầu hết mọi yêu sách của công nhân đều được chấp thuận.

Thực trạng trên tiếp tục đặt lại câu hỏi: vậy công đoàn đứng ở đâu? Một cuộc điều tra do Viện Khoa học lao động xã hội thực hiện tại 24 DN cho thấy, chỉ có 16% NLĐ cảm thấy công đoàn có vai trò trong giải quyết tranh chấp lao động. Nguyên nhân là do cơ chế. Trước hết, chưa có cơ chế bảo vệ quyền lợi cho cán bộ công đoàn. Nếu Chủ tịch công đoàn đứng ra lãnh đạo đình công thì trước hết họ sẽ bị chủ sa thải, mất việc làm mà không có ai đứng ra bảo vệ họ.

Một cơ chế nữa ở Việt Nam mọi vấn đề đều do Đảng lãnh đạo. Ở DN có Đảng bộ, chi bộ, tổ đảng thì khi Công đoàn muốn đứng ra lãnh đạo công nhân đình công thì nhất thiết phải xin ý kiến tổ chức Đảng ở đó. Đảng có đồng ý không? Tất nhiên là không và phần nhiều đều chỉ đạo phải tổ chức đình công bài bản, đúng pháp luật. Mà bài bản, đúng pháp luật thì đình công không thể diễn ra được. Vì để đình công hợp pháp, NLĐ phải chờ ít nhất là 20 đến 22 ngày, thậm chí lâu hơn nữa mới hoàn tất các thủ tục xin phép - tất cả các thủ tục xin phép đều rất phức tạp, khó thực hiện.

Thực tế, kể cả trong DN nhà nước cũng chưa có “cơ chế” cho phép công đoàn thực sự đứng về phía công nhân. Đã có nhiều trường hợp cán bộ công đoàn mới chỉ “nhúc nhích” đưa đơn đòi quyền lợi cho công nhân thì đã bị “vô hiệu hóa”. Đấy là chưa kể, hiện nay nhiều công ty, Chủ tịch công đoàn thường kiêm nhiệm, công việc chính của họ là phó giám đốc hoặc trưởng phòng tổ chức hành chính, hay trưởng phòng kế hoạch… Như vậy, thực tế công đoàn cũng là người của “giới chủ”.

Do cơ chế tổ chức và hoạt động như trên, nên nhiều công đoàn ở các DN hiện nay chỉ thiên về tổ chức các hoạt động xã hội như văn nghệ, thể thao và tổ chức cho đoàn viên đi tham quan du lịch, thăm hỏi ốm đau, ma chay cưới xin là chính… Còn về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ thì rất mờ nhạt.

Vũ khí đấu tranh cuối cùng

Tìm hiểu các cuộc đình công nổ ra trong thời gian qua cho thấy, đình công là bước đường cùng, là “vũ khí đấu tranh cuối cùng” mà NLĐ buộc phải sử dụng. Vì NLĐ luôn phải chạy đua với thời gian để kiếm việc làm, để có việc làm và thu nhập ổn định. Do vậy, đình công cũng có nghĩa là phải đối mặt với việc mất việc làm, bị sa thải liên quan chặt chẽ đến miếng cơm manh áo. Nên bước đường cùng NLĐ mới phải đình công.

Tại buổi đối thoại hồi tháng 6 năm nay về những vướng mắc trong thực hiện Bộ luật Lao động giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với các DN, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết: Từ năm 2000 đến nay, có hơn 7.000 cuộc đình công của NLĐ, thì 100% cuộc đình công trái luật. Song tất cả các cuộc đình công lại đều xuất phát từ những căn cứ hợp pháp. Cuối cùng hầu hết mọi yêu sách của công nhân đều được chấp thuận.

Một khi quyền lợi của NLĐ bảo đảm được cuộc sống sẽ chẳng ai nghĩ đến chuyện đình công. Nếu NLĐ được đại diện bởi các nghiệp đoàn do họ chọn lựa và bầu ra ban lãnh đạo thì giới chủ DN sẽ ngần ngại hơn khi vi phạm luật lệ. Trong hơn 7.000 cuộc đình công xảy ra ở Việt Nam, hầu hết các chủ DN đã nhượng bộ đòi hỏi của công nhân, điều đó chứng tỏ các DN có bóp chẹt NLĐ. Và như vậy nếu sớm có những tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn độc lập thì chắc hẳn những mâu thuẫn quyền lợi giữa NLĐ và giới chủ đã mau chóng được giải quyết, mà không phải sử dụng đến vũ khí đấu tranh cuối cùng là đình công.

N.P. – T.V.

Nguồn: http://www.ijavn.org/2016/08/vntb-cong-oan-oc-lap-se-giup-ca-nguoi.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn