Xung quanh chuyện giải tỏa vỉa hè đường phố tại các đô thị Sài Gòn, Hà Nội (Tiếp 1)

Trả lại vỉa hè cho đường phố, quyết liệt không khoan nhượng bất kì trường hợp nào, ông Đoàn Ngọc Hải đang rất được dư luận ủng hộ. Tuy vậy xứ này phàm việc gì được lòng dân sẽ bị một lực lượng ngầm chống phá. Ai được dư luận tung hô nhất định người đó sẽ bị phản đòn của những kẻ rất giỏi chế tạo ra dư luận. Một cái chốt nhỏ thôi nhưng đằng sau đó là một quyền lực, nhổ chốt đó đi đồng nghĩa với nhổ bớt quyền lực của người ta. Ngay cả những thứ nhỏ nhặt như cái xe ô tô, cái quán nhỏ, cái cổng ra vào, v.v... không phải của các cơ quan công quyền nhưng lại của mẹ, của chị em, của bạn bè, của cháu chắt họ hàng những người có quyền lực. Theo đó ông Hải đang làm tổn thương nhiều người, uy tín và quyền lực của họ bị ông Hải bứng bỏ và thách thức. Với họ điều đó là không thể chấp nhận được. Càng nể phục ông Hải bao nhiêu tui càng lo cho ông Hải bấy nhiêu.

Nguyễn Quang Lập

Xin phép có đôi lời vì bản thân cũng có thể coi là người trong cuộc, là bên sai phạm lấn chiếm vỉa hè lên tiếng (kêu khổ).
Việc ông Hải dỡ bỏ các công trình lấn chiếm vỉa hè thì tốt, nhưng việc nhắc nhở, cảnh cáo và phạt các quán ăn vỉa hè thì lại không tốt lắm. Vì... phạt hôm nay hôm sau cũng trở lại như cũ. Mỗi khi có phái đoàn đi kiểm tra thì ở phường ở quận đều thông báo cho các quán ăn trước cả rồi. Bản thân [tôi] làm giữ xe cho một quán ăn ở đường Cô Giang (quận 1) nên biết rõ điều đó. Việc đi bắt phạt để xe lấn chiếm vỉa hè của ông Hải chẳng khác nào "bẻ ngọn cây" thay vì giải quyết tận gốc rễ vấn đề.
Bản thân những người mở quán vỉa hè đa phần không giàu có gì, họ không đủ điều kiện để xây hầm để xe hay mướn một bãi xe cho quán. Mà cho dù có bãi để xe chăng nữa khách của những quán này vẫn không chịu một chút phiền phức là đem xe đi gửi rồi vào ăn mà cứ chạy tới để thẳng trước quán. Cái văn hóa tiện thì làm bất kể gây ảnh hưởng thế nào tới ai của người dân Việt nó ăn quá sâu vào máu rồi. Cứ thử tưởng tượng một quán kem có bề ngang 4m mà 8 người phụ nữ đi 8 cái xe trong đó có 2 con SH, 1 Airblade, 4 Vision và 1 Lead chạy tới, 8 cái xe để chen chúc ở cái vỉa hè có bề ngang 4m và 8 người vô tư ngồi tán với nhau từ 5:45pm tới 8:20pm mới chịu dời gót ra về, trong khoảng thời gian đó lại có bao nhiêu lượt khách khác tới quán nữa.
Dẫu biết rằng việc lấn chiếm vỉa hè là sai trái, nhưng nếu không lấn chiếm thì nhà không có cơm mà ăn nên ai cũng phải làm dù biết bản thân sai trái. Cứ mỗi lần có đợt ra quân dẹp vỉa hè là các hàng quán lại mất đi một lượng khách quen vì không có chỗ để xe, để xe vào ăn cũng nơm nớp lo bị hốt về phường. Nhưng xong đợt thì đâu lại vào đó cả, lấn cứ lấn mà chiếm cứ chiếm. Nếu như ông Hải là người có tâm huyết, tại sao lại chỉ làm theo ý mình mà không thử lắng nghe ý kiến của những người trong cuộc. Thử lắng nghe những người kiếm sống bằng những cái nghề bám víu vào vỉa hè để xem thử họ như thế nào, họ có biết sai và muốn sửa đổi bản thân hay không? Hay là chỉ cứ khăng khăng sai là phạt để rồi những người đó vẫn không có cách gì sửa đổi được?

Thay vì đi phạt một hai bữa rồi đâu lại vào đó – Ông Hải không thể cắt cử người trông coi các vỉa hè 18/24/7 được, mà mỗi đợt phường đi thì đều có người báo trước cho các hàng quán vì quản lý đô thị đã nhận cái gọi là "phí bôi trơn" cả rồi – ông Hải nên tìm cách tạo lập những bãi để xe tập trung ở gần các con đường có nhiều hàng quán, tạo lập những thói quen đi bộ như ở đường Nguyễn Huệ chẳng hạn. Bắt buộc các hàng quán phải đóng góp hàng tháng vào các bãi xe và không cho để xe lấn chiếm vỉa hè nữa. Tin chắc rằng khi có bãi để xe, thói quen và ý thức của người dân sẽ từ từ thay đổi. Nó không thể một sớm một chiều là xong, nhưng sẽ từ từ thay đổi theo hướng tích cực hơn, dần dà việc lấn chiếm vỉa hè sẽ giảm xuống. Người đi bộ an toàn, mà những hộ kinh doanh vỉa hè cũng yên tâm làm ăn.
Chỉ là chút ý kiến nho nhỏ, nhưng nói với ai trong ban quản lý đô thị đều nhận được câu trả lời: "bãi xe chỗ nào, đất đâu mà lập?" Rồi thôi!

Cảm ơn đã đọc!

Mạc Di Danh

Bên cạnh cái quyền của con, em, bà con đám chức quyền, đụng vào thì chúng sinh chuyện, thì về phía người dân, cũng có những điều phải quan tâm chứ không thể khinh thường. Chẳng hạn, ở Hà Nội, bao nhiêu chợ cổ truyền mà người Pháp để yên từ trước tới tận 1954, không chiếm hoặc không dám chiếm để xây dựng các công trình hay nhà cửa dùng cho chính quyền Bảo hộ, vì đó là nơi giao lưu thiết yếu giữa người dân ngoại thành với đám tiểu thương nội thành, làm nơi cung cấp hàng hóa hàng ngày cho dân chúng. Nhưng sau 1975, nhất là từ khi "đổi mới" thì sao? Các quan đã để mắt đến các khu chợ ấy, cuối cùng ngang nhiên giành lấy và bán hết, trừ chợ Đồng Xuân. Tiểu thương và người buôn bán ngoại thành mang hàng vào không còn chỗ để đặt gánh rau, mẹt cá, lồng gà..., trở thành kẻ lang thang cơ nhỡ không mong muốn, và họ phải chạy tứ tán. Cuối cùng vì sinh kế, cũng như cả vì nhu cầu của người dân thành phố, họ bèn tìm chỗ trụ lại, và các chợ tạm, chợ cóc mọc lên. Ai là kẻ tước mất chỗ dung thân của họ? Nay lại một lần giải thể nữa thì đương nhiên họ sẽ chết. Chúng ta, những người đi bộ, thích đường thông hè thoáng, thấy vị quan Quận 1 quyết liệt giải thể các chướng ngại thì rất mừng, nhưng người dân với cuộc sống kiếm ăn nhọc nhằn muôn mặt của họ cố nhiên bắt buộc họ phải bươn chải và cố trụ lại, làm sao mà mừng được. Vậy việc làm gọi là đường thông hè thoáng đó có nhân văn, nhân bản hay không?

Muốn nhân văn nhân bản thì trước tiên, ông Nông Đức Mạnh phải bảo bà vợ nhỏ của ông ta trả lại chợ Bưởi cho dân, cũng như phải bắt ông Nguyễn Thế Thảo và ông Phạm Quang Nghị trả lại vô số chợ mà các ông ấy đã tự tiện bán đi với những lý do nghe có vẻ rất "văn minh hiện đại"... Nhưng cái việc “hiện đại” ấy lại chính là đẩy tầng lớp tiểu thương đến chỗ... chết, chết không cựa quậy được nữa. Xét đến cùng thì cũng là sự tước đoạt, giống như Dương Nội, Ecopack...cả mà thôi. Có phải thế không?

Xin nhắc lại, tôi không nói những việc ông Hải làm như báo chí hiện đã và đang đưa lên. Những việc ấy thì quá tốt rồi. Tuy nhiên, đã dẹp thì đến các tiểu thương ngồi ở các chợ cóc mà HN hiện có rất nhiều, cũng sẽ phải dẹp chứ. Bản thân tôi cũng muốn dẹp lắm, vì nó choán con đường trước mặt nhà tôi, lại để xe chật cả ngõ nhà tôi. Tôi lại không mua những thứ rau cỏ của bà con tiểu thương vì sợ không sạch. Nhưng nghĩ đến cơ sự "vòng quanh" mà cái gốc là việc chiếm đoạt mất các chợ cổ truyền, thì tôi lại không thể nhẫn tâm tán thành đuổi họ, vì biết rằng con cái họ có thể hết kế sống.

Thế đấy.

Nguyễn Huệ Chi

Nguồn: FB Nguyễn Quang Lập FB Nguyễn Quang Lập

1. Cuộc đối thoại khi phá 4 chốt công an tại Ngân hàng Nhà nước

http://video.vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/cuoc-doi-thoai-khi-pha-4-chot-cong-an-tai-ngan-hang-nha-nuoc-3547749.html

2. Quận 1 trả lại chốt công an tại Ngân hàng Nhà nước

Duy Trần

Ông Đoàn Ngọc Hải cho biết, dựng lại vọng gác tại Ngân hàng Nhà nước là để lấy chỗ cho cảnh sát bảo vệ nơi trọng yếu; việc ông yêu cầu tháo dỡ trước đó không sai.

Vọng gác tại Ngân hàng Nhà nước được quận 1 trả lại để cảnh sát làm việc. Ảnh: Tin Tin.

Tối 27/2, trao đổi với VnExpress, ông Đoàn Ngọc Hải – Phó chủ tịch UBND quận 1 (TP HCM) – cho biết đã yêu cầu lực lượng đô thị trả lại các vọng gác cho Ngân hàng Nhà nước trên đường Võ Văn Kiệt. Những chốt công an này, cùng hàng rào dây xích bằng thép, vài giờ trước bị ông Hải ra lệnh cho đoàn liên ngành phá dỡ vì cho là chiếm vỉa hè.

"Tôi khẳng định mình làm không sai, sự việc cũng đã được báo cáo với lãnh đạo thành phố. Tôi cho trả vọng gác là linh động, lấy chỗ làm việc cho các anh em cảnh sát bảo vệ nơi trọng yếu", ông Hải nói.

Dẫn chứng Nghị định 37, ông Hải khẳng định việc lập chốt bảo vệ các cơ quan trung ương tại địa phương "phải có sự đồng ý, giấy phép của địa phương". Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước chưa hoàn thành các thủ tục này với thành phố. Mặt khác, mỗi trụ sở chỉ cần 2 vọng gác nhưng ngân hàng lại làm đến 6 cái là không đúng.

"Chẳng lẽ anh muốn xây 20 vọng gác cũng được à? Một lần nữa tôi khẳng định mình không sai", ông Hải nhấn mạnh.

Phó chủ tịch UBND quận 1 cũng ra thời hạn trong vòng một tháng Ngân hàng Nhà nước tại TP HCM phải hoàn thiện các hồ sơ, giấy phép còn thiếu. Riêng hàng rào xích bằng thép mà ngân hàng để trên vỉa hè, chiếm hết lối đi người dân, vẫn bị tháo dỡ.

Trước đó, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, 4 chốt chặn trên là của Bộ Công an, được thiết lập nhằm mục tiêu bảo vệ kho tiền Quốc gia của Ngân hàng Nhà nước. Đây là khu vực cần đảm bảo an ninh tuyệt đối. "Lực lượng chức năng của quận 1 tiến hành tháo dỡ mà không có thông báo đã gây nên nhiều bức xúc. Chúng tôi đã yêu cầu lãnh đạo thành phố khẩn trương xem xét lại sự việc", ông Tú khẳng định.

clip_image002

Vọng gác tại Ngân hàng nhà nước trước khi bị tháo dỡ. Ảnh: Duy Trần.

Trước quyết tâm lập lại trật tự đô thị để quận 1 thành "Singapore thu nhỏ", ông Đoàn Ngọc Hải thường xuyên dẫn lực lượng xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường. Ông đã yêu cầu phá bỏ nhiều công trình của cơ quan công quyền, xử phạt hàng loạt ôtô biển xanh vi phạm...

Ông Hải từng tuyên bố "không ngại đụng chạm", "sẽ cởi áo về vườn" nếu không thể xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm lòng lề đường.

Động thái quyết liệt của quận 1 được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đánh giá cao, yêu cầu các quận huyện khác phải "học" cách làm quyết liệt của ông Hải, chứ "không ngồi bàn giấy chỉ đạo".

Tại cuộc họp báo thường kỳ sáng 27/2, Chánh văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết, đang có 2 luồng dư luận "ủng hộ" và "phản đối" cách làm của ông Hải. Tuy nhiên, thành phố khẳng định ông Hải làm đúng với trách nhiệm được giao và hoàn toàn căn cứ vào pháp luật để thực thi, xử lý vi phạm. 

D.T.

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/quan-1-tra-lai-chot-cong-an-tai-ngan-hang-nha-nuoc-3547782.html

 

3. Ông Đoàn Ngọc Hải cho lắp lại rào xích trước ngân hàng, vỉa hè thông thoáng

Nguồn: Bài đã bị xóa http://thanhnien.vn/.../ong-doan-ngoc-hai-cho-lap-lai-rao...

 

4. Công an phường vừa nghỉ, vỉa hè Hà Nội lập tức kín xe máy

Đoàn Bổng

- 11h30 trưa nay, ngay khi lực lượng chức năng rời đi, vỉa hè phố cổ lại ken kín xe máy, hàng hóa, người đi bộ lại được "mời" xuống lòng đường.

Ghi nhận tại phố Hàng Cân, Hàng Đào, Hàng Cá, Hàng Rươi, Lương Văn Can..., quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

clip_image004

Tại 34 Hàng Cân xe máy tràn lòng đường

clip_image005

Hàng dài xe máy trước số nhà 28 Lương Văn Can

clip_image006

54 Hàng Cân

clip_image007

Các thùng hàng được chuyển ra trên phố Lương Văn Can khi không còn bóng dáng lực lượng chức năng

Trung úy Phạm Ngọc Quang (Công an phường Hàng Trống): Việc tuần tra, kiểm soát trật tự đô thị, lực lượng cảnh sát khu vực tiến hành thực hiện thường xuyên. Việc giải quyết vi phạm là việc được diễn ra hàng ngày. Hàng năm có hàng trăm trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính...

clip_image008

Số nhà 25 phố Hàng Bồ

clip_image009

clip_image010

Phố Hàng Ngang

clip_image011

14D Hàng Cá

clip_image012

Tại số 5 Hàng Cá

clip_image013

 

 
clip_image014

Buôn bán trên vỉa hè tấp nập trở lại ở số 3 Hàng Rươi

Đ.B.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/tin-moi-cong-an-nghi-via-he-ha-noi-kin-xe-may-358818.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn