Chào mừng Kim cháu tới Việt Nam nhắc lại một chuyện thời Kim ông

Vũ Thư Hiên

Kim đã không còn đeo huy hiệu hình ông nội và bố mình nữa. Khi đến VN cũng vậy. Đó là chỉ dấu Kim từ nay là Kim chứ không phải là cái bóng của ai. Đó là từ nay Kim sẽ tự quyết định con đường của Triều Tiên theo ý mình chứ không theo khuôn mẫu đã đi trước.

Nhưng để từ chủ động theo ý mình đến theo ý 25 triệu người dân Triều Tiên còn là muôn dấu hỏi. Kim vì ai trong cuộc lột xác này?

Thời gian sẽ trả lời.

Tổng biên tập báo Tuổi trẻ Vũ Kim Hạnh từng bị kỷ luật vì 10 năm trước viết sự thật của Triều Tiên. Và hôm qua Tuổi trẻ đã có bài tường thuật tại Bình Nhưỡng rất khôn ngoan, tuy ca ngợi thành phố sạch đẹp, nhiều công trình kiến trúc đồ sộ nhưng thiếu sức sống và con người luôn bị kiểm soát. Các nhà báo VN không được tự do tác nghiệp, tiếp xúc với người dân.

Một đất nước mà con người không được tiếp xúc tự do với con người là chỉ dấu của nghi kỵ và sợ hãi.

Một đất nước dân chưa đủ ăn, không có không gian mạng mà lấy vũ khí hạt nhân để làm sức mạnh của mình là một đất nước lòng dân tảng băng chìm lầm lũi trôi, báo hiệu sự hoan ca tưng bừng nhẩy múa trên thảm đỏ chói phủ trên nó là sự dối trá.

Thời gian sẽ trả lời.

Gã chào đón Kim vì ở trong gã nẩy nòi một niềm tin rằng Kim thực sự muốn thay đổi. Kim hơn ai hết biết rằng con đường Triều Tiên đã đi là con đường tạo nên kẻ thù. Kẻ thù trong và ngoài. Cần đi con đường khác - con đường của tình yêu hoà đồng nhân loại.

Gã nhìn thấy Kim đã hành động và đang hành động rất khôn ngoan: Tháo ngòi nổ kinh tế trước.

Không phải tự dưng Trump tuyên bố: Triều Tiên nếu từ bỏ vũ khi hạt nhân thì sẽ nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế.

Kim cũng thấy điều đó.

Nhưng để trở thành một cường quốc kinh tế như Trung Quốc đến là một đất nước của hoà hợp, an hoà với chính dân mình và với nhân loại, một đất nước con người tin yêu con người thì còn xa vời vợi.

Gã chua xót để nói lời này: mọi vũ khí, mọi cường quyền chỉ làm cho dân sợ chứ không hề làm cho dân tin, dân yêu.

Chàng Kim hãy nhìn sang các quốc gia văn minh châu Âu mà chàng đã có tuổi thơ học hành ở đó, coi là mô hình đưa đất nước mình vươn tới chứ đừng coi nước gã là mô hình đi theo làm cho chính gã phải buồn cười... chua chát.

Đã tự mình quyết định thì quyết định điều tốt nhất!

Mà, chả cần học đâu xa, học ở chính Hàn Quốc và dũng cảm nói với 25 triệu đồng bào của mình cái sự thật bao năm bưng bít: Tại sao cũng người Triều Tiên ở phía Bắc lại đói nghèo còn tại phía Nam lại thịnh vượng?

Vấn đề cuối cùng đối với một nhà lãnh đạo quốc gia đúng cho tất cả các quốc gia đó là: cái gì đeo trong trái tim mình mới quyết định.

FB Lưu Trọng Văn

D:\Pictures\Ông cháu Ủn.jpg

Mùa đông năm 1956, sinh viên nước Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên Ho Un Pei, nhà thơ, đảng viên cộng sản, trong cuộc họp bất thường của chi bộ mà anh là bí thư đã lên tiếng đòi Đảng Lao động Triều Tiên phải nghiêm khắc kiểm điểm Chủ tịch Kim Nhật Thành về những hiện tượng phi dân chủ, sùng bái cá nhân. Trước khi sang Liên Xô học, Ho Un Pei là sĩ quan tình báo, hoạt động tại Hán Thành, nhiều lần bị thương, từng bị bắt. Sau khi anh gửi bản kiến nghị của chi bộ lên Sứ quán, các nhân viên mật vụ Triều Tiên đội lốt cán bộ ngoại giao lập tức đến trường mời anh tới gặp Đại sứ. Sẵn sàng để tranh luận, anh đến, nhưng vừa bước vào trong sứ quán thì lũ mật vụ đã lập tức xô tới, xúm vào đánh anh, giam anh lại trong một phòng của Sứ quán. Ho Un Pei đã dùng mẹo nhà nghề lừa được bọn mật vụ. Anh năn nỉ xin chúng cho đi tắm rồi đập cửa sổ phòng tắm chui ra, nhảy từ tầng lầu thứ tư xuống, vùng thoát ra ngoài. Tuyết gom thành đống dưới chân tường đã giảm nhẹ cú rơi từ độ cao hơn hai chục thước. May cho anh, người lính Liên Xô gác cửa sứ quán đã không ngăn anh chạy ra.

- Chúng nó định thủ tiêu cậu? Ngay trong Sứ quán?

Được tin anh thoát hiểm, chúng tôi kéo đến hỏi thăm.

- Không, chúng nó nói sẽ áp giải mình về nước - anh kể về cuộc đào thoát, cánh tay bị sái treo trước ngực - Mình đề nghị chúng nó cho gặp vợ mình trước khi về (anh có vợ, cũng người Triều Tiên, học tại trường y Moskva), đề nghị cho mình quay lại ký túc xá lấy quần áo thì chúng nó cười đểu: “Về đến Triều Tiên mày không cần vợ nữa đâu, quần áo thì một bộ đã thừa đủ”.

Nước mắt ròng ròng, Ho Un Pei đọc cho tôi nghe những bức thư anh gửi Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, gửi Chủ tịch Kim Nhật Thành: “Tôi tuyên bố từ bỏ Đảng đã phản bội nhân dân Triều Tiên anh hùng và đau khổ... Tôi đau lòng từ bỏ quốc tịch Cộng hòa nhân dân Triều Tiên, vì nó không xứng đáng với tôi, vì nó không phải là quốc tịch của tôi mà là dấu ấn đóng trên trán tên nô lệ... Trong mình tôi mãi mãi chảy dòng máu của tổ tiên và tôi mãi mãi mang trong tôi niềm tự hào là người Triều Tiên...”.

Tôi gai người khi nghe Ho Un Pei đọc những dòng chua xót.

Hãy cho Trump một cơ hội về Bắc Hàn

Daniel DePetris
Mai Hưng dịch

Với mỗi ngày trôi qua, thế giới lại càng gần hơn với hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội, Việt Nam, điều này sẽ xác định xem liệu tám tháng ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên có thành công hay không.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiN4N73vPqc2CcJhiUKHckF9CSHC9qDPk_9bLTpGUtbrLEvwolypf_r7ofIQRJ4tN5XQ-wAZNFtYP2RWmAqWGbOFZceOV8bbgsROYHZFVNPJ8Z0dPss8bmDiYMbfRP5jhSLgAsikeIrRgI/s640/Unknown.jpeg
Nếu cuộc gặp Donald Trump-Kim Jong-un đầu tiên ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái là một nỗ lực phá băng và thiết lập mối quan hệ cá nhân, thì phần tiếp theo tại Việt Nam tuần này sẽ là cơ hội cho cả hai người sử dụng mối quan hệ mới của họ để thực hiện một điều kỳ diệu: một tình trạng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và phi hạt nhân hóa của Bắc Hàn.

Đó là một phiên bản lạc quan. Còn phiên bản bi quan - và phổ biến hơn nhiều của câu chuyện là hội nghị thượng đỉnh Hà Nội sẽ hoàn toàn lãng phí thời gian, đầy những bức ảnh vô nghĩa, cử chỉ trống rỗng và những cuộc chuyện trò màu hồng không có chất thực tế kèm theo. Washington, DC, một thị trấn đầy ắp những con diều hâu đối với Bắc Hàn từ các tổ chức, cả tả và hữu, đều cho rằng cuộc gặp đã gần như một thất bại.

Sự khôn ngoan thông thường sẽ diễn tiến như thế này: Kim Jong-un không phải là một cái gì khác hơn là một sự lặp lại có hiểu biết về công nghệ của người cha và ông nội của ông ấy (a technologically-literate iteration of his father and grandfather). Kim Jong-un là một kẻ xảo quyệt và đầy mánh khóe (He is crafty and manipulative) và đã quyết định sử dụng sức hấp dẫn của hoạt động ngoại giao trong 12 tháng qua như một công cụ để xoa dịu các yêu cầu của Washington về việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn, ngay lập tức và kiểm chứng được mà không thực sự có ý định từ bỏ các khả năng đó. Trump, với mong muốn thuyết phục mọi người bằng một thành công của chính sách đối ngoại để đánh lạc hướng khỏi các vấn đề pháp lý và chính trị tại quê nhà, sẽ đảo xáo, sẽ chơi xấu khi ông ta ngồi vào bàn với nhà lãnh đạo Bắc Hàn (Trump will be played like a fiddle when he sits down with the North Korean leader). Và hội nghị thượng đỉnh Việt Nam, giống như hội nghị ở Singapore, tất cả sẽ chỉ là những hiện tượng quang học và sẽ không có một kết quả nào.

Bàn về một chỉ thị của Ban Bí thư TƯ Đảng

Nguyễn Đình Cống

“Nếu cứ kiên trì CNML thì chắc chắn thất bại, nhưng nếu ĐCSVN chỉ muốn làm trong sạch  để củng cố và kéo dài sự cầm quyền thì vẫn có thể làm được khi biết tuân theo Đạo Trời và hợp Lòng Người” – N.Đ.C.

“Đạo Trời” là gì? Chắc Ông Trời sinh ra muôn vật là để cho muôn vật đều được vui sống, không loài nào tiêu diệt, xâm lấn loài nào. Còn Lòng Người là gì? “Lòng vả cũng như lòng sung”, có người dân Việt nào mà không muốn dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, mỗi con người đều có quyền làm người. Một ĐCSVN làm được mấy điều đó thi… mục tiêu “thoát Cộng và Thoát Tàu” đã xong rồi anh Cống ạ. Nghĩa là ông Trọng thôi không còn ngự trên cái ngai vàng của ông nữa. Anh nói nghe sướng quá,  nhưng chắc các ông bà tứ trụ và BCT đang mếu đấy.

Bauxite Việt Nam

Đó là  Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư Về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng. Tôi vô tình biết chỉ thị này, tìm hiểu xem sao, và thấy buồn cười, đành viết vài câu bàn luận để may ra có ai tìm thấy được trong đó vài ý đúng hoặc sai nào đấy.

Nội dung chỉ thị gồm có phần đánh giá tình hình đảng viên hiện tại và đề ra 7 nhiệm vụ. Về tình hình, chỉ thị  đặc biệt chú ý đến các mặt yếu kém và nhận định: “Những khuyết điểm, yếu kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng”. Tóm tắt 7 nhiệm vụ như sau :

1-Nâng cao nhận thức; 2- Chấn chỉnh công tác kết nạp; 3- Tăng cường công tác quản lý, giáo dục; 4- Kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; 5- Tăng cường giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; 6- Có kế hoạch quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc;  7- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Chỉ thị này góp thêm số lượng các văn bản  nhằm làm cho Đảng trong sạch và vững mạnh. Văn bản loại này đã có nhiều lắm. Thế nhưng nội dung của chỉ thị 28 chẳng có gì mới, chỉ là nhắc lại những điều cũ, những thứ nhàm chán, có rất ít giá trị.

Một điều rất quan trọng là nhầm lẫn giữa mục đích và phương tiện. Mục đích là điều cần hướng tới, cần đạt được, còn phương tiện là cái dùng để đạt mục đích, nó là tạm thời. Một việc làm có mục đích trước mắt là AB nào đó, rồi AB trở thành phương tiện để đạt mục đích CD, tiếp theo CD trở thành phương tiện nhằm tới mục đích EF v.v. ..Việc làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, suy cho cùng chỉ là tạo phương tiện để Đảng nhằm mục đích khác, cao hơn. Vậy mục đích cao hơn đó là gì.

Phải chăng Đảng cho rằng cần lấy lại niềm tin của dân, để củng cố vai trò lãnh đạo và cầm quyền, từ đó sẽ theo một trong 2 hướng sau: Hướng 1- Để  thực thi Chủ nghĩa Mác Lê (CNML), xây dựng CNXH; Hướng 2- Để xây dựng đất nước giàu mạnh, mang lại tự do, hạnh phúc cho toàn dân.

Có ý kiến cho rằng cần theo hướng 1 để thực hiện hướng 2. Tôi không tán thành.

KHI HỘI NHÀ THỎ CHƠI XỎ CÁC NHÀ THƠ

(Nhận xét nội dung những câu thơ được thả lên trời trong ngày Rằm tháng Giêng Kỷ Hợi của Hội Nhà văn Việt Nam)(*)

Chu Mộng Long

Đọc đi đọc lại 50 câu thơ do Hội Nhà Thỏ chọn thả lên trời trong ngày Thỏ Việt Nam, tôi chỉ có thể khẳng định, Hội Nhà Thỏ cố tình chơi xỏ các nhà thơ và gây ô nhiễm môi trường văn hóa Việt.

Lựa chọn thơ để thả thơ, tôi hiểu tiêu chuẩn đặt ra phải theo chủ đề và hay.

Chủ đề thì nằm hẳn ở biển quảng cáo: "Sông núi trên vai". Theo giải thích của các yếu nhân trong Hội Thỏ, “sông núi trên vai” chính là “sông và núi trên vai”. Như bài trước tôi viết (**), họ không phải dùng từ ghép “sông núi” mà là dùng hai từ đơn “sông và núi”. Bằng chứng là khi khoe tiếng Anh họ tách làm đôi Mountains and rivers. Cách dùng đó ắt là: 1) Nhà Thỏ xem sông và núi như củ khoai và củ mì gánh trên vai, 2) Núi cao đè lên và sông sâu nhấn chìm đôi vai Nhà Thỏ. Nội dung 1 tự biến Nhà Thỏ thành chị nhà quê lam lũ, cực nhọc. Nội dung 2 làm cho Nhà Thỏ thành cỏ rác hay xác chết bị mất tích hoặc trôi lềnh phềnh trong cơn lũ. Đó là lý do Hội Nhà Thỏ chọn chủ yếu những câu thơ bát âm, nỉ non khóc như khóc hờ đám ma? Lừng danh là người chỉ biết lên gân và cười đầy hào khí như Tố Hữu mà Nhà Thỏ lại chọn câu thơ sụt sùi “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi / Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên” thì đã rõ ý đồ của Nhà Thỏ. Nhà Thỏ thả thơ trong nỗi niềm đau đớn, sợ hãi hoặc lấy thơ làm vàng mã lót đường cho một cuộc di quan của một đám tang mang tầm quốc gia mà chính các nhà thỏ làm đoàn người xếp hàng đi khóc mướn.

Trả tiền cho cuộc khóc mướn này, tôi tin là không nhỏ!

Tôi dành thời gian nói về tiêu chuẩn hay.

Vẫn biết lấy một câu thơ ra khỏi văn bản chẳng khác gì móc đôi mắt người đẹp bỏ ra đĩa, không chừng sẽ thành một cục thịt nhầy nhụa. Nhưng không phải không có những câu thơ rất trọn vẹn về tứ, hình và ý gặp gỡ tự nhiên, hình lung linh, ý sâu thẳm, tách hẳn ra vẫn hay, vẫn đẹp. Như câu thơ của Đặng Dung khắc tạc vào non sông hình ảnh tráng sĩ mài gươm dưới trăng đến bạc đầu, bi thiết mà hào hùng: “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch / Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma”. Như câu thơ của Xuân Diệu tạo hình nỗi cô đơn và bi kịch của phận người, tưởng bé nhỏ mà thành lớn lao cao cả: “Trái đất ba phần tư nước mắt / Đi như giọt lệ giữa không trung”. Ngây thơ như cậu bé Trần Đăng Khoa cũng có những câu thơ rất hay về mẹ Việt Nam, đời thường bình dị nhưng chứa đựng cả hồn thiêng sông núi: "Cả đời đi gió đi sương / Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi", “Nắng mưa từ những ngày xưa / Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”…

Trong danh sách 50 nhà thơ được thả lên trời, trừ một số nhà thơ tào lao, đa số đều có những câu thơ hay như tôi vừa dẫn. Nhưng thật bất ngờ, 50 câu thơ được thả ấy không khác những con chim bị Hội Nhà Thỏ đi săn nhốt nhiều ngày, ốm đói rồi phóng sinh để nhón tay làm phúc. Và thật vô phúc cho tất cả những nhà thơ có tên trong danh sách ấy. Người chưa từng đọc những nhà thơ này sẽ thốt lên, rằng thơ như vậy mà thành nhà thơ được sao?

Đại thi hào Nguyễn Du thì được chọn một câu thơ rất sến ngang tầm mấy ông thầy cúng làm ra để tế cô hồn: “Nỗi lòng đau đớn lạ thường / Mặt trời vàng úa vì thương kiếp người”.

Từ các ông cổ điển Trần Nhân Tông, Trần Nguyên Đán, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà… cho đến các ông hiện đại Hồ Chí Minh, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật… thì được chọn những câu thơ rất sáo. Những trường hợp Trần Nhân Tông, Trần Nguyên Đán, không ai lấy thơ đánh giá sự nghiệp hay nhân cách của họ nên chọn thơ hay hoặc dở không thành vấn đề, chọn câu nào hoặc không chọn cũng chẳng sao. Nhưng nổi tiếng trong thi ca Việt sự ngông nghênh, kiêu bạc như Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, lãng mạn đa tình như Tản Đà mà chọn những câu này thì khác nào dìm hàng họ xuống ngang hàng mấy cô đào hát ả đào, hát cải lương hay hát xẩm: “Kim cổ miên man tình đất nước / Sao mình làm mãi một thi ông” (Cao Bá Quát), “Thương thay người ở đôi quê / Nẻo đi thì nhớ, nẻo về thì thương” (Nguyễn Công Trứ), “Ngày ngắn, đêm dài, đêm lại sáng / Đêm qua ai có bạc đầu không?” (Tản Đà)…

Những câu thơ thế này mà gọi là thơ sao: “Vĩnh viễn chim ca, vĩnh viễn nắng cười / Vĩnh viễn anh yêu em như yêu sự thật” (Xuân Diệu), “Lịch sử thế kỷ hai mươi là lịch đường rừng / Thế kỷ mới chính là đường cao tốc” (Phạm Tiến Duật)?

Chế Lan Viên có không ít những câu thơ mà tứ thơ đạt đến sự lung linh của hình tượng và chiều sâu của trí tuệ, cảm xúc, nhưng Hội Nhà Thỏ lại chọn câu triết lý về thơ theo lối tự sướng và rất bông phèng: “Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật / Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay”. Triết lý về thơ như vậy thì nói ngược cũng được: “Nhà thơ như con thỏ biến trăm rau thành một cứt / Một cứt thành, con thỏ chạy cong đuôi”.

Nhiều người vì định kiến chính trị mà hạ bệ thơ Hồ Chí Minh chứ theo tôi, trong Nhật ký trong tù và ngoài tập Nhật ký trong tù, có những câu không ở mức tầm thường. Chẳng hạn, lấy câu này trong bài "Tân xuất ngục học đăng sơn" cũng đảm bảo một phong cách Hồ Chí Minh, cổ kính trang nghiêm mà lãng mạn đời thường, cao vời mà sâu thẳm, rất gắn với chủ đề “sông núi trên vai”: “Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh / Dao vọng Nam thiên ức cố nhân”. Còn lấy câu: “Việc nước việc quân bàn đã dứt / Bên song tựa gối ngủ cùng trăng” thì loại trừ tính chất thời sự (rất phi thơ) “việc quân việc nước” lớn lao của Cụ, tứ thơ ngủ cùng trăng rất cũ; nếu nói tứ ấy thấm đẫm tinh thần lạc quan hay yêu thiên nhiên thì cách nói “ngủ khách sạn ngàn sao” mà mọi người vẫn hay đùa vui có lẽ thú vị hơn.

Làm thơ ắt có câu dở câu hay. Phải chăng Hội Nhà Thỏ cố tình chọn toàn câu thơ dở của nhà thơ đã chết để đặt bên cạnh những câu thơ rất dở, nhạt hơn nước ốc của những nhà thỏ đang sống, hàng không ai biết tên tuổi như Hồng Thanh Quang, Mai Liễu, Nguyễn Hữu Quý, Đinh Thu Vân, Lê Thành Nghị, Văn Đắc, Phạm Đức, Phạm Hồ Thu… để đánh đồng cá mè một lứa? Câu thơ của Hồng Thanh Quang lãng nhách: “Trên cánh đồng của tôi mùa ấu thơ đã hết / những luống rạ khô như một giấc mơ vàng”. Mơ làm bò ăn rơm à? Câu thơ của Trần Cao Sơn, đứng trước mồ liệt sĩ, tỏ ra trang nghiêm thành kính mà lại nhả ra câu thơ vụng về, như thể bọn trẻ trâu vừa thắp nhang tưởng niệm vừa cười khúc khích: “Hương cháy lên tắt đi rồi lại cháy / Các anh cứ trẻ măng khi nhân loại đã già”. Hình ảnh liệt sĩ dù là trẻ, nhưng sự hy sinh là lớn lao cao cả mà nhà thỏ vẫn xem như chưa trưởng thành so với nhân loại à? Câu thơ của Phạm Đức triết lý về cái tôi như kẻ dở hơi: “Mỗi ngày tôi luyện thành tôi mỗi ngày”. Định nhại cụ Tố Hữu “Bốn nghìn năm ta lại là ta…” với cái lý không chịu phát triển nhân cách à?

Còn nhiều nữa, vì nể nang nên hãy để họ yên... trong nấm mồ thi ca.

Đặt những câu thơ dở nhất của những nhà thơ tiền bối đã chết bên cạnh những câu thơ "hay nhất" của các nhà thỏ đang sống bâu quanh anh Thỉnh, phải chăng Hội Nhà Thỏ định dìm hàng nhà thơ lớn để được nổi danh?

Tôi hình dung anh Thỉnh lại sẽ nói, cảm nhận thơ hay dở là chủ quan cá nhân, phức tạp lắm, giống như anh biện luận cho qua chuyện về tiếng Anh hiện đại vậy. Vậy thì để cho khách quan, tôi dựa vào bình xét của một nhà thơ, chị Phạm Hiền Mây, người có nhiều bài thơ vào hàng khá của thơ đương đại. Chị Mây cho rằng, trong số 50 câu thơ đó, chị thích nhất câu thơ của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và của Giáo sư Lê Trí Viễn. Thích là một chuyện, vì Thị Nở cũng có người thích, còn hay hay không phải thẩm định bằng phân tích khoa học. Mà khoa học thì có đối chứng khách quan chứ không múa loạn cào cào như đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn khi bình chữ “và” trong cụm từ “núi và sông”, rằng nhờ chữ “và” ấy mà núi và sông như múa lên và quấn quýt trên vai nghệ sĩ.

Nguyễn Trọng Tạo có nhiều câu thơ tài hoa, nhưng tôi dám chắc câu thơ: “Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi” chẳng có gì hay. Anh định nói nghìn năm trôi nhanh như cái chớp mắt hay định nói cái chớp mắt dài như nghìn năm? May chăng cái nghĩa thứ hai trong phạm trù tình yêu thì có mới, chứ nghĩa thứ nhất triết lý về thời gian thì xưa như quả đất. Mà tôi tin anh viết ở nghĩa thứ nhất vì bài "Đồng dao cho người lớn" ấy không có ý nào nói về tình yêu.

Câu thơ của cụ Lê Trí Viễn thì tôi xin thành kính cáo lỗi trước, đối với cụ và với những người sùng tín người thầy của nhiều thế hệ thầy. Thoạt đầu tôi tưởng đó là câu văn xuôi khi giảng văn cụ tếu táo cho vui: “Đêm Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng, Nguyễn Du tắt bớt trăng và vặn thấp ngọn đèn”. Không ngờ câu văn xuôi ấy nằm trong một bài thơ tứ tuyệt có tên “Đêm ấy, đêm này”:

Đêm Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng

Nguyễn Du tắt bớt trăng và vặn thấp ngọn đèn

Anh đến với em đêm thần tiên ấy

Trăng với đèn chuếnh choáng hơi men.

Tôi nói ngay với chị Phạm Hiền Mây, câu thơ này không đúng tinh thần Truyện Kiều, không có "đêm thần tiên" nào cả mà nhuốm sự dâm ô phàm tục. Sự thật, trong văn bản Truyện Kiều, khi Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”, trời có tối hơn cho Kiều lén lút trên đường tìm trai: “Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần”. Nhưng đến khi bước vào sân nhà, lúc chàng Kim “Vội mừng làm lễ rước vào” thì “Đài sen nối sáp song đào thêm hương”, tức đèn được khêu lên to hơn, và trăng cũng sáng lên lồ lộ: “Vầng trăng vằng vặc giữa trời / Đinh ninh hai miệng một lời song song”. "Tắt bớt trăng và vặn thấp ngọn đèn" hồi nào? Bịa, tán bừa. Đèn sáng, trăng soi như vậy thì khi dù “Sóng tình dường đã xiêu xiêu / Xem trong ong bướm có chiều lả lơi” cũng không thể mần ăn chi được. Cho nên Kiều mới nghiêm khắc với mình và với chàng Kim: “Đã cho vào bậc bố kinh / Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”. Đèn sáng, trăng soi cùng với lễ giáo đã tạo ra khoảng cách thanh lọc, biến chuyện trai gái đời thường phàm tục thành tình yêu thánh thiện, sáng trong. Một quan hệ thẩm mỹ như vậy làm sao có thể tưởng tượng ra chuyện dâm ô phàm tục? Thiên tài Nguyễn Du là tạo nên cái nghịch lý khoảng cách gần mà xa của tình yêu, khác với Nguyễn Đình Chiểu minh họa giáo điều lúc Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra / Nàng là phận gái ta là phận trai”. Nếu cho rằng câu thơ của cụ Lê Trí Viễn hay thì có chăng là câu cụ giễu cợt Nguyễn Du, nhưng xét đến cùng đó chỉ có thể là sự giễu cợt vô duyên, không thể hay hơn bọn trẻ trâu giễu cợt cụ Nguyễn Đình Chiểu: “Vân Tiên ngồi dưới gốc môn / Chờ cho trăng lặn bóp lồw Nguyệt Nga”!

Cuối cùng, tôi muốn nói đến sự ngu dốt và cẩu thả hết cỡ khi Hội Nhà Thỏ bứt râu trên cắm bẹn dưới ngay trong trường hợp Nguyễn Xuân Sanh với câu thơ:

Hoàng hôn ngựa cuốn cầu vồng lụa

Ngàn mây tràng giang buồn muôn đời

Thỉnh, Thiều và cả ngàn hội viên Hội Nhà Thỏ trả lời cho tôi xem, các ông các bà đã moi móc ở đâu ra cái câu thơ trên của Nguyễn Xuân Sanh?

Vểnh tai thỏ lên tôi trả lời cho mà nghe nhé. Câu “Hoàng hôn ngựa cuốn cầu vồng lụa” nằm ở cuối bài "Nhạc rừng Việt Bắc":

Gặp gỡ trời xanh trên núi cũ

Hoa cười Hà Nội sáng duyên mây

Hoàng hôn ngựa uốn cầu vồng lụa

Cũng hẹn về đây những phố đầy.

“Uốn” chứ không phải “cuốn”. Không phải sai chính tả hay lỗi thằng đánh máy mà do dốt đặc về thơ, không biết hình ảnh “Hoàng hôn ngựa uốn cầu vồng lụa” là gì.

Không có câu “Ngàn mây tràng giang buồn muôn đời” nào cả mà chỉ có câu “Ngàn mày tràng giang buồn muôn đời” nằm ở khổ thứ ba bài thơ "Buồn xưa" nổi tiếng trong Xuân thu nhã tập:

Buồn hưởng vườn người vai suối tươi

Ngàn mày tràng giang buồn muôn đời

Môi gợi mùa xưa ngực giữa thu

Duyên vàng da lộng trái du ngươi.

Không phải “mây” mà là “mày” (chân mày) trong hệ thống của trường liên tưởng “vai”, “môi”, “ngực”, “da”. Đã dốt đặc thơ tả thực mà đòi thưởng thức thơ tượng trưng mới ra nông nỗi này!

Hai câu thơ của người ta ở hai bài khác nhau, đã viết sai do không hiểu gì, lại đem cột chung thành một câu như chị bán rau lú lẫn dùng lạt buộc rau muống lộn rau lang, có đáng mặt là Hội Nhà Văn không?

Tóm lại, Hội Nhà Thỏ đã không chỉ ngu về từ loại - cú pháp - ngữ nghĩa tiếng Việt (xem bài trước), dốt đặc về thơ ca, mà còn cố tình dìm hàng các nhà thơ bằng đủ các trò, chọn thơ dở, xuyên tạc, làm méo mó ngôn ngữ và thơ Việt để quảng bá ra nước ngoài.

Một đời dạy văn của tôi, tôi có mắng học sinh lười học nhưng chưa bao giờ dám chửi học sinh ngu hay dốt, vì không chỉ phạm luật mà còn vì học sinh ngu hay dốt là do thầy. Nhưng với Hội Nhà Thỏ mỗi năm tốn bao nhiêu tỉ đồng xương máu dân nuôi, tự hào là tinh hoa văn hóa của dân tộc, tôi phải chửi thẳng!

Với tư cách là một thầy dạy văn có trách nhiệm bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt và đền thiêng của thi ca dân tộc, tôi đề nghị theo cách của triết gia Plato, hãy trục xuất ngay lập tức Hội Nhà Thỏ ra khỏi "vương quốc cộng hòa lý tưởng" của chúng ta!

C.M.L.

---------

Link báo Văn nghệ đăng 50 câu thơ thả lên trời gây ô nhiễm đất Việt:

http://baovannghe.com.vn/50-cau-tho-tha-trong-ngay-tho-viet-nam-2019-18804.html?fbclid=IwAR36Yc9iOFXTul9pYWSFALeUVb5PPGtCQgGVMmpI4wsVy54SnkZKFptMZ-w

(*) Phụ đề do BVN thêm.

(**) Xem bài: https://www.facebook.com/pham.nguyentruong/posts/2392549404112325

Nguồn: FB Chu Mộng Long

Việt Nam: Xây chùa ‘hoành tráng’ là tốt hay xấu?

Ben Ngô / BBC Tiếng Việt

tam chúc

Ảnh: FB CHÙA TAM CHÚC - Báo Việt Nam cho hay chùa Tam Chúc ở Hà Nam đã mở cửa đón khách đến viếng trong dịp Tết Kỷ Hợi dù chùa này vẫn chưa khánh thành

Gần đây xuất hiện một số ý kiến ở Việt Nam cho rằng có hiện tượng xây quá nhiều chùa to, công trình tâm linh kết hợp du lịch.

Hiện tượng này nên được nhìn nhận ra sao?

Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có khoảng 18 nghìn ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất…

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói với BBC từ Hà Nội: "Hôm Tết vừa rồi tôi có đi cùng đoàn của Trung tâm Minh Triết đến xã Lưu Xá, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên để thăm hai ngôi chùa cổ và nhỏ là chùa Văn và chùa Vũ".

"Khi đến viếng các chùa này, người ta vẫn có thể cảm nhận được không khí thanh tịnh của Phật giáo từ thế kỷ 18".

"Các vị tu hành ở đây dường như còn xa lạ với mùi tiền".

"Từ hai ngôi chùa ấy, tôi bỗng nghĩ về bàn tay của những nhóm lợi ích đổ tiền vào tạo nên những ngôi chùa hoành tráng nhưng vô hồn, văn hóa dân tộc không còn mà lại mang dáng dấp chùa Trung Quốc như chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc".

"Tôi đoán là có nhiều nguyên nhân cho việc xây chùa to".

tam chúc

Ảnh: FB CHÙA TAM CHÚC - Chùa Tam Chúc được các báo Việt Nam mô tả "là ngôi chùa lớn nhất thế giới"

"Hình như trong tính cách lâu đời của người Việt có tâm lý muốn cầu phúc lộc, muốn bỏ ra ít tiền ở cửa Phật thì thu được cái lợi ngay trước mắt".

"Cho nên có người dựa vào tâm lý ấy nên bỏ tiền xây chùa thật hoành tráng, rồi sau đó thu lại tiền cầu phúc của Phật tử".

"Tôi sợ rằng rồi đây cái sự tích lũy tư bản chủ nghĩa trong xã hội Việt Nam hiện nay sẽ ảnh hưởng đến những ngôi chùa cổ ngày xưa".

"Ở rất nhiều nơi tại Việt Nam, tôi thấy có sự kinh doanh tâm linh, khiến tôi ghê sợ rằng tính trong sáng nguyên thủy của Phật giáo đang dần mất đi".

Những dấu hỏi từ vụ bắt Son - Tuấn

Phạm Chí Dũng

Nguyá»…n Bắc Son và Trương Minh Tuấn. 

Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn.

Có những điểm giống nhau ‘chết người’ giữa vụ cựu Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn ‘nhập kho’ vào tháng 2 năm 2019 với vụ hình ảnh cựu Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng phải ngậm ngùi tra tay vào còng hơn một năm trước đó: cả hai đều còn giữ cương vị Ủy viên trung ương khi bị khởi tố và bắt giam; và cả hai đều có ‘độ trễ’ từ lần mất chức gần nhất đến lúc bị bắt là 7 tháng.

Sau khi bị cách lột chức vụ Ủy viên Bộ chính trị vào tháng 5 năm 2017, Đinh La Thăng được Bộ chính trị ‘phân công’ về làm Phó trưởng ban Kinh tế trung ương như một thủ thuật ‘nhốt quyền lực vào lồng’, sau đó đến tháng 12 năm 2017 thì bị bắt; còn Tương Minh Tuấn sau khi bị cách chức Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông vào tháng 7 năm 2018, 7 tháng sau cũng bị bắt nốt.

Tại sao Tuấn ‘thoát’ tại Hội nghị trung ương 9?

Vụ hai cựu Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị tống giam vào ngày 23/2 - hai tuần sau tết nguyên đán năm 2019 có thể xem là tương đương với sự kiện hai tướng Phan Văn Vĩnh - cựu Tổng cục trưởng cảnh sát nhân dân và Nguyễn Thanh Hóa - Cục trưởng Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao - cả hai đều thuộc Bộ Công an - bị khởi tố và bắt giam sau tết nguyên đán năm 2018 vì bảo kê cho đường dây đánh bạc công nghệ cao.

Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 - 15% trong số 7000 tỷ.

Một dẫn chứng phát lộ gần nhất về ‘tỷ lệ ăn chia’ là Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa được chính thức công bố đã ‘ăn’ 15% trong hợp đồng chia phần lợi nhuận của đường dây đánh bạc công nghệ cao.

Trong khi đó, Trương Minh Tuấn là quan chức bị nghi ngờ rất lớn về ‘âm mưu chia chác’ bởi nhân vật này đã trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho đàn anh Nguyễn Bắc Son, để Lê Nam Trà của Công ty Mobifone ký hợp đồng mua Công ty AVG.

Dường như ý chỉ của ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng là khá rõ ràng: cứ để cho ‘hai ông’ Son và Tuấn ăn tết nguyên đán Kỷ Hợi với gia đình lần cuối rồi mới bắt, theo đúng một tư tưởng mới nhen nhóm của ông Trọng: ‘chống tham nhũng phải nhân văn’.

Nhưng một dấu hỏi lớn vẫn chằn chặn là tại sao tại Hội nghị trung ương 9 vào tháng 12 năm 2018, ‘Tổng chủ’ lại không cách chức ủy viên trung ương của Trương Minh Tuấn mà chỉ làm động tác này đối với Nguyễn Bắc Son và một ‘chuột cống’ khác là Tất Thành Cang - khi đó giữ chức Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM và có nhiều dấu hiệu dính đậm tham nhũng trong hai vụ khu đô thị mới Thủ Thiêm và Nhà Bè?

Tại sao Triều Tiên không thể sao rập Việt Nam

Diên Vỹ lược dịch

VNTB - Trước hội nghị thượng đỉnh Kim-Trump, Cả Trum lẫn Pompeo đều ve vãn Triều Tiên rằng họ có thể mô phỏng cải cách thị trường của Việt Nam để trở thành “tên lửa kinh tế” và nhiều người cũng có cũng nhận định như vậy.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj2GDcBuxdl82U7BvKx5L-Jdvu7FGZLE_lMIPHm9OMPvT5ABqeDQhcfBtqB4LcSm7BJMHH_esy6AYSBc1syMkdBtApPKc8jBSTlGWHdi04Ka5B1DH08DqAtdQ7fSFtaPvPK7DANiag9hck/s640/Kim-Jong-Un-expected-to-visit-industrial-sites-in-Vietnam-ahead-of-summit.jpg

Kim Jong Un chuẩn bị khởi hành đi Việt Nam

Nhưng hai quốc gia cộng sản này lại có nhiều sự khác biệt về chính trị, kinh tế nên để được như Trump nói là không thể.

Đây là mô hình không mới và phía Triều Tiên đã có các cuộc thảo luận trực tiếp với Việt Nam từ những năm 1990. Năm 2012 ông Kim đã gửi một phái đoàn đến Hà Nội để nghiên cứu kinh nghiệm cải cách Việt Nam và việc chuyển hướng sang chủ nghĩa xã hội định hướng thị trường

Những điểm tương đồng

Triều Tiên có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam đêm trước đổi mới. Ví dụ “ Chính phủ đàn áp nhất thế giới” mà Washington dành cho Việt Nam năm 1983 thì “danh hiệu” đó giờ được chuyển sang cho Bắc Hàn.

Cả hai đều ở thời điểm tương ứng về lịch sử cũng lạc hậu kinh tế. Năm 1984, Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia nghèo nhất thế giới; thu nhập bình quân đầu người chỉ là 160 đô la Mỹ, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào thời điểm đó.

Lạm phát thường đạt gần 1.000%, trong khi xuất khẩu không đáng kể, mặc dù Liên Xô đã mua chúng với giá tăng cao. Hà Nội đã phụ thuộc vào nhập khẩu từ khối Xô Viết, và nợ công bị tê liệt. Việt Nam cũng phải chịu các lệnh trừng phạt do một số quốc gia phương Tây áp đặt.

Đối với các nhà kinh tế bên ngoài Bắc Triều Tiên - và có lẽ đối với hầu hết các chuyên gia bên trong cũng vậy - gần như không thể đánh giá chính xác tình trạng của nền kinh tế Triều Tiên.

Một ước tính gần đây của một nhóm nghiên cứu của người Bắc Triều Tiên làm việc tại ngân hàng trung ương Hàn Quốc, ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ vào năm 2017 ở mức 32,3 tỷ đô la.

Hà Nội đã phi quân sự hoá từ những năm 1980 vì Hà Nội không còn khả năng trả lương cho quân nhân và nhiều người quay sang tham gia buôn bán nhỏ, việc này đã cứu vãn Việt nam thoát khỏi nạn đói. Theo Bill Hayton, đây là điều Triều Tiên nên học hỏi Việt Nam vì Bình Nhưỡng hiện là một quốc gia quân sự.

Tuy nhiên những điểm khác biệt đáng kể làm cho Triều Tiên không dễ gì mô phỏng kinh nghiệm cải cách của Hà Nội được

Khác biệt về chính trị

Triều Tiên hiện đang được yêu cầu từ bỏ kho vũ khí hạt nhân với phạm vi có thể nhắm vào các thành phố của Mỹ trong khi đó vào cuối những năm 1980, cộng đồng quốc tế chỉ đơn thuần yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi nước láng giềng Campuchia sau khi xâm chiếm đất nước này vào năm 1979.

Đảng Công nhân cầm quyền Triều Tiên ngày nay được xem là một triều đại độc tài hơn cả một Đảng Cộng sản thông thường nào khi mà Triều tiên đã được ba thế hệ trong gia đình Kim cai trị. Và do đó bất cứ ai từ bên ngoài gia đình Kim đều không có cơ hội sử dụng bất kỳ quyền lực chính trị quan trọng nào.

Trong khi đó, từ đầu năm 1986 Việt Nam có sáu lãnh đạo đảng khác nhau và cũng như nhiều Thủ tướng trong hệ thống độc đảng độc tài của Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam, luôn luôn đi theo cái gọi là “tập trung dân chủ” từ những năm 1970 khi Đảng thống nhất rằng 4 vị trí chính trị cao nhất không bao giờ được giao cho một người nắm giữ một lúc.

Quy định này chỉ bị huỷ đi vào năm ngoái khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành Chủ tịch nước. Tuy nhiên, các lãnh đạo cao cấp bị giới hạn hai nhiệm kỳ, dự kiến sẽ rút lui sau đó khi họ trên 65 tuổi.

Như vậy, sự phân chia quyền lực này không chỉ thường xuyên làm trẻ hóa Đảng với các quan chức trẻ tuổi, mà còn đảm bảo không ai giành được quyền kiểm soát độc tài.

Một sự đổi mới chính trị như vậy là không tưởng ở Triều Tiên ngày nay vì “Tập trung dân chủ” của Việt Nam, gần như chắc chắn sẽ tiêu diệt Đảng Công nhân Triều Tiên của Kim, một nhà độc tài đơn độc lãnh đạo hàng đất nước chục năm.

Trong khi cả hai đảng cộng sản cầm quyền về cơ bản đã từ bỏ tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong những thập kỷ gần đây. Nhưng Hà Nội chuyển từ kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, họ cũng ưu tiên cải thiện quan hệ quốc tế để tạo thuận lợi cho thương mại. Thêm bạn bớt thù là một phương châm được Đảng nghĩ ra từ đầu năm 1988. Bắc Triều Tiên tuy đã chính thức loại bỏ từ “chủ nghĩa cộng sản” ra khỏi hiến pháp năm 2009, nhưng thay vào đó là hệ tư tưởng “ưu tiên hàng đầu cho quân sự” của nhà lãnh đạo tối cao.

Vì sao ầm ĩ lên án ‘giặc Trung Quốc xâm lược?’

Phạm Chí Dũng

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhUo2B3nOFovr09hevG2zpPF5lBqCXyjfl4oyLkhlpuNQcocjv3F4e7xz1I45xKkD80_cmDwHs9rqk-s5H3pH2sYAqmRqJHyXbCuTL8bw7jwAGZZhEKg8kXpnNUzxzGMIsdtLGxGXf2Kg/s640/PCD_TQ-xam-luoc_01.jpg

Bảng gỗ khắc ghi tội ác của quân Trung Quốc ở bản Tổng Chúp (xã Hưng Đạo). (Hình: Vietnamnet)

“Chưa bao giờ thấy báo chí và mấy ông nhà nước chửi Trung Quốc ác liệt như thế! Có chuyện gì vậy?” – một người dân ngơ ngác. Một số người dân khác xì xầm lo ngại “Sắp chiến tranh à?” Sắp chiến tranh à?

Vào mùa Xuân năm 2019, một trong những lần hiếm hoi kể từ cuộc chiến tranh biên giới 1979, một chiến dịch tố cáo “giặc Trung Quốc xâm lược Việt Nam” đã được tổ chức ầm ĩ bất thường trên mặt báo chí nhà nước, được bật đèn xanh bởi Ban Tuyên giáo Trung ương – cơ quan mà hẳn phải nhận được cái gật đầu mạnh mẽ bất thường không kém bởi Bộ Chính trị, đặc biệt là giới tướng lĩnh trong Bộ Quốc phòng và có thể cả “Tổng chủ” Nguyễn Phú Trọng.

Không còn như những ẩn dụ về “tàu lạ,” “nước lạ” mà vẫn còn được quán triệt từ cấp trung ương đến từng tờ báo từ năm 2018 trở về trước, vào lần này giới truyền thông nhà nước không chỉ gọi thẳng tên Trung Quốc mà còn dùng nhiều động từ và tính từ mạnh mẽ để tố cáo cuộc xâm lược “đốt hết, phá hết, giết hết” của hơn 60 vạn quân Đặng Tiểu Bình, cứ như thể quân dân cả nước đang sống lại bầu không khí chiến tranh biên giới bốn chục năm về trước.

Cái gì đã xảy ra, xảy ra đến mức đột biến mà đã khiến não trạng và quan điểm về quan hệ Việt – Trung đột ngột biến động đến thế?

Chiến dịch truyền thông tố cáo đầy giận dữ ấy đã khiến cho giới quan sát chính trị quốc tế ngạc nhiên thật sự. Một số phóng viên quốc tế và thường trú tại Việt Nam đang cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã thực sự xảy ra trong Bộ Chính trị ở Hà Nội.

“Tôi rất bất ngờ khi đọc báo. Chưa bao giờ thấy báo chí và mấy ông nhà nước chửi Trung Quốc ác liệt như thế! Có chuyện gì vậy?” – một người dân ngơ ngác. Một số người dân khác xì xầm lo ngại “Sắp chiến tranh à?”

Không chỉ dân chúng mà cả nhiều quan chức bậc trung và thấp ở các tỉnh thành cũng ngạc nhiên một cách lo lắng về trạng thái “lên đồng” của giới tuyên giáo và báo chí nhà nước khi lên án Trung Quốc. Người ta lập tức nhớ lại một sự kiện lạ lùng xảy ra vào Tháng Mười hai năm 2018: những ngư dân Phú Yên đã phát hiện ra một quả ngư lôi lớn trôi dạt vào bờ biển với những đặc điểm mà chỉ có thể của hải quân Trung Quốc. Dù sau đó khi các chuyên gia của Bộ Quốc phòng Việt Nam tìm cách trấn an rằng “đó chỉ là ngư lôi giả để tập trận”, chẳng có mấy người dân tin tưởng vào cung cách á khẩu như thế. Khả năng hải quân Trung Quốc tổ chức một cuộc tập trận đột kích Việt Nam và hoặc vô tình hoặc cố ý để tuột ra những quả ngư lôi hướng về phía bờ biển Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra.

Ngư dân ở Phú Yên, và còn ở nhiều vùng biển khác như Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam… luôn là nạn nhân xấu số của những đợt tấn công liên hồi và tàn bạo từ các tàu hải cảnh và tàu cá được bọc sắt của Trung Quốc. Một thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vào năm 2016 cho biết có đến vài ba ngàn ngư dân đã trở thành nạn nhân của các vụ đâm va và bắn giết từ phía Trung Quốc trong những năn trước. Nhưng số lượng nạn nhân trong thực tế còn có thể cao hơn. Song về phía Việt Nam, lại có một thực tồn không kém tàn nhẫn: hầu hết những vụ đâm va và bắn giết của Trung Quốc đã không được các lực lượng biên phòng và cảnh sát biển điều tra hoặc điều tra đến nơi đến chốn; hầu hết những vụ ngư dân Việt bị bắn chết đều chìm xuồng trong khi toàn bộ Bộ Chính trị Việt Nam gần như không dám mở miệng.

Những tâm ma khoác áo Tuyên giáo

Nguyễn Ngọc Chu


Nếu ta đặt vấn đề bằng cách nêu nghich lý, rằng chính những thứ  nội dung mà Tuyên giáo rao giảng bao nhiêu năm nay đã đẩy những kẻ như Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn – vốn trước đây hãy còn ngay thẳng hoặc chỉ mới có vài ba cái mầm độc cũng còn dễ chữa thôi – bỗng nhiên được đào luyện trở thành những tên ma giáo lõi đời, vừa nói dối như ranh lại vừa giỏi cướp bóc hơn cả những tên cướp cỡ bự, để rốt cuộc dù nể nang đến mấy Đảng cũng bắt phải chui vào lò ông Trọng, thì sao hở anh Nguyễn Ngọc Chu? Chúng tôi nghĩ muốn giải quyết rổt ráo đến gốc chuyển quan chức CS tham nhũng như anh đặt ra thì hẳn phải phanh phui từ cái nguyên nhân cốt lõi ấy anh ạ.  Nếu không thì như nhiều người đã nói, việc ông Trọng làm chỉ là làm phần ngọn mà thôi, và ông Trọng thì sắp qua, hễ qua rồi chắc chắn đâu lại vào đấy.
Bauxite Việt Nam

Bắt giam hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là bước đi cần thiết trong công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Chính phủ. Hai kẻ cầm đầu vụ cướp 8900 tỷ mà không bị trừng trị thì lòng tin của dân vào Đảng sẽ càng tiếp tục giảm xuống. Nhưng ngay cả khi đã trị tội thích đáng Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn, thì cũng không làm người dân bớt lo lắng.

Là bởi vì, không chỉ băng cướp Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn, mà hàng ngàn băng cướp khác đã và đang cướp tiền ngàn tỷ của dân ở khắp mọi nơi. Không thể bỏ tù hết những băng cướp này vì chúng đã đông lại còn ngày càng tiếp tục sinh sôi nảy nở. Tiêu diệt tận gốc nguyên do sinh ra các băng cướp này mới là điều nhân dân thiết tha chờ đợi.

Muốn tiêu diệt tận gốc nguyên do sinh ra các băng cướp như Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn, thì phải hỏi ai là người đã đưa Nguyễn Bắc Son - Trương Minh Tuấn lên cầm đầu Bộ Thông tin và Truyền thông? Chỉ có ở vị trí Bộ trưởng Bộ 4 T thì Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn mới có quyền lực để thực hiện vụ cướp đoạt 8900 tỷ. Chính những nhân tố đưa Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn lên chức vụ Bộ trưởng Bộ 4 T mới là những mục tiêu cần tiêu diệt.

Nhưng không chỉ chức vụ Bộ trưởng Bộ 4T mà còn chức vụ Phó ban Tuyên giáo Trung ương nữa - đều là phương tiện cướp đoạt của Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn. Chức vụ Bộ trưởng là công cụ Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cướp đoạt tiền bạc và quyền lực. Còn chiếc áo Phó ban Tuyên giáo Trung ương là công cụ để Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn cướp đoạt tiếng nói và suy nghĩ.

Những kẻ thấp văn hóa như Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn mà lại đứng trong hàng đầu Ban Tuyên giáo (Ban Tư tưởng – Văn hóa) của Đảng thì thật là tai vạ cho Đảng, làm hủy hoại danh tiếng Tư tưởng – Văn hóa của Đảng. Bởi vậy, để tránh tai vạ tương tự cho Đảng trong tương lai, thì phải truy rõ nguồn cơn qua câu hỏi sau:

Phú quý sinh lễ nghĩa

Đặng Văn Sinh

Nếu Trương Minh Tuấn không là Ủy viên Trung ương Đảng CSVN, Phó trưởng Ban Tuyên giáo chắc chắn không bao giờ có cuộc hội thảo hoành tráng cho bố mình, bởi lẽ, ông Trương Minh Phương, vốn là một nhạc sĩ và kịch sĩ cấp tỉnh mờ nhạt công chúng chẳng ai biết đến. Cái hàm Phó trường Ban Tuyên giáo nó ghê gớm lắm, bởi đó là một Ban đảng siêu quyền lực được phép lên giọng dạy dỗ thiên hạ đủ thứ lý thuyết trên đời, trừ sự lương thiện. Điều sau đây thì ai cũng biết, đến khi được kiêm luôn chức vụ Bộ trưởng Bộ 4T thì họ Trương lập chức trở thành “sát thủ” máu lạnh của báo chí. Hắn ta vung gươm trảm không nương tay chẳng những với cộng đồng mạng xã hội, tống nhiều bloger, facebooker vào tù mà còn ra đòn hiểm ngay cả với các cơ quan truyền thông “quốc doanh”, đình bản và phạt vạ hàng chục tờ báo vì đã cả gan dám đăng tải những thông tin đã có lệnh “cấm” cho dù đó là sự thật trăm phần trăm.

Cuộc đời và cái chết rất buồn của một con người chính trực

(Kỷ niệm 13 năm ngày mất BS Dương Quỳnh Hoa 25-2-2006, người tiên phong trong hàng ngũ trí thức rời bỏ Đảng CS Việt Nam)(*)

Bài này của tác giả Mai Thanh Truyết viết sau khi cố BS Dương Quỳnh Hoa mất. Mới đó mà đã 8 năm rồi. Một số các bạn muốn biết về nữ chí sĩ được xem là người đầu tiên thẳng thắn ra khỏi Đảng Cộng sản ở Việt Nam vào năm 1979. Bài viết tương đối đầy đủ. Ai chưa đọc thì nên đọc, vì gần đây rộ lên phong trào ra khỏi đảng của những nhân vật một thời sùng kính Đảng Cộng sản như một tôn giáo. Hôm nay, tôi xin lưu lại ở đây như một nén hương tưởng nhớ 8 năm ngày mất của Bà, một đồng nghiệp đàn Chị, mà tôi đã từng gặp, và tâm sự năm 1986 và vài lần sau đó năm 2001. Vẫn còn nhiều vấn đề về Bà mà một số bài báo phỏng vấn sau này đều bịa đặt để bôi nhọ Bà.
T.L.H.

 
Mai Thanh Truyết

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhmp-0qVvF3tFVV3IKKJh7DDjetVFuaxqDalH-tH5TJ7FWb9jrjOSoUTzqXpied2ksnpGpt2BcTiXZ0OdebwHaz9kDepOdmpD9iN1rRclitquqfD09UviJiVoeIMVl9Gf_LrqtngeiO7lCi/s1600/D%C6%B0%C6%A1ng+Qu%E1%BB%B3nh+Hoa.jpg
BS Dương Quỳnh Hoa (1930-2006)

Bà Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (DQH) vừa nằm xuống ngày thứ bảy 25–2–2006 tại Sài Gòn, và cũng vừa được hỏa táng vào ngày thứ ba 28/2. Báo chí trong nước cho đến hôm nay, không hề loan tải tin tức trên. Đài BBC có phỏng vấn Ông Võ Nhơn Trí ở Pháp về tin nầy và phát đi ngày 28/2.

Sự im lặng của Việt Nam khiến cho người viết thấy có nhu cầu trang trải và chia sẻ một số suy nghĩ về cái chết của BS DQH để từ đó rút ra thêm một kinh nghiệm sống về tính chất “chuyên chính vô sản” của những người cầm quyền tại Việt Nam hiện tại.

Ô. Bà DQH và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam

BS DQH là một người sống trong một gia đình theo Tây học, có uy tín và thế lực trong giới giàu có ở Sài Gòn từ thập niên 40. Cha là GS Dương Minh Thới và anh là LS Dương Trung Tín; gia đình sống trong một biệt thự tại đường Bà Huyện Thanh Quan xéo góc Bộ Y tế (VNCH) nằm trên đường Hồng Thập Tự. LS Tín đã bị ám sát tại Đà Lạt trong đó cái chết của ông cũng không được soi sáng, nhưng đa phần có nhiều nghi vấn là do lý do chính trị, vì ông có khuynh hướng thân Pháp thời bấy giờ.

Về phần Bà Hoa, được đi du học tại Pháp vào cuối thập niên 40, đã đỗ bằng Bác sĩ Y khoa tại Paris và về lại Việt Nam vào khoảng 1957 (?). Bà có quan niệm cấp tiến và xã hội, do đó Bà đã gia nhập vào Đảng CS Pháp năm 1956 trước khi về nước.

Từ những suy nghĩ trên, Bà hoạt động trong lãnh vực y tế và lần lần được móc nối và gia nhập vào Đảng CSVN. Tháng 12/1960, Bà trở thành một thành viên sáng lập của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam VN dưới bí danh Thùy Dương, nhưng còn giữ bí mật cho đến khi Bà chạy vô “bưng” qua ngõ Ba Thu – Mỏ Vẹt xuyên qua Đồng Chó Ngáp. Ngay sau biến cố Tết Mậu Thân, tin tức trên mới được loan tải qua đài phát thanh của Mặt trận.

Khi vào trong bưng, Bà gặp GS Huỳnh Văn Nghị (HVN) và kết hôn với GS. Trở qua GS Huỳnh Văn Nghị, Ông cũng là một sinh viên du học tại Pháp, đỗ bằng Cao học (DES) Toán. Về VN năm 1957, ông dạy học tại Trường Petrus Ký trong hai năm, sau đó qua làm ở Nha Ngân sách và Tài chánh. Ông cũng có tinh thần thân Cộng, chạy vô “bưng” năm 1968 và được kết nạp vào đảng sau đó.

Do “uy tín” chính trị quốc tế của Bà Hoa thời bấy giờ rất cao, Mặt trận, một lá bài của CS Bắc Việt, muốn tận dụng uy tín này để tạo sự đồng thuận với Chính phủ Pháp hầu gây rối về mặt ngoại giao cho VNCH và đồng minh Hoa Kỳ. Từ những lý do trên, Bà Hoa là một người rất được lòng Bắc Việt, cũng như Ông chồng là GS HVN cũng được nâng đỡ theo. Vào đầu thập niên 70, Ông được chuyển ra Bắc và được huấn luyện trong trường đảng. Tại đây, với một tinh thần thông thoáng dân tộc, cộng thêm nhiều lý luận toán học, Ông đã phân tích và chứng minh những lý thuyết giảng dạy ở trường đảng đều không có căn bản lý luận vững chắc và Ông tự quyết định rời bõ không tiếp tục theo học trường này nữa.

Nhưng chính nhờ uy tín của Bà DQH trong thời gian này cho nên ông không bị trở ngại về an ninh. Cũng cần nên nói thêm là ông đã từng được đề cử vào chức vụ Bộ trưởng Kinh tế nhưng ông từ chối.

Tuyên bố nhân Kỷ niệm 40 năm Ngày Trung Quốc gây cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (17/2/1979-17/2/2019)

Lời giới thiệu: Sau khi đi dâng hương ở Đài Liệt sĩ Hà Giang và Đền thờ Anh hùng, Liệt sĩ chống quân Trung Quốc xâm lược ở Vị Xuyên nhân kỷ niệm 40 năm cuộc Chiến tranh Biên giới, chúng tôi nhận được đề nghị của một số anh chị em nên ra một tuyên bố nhân sự kiện này. Sáng ngày 23-2-2019, tại một cuộc họp đầu năm, một số anh chị đã tham gia cuộc chiến ngày ấy đã kể lại hành động của mình và nhận xét về bộ mặt của binh sĩ Trung Quốc. Trước bình hoa cắm 40 bông cúc vàng tươi thắm trong một vỏ đạn pháo bắn quân xâm lược mà Tướng Lê Duy Mật, Tư lệnh Mặt trận Vị Xuyên vào cuối năm 1984 đã tặng ông Khắc Mai, ông Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu văn hóa đã thay mặt cử tọa đọc bản Tuyên bố.

D:\Downloads\BVN\25-2\20190223_083600_cr.jpg

Tuyên bố nhân Kỷ niệm 40 năm Ngày Trung Quốc gây cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (17/2/1979-17/2/2019)

1.Nhận định:

- Cách đây 40 năm,Trung Quốc, với mưu sâu, kế hiểm đã đem 60 vạn quân xâm lược nước ta, đánh chiếm, phá hủy và tàn sát dân lành ở các thành phố, làng mạc của sáu tỉnh biên giới nước ta. Chúng đã gây ra nhiều tội ác man rợ, điển hình như vụ phun hơi độc vào Pháo đài Đồng Đăng giết hại hơn 400 dân thường và thương binh, vụ trên đường rút chạy ở Cao Bằng đã dùng gậy gộc, cuốc xẻng đập đầu 43 trẻ em và phụ nữ, rồi vứt xác xuống một giếng cổ. Chính tên tướng Hứa Thế Hữu đã ra lệnh “sát cách vô luận” (giết hết bất kể là ai).
- Dã tâm xâm lược và làm suy yếu Việt Nam là sự thật. Từ 1973 lãnh đạo Trung Quốc đã phổ biến trong nội bộ của họ: “Bề ngoài ta đối xử tốt với họ (Việt Nam), như đối xử với đồng chí. Nhưng trên tinh thần phải chuẩn bị họ sẽ trở thành kẻ thù của chúng ta”. Từ cuối 1977 quân khu Quảng Châu (Trung Quốc) đã phổ biến chỉ thị: “Phải đánh bọn xét lại Việt Nam, không đánh là không được và phải đánh lớn”. Cho nên, năm 1974, chúng đã đem quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1988 lại đánh chiếm Gạc Ma và nhiều đảo ở Trường Sa của Việt Nam.
- Từ sự thật lịch sử, từ pháp lý và đạo lý, qua 40 năm chúng ta đã thấy rõ dã tâm của Trung Quốc trong cuộc chiến xâm lược biên giới năm 1979 là nhằm 4 mục tiêu, trong mưu đồ chiến lược và lợi ích lâu dài của tập đoàn bành trướng Đại Hán Trung Quốc.
Một là, ngày ấy, để cứu nguy cho bè lũ tay sai Khơ Me Đỏ, Pol Pot- Ieng Sary diệt chủng, đang tháo chạy cùng hàng ngàn cố vấn Trung Quốc.
Hai là, để bày tỏ sự nịnh hót và tâng công với Mỹ, đánh Việt Nam để kiếm tìm chút lợi ích trong mối quan hệ với Mỹ!
Ba là, làm cho Việt Nam chảy máu, bị tàn phá, suy yếu, về lâu dài nhằm biến Việt Nam thành chư hầu lệ thuộc chúng. (Đáng tiếc, nhiều thế hệ lãnh đạo Việt Nam dẫu biết âm mưu ấy, vẫn cam tâm gắn mình vào cỗ xe Trung Hoa Đại Hán bành trướng và xâm lược).
Bốn là, với ý đồ bành trướng, về lâu dài, chúng muốn biến cuộc chiến tranh thành trường học mọi mặt cho quân đội Trung Quốc.
- Chúng tưởng sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học”. Nhưng chính chúng đã học được bài học đích đáng. Bị quân và dân ta, trực tiếp là các tỉnh biên giới phía Bắc đánh trả kiên cường, chúng đã phải rút lui nhục nhã. Bởi vì tinh thần yêu nước sâu sắc, cao cả của quân và dân ta là là sức mạnh vô địch đối với tất cả mọi đội quân xâm lược xưa cũng như nay. Sự hy sinh, ý chí và năng lực chiến đấu của quân và dân ta rất mạnh mẽ, dũng cảm, kiên cường.
Chúng ta đời đời tưởng nhớ công ơn của đồng bào và chiến sĩ đã quên mình vì nền độc lập của đất nước, vì cuộc sống bình an của nhân dân. Những người ngã xuống đã để lại bài học mà chúng ta không được phép quên về tấm gương hy sinh và tinh thần yêu nước cao cả. Dẫu lịch sử đã qua đi, nhưng vết thương chiến tranh vẫn chưa lành, hàng vạn hài cốt của những anh hùng liệt sĩ vẫn chưa tìm thấy để quy tập phụng thờ. Những người lính trở về sau cuộc chiến vẫn còn nhiều khó khăn vất vả. Nhiều cao điểm của Việt Nam vẫn còn bị quân Trung Quốc chiếm giữ trái phép.
Chúng ta cũng không thể ngủ yên với những lời đường mật, để quên đi những mưu sâu kế hiểm, một khi dã tâm bành trướng Đại Hán vẫn chưa bị vạch trần và đẩy lùi.

Quan điểm mới của Việt Nam về một cuộc chiến đã qua

Diên Vỹ tổng hợp
Không biết liệu quyết định của Đảng Cộng sản cho phép nhắc lại một cách cởi mở hơn về cuộc chiến năm 1979 với Trung Quốc này có phải là sự thừa nhận rằng công chúng nên được phép định hình theo lịch sử Việt Nam, hoặc ít ra là để cho công chúng thấy rằng đảng không phải là công cụ của Bắc Kinh!
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiYP_ypC5HA7x13OMWT02SRYX_msrBWkrS3M-k7V0siQ8btL2lobNawdnnDrZ8ZQG_ko_AB84ziWyvXWas590XISEEieq2DZ37uIU8-B3VU-0D9QlcN8fAaE9aHHe6cBMAaV5go6MuWICc/s640/ChinaPic.jpg

Bất ngờ mở

Ngày 17 tháng 2 năm 2019 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 40 Chiến tranh Biên giới Việt-Trung, một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn lính Việt Nam và Trung Quốc, và xung đột vũ trang tái diễn trong suốt thập kỷ 1980 kể cả trận hải chiến ngoài Biển Đông cho tới khi hai bên chính thức kết thúc căng thẳng và hồi phục quan hệ ngoại giao hoàn toàn vào năm 1991.
Trận chiến biên giới năm 1979 kể từ đó trở thành điều cấm kỵ ở Việt Nam. Trong khi các tượng đài tưởng niệm mọc lên đây đó, truyền thông Nhà nước và quan chức Đảng Cộng sản cầm quyền lại bỏ lơ việc kỷ niệm chiến thắng, chỉ đãi bôi với những người đã ngã xuống trong cuộc giao tranh này.
David Hutt nhận định sau sự im lặng này là lý do về kinh tế cũng như chính trị. Về kinh tế, Trung Quốc dù vẫn là một kẻ thù truyền kiếp đối với phần đông người Việt, nhưng họ lại là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hà Nội chỉ sau Hoa Kỳ. Về chính trị các liên kết cộng sản chung từ hai phía cũng phản đối việc kỷ niệm chiến thắng cũng như với mong muốn chung là không tái diễn một cuộc tranh cãi lịch sử về việc ai hiếu chiến hơn ai hay ai thắng ai bại.
Cho đến tận bây giờ, quan chức Việt Nam mới thoải mái đánh dấu lễ kỷ niệm bằng việc cho phép báo chí nhà nước đăng các bài viết sâu và phản biện về cuộc chiến và cựu chiến binh.
Đài Tiếng nói Việt Nam, cái loa của Đảng Cộng sản, đã đăng ít nhất một tá bài viết tuần trước về hồi ức các cựu binh và phân tích về ý nghĩa của cuộc chiến đối với Việt Nam ngày nay. Một bài báo thầm chí còn chỉ ra rằng đây là một cuộc chiến chính nghĩa … chiến đấu để bảo vệ quê cha”. Một bài báo khác còn mô tả “cuộc xâm lược của Trung Quốc là tàn bạo và vô lý”.

VIỆT NAM LÀ VIỆT NAM NÀO?

Trần Trung Đạo
Có ít nhất hai hay ba nước Việt Nam đang tồn tại trong nhận thức hay quan điểm tùy thuộc bạn là ai.
Thứ nhất, một “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, gọi đúng là Cộng sản Việt Nam.
Nước Việt Nam này tồn tại trong nhận thức của những người đang cai trị Việt Nam hay chấp nhận sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng quan tâm đến việc duy trì quyền lực hơn là những nhu cầu hay hướng đi lâu dài của đất nước. Tương tự, những kẻ chấp nhận sự cai trị của Đảng CS quan tâm đến quyền lợi bản thân và gia đình họ hơn nhu cầu và hướng đi của đất nước. “Thành phần phên dậu” này ngụy biện “hòa bình”, “ổn định” để phát triển nhưng thật sự chỉ là những kẻ bán chất xám cho Đảng, cong lưng làm nô lệ cho Đảng bất chấp sự chịu đựng triền miên của đất nước. Nhưng coi chừng, với vốn liếng kiến thức học được tại các trường đại học Đức, Pháp, Mỹ, những kẻ cơ hội này sẽ lớn tiếng rao giảng về dân chủ, tự do ngay sau khi cuộc cách mạng dân chủ thành công.
Thứ hai, một Việt Nam số phận an bài.
Nước Việt Nam này tồn tại trong nhận thức của đa số người Việt chấp nhận cuộc sống như số phận an bài. Một số nhỏ đã từng mơ ước vươn lên nhưng ước mơ đã mỏi mòn theo thời gian và họ đang quen dần với cuộc sống. Một số lớn hơn mất hẳn ý chí đấu tranh để sinh tồn của con người và hoàn toàn trông cậy vào một lực siêu nhiên nào đó. Không ngạc nhiên khi hàng ngàn người chen lấn nhau, đạp lên nhau trước các chùa trong rằm tháng Giêng vừa qua để dâng sao giải hạn mà không biết những sao La Hầu, Thái Bạch, Kế Đô đang sống trong các biệt thự nguy nga dựng bằng máu, mồ hôi và nước mắt của hơn chín chục triệu người Việt.
Ngoài những Việt Nam trong nhận thức của người Việt, một Việt Nam khác đang được hình thành trong quan điểm của các nhà kiến trúc chính trị Mỹ, đó là một Việt Nam trái độn (buffer state) mà Mỹ đang cố gây ảnh hưởng.
Việt Nam này đóng vai trò tương tự như Rumania trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô trước 1991.
D:\Downloads\BVN\25-2\3.jpg
Vợ chồng Nicolae Ceausescu bị xử bắn ngày 25-12-1989.

Trump và Kim muốn gì ở thượng đỉnh tại Hà Nội?

Vũ Ngọc Yên
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un vào ngày 27 và 28/02 tại Hà Nội. Đây là hội nghị thượng đỉnh nối tiếp hội nghị đầu tiên diễn ra vào tháng 6/2018 tại Singapore.
Theo chương trình, hai bên sẽ thương thảo về các biện pháp phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như thiết lập mối quan hệ mới giữa Mỹ và Bắc Hàn. Dựa vào những tuyên bố tích cực của chính quyền hai nước trước ngày tổ chức, một số nhà phân tích đã suy đoán rằng hội nghị song phương lần này có thể sẽ đạt được kết quả thực chất, tái lập hoà bỉnh cho bán đảo Triều Tiên và Á châu.

Trump chờ đợi gì ở Kim?

Mục tiêu hàng đầu của Mỹ là phi hạt nhân hóa Triều Tiên một cách toàn diện. Trump đòi hỏi Bắc Hàn từ bỏ vũ khí nguyên tử và các hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục điạ ICBM có khả năng bắn tới Mỹ.
Trump muốn Bình Nhưỡng đưa ra một thời biểu phi hạt nhân hóa rõ ràng, cũng như có những biện pháp cụ thể cho hướng này, chẳng hạn Bắc Hàn trở lại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, công khai toàn bộ chương trình hạt nhân và chấp nhận kiểm tra quốc tế. Về phía Mỹ, Trump khẳng định sẽ không xâm chiếm, lật đổ chế độ cộng sản Triều Tiên, cũng như dỡ bỏ một phần cấm vận và hỗ trợ các cải cách kinh tế cho Triều Tiên.
Dư luận cho rằng Tổng thống Trump dường như đang khao khát tìm một chiến thắng cho chính sách đối ngoại giúp ông tăng uy tín với cử tri trong nước, thuận lợi cho cuộc bầu cử tổng thống năm tới, nên ông sẵn sàng nhượng bộ, đáp ứng những nguyện vọng của Kim một khi Bắc Hàn cam kết huỷ bỏ một số cơ sở hạt nhân và tên lửa. Nhưng phát triển vũ khí hạt nhân là công cụ bảo tồn chế độ cộng sản độc tài nên Kim sẽ không dễ dàng thỏa mãn ước vọng của Trump.

Kim mong ước gì ở Trump?

Kim đòi hỏi Mỹ phải chứng thực lời nói bằng những hành động cụ thể, thay vì đưa ra những yêu cầu đơn phương, đi ngược lại thoả thuận đạt được trong hội nghị đầu tiên tại Singapore vào tháng 6/2018.
Kim muốn Mỹ phải bỏ toàn bộ cấm vận, ký kết hoà bình, chấm dứt tình trạng chiến tranh kéo dài từ năm 1953 trên bán đảo Triêu Tiên, rút quân khỏi Nam Hàn, nhìn nhận bang giao và viện trợ kinh tế…
Bỏ cấm vận và trợ giúp kinh tế rất quan trọng đối với Bắc Hàn. Chế độ đã chuyển hướng cải cách kinh tế sau vụ thử nghiệm hỏa tiễn đạn dạo xuyên lục địa vào tháng 11/2017. Kim cho rằng Bắc Hàn đã tuân thủ cam kết sau khi dẹp các khu thử nguyên tử và ngưng phóng hoả tiễn.
Bình Nhưỡng sẽ không bắt đầu tiến trình phi hạt nhân hóa chừng nào Mỹ chưa đồng ý nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế. Có Trung Cộng chống lưng và sở hữu nguyên tử Bắc Hàn không quá sợ trước những đe dọa của Mỹ.

Vì sao Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh chấm dứt hoạt động?

Nguyễn Trang Nhung

Hình minh họa: Bà Nguyễn Thị Bình (Chủ tịch Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh)và chủ tịch Hội Hữu Nghị Pháp-Việt, tháng 1 2015

Hình minh họa: Bà Nguyễn Thị Bình (Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh) và Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp-Việt, tháng 1/2015. AFP

Thứ Bảy, ngày 23/2, mạng xã hội Facebook lan truyền một thông báo được cho là của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh về việc Quỹ này chấm dứt hoạt động.

Thông báo được đề ngày 20/2 với chữ ký của bà Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch của Quỹ, nguyên Phó Chủ tịch nước.

Trong số các trang lan truyền thông báo này có trang cá nhân của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên[1] và fanpage Salon Văn hóa Cà phê thứ Bảy[2].

Điều lạ thường là một thông báo như vậy lại chưa được công bố trên website của Quỹ (quyphanchautrinh.org), tính đến 6 giờ tối ngày 23/2.

Truy nguyên nguồn gốc của thông báo, người viết thấy rằng nơi đăng tải thông báo sớm nhất có lẽ là trang viet-studies.net của TS. Trần Hữu Dũng (ngày 22/2)[3].

Dù thông báo chưa được công bố trên website của Quỹ, song theo một số nguồn đáng tin cậy, thông báo cũng như việc Quỹ chấm dứt hoạt động là có thật. Điều này càng được khẳng định khi Tuổi Trẻ và sau đó là nhiều báo khác đưa tin, tuy muộn hơn mạng xã hội[4].

Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh là một tổ chức phi chính phủ và vô vị lợi ra đời vào năm 2008, mà tiền thân là Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh, ra đời vào năm 2006[5].

ĐỪNG CHỤP MŨ THEO LỐI “CƯỠNG TỪ ĐOẠT Ý”

Tô Văn Trường

Hồ Chí Minh đã dạy: Phải có tự do tư tưởng. Mọi người được tự do phát biểu ý kiến kể cả ý kiến trái với cái chung. Những ý kiến trái chiều đó phải được tôn trọng, đưa ra tranh luận đối chiếu với thực tế, như thế là cùng nhau đi tìm chân lý.

Thế nhưng, lâu nay chúng ta đang sống trong thế giới biến đổi không ngừng. Công thức cho sự thành công của ngày hôm qua hầu như chắc chắn sẽ là công thức cho sự thất bại của ngày mai” (Michael Hammer). Trong thế giới đầy biến động đó, nước Nga và Đông Âu đã từ bỏ lý thuyết của thể chế CNXH Liên Xô cũ. Cộng sản Trung Hoa thì chuyển sang chủ nghĩa dân tộc. Trump hướng theo “American first”, nước Anh cũng Brexit. Ngay cả Putin cũng tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông vv… Những điều đó, buộc chúng ta phải luôn ở tư thế sẵn sàng để đón đầu những cơ hội thuận lợi mang lại lợi ích cho dân, cho nước và để đương đầu, vượt qua mọi thách thức do sự thay đổi ấy tạo ra.

“Chụp mũ” bằng những cụm từ ngô nghê, trừu tượng.

Lâu nay, nhiều vị lãnh đạo từ trung ương đến các địa phương mỗi khi huấn thị hay phát biểu trước hội nghị thường sử dụng cụm từ trừu tượng, ngô nghê như “tự diễn biến, tự chuyển hóa, và tham vọng quyền lực” để “chụp mũ” phê phán các đối tượng không “kiên định” đi theo lối mòn.

Đây là vấn đề “nhạy cảm” nhưng đã đến lúc chúng ta phải cùng nhau “mổ xẻ” vấn đề này để giữ uy tín của Đảng. Đất nước chỉ có thể phát triển khi những người có trách nhiệm không né tránh những vấn đề được coi là cấm kỵ, mạnh dạn đặt lên bàn những vấn đề gay cấn để công khai thảo luận nhằm tìm ra đối sách.

Chúng ta sống trong cái xã hội này, nó quá quen thuộc, nên gần như trở thành phải chấp nhận mà sống. Những người tâm huyết luôn trăn trở với vận nước thường hay bị sốc, và đau đớn vì những gì mình chứng kiến, theo thời gian cũng bình thản hơn rất nhiều, vì hiểu đó là quy luật tất yếu của một lối đi “chính trị hóa” thê thảm toàn bộ đời sống xã hội theo kiểu áp đặt, ngộ nhận, “chụp mũ” lạc hậu, nhân danh bảo vệ Đảng mà thực ra là hại nước, hại Đảng, làm cho dân tộc ta bị kìm hãm tư duy.

Vận động luôn là thuộc tính cơ bản của mọi dạng vật chất, chuyển hóa là kết quả tất yếu của vận động. Việc dùng những từ ngữ (không thể xem là khái niệm nghiêm chỉnh), như “tự chuyển biến, tự chuyển hóa” trong các văn kiện chính thức và ngôn ngữ của lãnh đạo hiện nay là sai từ gốc, là “cưỡng từ đoạt ý” bất chấp tư duy thông thường của con người. Ngay từ trước Đại hội Đảng khóa XI, nhiều người đã đề cập đến vấn đề cơ chế và văn hóa của người Việt, đòi hỏi người đương chức, đương quyền tự đổi mới mình đặc biệt là đổi mới tư duy là việc rất khó. Suy cho cùng cái “thói quen” (như Lenin nói) và tư duy nhiệm kỳ vẫn còn hằn sâu trong nếp nghĩ của không ít người có thẩm quyền.

Thủ tướng Winston Churchill đã từng nói “To improve is to change; to be perfect is to change often”. (Nếu tự con người không thay đổi quan điểm theo năm tháng thì chẳng thể tự hoàn thiện được mình). Khổ nỗi là các vị lãnh đạo và giới truyền thông nước ta cứ nói nửa vời, theo kiểu mù mờ, “tự diễn biến, tự chuyển hóa” thì diễn biến và chuyển hóa theo chiều hướng nào? Dù tự diễn biến hay chuyển hóa, tốt hay xấu cho đất nước mới là điều quan trọng. Nước nào, chế độ nào, thời kỳ nào mà chẳng có “chuyển hóa” và cần phải, “chuyển hóa”! Thành thử mấy cụm từ, mấy khái niệm ấy chẳng có tội tình gì trở thành những cụm từ và khái niệm mang ý tiêu cực, bị dùng để đe dọa và khép tội những công dân có trách nhiệm.

Đại hội Đảng khóa VI Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo “Đổi mới” tư duy cho viết lại báo cáo chính trị (Ảnh trên mạng).

Thông báo của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh

THÔNG BÁO

Về việc Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh chấm dứt hoạt động

Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh mang tên nhà văn hóa lỗi lạc Phan Châu Trinh là một tổ chức phi chính phủ, được nhiều nhà trí thức tâm huyết thành lập từ năm 2007 (lúc đầu mang tên Quỹ Dịch Thuật Phan Châu Trinh) với sứ mệnh góp phần phục hưng, du nhập, khởi phát, giữ gìn và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm phục vụ công cuộc canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21.

Qua 11 năm hoạt động, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh đã luôn trung thành với sứ mệnh nói trên. Nhiều tác phẩm tinh hoa của văn hóa thế giới đã được giới thiệu, hàng loạt các buổi thuyết trình, hội thảo đã được tổ chức. Đáng kể nhất là nỗ lực giữ gìn và lan tỏa những giá trị tinh hoa qua Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh hàng năm, vinh danh nhiều danh nhân văn hóa Việt Nam trong thời hiện đại, trân trọng tuyên dương gần một trăm nhà trí thức, học giả, các nhóm nghiên cứu ở trong và ngoài nước trong các hạng mục của giải thưởng gồm dịch thuật, nghiên cứu, sự nghiệp văn hóa-giáo dục và Việt Nam học.

Chính tầm vóc và uy tín học thuật của nhiều người nhận giải đã làm nên danh giá của Giải thưởng và tạo nên tác động rộng rãi và tích cực trong xã hội.

11 năm hoạt động cho phép Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh vui mừng trước những thành quả bước đầu ấy trong việc khởi phát tinh thần “hưng dân trí, chấn dân khí”. Nay do một số điều kiện khách quan, chúng tôi xin trân trọng thông báo chấm dứt mọi hoạt động của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh kể từ ngày công bố Thông báo này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự cộng tác và đóng góp đầy tâm huyết của các vị trong Hội đồng khoa học, của đông đảo các cảm tình viên của Quỹ.

Tôi hy vọng, việc nâng cao nền tảng tri thức và canh tân văn hóa nước nhà để hòa nhập vào dòng chảy văn minh và tiến bộ của nhân loại là một yêu cầu tất yếu của lịch sử và, bằng nhiều hình thức và nỗ lực khác nhau, nhất định sẽ được tiếp tục và đạt được kết quả tốt đẹp./.

Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2019

CHỦ TỊCH

Nguyễn Thị Bình (đã ký)

‘Chỉ có Đức mới cần Việt Nam’ (!?)

Phương Thảo

Chuyến công du tới Đức không chính thức lần này của ông Phạm Bình Minh không gì khác hơn là nhằm hâm nóng lại mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam đã bị đóng băng từ năm 2017 sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Nói láo quen mồm ...

Báo chí Việt Nam đã đưa tin “ Đức muốn nối lại quan hệ với Việt Nam” và trong đó đã lặp lại thông tin rằng hai quốc gia Việt-Đức đã có những điều khác biệt kể từ khi Trịnh Xuân Thanh trở về nước đầu thú hơn một năm rưỡi về trước.

Vậy là cho đến giờ họ vẫn có thể nói ngược được như thể người dân trong nước không ai biết gì hoặc không người dân nào có thể đọc được các thông tin chính thức được chính quyền Đức đưa ra.

Có những điều truyền thông lề phải không dám nhắc đến vì không được phép mở miệng như việc ông Đại sứ Việt Nam ở Đức đã phải chờ mấy tháng trời mới được phép trình quốc thư bổ nhiệm Đại sứ lên Tổng thống Đức. Ông Nguyễn Minh Vũ đã được bổ nhiệm làm tân Đại sứ của Việt Nam tại Đức sau từ ngày 25 tháng 7 năm 2018 để thay thế ông Đoàn Xuân Hưng, nhưng cho đến tận cuối tháng 12 ông Vũ mới đến Đức.

Báo Đảng cũng không nhắc đến việc ông Phúc tại Davos hồi cuối tháng 1 năm 2019 cũng đã phải tránh mặt không dám gặp bà Merkel để hối thúc bà và nước Đức thúc đẩy việc ký kết EVFTA như đã hào phóng và hồ hởi đưa tin ông Phúc đã lên tiếng nhờ vả lãnh đạo các quốc gia châu Âu và chủ tịch các tập đoàn kinh tế lớn giúp cho thoả thuận EVFTA sớm được Quốc hội Châu Âu thông qua.

Báo Đảng lại càng tuyệt nhiên không dám đề cập đến việc Trinh Xuân Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ngay trên đất Đức dưới sự chỉ huy của ông tướng Công an Tô Lâm người vừa mới được phong hàm đại tướng mới đây khiến cho mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Đức đã bị đình chỉ từ ngày 27 tháng 9 năm 2017. Chính ông cựu đại sứ Đoàn Xuân Hưng cũng đã từng được báo chí Đức nhắc đến tên vì đã cho nhốt Trịnh Xuân Thanh 2 ngày tại Đại sứ quán trước khi bi bắt đưa về Hà Nội qua ngả Slovakia đồng thời gây tổn hại luôn mối quan hệ với quốc gia Đông Âu anh em Slovakia.

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Đức về cuộc gặp gỡ với ông Phạm Bình Minh mới đây đã cho biết hai bên đang xem xét điều chỉnh lại mối quan hệ đối tác chiến lược và rằng “đã từng có những khác biệt đáng chú ý giữa Đức và Việt Nam - đặc biệt là vì vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh ở Berlin”. Nhưng báo chí Việt Nam và cơ quan chủ quản lại một lần nữa lại bỏ qua chi tiết quan trọng này và không muốn thừa nhận sự thật một cách công khai.

Chỉ có Đức cần!?

Đảng, ban tuyên giáo và báo chí lề phải cứ làm như vì Đức cần Việt Nam nên “muốn nối lại quan hệ chiến lược” chứ Việt Nam chẳng cần phải cạy cục gì.

Nhưng thực tế cho thấy các cán bộ ngoại giao Việt nam đã phải chạy sấp ngửa ngược xuôi kể từ tháng 9 năm 2017 để hầu mong nối lại được quan hệ ngoại giao chiến lược mà Đức đã đơn phương đình chỉ sau khi Việt Nam không đáp ứng yêu cầu trả lại Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức.

Diễn văn kêu gọi tự do cho Venezuela của Tổng thống Trump tại Miami 18/2/2019

Ngày 18/2/2019, trước những người Venezuela và Cuba lưu vong và nhập cư tại thành phố Miami, Hoa Kỳ.

Tại Venezuela và trên khắp Tây bán cầu, chủ nghĩa xã hội đang chết dần, trong khi tự do, thịnh vượng và dân chủ đang hồi sinh. Hôm nay, trái tim của chúng ta tràn đầy hy vọng đối với quyết tâm của hàng triệu thường dân Venezuela, sự ái quốc của Quốc hội Venezuela, và sự dũng cảm phi thường của Tổng thống Juan Guaido.

Nhân dân Venezuela đang đứng lên vì tự do và dân chủ, và Hoa Kỳ đang kề vai sát cánh với họ.

Tôi đặc biệt muốn cảm ơn cộng đồng lưu vong Venezuela, những người đã làm quá nhiều để ủng hộ Tổng thống Guaido trong tổ chức viện trợ cho những người dân yêu nước của họ. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Chúng tôi sát cánh cùng các bạn.

Chúng tôi vô cùng cảm kích đối với mỗi nhà bất đồng chính kiến, mỗi người dân lưu vong, mỗi tù nhân chính trị và bất cứ ai phải chứng kiến sự khủng khiếp của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, và những ai đã dũng cảm lên tiếng chống lại những giáo điều này.

Thực tế là các bạn đã nhìn thấy tội phạm và tham nhũng. Các bạn đã chứng kiến đói kém và khổ đau. Các bạn đã nghe về những lời cầu xin thống khổ. Các bạn đã phản kháng, và phản kháng với sự tôn trọng, nhưng dõng dạc. Và các bạn đã cầu nguyện có một ngày mà giờ chúng ta có thể nhìn thấy, chỉ ở phía trước thôi - ngày mà toàn bộ nhân dân của xứ này cuối cùng sẽ được tự do.

Khi chúng ta họp mặt hôm nay, nhân dân Venezuela đang đứng trước ngưỡng cửa của lịch sử, sẵn sàng đòi lại đất nước và tương lai của mình.

Cách đây không lâu, Venezuela là một quốc gia giàu có nhất, hơn nhiều các nước khác ở Nam Mỹ. Nhưng nhiều năm dưới sự cai quản của chủ nghĩa xã hội đã khiến một quốc gia từng thịnh vượng đi tới bờ vực của đổ nát. Đó là thực trạng của đất nước này hôm nay.

Chính quyền xã hội chủ nghĩa độc tài đã quốc hữu hóa các ngành kinh tế tư nhân và tước đoạt các doanh nghiệp tư. Họ tiến hành những cuộc tịch thu tài sản khổng lồ, bóp nghẹt thị trường tự do, đàn áp tự do ngôn luận và tạo ra một cỗ máy tuyên truyền không ngơi miệng, các cuộc bầu cử gian lận, sử dụng chính quyền để khởi tố các đối thủ chính trị và phá hoại sự công bằng của pháp luật.

Nói cách khác, điều những người xã hội chủ nghĩa đã gây ra ở Venezuela cũng giống tất cả những gì mà những kẻ xã hội chủ nghĩa, cộng sản, và độc tài đã gây ra ở bất cứ đâu chúng có cơ hội cai trị. Kết quả đều là thảm họa.

Gần 90% dân số Venezuela nay sống trong nghèo đói.

Năm 2018, siêu lạm phát tại Venezuela vượt mức 1 triệu phần trăm. Thiếu thốn trầm trọng thức ăn và thuốc men đã làm què quặt quốc gia. Chủ nghĩa xã hội đã hoàn toàn tàn phá đất nước tuyệt vời này đến mức mà những mỏ dầu dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới cũng không đủ để thắp sáng bóng đèn điện. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra với chúng ta.

Hơn 3 triệu người Venezuela đã chạy trốn sự ngược đãi tàn bạo của chế độ Maduro.

Hôm nay, chúng ta vinh dự với sự có mặt của Amintha Perez, mẹ của Oscar Perez - một sĩ quan cảnh sát Venezuela dũng cảm. Các bạn biết câu chuyện này.

Vào tháng 6/2017, Oscar đã lái chiếc máy bay trực thăng bay lên bầu trời thành phố Baruta kéo theo dòng chữ “350 Tự do”. Anh nói đến Điều 350 trong Hiến pháp Venezuela rằng: “Nhân dân Venezuela sẽ chối bỏ bất cứ chế độ, luật pháp hay quyền lực nào vi phạm các giá trị dân chủ hoặc xâm phạm nhân quyền”.

Oscar nói anh muốn mang lại hy vọng cho con người. Anh ấy yêu nhân dân của mình. Anh đã chiến đấu vì họ, và họ yêu anh. Nhưng Oscar đã bị bắt và giết hại bởi lực lượng an ninh Venezuela một cách dã man. Các bạn đều đã biết câu chuyện này.

Amintha, trái tim chúng tôi quặn đau vì sự mất mát của bạn. Oscar đã hy sinh vì tự do cho người dân của mình. Chúng ta đều được ở đây bởi những con người vĩ đại và trung kiên như Oscar.

Vài tuần trước, vào ngày 23/1, Quốc hội Venezuela sử dụng Hiến pháp để tuyên bố Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido là lãnh đạo chính danh của đất nước. Một trong những hành động đầu tiên của Chủ tịch Guaido là kích hoạt cùng điều luật trong hiến pháp mà Oscar đã mang theo trên bầu trời Venezuela để thông báo cho thế giới biết Maduro là kẻ bất chính.

Trong vòng 30 phút, Hoa Kỳ tự hào là nước đầu tiên trên thế giới công nhận Tổng thống Guaido.

Hôm nay, hơn 50 quốc gia trên thế giới đã công nhận chính phủ hợp pháp của Venezuela. Người dân Venezuela đã cất tiếng, thế giới đã nghe giọng nói tuyệt đẹp của họ. Họ đang khép lại những trang cuối của chủ nghĩa xã hội, của chế độ độc tài và họ sẽ không quay trở lại.

Các quốc gia yêu mến hòa bình sẵn sàng giúp đỡ Venezuela đòi lại dân chủ, sự tôn nghiêm và định mệnh của mình. Tất cả các quốc gia trong bán cầu của chúng ta đều có chung mong muốn ngăn chặn sự lan rộng của chuyên chính xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội, từ chính bản chất của nó, không tôn trọng biên giới. Nó không tôn trọng những ranh giới hoặc chủ quyền của công dân hay nước láng giềng. Nó luôn luôn tìm cách bành trướng, để xâm lấn và nô dịch những người khác theo ý muốn của nó.

Mặt trời sắp lặn đối với chủ nghĩa xã hội trên bán cầu chúng ta, và nói thẳng ra, ở trên rất nhiều nơi trên thế giới. Những ngày của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chẳng còn là bao không chỉ ở Venezuela, mà trên cả Nicaragua và Cuba.

Trong lúc đó, tất cả chúng ta phải phối hợp với nhau để chấm dứt một thảm họa nhân đạo. Trong khi ta đang nói chuyện, có những hàng xe tải chở hàng trăm tấn hàng cứu trợ nhân đạo bị chặn tại biên giới Venezuela, phải chờ đợi để phục vụ hàng triệu người cần nó đến tuyệt vọng.

Hai ngày trước, chiếc C-17 đầu tiên của không quân Mỹ hạ cánh xuống Colombia, chở đầy hàng cứu trợ quan trọng, bao gồm hàng chục gói dinh dưỡng cho những trẻ em Venezuela. Bất hạnh là tên độc tài Maduro đã chặn không cho những chuyến hàng cứu trợ cứu mạng này vào Venezuela. Hắn ta thà nhìn người dân chết đói còn hơn cho họ cứu trợ và giúp họ.

Hàng triệu người dân Venezuela đang chết đói và chịu khổ trong khi một nhóm những kẻ chóp bu trong chính quyền vơ vét khiến quốc gia kiệt quệ cho đến chết. Chúng ta biết họ là ai, và chúng ta biết nơi họ giấu hàng tỷ đô la đã bỏ túi riêng.

Đáng ngạc nhiên là vẫn còn những thành viên trong quân đội Venezuela vẫn duy trì ủng hộ chế độ độc tài thất bại này. Họ đang đánh bạc với tương lai, sinh mạng của chính họ và tương lai của Venezuela vì một kẻ bị điều khiển bởi quân đội Cuba và được bảo vệ bởi quân lính Cuba. Maduro không phải là một người Venezuela yêu nước, ông ta là con rối của Cuba.

Nhớ rằng hàng triệu USD đã được hắn trả cho Cuba, nhưng sẽ không còn thế nữa, bởi hắn không còn đủ tiền để làm như vậy. Vì thế mọi chuyện đang thay đổi, và thay đổi rất nhanh.

Hôm nay, tôi có một thông điệp gửi tới tất cả các viên chức còn đang giúp duy trì chế độ Maduro:

Con mắt của toàn bộ thế giới đang hướng về các vị hôm nay, mỗi ngày và mỗi ngày trong tương lai. Các vị không thể trốn tránh khỏi lựa chọn đang đối chất với các vị. Các vị có thể chọn chấp nhận đề nghị ân xá hào phóng của Tổng thống Guaido, để sống trong hòa bình với gia đình và đồng bào của mình. Tổng thống Guaido không muốn trả thù các vị, và chúng tôi cũng vậy. Nhưng các vị không được nghe theo lệnh của Maduro chặn hàng cứu viện, và các vị không được đe dọa dùng bất cứ hình thức bạo lực nào lên những người biểu tình ôn hòa, các lãnh đạo đối lập, thành viên Quốc hội hay Tổng thống Guaido và gia đình của ông.

Chúng tôi muốn chuyển giao quyền lực trong hòa bình, nhưng tất cả lựa chọn đều đang được cân nhắc. Chúng tôi muốn khôi phục nền dân chủ Venezuela và tin rằng quân đội Venezuela và lãnh đạo của họ đóng một vai trò chủ đạo trong tiến trình này. Nếu các vị chọn con đường này, bạn sẽ có cơ hội gây dựng một tương lai an toàn và thịnh vượng cho tất cả nhân dân Venezuela.

Hoặc các vị có thể chọn con đường thứ hai: tiếp tục ủng hộ Maduro.

Nếu chọn con đường này, các vị sẽ không bao giờ tìm thấy một nơi chốn an toàn, không thể rút lui dễ dàng và không lối thoát. Các vị sẽ mất tất cả.

Vì thế hôm nay, tôi kêu gọi tất cả thành viên của chế độ Maduro: Hãy chấm dứt cơn ác mộng đói nghèo và chết chóc này đối với người dân của các vị. Hãy cởi trói cho nhân dân, để cho đất nước được tự do. Bây giờ là lúc toàn bộ nhân dân ái quốc Venezuela hành động cùng nhau như một dân tộc đoàn kết. Không gì tốt đẹp hơn tương lai của Venezuela. Và không gì có thể tốt cho tương lai của một quốc gia bị cầm giữ khác - Cuba - hơn là sự tái sinh của tự do và dân chủ ở Venezuela.

Trong hàng thập kỷ, những chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa ở Cuba và Venezuela đã chống đỡ cho nhau trong những hợp đồng đầy tham nhũng. Venezuela cho Cuba dầu mỏ. Ngược lại, Cuba cho Venezuela một nhà nước cảnh sát, được giật dây trực tiếp từ Havana.

Nhưng hôm nay là ngày khác trước rất nhiều, và những ngày trước đó đã kết thúc. Liên minh xấu xí giữa 2 chế độ độc tài đang chóng vánh đi đến cáo chung. Một tương lai mới đang bắt đầu. Tất cả chúng ta trong sân khấu này, và hàng ngàn, hàng ngàn người bên ngoài, cảm thông với nhau bởi vì chúng ta biết sự thật về chủ nghĩa xã hội ở Venezuela, ở Cuba, ở Nicaragua và trên khắp thế giới.

Chủ nghĩa xã hội hứa hẹn giàu sang nhưng chỉ đem đến nghèo khổ.

Chủ nghĩa xã hội hứa hẹn đoàn kết, nhưng đem đến thù hận và chia rẽ. Chủ nghĩa xã hội hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn, nhưng nó luôn luôn mang những chương đen tối nhất trong lịch sử trở lại với loài người. Chưa bao giờ sai, luôn luôn là như vậy.

Chủ nghĩa xã hội là một ý thức hệ buồn đau đầy tai tiếng, có gốc rễ nảy sinh từ sự ngu dốt hoàn toàn về lịch sử và bản chất con người, đó là lý do vì sao chủ nghĩa xã hội, đến cuối cùng luôn luôn khiến bạo chúa ra đời. Những người chuộng chủ nghĩa xã hội thuyết giảng về tình yêu đối với những người khác biết, nhưng họ khăng khăng bắt tất cả đều phải khuất phục hoàn toàn.

Chúng ta biết rằng chủ nghĩa xã hội không phải tồn tại vì công lý, không vì bình đẳng, không vì giúp người thoát nghèo khổ. Chủ nghĩa xã hội tồn tại vì một mục đích duy nhất: Quyền lực cho những kẻ thống trị. Và khi chúng có càng nhiều quyền lực, chúng càng thèm khát quyền lực. Họ muốn cai quản y tế, cai quản giao thông, tài chính, năng lượng, giáo dục - tất cả mọi thứ.

Họ muốn có quyền phán quyết ai thắng ai bại, cho phép ai ngoi lên và ai phải hạ đài, cái gì đúng cái gì sai và thậm chí là ai sống ai chết.

Tóm lại, tất cả chúng ta ở đây hôm nay biết rằng không có điều gì kém dân chủ hơn chủ nghĩa xã hội. Ở mọi nơi, bất cứ đâu nó xuất hiện, chủ nghĩa xã hội sinh sôi dưới lá cờ tiến bộ, nhưng cuối cùng nó chỉ mang lại tham nhũng, bóc lột và tàn phá.

Ở cùng với chúng ta hôm nay là David Smolansky. David và một trong những thị trưởng trẻ nhất trong lịch sử Venezuela khi chính quyền Maduro cách chức và ra lệnh truy nã anh. David bỏ trốn vào khu rừng rậm đầy nguy hiểm phía nam. Cuối cùng, anh đến được Brazil, nơi chào đón anh với vòng tay rộng mở.

Hôm nay, David sống lưu vong ở Mỹ, nơi anh tiếp tục lên tiếng cho nhân dân Venezuela. Một bi kịch là David là thế hệ thứ ba trong gia đình chạy trốn khỏi nỗi thống khổ của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Ông bà David chạy khỏi Liên Xô năm 1927 và cha anh chạy trốn cộng sản Cuba năm 1970.

VÒI VĨNH ĐỂ ĐƯỢC “NHÀ NƯỚC VẪN NUÔI ANH EM CHÚNG TA” MÀ CŨNG SÔNG NÚI TRÊN VAI Ư

Phạm Đình Trọng


Những ngày giữa tháng Giêng Kỷ Hợi vòm trời bâng khuâng, tiết trời se se lạnh gợi cảm, tôi vào FB tìm sự đồng cảm, sự phát hiện của những facebooker về cái đẹp của đất trời mùa Xuân nhưng đã bị hụt hẫng khi phải gặp khá nhiều hình ảnh về hội thơ giữa tháng Giêng của mấy nhà thơ quốc doanh. Có xã viên thơ hí hửng khoe cả giấy mời dự hội thơ như vị chủ nhiệm hợp tác xã văn chương của họ hí hửng khoe: Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta.

Nhiều xã viên thơ đưa hình ảnh đứng hiên ngang vung tay, ưỡn ngực diễn thơ trên sân khấu lòe loẹt, chói chang sắc màu, chật chội, xô bồ chữ viết, tối tăm, kệch cỡm chữ ta chữ tây. Và hàng chữ bự nhất, hợm hĩnh nhất nhưng cũng nhỏ bé, chật chội, kệch cỡm nhất là tên chủ đề hội thơ: SÔNG NÚI TRÊN VAI.

Sông núi luôn là khái niệm, luôn đồng nghĩa với đất nước, với Tổ quốc, với quốc gia. Sông núi trên vai là trách nhiệm của công dân với đất nước. Sông núi trên vai là hình tượng lẫm liệt, là vóc dáng sừng sững, là vẻ đẹp vĩnh hằng của người lính cầm súng bảo vệ đất nước. Sông núi trên vai đâu phải là sứ mệnh, đâu phải là hình tượng tiêu biểu của nhà thơ.

2. Không chỉ có trách nhiệm với đất nước, nhà thơ đích thực nói tiếng nói của thân phận cá thể con người nhưng những cá thể đó đều mang bóng dáng, mang tầm vóc của cả loài người. Văn chương gọi dậy, đánh thức phần Người, phần lương tri trong mỗi con người. Văn chương là hồn vía của con người, là tiếng nói của thân phận con người trong xã hội ở tầm nhân loại.

Không chỉ diễn tả công việc của cô gái tát nước đêm trăng, câu ca dao: “Hỡi cô tát nước bên đàng / Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi” là sự phát hiện bất ngờ về giá trị của lao động sáng tạo. Lao động sáng tạo tát nước cấy cày làm ra hạt lúa của một cô gái quê đã làm đẹp cả thiên nhiên, làm lung linh cả đất trời, làm lộng lẫy cả vũ trụ.

Tiểu thuyết Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố không phải chỉ kể về cuộc sống cùng cực bế tắc của người đàn bà nông dân Việt Nam thời phong kiến thối nát, quan lại nhiễu nhương. Chị Dậu là thân phận người đàn bà nông dân trong đêm dài phong kiến trung cổ của cả một giai đoạn lịch sử loài người.

Tiểu thuyết Eugénie Grandet của nhà văn Honoré de Balzac không phải chỉ là câu chuyện của nước Pháp ở thế kỉ 19, Eugénie Grandet là thân phận con người ở nước Pháp, ở nước Anh, ở Trung Quốc, ở Việt Nam, ở mọi nơi trên trái đất thời con người bắt đầu bước vào xã hội công nghiệp đòi hỏi tích lũy tư bản. Con người khao khát kiếm tiền đến mức tham lam, keo kiệt, nhẫn tâm, mất tính người, trở thành nô lệ của đồng tiền. Người nghèo làm thuê phải sống khốn cùng đã đành mà ông chủ giầu có, kiếm được rất nhiều tiền cũng trở thành khốn cùng về nhân cách.

Xu thế công nghiệp hóa, đô thị hóa là xu thế tất yếu của mọi đất nước, mọi xứ sở. Đô thị hóa sẽ làm phai nhạt, làm mất đi hồn dân dã từ ngàn đời của mọi miền quê: “Hôm qua em đi tỉnh về / Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Cảm hứng luyến tiếc, níu kéo hồn dân dã của nhà thơ Nguyễn Bính trong bài thơ Chân quê: “Nói ra sợ mất lòng em / Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa”, cũng là cảm hứng của mọi con người ở mọi miền quê đang đô thị hóa.

Trí thức Việt vui vì điều gì

Nguyễn Đình Cống

Trí thức Việt, vui vì cái gì? Chắc không có câu trả lời thống nhất vì có người được nhận là trí thức của Đảng, số khác lại tự cho là trí thức của Dân. Phải chăng 2 loại trí thức này có những niềm vui khác nhau?

Ngày 29/1/2019 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ chúc Tết 300 đại biểu trí thức Việt. Trong buổi đó ông Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có bài phát biểu đáng chú ý. Ông nêu ra 4 điều. Báo Đất Việt đặt tên bài là: “Bốn niềm vui của trí thức năm 2018”. Trong bài còn nâng lên thành 4 niềm vui lớn. Đó là:

1. Mặc dù khó khăn, đất nước vẫn phát triển nhanh và toàn diện;

2. Giữ được môi trường hòa bình, ổn định;

3. Đảng và Nhà nước quan tâm đến công tác cán bộ;

4. Chiến thắng của đội bóng đá.

Xét về tên gọi thì 4 điều vừa nêu là niềm vui cho mọi người Việt, đặc biệt là đối với những người dễ tính, chỉ cần nghe thông tin từ một phía để củng cố lòng trung thành với chế độ. Tuy vậy khi đọc xong tôi phát hiện một số nhàm chán và sai lạc, thể hiện trình độ yếu kém của nhận thức và nắm tình hình. Ông Chủ tịch Liên hiệp Hội tự nghĩ rằng đã đại diện cho trí thức Việt Nam, nói lên các niềm vui, để ca ngợi. Tôi, một lão già U90, nhưng vẫn tự xem là trí thức, thấy xấu hổ khi biết rằng, một người có tầm hiểu biết yếu kém về xã hội như vậy mà làm đến Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH và KT và nghe đâu còn giữ những chức vụ quan trọng khác.

Trong niềm vui thứ nhất, ông Chủ tịch không nhắc đến các chỉ số tăng trưởng (ví dụ GDP tăng 7,08%).Đó là điều may cho ông, vì nhiều trí thức không tin vào các chỉ số đó. Nếu lặp lại như vẹt các chỉ số do tuyên truyền của Đảng nêu ra ông không giấu nổi vai trò bồi bút. Hãy để cho các UV của Bộ Chính trị và BCH TƯ cùng các đảng viên trung kiên tự sướng với các chỉ số đó. Ông dẫn ra việc thông xe Hầm Cù Mông và có quầy đổi tiền Việt ở Sân bay Singapore như là vài dẫn chứng cho kinh tế phát triển nhanh và toàn diện. Đúng là kinh tế có phát triển nhưng không thể nói là nhanh và toàn diện khi phần lớn nguồn thu từ xuất khẩu là của các doanh nghiệp FDI nước ngoài, khi các con đường hàng ngàn tỷ đồng vừa làm xong đã hỏng, khi đang mắc nợ hàng trăm tỷ đô la, không thể trả nợ gốc, phải đi vay thêm chỉ để trả lãi, khi môi trường bị phá hủy ở nhiều nơi, khi hàng vạn thanh niên trai tráng vui sướng được đi làm thuê ở nước ngoài v.v…

Trong niềm vui thứ hai, ông nói về ổn định. Đó là sự ổn định chính trị được giữ bằng sự đàn áp và tuyên truyền dối trá. Về ổn định cần thấy hai điều: 1. Ngoài ổn định về chính trị còn cần ổn định xã hội. Mà ổn định xã hội quan trọng hơn. Ổn định chính trị chỉ là một điều kiện, một phần của ổn định xã hội. Xã hội Việt Nam hiện nay đang mất ổn định, đó là sự sa sút đạo đức, sự xuống cấp của giáo dục, sự bành trướng của nhiều thói hư tật xấu và tội phạm, là nỗi oan của dân ở Thủ Thiêm, Lộc Hưng và nhiều nơi, là sự gia tăng đàn áp nhân quyền, là tòa án thích dùng luật rừng với các bản án bỏ túi v.v… 2. Ổn định có trạng thái bền vững và tạm thời. Cách giữ cho ổn định chính trị bằng đàn áp và tuyên truyền dối trá chỉ tạo ra ổn định tạm thời, nó sẽ bị lật khi có tác động đủ mạnh. Đó từng là ổn định của các nước XHCN Đông Âu, Liên Xô, Mông Cổ và gần đây là Venezuela.

Sự ổn định của VN hiện nay như cái cột gỗ, bên ngoài được sơn quét, tưởng như vững chắc vô cùng, nhưng bên trong đã bị mục ruổng, bị mối mọt đục khoét. Ca ngợi một sự ổn định như vậy thật không xứng với trí thức dân tộc, chỉ có thể là người tuyên truyền của Đảng.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn