Sao phải dừng quan trắc ô nhiễm tại Formosa Hà Tĩnh?

Thanh Trúc

2021-01-21

Sao phải dừng quan trắc ô nhiễm tại Formosa  Hà Tĩnh?

Hình minh hoạ. Công ty thép Formosa ở Hà Tĩnh. Hình chụp 29/10/2019. Reuters

Ngừng giám sát đặc biệt đối với Formosa Hà Tĩnh là quyết định mới đây nhất của Tổng cục Môi trường Việt Nam, sau khi kết quả kiểm định tính đến trung tuần tháng 12/2020 cho thấy tất cả 53 lỗi vi phạm đã được khắc phục.

Đây là 53 lỗi vi phạm do Ban Thanh tra Liên nghành, Bộ Tài nguyên - Môi trường, đề ra để liên tục quan trắc Nhà máy Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa ở Hà Tĩnh, công ty từng xả thải trực tiếp ra môi trường khiến nguồn nước biển 4 tỉnh miền Trung bị ô nhiễm làm hải sản chết hàng loạt hồi năm 2016.

Tin vừa nêu được mạng Dân Trí loan đi hôm 19/1, dẫn lời ông Hoàng Văn Thức, Phó cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên - Môi trường Việt Nam.

Từ hồi tháng 12/2020, Hội đồng Giám sát Liên ngành do Bộ Tài nguyên-Môi trường chỉ định, đã họp đánh giá kết quả khắc phục các vi phạm và sự thể hiện cam kết bảo vệ môi trường của Formosa, dẫn tới quyết định ngừng giám sát lần này.

Theo lời ông Hoàng Văn Thức, Formosa đã thực hiện đầu tư, cải tạo, nâng cấp các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên-Môi trường, đã bổ sung 10 hạng mục công trình bảo vệ môi trường.

Còn theo thẩm định của Tổng cục Môi trường, từ tháng 8/2020 toàn bộ các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án Khu liên hợp Gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (giai đoạn 1) và các công trình cải thiện, bổ sung bảo vệ môi trường tại đây coi như đã hoàn thành, được Bộ Tài nguyên-Môi trường Việt Nam cấp giấy xác nhận hoàn thành để vận hành chính thức.

000_9Y4W5.jpg

Hình minh ho. Cá chết dt vào b Qung Bình hôm 20/4/2016 do cht thi t Formosa

Một cư dân Vũng Áng nói với RFA rằng dân chỉ mong có được thông tin thuyết phục, rõ ràng về thực trạng môi trường nơi nhà máy gang thép đang hoạt động.

Một ngư dân khác, cũng ở Vũng Áng, cho rằng cứ hễ nói đến Formosa là có bức xúc:

Người dân không hiu hết được bi vy các cp lãnh đo cho đến công ty nên gii thích cho người ta hiu, người ta mi là không bc xúc”.

Được biết mọi dữ liệu quan trắc tự động của Formosa vẫn liên tục được truyền trực tiếp về Sở Tài nguyên-Môi trường Hà Tĩnh, kế  đó là Tổng cục Môi trường để được theo dõi, giám sát. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên-Môi trường cũng đã yêu cầu Formosa cài đặt số liệu quan trắc tự động liên tục lên bảng thông tin điện tử ngay tại cổng nhà máy để người dân có thể theo dõi một cách dễ dàng.

Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Việt Nam, cho hay từ tháng 7/2016 đến nay đã được gần 4 năm rưỡi, Tổ Kỹ thuật liên ngành đã nhận thấy quá trình “Giám sát đặc biệt” được thực hiện tốt và kết luận rằng có thể dừng việc “Giám sát đặc biệt” tại FHS:

Tiếp theo, vic giám sát thông thường vi cht lượng cao v quan trc d liu môi trường đi vi FHS, mt cơ s sn xut thép có ri ro gây ô nhim cao, vn được tiếp tc 24/24 trong ngày”.

Người dân không hiu hết được bi vy các cp lãnh đo cho đến công ty nên gii thích cho người ta hiu, người ta mi là không bc xúc

Các dữ liệu quan trắc, vẫn lời tiến sĩ Đặng Hùng Võ, được truyền trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh và Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các cơ quan quản lý môi trường ở Trung ương và Hà Tĩnh vẫn phân công công chức chịu trách nhiệm theo dõi thường xuyên:

Tôi cho rng, kết lun ca Hi đng Giám sát liên ngành v vic dng chế đ “Giám sát đc bit” v môi trường đi vi FHS là tha đáng, đ đ tin cy”.

“V mt tâm lý qun lý, không di gì các cán b nhà nước đ sơ h trong thc thi công v đi vi mt s c môi trường nghiêm trng, đã gây tác hi cho mi người dân và hot đng kinh tế ca 4 tnh, b phán xét trên tm quc gia và quc tế”.

Trao đổi với RFA qua điện thư, kỹ sư chuyên ngành Đào Nhật Đình, đã về hưu nhưng vẫn hoạt động trong lãnh vực môi trường, giải thích 2 lý do được coi là hợp lý trong quyết định ngừng chế độ giám sát đặc biệt đối với Formosa lúc này:

Th nht là hai chiếc xe quan trc môi trường di đng nhưng li đ c đnh FHS (Formosa Hà Tĩnh) t năm 2016. Phi kích bánh lên đ c đnh cho khi hng lp xe và cũng là n đnh các thiết b bên trong khi tiến hành phân tích. C B TNMT ch có hai xe đó là hot đng tt. Th hi xe ti đ mt ch không chy lin trong 4 năm thì liu khi n máy có chy được na không? C nước có bao nhiêu v vic cn quan trc môi trường gp như v b h cha đuôi qung Lào Cai, v ng nước t sông Đà b nhim du, nhng v đ trm cht thi... Xe di đng phi là xe di đng, không th dùng như cái nhà c đnh được”.

Th hai, sau vài năm liên tc quan trc hàng ngày, mi ngày ba ln ly mu mà không phát hin ra vi phm gì thì cũng không còn ý nghĩa phi quan trc liên tc như vy na. Gi đây các thiết b quan trc t đng đã tiến b nhiu hơn so vi năm 2016. Chúng ly mu 2 phút mt ln v nước thi, khí thi, truyn s liu liên tc v S TNMT Hà Tĩnh và Tng cc Môi trường. Nếu có gì bt thường v s liu mi phi đi ly mu đ phân tích sâu. Toàn b 20 ng khói đu đã trang b đo t đng. Nước thi thm chí còn đo song song 2 trm”.

Về mặt tâm lý quản lý, không dại gì các cán bộ nhà nước để sơ hở trong thực thi công vụ đối với một sự cố môi trường nghiêm trọng, đã gây tác hại cho mọi người dân và hoạt động kinh tế của 4 tỉnh, bị phán xét trên tầm quốc gia và quốc tế.

TS Đặng Hùng Võ

Đó là chưa nói đến chi phí, kỹ sư Đào Nhật Đình nhấn mạnh, trong việc bảo quản 2 phòng thí nghiệm di động đầy đủ trang thiết bị hiện đại.

Ngoài ra còn phải kể đến một tổ phân tích với 3 hay 4 nhân viên có kinh nghiệm túc trực hàng ngày để lấy mấy chục mẫu. Công sức và chi phí mỗi năm 365 ngày như thế cũng không hề rẻ, là khẳng định của kỹ sư Đào Nhật Đình.

Đối với nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Đặng Hùng Võ, thực hiện “Giám sát đặc biệt” tiêu tốn thêm ngân sách nhà nước, tốn kém nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian:

“Khi có th đ đ tin cy đi vi FHS, quá trình giám sát và đánh giá (M&E - Monitoring & Evaluation) v môi trường ti FHS có th thay thế bng chế đ thông thường đi vi cơ s có nguy cơ gây ô nhim cao. Hơn na, các d liu quan trc môi trường hàng ngày được công khai hoàn toàn mà mi người dân đu có quyn tiếp cn. Như vy, h thng Giám sát và Đánh giá thông thường này có th coi như tha mãn yêu cu ca mt h qun tr tt, đ đ tin cy”.

Thêm vào đó, Tổng cục Môi trường nên có báo cáo giám sát và đánh giá hàng quý hoặc hàng nửa năm hoặc hàng năm đối với việc bảo vệ môi trường tại FHS để công bố cho công luận được hoàn toàn yên tâm, là góp ý và cũng là kết luận của tiến sĩ Đặng  Hùng Võ.

Dân chúng sống tại địa phương có nhận được thông tin một cách minh bạch như đề nghị của Tiến sĩ Đặng Hùng Võ là điều mà cư dân trong vùng vẫn chưa có được như trình bày của những tiếng nói được ghi nhận.

T.T.

Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-do-vn-enviroment-authorities-decided-to-stop-environment-proction-assesement-of-formosa-01212021105300.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn