Gọi Nga là bạn tốt, Trung Quốc vấp ngay những "hòn đá tảng" và nhận ra một điều cay đắng

Q.S. | 29/05/2021


Ông Heydarian cho rằng, Tổng thống Duterte đã sai khi có những nhượng bộ quan trọng trước Trung Quốc, từ việc "gác lại" phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về Biển Đông năm 2016 cho đến hạ cấp hợp tác an ninh với đồng minh quân sự Mỹ, để đổi lấy một gói cam kết vẫn chưa được thực hiện của Trung Quốc. Kết quả là, ông Duterte đã phung phí những đòn bẩy, dù là nhỏ nhất, khi cần đối phó với Bắc Kinh. Ông Duterte đã chuẩn bị rời nhiệm sở, nhưng cho đến nay nhà lãnh đạo này vẫn chưa mang về cho Philippines một khoản đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn nào từ Trung Quốc.

Chính sách thân Trung Quốc của ông Duterte đang dần "chết yểu"

Gọi Nga là bạn tốt, Trung Quốc vấp ngay những

Ảnh minh họa

Dù đăng bài báo ca ngợi tình hữu nghị ngày càng tăng giữa Nga-Trung, Thời báo Hoàn Cầu vẫn phải ngậm ngùi thừa nhận một điều

TRUNG QUỐC HẾT LỜI CA NGỢI MỐI QUAN HỆ NGA THÌ SAO?

Tháng 6/2019, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gọi ông Putin là "người bạn tốt nhất của tôi". Và rồi, khi mối quan hệ với Mỹ trở nên xấu đi, Trung Quốc và Nga đang trở nên thân thiết hơn.

Điều này làm dấy lên những lo ngại về một liên minh quân sự có thể hình thành giữa hai thế lực nặng ký.

Bất chấp những lo ngại từ Mỹ và đồng minh của Washington, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã bác bỏ thông tin cho rằng mục đích của sự liên kết này là nhằm tổ chức một cuộc tấn công phối hợp nhằm vào Mỹ.

Khi được hỏi về liên minh quân sự tiềm năng nhằm chống lại Mỹ, ông Lavrov đã nói với ấn phẩm Argumenty I Fakty (AIF) của Nga rằng, Moscow và Bắc Kinh đang "hài lòng" với "hình thức hợp tác hiện tại" của họ.

Gọi Nga là bạn tốt, Trung Quốc vấp ngay những hòn đá tảng và nhận ra một điều cay đắng - Ảnh 2.

Ngoại trưởng Sergei Lavrov. Ảnh: Rbth

Hôm thứ Ba tuần này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã nhắc lại lời của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Moscow đã "vững như bàn thạch".

Theo ông Triệu, cam kết "không liên minh" giữa hai nước là một trong những lý do khiến mối quan hệ đối tác này có thể chịu đựng được "thử thách mà bối cảnh quốc tế đang thay đổi mang lại" và trở thành một "nhân tố ổn định" trong thế giới hiện đại.

Trung Quốc cũng loại trừ khả năng thành lập liên minh quân sự với Mỹ. Theo chuyên gia quân sự Ni Lexiong ở Thượng Hải, việc đưa ra tuyên bố thành lập liên minh quân sự sẽ phản tác dụng đối với cả hai nước.

"Ngày nay, chỉ những quốc gia nào có ý định tiến hành chiến tranh mới công bố kế hoạch thành lập liên minh quân sự", ông Ni nói, "Các vị sẽ tự dồn mình vào chân tường khi làm việc ấy, cắt bỏ bất cứ cơ hội nào để đàm phán. Điều đó không mang lại lợi ích cho Trung Quốc".

Về phần mình, trong một phát ngôn trước đây, Tổng thống Putin cho rằng liên minh quân sự là điều chưa cần thiết vào thời điểm này nhưng đó là điều "rất dễ hình dung".

Các quan chức Trung Quốc tuyên bố rằng mối quan hệ hợp tác giữa Bắc Kinh với Moscow là "không giới hạn" và đang ở mức "cao nhất từ trước đến nay".

Trong khi ấy, các quan chức Mỹ và Nga được cho là đang tìm cách hàn gắn lại mối quan hệ căng thẳng.

Các biện pháp trừng phạt, tấn công mạng và trả đũa ngoại giao đều đóng vai trò đưa mối quan hệ Nga-Mỹ xuống mức thấp nhất sau Chiến tranh Lạnh. Song, cuộc gặp gần đây giữa Ngoại trưởng Lavrov và người đồng cấp Antony Blinken là một dấu hiệu đầy hứa hẹn cho khả năng tiến triển giữa hai nước.

Cuộc gặp đó đã đệm đường cho Tổng thống Putin và Tổng thống Joe Biden gặp mặt trực tiếp trong tháng 6 tới. Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố Nga sẵn sàng "làm bạn với phương Tây" nhưng điều đó phải đi kèm với "cảm giác về chân giá trị của chính chúng ta".

Mặc dù việc thiết lập lại quan hệ ngoại giao giữa Nga-Mỹ sẽ không hề đơn giản nhưng trao đổi với ấn phẩm AIF, ông Lavrov cho rằng cộng đồng quốc tế sẽ cảm thấy "cực kỳ khó khăn" khi phải "đối mặt với những thách thức và đe dọa xuyên biên giới" nếu không có một cuộc thảo luận chính thức nào.

Gọi Nga là bạn tốt, Trung Quốc vấp ngay những hòn đá tảng và nhận ra một điều cay đắng - Ảnh 3.

Dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc -Pakistan (CPEC) đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. (Ảnh minh họa: AP)

NHỮNG "HÒN ĐÁ TẢNG" & SỰ THẬT CAY ĐẮNG CHO BẮC KINH

Trước đó, trang tin TFI từng phản ảnh về việc Nga đã chống lại các nỗ lực của Trung Quốc nhằm chinh phục Nga trong khi tuyên bố Moscow là bạn của họ.

Hiện Kremlin được cho là đang tìm cách ngăn chặn kế hoạch của ông Tập nhằm kết nối Trung Quốc với các quốc gia có trữ lượng dầu dồi dào ở Ả Rập và châu Phi, cũng như với các thị trường béo bở ở châu Âu, bất chấp bề ngoài của tình hữu nghị Nga-Trung mà Bắc Kinh đang duy trì.

Nếu giả định rằng các kế hoạch đối với cảng Gwadar [Pakistan] của Trung Quốc thất bại do vô số những thách thức mà chương trình Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan gặp phải, thì Bắc Kinh có thể thông qua 3 khu vực khác để tiếp cận thế giới Ả Rập và phương Tây.

Điều đáng ngạc nhiên là, Nga đang tìm cách tác động tới cả 3 khu vực này, bao gồm Bắc Cực, eo biển Malacca và Trung Á.

Ngay cả Thời báo Hoàn Cầu [cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc], dù đăng bài báo ca ngợi tình hữu nghị ngày càng tăng giữa Nga-Trung, nhưng vẫn phải cay đắng thừa nhận rằng Nga sẽ không bỏ rơi Ấn Độ nếu Bắc Kinh tìm cách "thử" Nga thông qua việc gia tăng căng thẳng với New Delhi.

· Washington Post: Không có tình bạn nào ở đây bởi Nga sợ Trung Quốc hơn cả Mỹ

Theo bài báo, bất chấp thực tế rằng quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã trải qua những năm thăng trầm do lo ngại ở biên giới, Nga vẫn hy vọng Bắc Kinh và New Delhi sẽ tránh được những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Hoàn Cầu cho rằng, Nga vẫn duy trì mối quan hệ tương đối chặt chẽ với Ấn Độ.

Giới chuyên gia nhận định, mặc dù Nga và Trung Quốc có thể đang chia sẻ mối quan hệ thân thiết nhưng để Moscow đạt được đầy đủ các mục tiêu của mình, Tổng thống Putin cần cởi mở để có mối quan hệ tốt với phương Tây, do Trung Quốc không phải là một đối tác đáng tin cậy.

Mặc dù Trung Quốc rất muốn Nga tiến sâu hơn vào mối quan hệ giữa hai phía nhưng Moscow đều không quá mặn mà và họ có lẽ sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai.

Nguồn: soha.vn

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn