Góp ý Nghị định 168

Mai Quốc Ấn 

48 giờ TỪ BAN HÀNH ĐẾN THỰC HIỆN

Kính đề nghị các cơ quan có trách nhiệm điểu chỉnh gấp hiện tượng này, không nói dài dòng.

Đó là Nghị định 176 / 2024 ND-CP được ông Hồ Đức Phớc thay mặt Thủ tướng ký ngày 30/12/2024 chỉ qua 01 ngày là ngày 31/12/2024 đến sáng 01/1/2025 đã có hiệu lực thi hành.

Cách làm này vi phạm điều 151 Luật Ban hành văn bản pháp luật.

Điều này quy định loại văn bản này từ lúc ký đến khi có hiệu lực không ít hơn 45 ngày.

Xin nhắc nhở.

Nhân đây đề nghị Uỷ ban Pháp luật QH rà soát luôn những cái NĐ tương tự, đang được ban bố, thi hành kiểu “ĐÙNG MỘT CÁI” nay nên sửa chữa, điều chỉnh ngay.

Nói thêm:

Hiện nay cái NĐ 168 đang làm dấy lên sự bất bình xã hội rất lớn, nhận dịp này lấy ngay cái “Cớ” là có sai sót về thời hiệu thi hành, tuyên bố hoãn việc thực thi lại rồi từ từ quên nó đi, soạn ra một cái mới êm ái hơn thay thế là hợp lý và không … lố lắm. 

Khi nghiên cứu lại nội dung cái mới, sao cho chín chắn hơn chút!

Trên lộ trình hoàn thiện nội dung, lộ trình, thử làm bằng một cách (Rất ngô nghê) này xem cái en nờ đê vừa qua có vô lý không, bằng một câu hỏi rất bình thường thế này:

Tài xế đậu xe ô tô lấn vạch ngưng chờ đèn xanh, dù là nửa mét, hoặc vượt đèn đỏ phạt 5 triệu có đủ ĐAU không? Nếu đã đủ, sao phải quy ra 20 triệu? Sao không là 5 triệu, 10 triệu?

Thế thôi.

Các bác làm ngay cho dân nhờ.

Em góp ý là vì sự tồn tại của các bác chứ em chả được gì.

Thề rất chân thành!

Nguyễn Huy Cường

Góp ý chính sách một điều khó tại Việt Nam, bởi tư duy nhìn đâu cũng thấy… phản động của một bộ phận không nhỏ những người ban hành chính sách khi ghi nhận góp ý. 

Nhưng những người còn trăn trở vì quốc vận, vì trách nhiệm với quốc gia tin rằng sẽ vẫn góp ý. Thậm chí là góp ý mạnh mẽ!

Việt Nam trong một thời gian ngắn (đầu năm 2020 tới đầu năm 2025) đã rất “cân bằng” khi từng có lúc trên những con đường thường kẹt xe nhất của TPHCM chẳng có một bóng người. Và ngay cả những con đường lớn nhất của trung tâm kinh tế quốc gia hiện nay, sau khi áp dụng Nghị định 168, đã kẹt xe một cách khủng khiếp. Sự “chuyển cực” rất nhanh này đi kèm cùng đại dịch, khủng hoảng kinh tế và mức phạt cao hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân đầu người sẽ khiến một bộ phận nhân dân sẽ rơi vào cảnh bần cùng hoá. Xin hãy lưu ý khả năng này!

Có một ý kiến mà tôi nghĩ các nhà lãnh đạo rất cần lắng nghe lúc này: “Người còn không lưu thông được thì sao hàng hóa lưu thông?!”. Hàng hoá không lưu thông thì kinh tế đình trệ. Kinh tế đình trệ thì an sinh xã hội đi xuống. An sinh xã hội đi xuống thì tệ nạn xã hội sẽ nổi lên. Tôi từng viết dự báo sau đại dịch sẽ có hiện tượng này và số vụ cướp ngân hàng, cướp tiệm vàng sau đại dịch đăng báo khá nhiều là một minh chứng.

Quay trở lại với Nghị định 168, nếu nhìn bằng góc độ tích cực nhất để tìm ra khía cạnh hợp lý nhất để ủng hộ thì đó là ý thức về luật giao thông khi tham gia giao thông tăng lên. Về khía cạnh này, Nghị định 168 cho tôi có cảm giác rằng nó là sự “thừa thắng xông lên” của Nghị định 100 khi việc xử phạt bia rượu đã giúp xã hội bớt ma men hơn. Nhưng tôi ủng hộ Nghị định 100 hoàn toàn song rất nhiều điểm chưa đồng ý với Nghị định 168.

1- Mức sống thấp, thu nhập thấp nhưng mức phạt còn cao hơn thu nhập.

2- Hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu tham gia giao thông.

3- Chính sách giãn dân và hạ tầng đô thị cho việc giãn dân chưa tốt để áp dụng Nghị định 168.

Hai đô thị lớn là Hà Nội và TPHCM kẹt xe nhiều hơn ngay sau Nghị định 168 chứ không phải cả nước. Việc kẹt xe ngay sau Nghị định 168 của hai đô thị này xoay quanh 3 vấn đề nêu trên. Nếu có một thí điểm mang tính tỉnh thành nào đó trước khi áp dụng cho cả nước sẽ hợp lý hơn, song điều này đã không diễn ra.

Hà Nội chiếm khoảng 12,5% GDP cả nước. TPHCM chiếm khoảng 15,5% GDP cả nước. Hai thành phố này chiếm gần 19% dân số cả nước. Khi cả hai trọng địa kinh tế rơi vào trạng thái “Người còn không lưu thông được thì sao hàng hóa lưu thông?!” thì sẽ là nguy cơ của cả nền kinh tế.

Người ký ban hành Nghị định 168 là Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Tôi chắc chắn Phó Thủ tướng nước ta không đi xe máy tới Văn phòng Chính phủ. Nếu Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà là một người đi làm bằng xe máy, ông chắc chắn sẽ trăn trở trước Nghị định 168. Và tin rằng, bất cứ Luật nào, Chính sách nào nếu có thực tế đời sống trong việc soạn thảo sẽ ban hành trơn tru hơn hẳn Nghị định 168.

Đặt mình trong tâm thế nhân dân trước khi soạn thảo và ban hành chính sách đôi khi đơn giản là một khảo sát xã hội học. Và khảo sát ấy nên để cho bên thứ ba thực hiện để đảm bảo tính trung thực và khách quan là điều vô cùng cần thiết. Thậm chí thuê đơn vị nước ngoài thực hiện khảo sát chuyên nghiệp càng tốt hơn.

Ở phía trên tôi có lưu ý về khả năng bần cùng hoá của một bộ phận không nhỏ nhân dân khi mức phạt còn cao hơn thu nhập bình quân của họ. Bần cùng dễ sinh đạo tặc… Như vậy xã hội sẽ bất an hơn và khả năng này hoàn toàn có thể. Nhưng cuộc sống vốn cân bằng, có cách để nhân dân hoàn toàn ủng hộ Nghị định 168: 

Xử bắn tất cả những trường hợp cán bộ tham nhũng từ 100 triệu đồng trở lên!!!

M.Q.A.

Nguồn: FB Quốc Ấn Mai

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn