Chuyện phim Lý Công Uẩn và Trần Thủ Độ, bây giờ mới kể

Thiên Sơn

ANH KHÔNG VỀ ĐẠI LỄ

Lê Phú Khải

TRỜI NAM THƯƠNG NHỚ ĐẤT THĂNG LONG

ANH KHÔNG VỀ ĐẠI LỄ

Anh không về đại lễ đâu em
Dù Hà Nội ngàn năm hay vạn năm cũng thế
Khi vua Lý lại mang mão áo vua Tần!
Khi trong phim Việt Nam chỉ thấy sắc màu Trung Quốc!

Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc
Ông bà ta là thế!
Nên mới còn non nước Việt hôm nay

Hãy gửi cho anh một gói cốm màu xanh
Để anh nuốt vào lòng cả mùa thu Hà Nội
Gửi cho anh một cành liễu Hồ Tây
Để hồn anh mênh mang cùng sương khói . . .

Tưởng nhớ Người xưa đốt hương trầm là đủ
Hãy để những tỉ đô la xây bệnh viện, công viên
Để ngàn năm Thăng Long không thành ngàn mụn ghẻ
Để không còn những bộ phim
Ngộ độc cả ca dao, băng huyết cả tâm hồn

L. P. K.
TP. HCM 17.9.2010

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Có những chuyện không thể nào tin nổi trong ngành điện ảnh. Bộ phim chính thức về “Lý Công Uẩn” đưclip_image002ợc hứa hẹn sẽ đầu tư rất lớn và giao cho hãng phim truyện Việt Nam sản xuất đột ngột xảy ra những cuộc tranh luận lớn, rồi sau đó là sự đình chỉ từ phía Hà Nội. Dự án hoàn toàn đổ vỡ gây hụt hẫng cho rất nhiều người và tâm lý bi quan. Ngay lập tức người ta quyết định làm bộ phim về “Trần Thủ Độ”. Và cùng thời điểm đó, người ta bí mật sản xuất phim “Đường tới thành Thăng Long”.

Trong một buổi họp báo ở Bộ Văn hóa gần hai năm trước, tôi đã đặt câu hỏi với những người quản lý có trách nhiệm rằng, tại sao chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long những nhân vật lừng danh trong lịch sử như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung không làm, lại làm về Trần Thủ Độ. Ông ấy là người tiêu diệt nhà Lý, là người hành hạ Lý Chiêu Hoàng đến thế và là người tạo ra những điều luật dẫn đến loạn luân trong thời nhà Trần. Lúc đó, người có trách nhiệm đã trả lời, chúng ta chưa quy hoạch được đề tài và chưa tổ chức tốt hệ thống kịch bản. Phim “Trần Thủ Độ” không phải là phim 1000 năm Thăng Long.
Tôi đã nhiều lần nêu ý kiến qua các bài báo, rằng không nên và không thể tôn vinh Trần Thủ Độ lúc này. Ông ấy có những đóng góp cho lịch sử, và cũng có những lỗi không thể xem thường. Hãy làm ông ấy vào lúc khác và hãy làm một cách công bình, đừng vẽ thêm công, đừng coi thường cái tội phạm vào luân lý. Các ý kiến ấy vì nhiều lý do đã không được đăng báo. Hầu như ở đâu người ta cũng vứt bài của tôi đi.
Đầu tháng 12 năm ngoái, tôi biết bộ phim “Đường tới thành Thăng Long” chuẩn bị khởi quay. Tôi đã đề nghị tòa soạn cho phép in bài. Nhưng rồi đã không có ý kiến đồng thuận. Tôi đã gọi điện cho một đồng nghiệp ở VietNamnet, nhưng họ nói biết rồi. 
Các bộ phim quan trọng đó đều có sự liên kết với phía Trung Quốc và rất đậm chất Trung Quốc. Tại sao lại thế? Tại sao Trung Quốc lại đi làm phim cho Việt Nam lúc này? 
Bây giờ người ta giấu nhẹm đi chuyện Trung Quốc cùng hợp tác, đồng sản xuất mà chỉ nói đến công ty Trường Thành sản xuất phim “Đường tới thành Thăng Long”. Kịch bản này do ai viết và cài vào đó những chi tiết nào không hay, không đúng cũng chẳng thấy ai làm rõ. Và tại sao nó lại được làm một cách bí mật, che giấu hết mọi thông tin? Khi bộ phim khởi quay ở Trường quay Hoành Điếm, chỉ một mẩu tin nhỏ được đăng. Rồi sau đó không lâu, báo chí đưa tin, nó được xếp vào số những tác phẩm phục vụ ngàn năm Thăng Long, nhưng mọi chi tiết đều bị giữ bí mật. 
Tôi nói rõ quan điểm: Ta không làm được phim về Lý Công Uẩn thì thôi, không nên để Trung Quốc làm. Như thế có gì bất nhẫn. Khác nào tổ tiên mình không thờ, lại nhờ người khác thờ hộ. Thật là vô văn hóa và kém chính trị quá. Nhiều người đã không thèm lắng nghe quan điểm đó. Các bài báo nhắc đến điều đó bị cắt.
Bây giờ thì chuyện gì đã xảy ra?
Phim “Trần Thủ Độ” bỏ ra ba triệu đô la đến nay im hơi lặng tiếng, đợi sau lễ ngàn năm Thăng Long mới dám đưa ra. Tại sao? Tại vì người dân và trí thức không chấp nhận tôn vinh Trần Thủ Độ vào lúc này. Nếu làm phim về nhà Trần, sao không làm về Trần Nhân Tông, hay Trần Hưng Đạo? Làm về Trần Thủ Độ lúc này chướng lắm, không thuận. Còn làm về Trần Hưng Đạo thì e đụng chạm với hậu duệ của quân Nguyên. Thế là việc đầu tư sai lầm. Còn Trung Quốc thì đã kịp biến ông Trần Thủ Độ thành một nhân vật tựa như em ruột ông Tào Tháo. Cảnh vật, con người và tư tưởng là phiên bản của phim Tàu.
“Đường tới thành Thăng Long” thì trắng trợn hơn. Phim này trở thành một bộ phim Tàu hoàn chỉnh được lồng tiếng Việt. Cảnh vật, trang phục, hành động, võ thuật… chẳng khác nào những bộ phim Trung Quốc chiếu tràn lan trên màn hình. Chẳng thấy gì đúng với tinh thần tự tôn, độc lập và trí tuệ của Lý Công Uẩn, đại biểu cho trí tuệ dân tộc ta một ngàn năm trước đâu cả.
Thật vui mừng là cuối cùng bộ phim này đã được chặn lại. Nó là sản phẩm của những kẻ tự khinh rẻ dân tộc mình, những kẻ vọng ngoại, và phạm thượng với các bậc tiền nhân. Khán giả nhiều tầng lớp đã lên tiếng. Đã tẩy chay. Lương tri và tinh thần tự tôn của người Việt đã thức dậy.
Nhiều lần tôi đề nghị hãy chọn tất cả những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử, quy hoạch thành các cấp độ ưu tiên, có chiến lược đề tài và lộ trình xây dựng dòng phim lịch sử. Nhà nước cần đầu tư và định hướng. Kết hợp giữa ngành sử học, văn học, dân tộc học… Nghiên cứu cho bài bản rồi hãy làm. Phải sản xuất những bộ phim làm sống lại lịch sử dan tộc, khơi niềm tự hào và giáo dục con cháu đời sau vươn lên. Trí tuệ người Việt đủ sức làm phim. Chỉ cần biết tổ chức, khai thác và trọng dụng nhân tài. Nếu có tham khảo nước ngoài thi cần thận trọng với ý kiến của họ, vì họ không thể nào thấu hiểu hết lịch sử ông cha ta như chính chúng ta. Ý kiến ấy từ lâu cũng bị bỏ ngoài tai.
Qua những gì thể hiện ở phim “Trần Thủ Độ” và nhất là phim “Đường tới thành Thăng Long” cùng một vìa bộ phim khác, chúng ta cần cảnh giác với việc liên kết làm phim với Trung Quốc. Hãy đừng để họ nuốt mất mình mà cứ nằm trong bụng họ khen họ giỏi, họ đang giúp mình làm phim.

T. S.

Nguồn: Trannhuong

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn