Thư thỉnh nguyện của Mẹ Nấm gửi Tổng thống Barack Obama

image

January 14, 2011

President Barack Obama

The White House

1600 Pennsylvania Avenue, NW

Washington, DC 20500


Dear Mr. President,

We are writing to ask the White House to halt or postpone the welcoming ceremony and the state dinner for the People's Republic of China ("PRC") president Hu Jintao on January 19, 2011 during his visit to the United States.

January 19 is the anniversary of the Chinese invasion of the Paracel Islands which had belonged to the Republic of Vietnam, then, an ally of the United States. After the fall of Saigon, China established control over the Paracel Islands.

We believe the welcoming ceremony for the Chinese leader on the day that the Vietnamese people commemorate the deaths of our fallen soldiers is an insult to the Vietnam nation, the Vietnamese-Americans living in the United States and the Vietnamese community worldwide.

The Eastern Sea (South China Sea) issue arose due to the Chinese ever ambitious claim over the entire waterway and its islands and their goal is total domination over maritime travel in the Eastern Sea.

In July 2010 Secretary of State Hillary Clinton was in Hanoi and had urged the creation of a binding code of conduct from countries with claims on the disputed islands in the Eastern Sea, including China, as well as an institutional process for resolving those claims. "The United States has a national interest in freedom of navigation, open access to Asia's maritime commons and respect for international law in the South China Sea." Mrs Clinton said. Through this statement, Mrs. Clinton has clearly articulated the United States' position.

Therefore, we believe that the United States, by receiving the PRC head of state on the anniversary of China's invasion of the Paracel Islands, will send the wrong message to China and other Asian Countries -  that aggression is rewarded.

We believe that the relationship between the United States and Vietnam could deteriorate if the state dinner is held for Mr. Hu Jintao on January 19, 2011. I also believe that the Vietnamese people will be very disappointed if the dinner is held on January 19th and simply view it as yet another instance in which the United States has abandoned its commitment to Vietnam as well as Southeast Asian region.

Please do not forget the fact that on January 19, 1974, Chinese forces had also captured an American, Captain Gerald Emil Kosh, during the battle for the Paracel Islands.

Mr. President, for the foregoing reasons, we respectfully request that you consider the postponing the visit of the PRC president to the White House and defer hosting the state dinner in Mr. Hu's honor to another date.

Respectfully,

Blogger Me Nam (Nguyen Ngoc Nhu Quynh)

-------------

Bản dịch tiếng Việt của bức thư này (dành cho những bạn còn phân vân về nội dung của nó)

Ngày 14 tháng Giêng năm 2011

Tổng thống Barack Obama

Tòa Bạch Ốc

1600 đường Pennsylvania, NW

Hoa Thịnh Đốn, DC 20500.

Kính gửi ngài Tổng Thống,

Chúng tôi đồng ký tên vào thư thỉnh nguyện này để đề nghị Tòa Bạch Ốc hãy đình chỉ hoặc tạm ngưng không tổ chức lễ và tiệc đón tiếp Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - ông Hồ Cẩm Đào vào ngày 19 tháng Giêng năm 2011 trong dịp ông ta thăm viếng Hoa Kỳ.

Ngày 19 tháng Giêng là ngày kỷ niệm việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, đã từng thuộc chủ quyền của Việt Nam cộng hòa, một đồng minh của Hoa Kỳ. Sau khi Sài Gòn thất thủ, Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa.

Chúng tôi tin rằng buổi lễ tiếp đón vị lãnh đạo Trung Quốc vào ngày người dân Việt Nam tưởng nhớ những người lính của mình đã anh dũng hy sinh là một sự xúc phạm đối với Việt Nam, những người Mỹ gốc Việt đang sinh sống ở Hoa Kỳ, và với tất cả những người Việt khác trên khắp thế giới.

Vấn đề Biển Đông (còn gọi là biển Nam Hải) gần đây đã sôi động lên do tham vọng tuyên bố chủ quyền cả vùng lãnh hải và những quần đảo trong đó của người Trung Quốc. Và mục đích của họ là thôn tính tất cả những tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hillary Clinton vào tháng Bảy 2010 đã đến Hà Nội và đã lên tiếng kêu gọi thiết lập một hiệp ước về quy tắc ứng xử trên Biển Đông giữa các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền các quần đảo, kể cả Trung Quốc, và thiết lập một quá trình chính thức để giải quyết các tranh chấp đó. Bà Clinton đã từng tuyên bố rằng “Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ có mối quan tâm quốc gia về sự tự do đi lại, tự do tiếp cận các tuyến đường hàng hải công cộng, và tôn trọng luật quốc tế trên biển Đông”. Qua lời tuyên bố này, bà Ngoại trưởng Clinton đã xác định rõ ràng thế đứng của Hoa Kỳ.

Do đó, chúng tôi tin rằng Hoa Kỳ với việc đón tiếp vị lãnh đạo của Trung Quốc vào dịp kỷ niệm ngày Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, sẽ gửi một thông điệp sai lầm đến với Trung Quốc và các quốc gia vùng Đông Nam Á rằng thái độ hung hăng này đã được ca ngợi.

Chúng tôi tin rằng mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu buổi quốc tiệc này được tiến hành để đón ông Hồ Cẩm Đào vào ngày 19 tháng Giêng năm 2011. Chúng tôi cũng tin rằng người Việt ở khắp nơi sẽ rất thất vọng nếu buổi tiệc này sẽ diễn ra và xem đó là một hành động tiêu biểu cho việc Hoa Kỳ bỏ rơi những cam kết đối với Việt Nam cũng như cả vùng Đông Nam Á.

Xin ngài Tổng thống hãy đừng quên rằng vào ngày 19 tháng Giêng năm 1974, quân đội Trung Quốc cũng đã bắt giữ một người Mỹ trong trận hải chiến Hoàng Sa, đó là Đại úy Gerald Emil Kosh.

Kính thưa ngài Tổng thống,

Vì những lý do đã nêu trên, chúng tôi thành kính yêu cầu ngài hãy xét lại và dời ngày viếng thăm Tòa Bạch Ốc của vị Chủ tịch Trung Quốc cũng như dời ngày cử hành buổi tiệc đón tiếp ông Hồ Cẩm Đào sang một ngày khác.

Kính bút,

Blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh)

Mọi người có thể ký online tại đây:

Thepetitionsite

Tác giả bức thư gửi trực tiếp cho BVN nhờ đăng lên để rộng đường dư luận.

 

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn