Trích dẫn lịch sử thì phải đầy đủ và đúng thực chất

Nguyễn Trọng Vĩnh

image Tình cờ tôi đọc được những đoạn trích dẫn lịch sử của ông Tạ Ngọc Tấn nói chuyện ở đâu đó. Thấy ông cắt xén lịch sử xúc phạm những người biểu tình yêu nước, đổi trắng thay đen mà ngứa ngáy cả người, nên phải viết những dòng dưới đây để bổ khuyết cho ông ta.

Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 của ta, phá cáp của tàu Viking II đang thăm dò trong thềm lục địa của ta, gây hấn ở Biển Đông khiến những người yêu nước bức xúc phải biểu tình phản đối. Trong số người biểu tình có dân, có cựu chiến binh, có thanh niên, sinh viên, cựu công an và nhiều nhân sĩ trí thức có tên tuổi như các nhà văn, tiến sĩ, giáo sư...: Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Ngô Đức Thọ, Đỗ Xuân Thọ, Phạm Duy Hiển, Nguyễn Huệ Chi, Chu Hảo, Nguyễn Đông Yên, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Xuân Diện, v.v. Thế mà ông Tấn dám bảo là “phụ họa với Đảng Việt Tân”?

Đơn khởi kiện Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 5  tháng 9 năm 2011

ĐƠN KHỞI KIỆN

(V/v Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội đã phát sóng truyền hình có nội dung vu khống, xuyên tạc, xúc phạm những người biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn, vi phạm Luật báo chí và Bộ Luật dân sự)

Kính gửi: Tòa án nhân dân Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

Tin trên RFA, BBC, RFI về việc các nhân sĩ trí thức tham gia biểu tình kiện Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Một nhóm nhân sĩ kiện Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội

Thanh Phương – RFI

clip_image001  

Những người biểu tình phản đối Trung Quốc bị xem là "những tấm bia che chắn cho các thế lực thù địch (DR)

 

Trong lá đơn đề ngày 5/9/2011 gởi Tòa án Nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, 10 nhân sĩ trí thức đã kiện Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội. Đứng nguyên đơn là các nhà trí thức Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Khải, Ngô Đức Thọ, Vũ Ngọc Tiến, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Quang A, Lê Dũng, Nguyễn Đăng Quang và Nguyễn Xuân Diện.

Theo lá đơn kiện này, hai buổi phát sóng ngày 21 và 22/8 của Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội đã có những nội dung «vu khống, xuyên tạc, xúc phạm», những người biểu tình phản đối Trung Quốc, trong đó có các vị nhân sĩ nói trên.

Cụ thể, những người biểu tình bị xem là những «tấm bia che chắn cho các thế lực thù địch phản động» hoặc là những người «bị các thế lực phản động trong nước và ngoài nước kích động», thậm chí bị coi là «chà đạp lên tình cảm yêu nước chân chính của người dân thủ đô». Kèm theo các lời bình nói trên là bức ảnh minh họa chụp các ông Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi và Nguyễn Văn Khải. Theo các nhân sĩ trí thức đứng nguyên đơn, như vậy là Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội đã vi phạm Luật báo chí và Bộ Luật dân sự Việt Nam.

Bảo vệ Trường Sa 14/3/1988: Hình ảnh từ phía Trung Quốc

Mai Thanh Hải

clip_image001

Nếu được phép làm 1 cuộc khảo sát, "phỏng vấn bỏ túi" với câu hỏi: "Bạn biết gì về Chiến dịch CQ-88 của Hải quân nhân dân Việt Nam và trận 14/3/1988 bảo vệ quần đảo Trường Sa?", mình chắc chắn, sẽ có rất nhiều câu trả lời "Không!" và những cái lắc đầu lạ lẫm.

Mai Thanh Hải

Lê Duẩn và Trung Quốc

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

clip_image001  

Tổng bí thư Lê Duẩn về thăm Diễn Châu. Ảnh tư liệu

 

Mới đây ông Trần Bình Nam, một nhà nghiên cứu Trung Quốc có bài viết nhận định rằng Tổng bí thư Lê Duẩn là người hiểu rõ và có thái độ chống đối Trung Quốc mạnh mẽ nhất so với tất cả các thời đại Tổng bí thư sau ông.

Mặc Lâm: Thưa ông, câu đầu tiên chúng tôi muốn hỏi là sau khi nghiên cứu những tài liệu của ông TBT Lê Duẩn để lại thì ông có nghĩ rằng những tài liệu đó có mức khả tín như thế nào ạ?

Ông Trần Bình Nam: Thưa anh Mặc Lâm, khi viết bài đó ngoài những tài liệu khác thì tôi dùng 2 tài liệu chính: Tài liệu thứ nhất là của ông Nguyễn Thành Thơ, một cán bộ trung kiên, hồi ký của ông có thể nói là vô tình hay hữu duyên mà đầu năm 2009 thì tôi đọc được; và tài liệu thứ hai là bài nói của ông cựu TBT Lê Duẩn.

Hộ khẩu, dân công và đào tạo

Nguyễn Xuân Nghĩa

Để làm rõ ý bài viết cô đọng của Ngải Vị Vị

Nguyễn Xuân Nghĩa

clip_image001  

"Dân công" Trung Quốc, một bi kịch kinh tế - và nguy cơ an ninh

 

"Kinh tế cũng là chính trị" 

Kinh tế chính trị học với màu sắc Trung Quốc 

Trong bài viết trên tờ Newsweek ngày 28 tuần qua (tại trang cuối trong số báo đề ngày 05 Tháng Chín), Ngải Vị Vị có một câu nhắc đến việc "các trường học cho di dân bị đóng cửa" – "You will see migrants’ schools closed." Người viết xin đi sâu hơn vào khung cửa đóng ấy...

Tại Trung Quốc, tuần báo Newsweek bị xé mất trang chót, nhưng nhà cầm quyền không kiểm duyệt nổi mạng lưới thông tin hay xã hội nên chỉ mong là dân chúng ít đọc tiếng Anh! Bài viết của người nghệ sĩ vừa bị giam 81 ngày mà không có lý do đã so sánh thủ đô Bắc Kinh vô hồn với một nhà tù, "cơn ác mộng không dứt"... Quý độc giả nên tìm đọc bài này nếu chưa có cơ hội.

Trung Quốc công bố bạch thư cho tương lai

clip_image001  

TQ vừa chạy thử tàu sân bay đầu tiên của nước này

 

Chính phủ Trung Quốc công bố bạch thư cho chính sách tương lai giữa những quan ngại trong khu vực về tham vọng của nước này.

Trung Quốc nói họ muốn trở thành một nước giàu mạnh và chung sống hòa bình với các nước khác.

Bạch thư nói Trung Quốc sẽ không lập lại sai lầm của những cường quốc tìm cách chi phối các quốc gia khác.

Nhưng phóng viên BBC ở Bắc Kinh, Michael Bristow, nhận xét những gì được mô tả trong bạch thư về Trung Quốc và thế giới có chỗ dường như khác biệt so với trên thực tế.

Nhức nhối nạn mãi lộ: Ghê hơn cướp cạn!

Hoàng Khương

Đôi lời

Mấy hôm nay là ngày khai giảng năm học mới 2011-2012. Học sinh khắp nơi nơi hễ là học sinh của đất nước Việt Nam đều được nhắc nhở nội dung này, không cần nói tên tác giả, ai ai cũng nhớ:

"...Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em..."

Đọc rồi, mong bà con hãy bỏ qua đừng đọc bài in tiếp bên dưới. Học sinh không nên đọc. Giáo viên không nên đọc. Nhân sĩ trí thức trong nước và kiều bào nữa đều không nên đọc. Các chiến sĩ đang canh giữ biên giới và biển đảo cũng đừng nên đọc. Đồng chí hòa thượng siêu toán học Ngô Bảo Châu và cháu Tôn Nữ Thùy Linh thủ khoa duy nhất vừa nhận 9,5 điểm môn Lịch sử càng không nên đọc. Riêng mấy ông chân gỗ đánh trống thuê ngày khai giảng xong bỏ dùi đó hãy cố chạy nhanh về nhà ngậm sâm cho đỡ mệt để đủ sức trả lời vợ con họ nếu vợ con họ còn có liêm sỉ để lục vấn chồng: ông làm gì mà để đất nước ta nên nông nỗi ấy? Cái lũ người mô tả trong bài báo này đều tốt nghiệp phổ thông, đều tốt nghiệp đại học, đều có chân trong Đoàn trong Đảng, đều thề thốt hiếu với dân, có lẽ chúng nghĩ rằng “Dân” là vu vơ ở đâu, chứ không tính vào đám vợ con và cha mẹ ông bà và thậm chí cả ông bà cụ láng giềng bên nhà chúng?

Nước mà Dân bị nhũng nhiễu công nhiên như thế thì chắc chắn sẽ mất thôi – làm sao Dân lại chịu giữ cái Nước nơi họ bị đối xử như quân thù, cái đất nước không mang lại hạnh phúc cho họ? Một khi mất Nước, liệu những đồng tiền lưu manh kia, thậm chí cả những tài khoản lưu manh to hơn thế nhiều lần, liệu những tài sản ô nhục đó có đủ sức cứu vớt chúng và vợ con chúng và ông bà cha mẹ chúng?

Hãy nghĩ lại đi! Đang có một tên thái thú nét mặt tươi cười rình mò xem ở đất nước này có ai còn nghĩ ngợi… Đừng có dại mà làm luật nó đấy. Nó không nói được tiếng Việt nhà chúng ta đâu.

Phạm Toàn

Những kẻ máu lạnh

Trần Anh Tuấn 

image  

Kẻ thủ ác Lê Văn Luyện thú nhận cướp để trả nợ và chơiKiếm thế... giaoducvietnam.net

 

Báo chí mấy ngày nay nóng hôi hổi thông tin về “Sát thủ máu lạnh” Lê Văn Luyện, nghi can chính trong vụ giết người cướp của chấn động dư luận cả nước

Mức độ say máu, tàn độc, thực hiện tội ác đến cùng của kẻ chưa thành niên này có lẽ một thời gian rất lâu nữa vẫn đứng đầu bảng trong top ten những tên tội phạm mặt người mà lòng thú.

Một vụ án tốn nhiều giấy mực trước đó là vụ “Xác chết không đầu”. Nếu liên hệ giữa hai tội ác dã man này thì: Xét về học vấn, sinh viên Nguyễn Đức Nghĩa hơn đứt cựu học sinh cấp II Lê Văn Luyện. Xét về môi trường dung dưỡng và khởi tạo tội ác, đất cảng Hải Phòng bao giờ cũng xoa đầu đứa em út ít xa xôi, heo hút Bắc Giang. Vậy có điểm gì chung giữa hai vụ xuống tay kinh hoàng này? Và còn với rất nhiều những hành vi man rợ nhất quyết không cho tiếng nói lương tâm có mảy may chút cơ hội can thiệp đã và đang xảy ra nhan nhản trong xã hội gần đây nữa?

Ghi chép của Trung Bảo: VÒNG TRÒN BẤT TỬ

Trung Bảo (Giám đốc khu du lịch Suối Lương), từ Ðà Nẵng

(NCTG) Hơn 23 năm sau, vừa gặp lại, cựu chiến binh Lê Minh Thoa rủ đồng đội Trần Thiện Phụng chơi vật tay và thua mất 300 ngàn đồng.

clip_image002

Một mẩu báo từ quá khứ liên quan tới cuộc Hải chiến Trường Sa 1988 - Ảnh tư liệu

“Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông!”

Hồ Trung Tú

(NCTG) “Đã 23 năm nhưng chúng ta không hiểu tại sao đến giờ họ mới được gặp mặt. Chuyện đâu phải đáng để giấu, kẻ thù vẫn hằng ngày nói về ngày đó như là chiến thắng vinh quang của họ, còn làm phim để giáo dục con cháu họ kia mà?”.

clip_image001

Loạt đạn đầu tiên từ súng 37 ly bắn thẳng vào những chiến sĩ Hải quân công binh dầm mình trong nước tay không giữ đảo

TTXVN có đưa tin sai ý kiến của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Chiêu Húc?

Phạm Viết Đào

Cần phải cảnh giác với âm mưu của phía Trung Quốc: Đẩy lãnh đạo Việt Nam vào tình thế xung khắc với nhân dân!

image Vừa qua Thông tấn xã Việt Nam đã đưa tin về ý kiến phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc, bản tin đã viết như sau: “Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc cho biết Trung Quốc sẵn sàng gạt bỏ trở ngại, nỗ lực cùng với Việt Nam tăng cường giao lưu hữu nghị, đưa hợp tác thiết thực giữa hai nước đi vào chiều sâu, thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-Việt Nam luôn phát triển…” [1]

Trong khi đó thì Đài CRI Trung Quốc thông tin bằng tiếng Việt lại cho biết ông Mã Chiêu Húc tuyên bố: “Trung Quốc sẵn sàng gạt bỏ mọi quấy nhiễu thúc đẩy quan hệ Trung-Việt phát triển theo quỹ đạo đúng đắn…” [2] (TTXVN dịch là Mã Triều Húc; Đài CRI dịch Mã Chiêu Húc…).

Như vậy, đọc bản tin của Thông tấn xã Việt Nam đưa và tin trên Đài CRI thấy 2 nội dung không giống nhau, chứa đựng những nội hàm khác nhau? Tại sao?

Người viết bài này không biết tiếng Trung Quốc, không rõ ông Mã Chiêu Húc tuyên bố nguyên văn như thế nào, nhưng tin vào nội dung bản tin của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) hơn…

Tiếng trống khai giảng

Blogger Bút Lông

image Hôm nay 5-9, “ngày khai giảng, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”… mà bọn nhóc không thấy còn háo hức nữa. Lý do, chúng đã “luyện” khai giảng suốt cả tuần trước, “tổng duyệt” mất một buổi và trong ngày 3-9, trường chúng đã tổ chức “khai giảng sớm” để đón lãnh đạo thành phố về đánh trống!

Trong ký ức người viết, ngày khai giảng thường là cố định, chỉ năm nào trùng Chủ nhật (hoặc gặp thiên tai) thì ngày khai giảng sẽ lùi lại, nhưng vẫn đảm bảo tính đồng loạt trên một phạm vi hợp lý. Và tiếng trống, đúng rồi, nó là hiệu lệnh đầy náo nức báo hiệu một năm học mới bắt đầu trên khắp đất nước. Hơn 35 năm qua, những ca từ của bài hát “Đi học” (thơ Minh Chính, nhạc Bùi Đình Thảo) cứ ám ảnh trên mỗi bước đường: “Hôm nay em tới trường/Mẹ dắt em từng bước”... réo rắt như bước chân vừa bỡ ngỡ, vừa hồi hộp của những học trò lần đầu tới lớp, dù “Trường của em be bé/Nằm ở giữa rừng cây/Cô bé em tre trẻ/Dạy em hát rất hay”…

Doanh nghiệp Việt Nam phải bảo đảm thị trường tiêu thụ cho nông dân

Thanh Phương

clip_image001  

Một đồng lúa ở Châu Sơn, phía Nam Hà Nội. Reuters

 

Việc các thương gia Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào vùng chuyên canh khoai lang tại Vĩnh Long đã dấy lên lo ngại về nguy cơ Trung Quốc thao túng các vùng nguyên liệu nông sản của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh trong thời gian qua, nhiều lái buôn Trung Quốc đã ồ ạt thu mua nông sản ở Việt Nam, đẩy giá nhiều mặt hàng lên thật cao.

Báo điện tử VietnamNet ngày 29/7 vừa qua có đăng tải một bài phỏng vấn Giáo sư Võ Tòng Xuân. Tựa của bài phỏng vấn được đặt là: «Chúng ta cần cảm ơn thương nhân Trung Quốc», vì trong bài này, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng việc thương nhân Trung Quốc mướn đất và mướn dân trồng khoai lang là một thời cơ rất tốt cho nông dân Vĩnh Long có thêm công ăn việc làm, có nơi tiêu thụ sản phẩm, vì theo ông, khó khăn lớn nhất của nông dân ở Vĩnh Long, cũng như ở nhiều nơi khác, là thị trường đầu ra.

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, các thương nhân và doanh nghiệp Việt Nam quá thụ động, không giúp đỡ gì cho nông dân, trong khi lẽ ra họ phải thật năng động, tự sang Trung Quốc để nắm bắt nhu cầu bên đó, rồi về hợp đồng với nông dân sản xuất hàng hóa để đáp ứng nhu cầu đó để bán cho họ. Giáo sư Võ Tòng Xuân nhấn mạnh, tự thân các doanh nghiệp Việt Nam phải bảo đảm đầu ra cho các nông sản Việt Nam, để nông dân không bị thiệt thòi như hiện nay.

Trung Quốc bác bỏ tin thách thức tàu hải quân Ấn Độ ở Biển Đông

VOA theo DNA, Financial Times

clip_image001  

Chiến hạm INS Airavat trên đường ra khỏi bến cảng ở Vishakhapatnam, Ấn Độ. Hình: ASSOCIATED PRESS

 

Trung Quốc hôm nay bác bỏ một bản tin do giới truyền thông loan tải, nói rằng hải quân Trung Quốc đã thách thức một tàu hải quân Ấn Độ tại Biển Đông, sau khi chiếc tàu này trở về từ một chuyến đi thăm Việt Nam.

Bản tin của DNA hôm nay dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng hải quân Ấn Độ đã bác bỏ tin này, và Trung Quốc cũng coi tin này là hoàn toàn vô căn cứ.

Bà Khương Du đưa ra phát biểu đó khi trả lời câu hỏi của các nhà báo, liệu chính quyền Trung Quốc đã kiểm chứng thông báo của chính phủ Ấn Ðộ, rằng chiến hạm INS Airavat của Ấn Ðộ đã nhận tín hiệu điện đàm của một người tự xưng là hải quân Trung Quốc, cảnh báo rằng tàu hải quân Ấn Ðộ đang đi vào lãnh hải của Trung Quốc.

Vì sao Trung Quốc dồn dập đưa ra “phép thử”?

Tống văn Công

image Lại thêm hai phép thử

Cách đây một tuần báo chí các nước rộ lên chuyện tàu hải quân Ấn Độ tới thăm Việt Nam, khi đang cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý (83 km) thì bị phía Trung Quốc cảnh báo qua điện đàm “Các vị đang ở trong lãnh hải Trung Quốc.” Lúc ấy, tàu Ấn Độ không nhìn thấy một chiếc tàu hay máy bay nào của Trung Quốc, do vậy họ tiếp tục hành trình của mình cập cảng Hải Phòng.

Các báo Anh cho rằng “Trung Quốc thách thức tàu hải quân Ấn Độ ngoài khơi Việt Nam là hành động tái khẳng định chủ quyền của họ tại Biển Đông”; và “Đây là bước mới trong chiến dịch của Trung Quốc nhằm tuyên bố khẳng định chủ quyền biển trong khu vực”.

To nhỏ sự đời

Hà Sĩ Phu

Mấy hôm nay trời oi ả, mưa nắng thất thường, có thể bạn thấy trong người bực bội. Tôi xin kể hầu bạn câu chuyện “to-nhỏ” tào lao để thư giãn.

Tất nhiên có những chuyện “to-nhỏ” rất nghiêm túc như lời bác Hồ “Nước ta có vinh dự LỚN là một nước NHỎ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc TO” (nhưng rồi “đế quốc TO” khác lại bắt mình thử thách), song dân thì vốn “gian” nên nhiều lúc cứ đem tất cả sự to-nhỏ ra mà cười với nhau:

Ở một nước nho nhỏ có một thủ đô rất to

          Trong cái thủ đô rất to có những con đường rất nhỏ

Bên những con đường rất nhỏ có những cái biệt thự rất to

          Trong cái biệt thự rất to có những cô “vợ nhỏ”

          Những cô “vợ nhỏ” là vui thú của những quan rất to

          Những quan rất to hay xách những cái cặp nho nhỏ

          Trong những cái cặp nho nhỏ có những dự án rất to

          Những dự án rất to thường mang lại những hiệu quả rất nhỏ

          Hiệu quả nho nhỏ nhưng thất thoát lại rất to

Thất thoát rất to nhưng ở nước ta chỉ là chuyện…

nhỏ như con thỏ...

 

Một Đảng và Hiến Pháp

Huy Đức

– …nếu những người tự ứng cử không được Đảng ủng hộ bị loại ra khỏi cuộc chơi bằng tổ dân phố và mặt trận tổ quốc thì không nên tổ chức bầu cử làm gì cho tốn kém.

– Quân đội chỉ được xây dựng theo nguyên tắc chính quy, tinh nhuệ, chỉ được dùng để bảo vệ nhân dân và từng tấc đất của ông cha. Cho dù ai nắm quyền thì quân đội cũng chỉ trung thành với tổ quốc. Quân đội mà lo bảo vệ Đảng hơn bảo vệ biên cương, thì khi chính trị trong nước không ổn định, Trung Quốc sẽ thừa cơ chiếm đảo.

Huy Đức

Lòng tự trọng và cái phong bì

Nguyễn Thị Từ Huy

Bài này tôi viết đã lâu, theo đề nghị của một tờ báo, nhưng rồi không được sử dụng. Trong bài tôi có đưa ra một giả định mang tính giả tưởng về sự an nguy của quốc gia. Không ngờ, thật đau buồn, giờ đây điều đó hình như không còn là giả tưởng nữa, mối đe dọa đang trở thành hiện thực. Tôi đã từng rất bi quan khi viết trong một bài thơ: «Những tiếng nói gieo nơi nơi để gặt sự im lặng đóng băng trên thân xác vô hình của nó». Giá như những tiếng nói được lắng nghe, được phân tích, được sử dụng để trở thành hữu ích, thì có lẽ đã tránh được nhiều thảm họa.

Dù những tiếng nói chỉ gặt được sự im lặng đóng băng thì cũng cần phải tiếp tục nói. Vì con người xác lập nên phẩm chất người của mình cùng với khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng tư duy, khả năng nói và viết.

Nguyễn Thị Từ Huy

Thiếu văn hóa

PV Quốc Doanh

image Ngày 3/9, nhiều năm trước được nhà nước ta công bố là ngày từ trần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bây giờ, mọi người đã biết, ngày buồn đó là 2/9. Nhưng trong tâm trí, rất khó xóa dấu ấn công bố ban đầu và hàng năm, đến ngày 3/9, thêm suy nghĩ day dứt.

Nói dối quả là thiếu văn hóa.

Những ngày này, còn day dứt khi nghĩ đến ba ông Minh. Một đại úy Minh của ngành Công an đạp vào mặt người biểu tình yêu nước (một vị Trung tướng Công an cũng thừa nhận biểu tình là yêu nước). Một đại úy Minh của Quân đội chửi một bộ phận xã hội là rác rưởi. Và một Tổng giám đốc Minh của Đài truyền hình Trung ương cho phát phóng sự (trên VTV1 tối 4/8/2011) nhằm lăng nhục con người.

Sự bất khuất của ông Lê Duẩn trước Trung Cộng

Trần Bình Nam

“Ông ta (Mao Trạch Đông) nói rằng: vì Mỹ đánh chúng ta, ông ta sẽ đưa quân đội đến giúp chúng ta xây dựng đường sá… Chúng ta biết rõ ý đồ này, nhưng phải cho phép họ vào. Tôi yêu cầu họ chỉ gửi người, nhưng quân lính của họ đã đến cùng với súng đạn. Tôi cũng phải chịu điều này.

Sau đó, Mao bắt chúng ta phải nhận 20.000 quân của ông ta đến xây một con đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam Bộ. Tôi từ chối. Họ tiếp tục yêu cầu nhưng tôi không nhượng bộ. Họ gây áp lực với tôi cho quân của họ vào nhưng tôi đã không chấp thuận. Họ tiếp tục gây sức ép nhưng tôi vẫn không chịu. Tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy họ có âm mưu cướp nước ta từ lâu và âm mưu đó ác độc như thế nào”.

TBT Lê Duẩn

Nhìn lại phong trào biểu tình Hè 2011

Quốc Phương – BBC Việt ngữ

Theo dõi 11 cuộc biểu tình diễn ra ở Hà Nội, trung tâm của cả nước trong vòng gần ba tháng Hè liền, từ Chủ nhật 5/6 tới Chủ nhật 21/8/2011, có thể đánh giá đây là một trong những phong trào chính trị - xã hội nổi bật ở Việt Nam trong thời gian gần đây.

clip_image001

Phong trào biểu tình mùa Hè 2011 thu hút sự tham gia của nhiều giới và tầng lớp nhân dân, trong đó có thanh niên

Đến thượng đế cũng phải cười

Nguyễn Thông

Tặng các bạn tôi: Kim Dung, Trần Thị Sánh, Nguyễn Thị Bé, Thu Hà, Xuân Ba, Hương Big, Quang Tửu...

clip_image001

Sau này, các nhà viết lịch sử báo chí đầu thế kỷ 21 muốn kiếm tư liệu quý này, xin cứ hỏi, tôi sẽ để lại với giá mỗi chữ trong ảnh là một chỉ vàng

Chưa thấm bài học xi măng lò đứng

Tấn Đức

clip_image001  

Công nhân một nhà máy sản xuất xi măng ở TPHCM. Ảnh: Kinh Luân

 

(TBKTSG) - Bốn trong 16 dự án xi măng trước đây được Chính phủ bảo lãnh vay vốn đã phải cầu cứu Bộ Tài chính trả thay những món nợ đến hạn. Có thể nói, sai lầm của thời xi măng lò đứng nay lại tái diễn.

Hậu quả của việc nhập thiết bị cũ

Một số doanh nghiệp ngành xi măng cho rằng đây chỉ mới là phần nổi và đằng sau đó còn rất nhiều công ty xi măng khác đang trong tình cảnh vô cùng khó khăn.

Năm 2010, Trung Quốc cho khai tử  300 triệu tấn công suất xi măng, trong đó hầu hết là công nghệ lò quay công suất 1 triệu tấn mỗi năm. Việc loại ra những thiết bị, công nghệ lạc hậu là điều bình thường, nhưng điều không bình thường ở đây là các loại thiết bị và công nghệ ấy lại được ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam trong 5-6 năm qua. Một doanh nhân có thâm niên trong ngành xi măng ước tính: “Hiện có khoảng 60-70% nhà máy xi măng kiểu lò quay ở Việt Nam sử dụng thiết bị và công nghệ của Trung Quốc”.

Bước đầu suy nghĩ về văn học thời Mạc

clip_image001Nguyễn Huệ Chi

Vấn đề đánh giá Triều đại Mạc đã được đặt ra từ cách đây hơn hai thập kỷ rưỡi, chính thức vào dịp kỷ niệm danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm vào năm 1985 mà GS Nguyễn Huệ Chi là một trong những người đại diện Viện Văn học chủ trì cùng UBND thành phố Hải Phòng và Hội Sử học Hải Phòng. Nhưng việc đánh giá tổng quát văn học Triều đại Mạc có nét gì đặc sắc thì mới đặt ra vài năm gần đây, trong dịp con cháu nhà Mạc làm bộ phim “Tiếng kèn nhà Mạc” do ông Thái Kế Toại là Đạo diễn. Dưới đây xin gửi đến bạn đọc xa gần bài viết của GS Nguyễn Huệ Chi, bổ sung hoàn thiện những gì ông phát biểu trong bộ phim ấy, do phía con cháu họ Mạc bóc băng ghi lại.

Bauxite Việt Nam

Giải mã ngôn từ của Trung Cộng: “Trung Quốc không lấy đất lấy biển của Việt Nam”

Vũ Cao Đàm

Đưa tin cuộc đối thoại ngày 29/8 tại Bắc Kinh giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam và Trung Quốc, VietNamNet cho biết “Có một thực tế là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam”, và cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc cam kết “không dùng vũ lực trên biển”.

Thoạt mới nghe, một vài người nhẹ dạ đã rỉ tai tôi trích dẫn đoạn viết trên VietNamNet thể hiện một tình cảm rất hoan hỉ rằng “Từ nay, Trung Quốc cam kết không lấy đất lấy biển của Việt nam nữa nhá”, rằng đây là thắng lợi của đường lối hợp tác hòa bình trong việc xử lý các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa hai đảng anh em trên tinh thần của chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Nhưng thử nghĩ sâu một chút mà xem, Trung Cộng rất gian xảo trong cách nói này.

Chúng ta thử đưa ra vài tình huống.

Quyền phúc quyết Hiến pháp

Quỳnh Chi, Phóng viên RFA

clip_image001

Bộ Tư pháp tại Hà Nội. RFA photo

Tính từ Hiến pháp năm 1946, đây là lần thứ tư Việt Nam thực hiện sửa đổi lớn vấn đề Hiến pháp.

Tuy nhiên, mỗi lần sửa đổi là mỗi lần vấn đề phúc quyết Hiến pháp trở thành một đề tài quan tâm hàng đầu của không những các vị đại biểu Quốc hội, mà còn của các vị nhân sĩ trí thức cũng như người dân. Điều này chứng minh rằng quyền phúc quyết Hiến pháp là một món nợ với nhân dân mà dù muốn dù không, những người lãnh đạo không thể chối bỏ.

Quyền của người dân

Bắt đầu từ hơn mười năm nay, người dân Việt Nam trở nên quen thuộc hơn với cụm từ dân chủ khi cụm từ này xuất hiện trong mệnh đề chung của mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nói một cách dễ hiểu thì dân chủ là người dân làm chủ đất nước. Thế nhưng “dân làm chủ là làm những gì”?

Bauxite - Con đường đau khổ

Nam Nguyên, Phóng viên RFA

POLLUTION-CHIMIE-FRANCE-HONGRIE  

Nhà máy Alcan chế biến quặng bauxite tại Gardanne, Pháp chụp tháng 10/2010. Ảnh minh họa. AFP photo

 

Phản biện quyết liệt của giới nhân sĩ, trí thức, khoa học và uy tín cá nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã không thể làm dừng lại chủ trương khai thác bauxite Tây Nguyên.

Nhưng nay sự bế tắc trong vấn đề vận chuyển sản phẩm từ Tây Nguyên về đồng bằng để xuất khẩu khiến báo chí tái nhập cuộc.

Yếu kém nghiệp vụ

Báo Đất Việt Online, diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có bài ‘Trách nhiệm đường bauxite’ đưa lên mạng ngày 27/8 đề cập tới sự bế tắc của các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên. Theo đó, gần đến ngày khai thác thương mại alumin sản phẩm từ quặng bauxite mà vẫn chưa hết tranh cãi về việc ai là người bỏ ra cả ngàn tỷ đồng kinh phí sửa chữa các tuyến đường từ nhà máy ở Lâm Đồng về Cảng Gò Dầu tỉnh Đồng Nai.

Cảnh giác “quỹ đạo đúng đắn”

Blogger Cu Làng Cát

Năm 1964, nữ nhà báo Pháp phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh, có đặt một câu hỏi: Hiện có một vài tư tưởng cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và trên quan điểm chính trị, khó có thể tránh khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc (thành vệ tinh của Trung Quốc).

Như một kiểu quỹ đạo.

Chuyện này ai cũng biết Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời: “Không bao giờ”.

Hoan hô Cuba!

Nguyễn Quang Lập

clip_image002  

Kể từ khi chính thức lên thay thế người anh là Fidel để lãnh đạo Cuba, Raoul Castro (phải) không che giấu quyết tâm bài trừ bằng được nạn tham nhũng. REUTERS/Desmond Boylan

 

Mình đọc tin “Cuba liệt tham nhũng vào diện “phản cách mạng” mà mừng quá, cảm phục nữa. “Trong số hôm qua, 1/9/2011, nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Cuba, xác định rằng Nhà nước xem nạn tham nhũng như một “nhân tố phản cách mạng”… Theo bài báo, thì “Tham nhũng ngày nay là một kẻ thù mới của đất nước… phải thẳng tay diệt trừ từng trường hợp một, một cách minh bạch và kiên quyết ngay từ những dấu hiệu đầu tiên”.

Hoan hô Cuba đã xác định kẻ thù vô cùng đúng đắn. Nửa thế kỉ nay Cuba xác định kẻ thù của cách mạng Cuba là đế quốc Mỹ, càng xác định kẻ thù càng thấy cái thằng “kẻ thù khốn nạn” kia nó chẳng làm gì mình cả, trái lại nó toàn khuyên mình làm những gì mà thế giới văn minh đã làm, đang làm và sẽ làm, đó là nhân quyền và chống tham nhũng. Tiếc thay Cuba chẳng nghe, lại còn cho đó là sự tuyên truyền phản động, được lực lượng thù địch trong và ngoài nước tiếp tay.

Tội ác bột phát: không thể coi là hiện tượng đơn lẻ!

Blogger Bút Lông

Thông tin bắt được Lê Văn Luyện, thủ phạm gây ra vụ thảm sát gần hết một gia đình tại tiệm vàng Ngọc Bích (Bắc Giang), đã làm nức lòng hàng triệu người đang ngày đêm đón đợi giờ phút thủ phạm bị lôi ra ánh sáng. Trong hàng trăm phản hồi của người đọc về những thông tin cập nhật trên báo có không ít ý kiến bàn tới những cách thức trừng trị sao cho tên cướp sát nhân kia đau đớn nhất, chứng tỏ sự căm phẫn của người dân với tội ác đã vượt lằn ranh thông thường.

Nhưng khi lòng hận thù nguôi ngoai, những khối óc tỉnh táo không thể không nhìn nhận về một hiện tượng xã hội bắt đầu bột phát: tội ác ghê rợn từ những tội phạm không chuyên nghiệp!

Bức xúc với cách trả lời của Đài PT - TH Hà Nội

Khánh An, Phóng viên RFA

clip_image001  

Các ông Nguyễn Đăng Quang, TS Nguyễn Văn Khải “Ô-zôn”, TS Nguyễn Quang A, TS Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tiến Nam đến gặp TGĐ Đài PTTH Hà Nội, vào 15h30′ ngày 30 tháng 8 năm 2011, tại trụ sở Đài. Photo courtesy of Blog Nguyễn Xuân Diện

 

Sau khi Tổng giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội có công văn trả lời về đơn thư khiếu nại của các nhân sĩ trí thức yêu cầu phải xin lỗi và cải chính dư luận đã tỏ ra rất bức xúc với cách trả lời của Đài.

Sau khi Tổng giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội có công văn trả lời về đơn thư khiếu nại của các nhân sĩ trí thức yêu cầu đài này phải xin lỗi và cải chính vì đã vu khống, xuyên tạc, xúc phạm công dân, nhà văn Nguyên Ngọc, một trong những người bị đưa hình ảnh lên minh họa cho phóng sự trên, và nhiều ý kiến trong dư luận đã tỏ ra rất bức xúc với cách trả lời của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Khánh An tìm hiểu và tường trình.

Nói lấy được

Trong văn bản “Trả lời bạn xem truyền hình” mà Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội gửi đến GS Nguyễn Huệ Chi, TS Nguyễn Xuân Diện, TS Nguyễn Quang A và những người ký tên trong đơn thư khiếu nại, đài này giải thích rằng việc đưa bức ảnh có hình của các ông Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Khải cùng với những người tham gia biểu tình khác là chỉ nhằm mục đích “minh họa cho nội dung bản tin chứ không có lời bình nêu đích danh cá nhân những người này là phản động, chống đối”.

Cái khó ló cái… hâm!

Nguyễn Quang Lập

clip_image003

Tắc đường do ai? Ảnh: Internet

Bảo rằng mua ô tô, có bao nhiêu người đủ tiền mua ô tô? Nói thế khác nào nói từ nay ưu tiên giao thông cho nhà giàu.

Mũm Mĩm từ đâu về, xô cửa bước vào mặt mày hầm hầm, nói bán xe bán xe, nhà mình có hai xe máy bán cả hai. Ngu Ngơ trố mắt ngạc nhiên, nói chuyện gì vậy ta, tự dưng đòi bán xe, hâm à. Hay là vừa thua cá độ bóng đá?

Mũm Mĩm lườm Ngu Ngơ, nói anh đừng có mà ăn nói lung tung, em biết bóng đá là cái gì mà cá độ. Ngu Ngơ cười khì, thế thì tại sao đang yên đang lành lại đòi bán xe máy? Bộ em muốn đi bộ giảm béo chăng?

Đảng và dân phải ‘đồng thuận anh em’ về ‘lợi ích cốt lõi’

Trần Minh Thảo

Khái niệm ‘anh em’ trong chính trị, xã hội Việt Nam hiện nay có thể hiểu hai cách:

(1) Đồng chí 4-16.

(2) Công dân một nước, đồng bào.

Do những cáo buộc, bắt bớ, tù đày trước nay vì tội ‘chống phá nhà nước XHCN’,’lật đổ chính quyền cách mạng’, do những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và hành vi trấn áp ‘biểu tình phản động’ tinh vi của đảng, nhà nước và ‘dư vị mặn chát’ từ hai chuyến ‘đi làm việc’ của hai vị Thứ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng mà ta thấy được sự thật: dân và đảng chưa đồng thuận trên nhiều ‘lợi ích cốt lõi’ của dân tộc, đất nước.

Trung Quốc lại đưa tàu ngư chính đến vùng quần đảo Hoàng Sa

Đức Tâm

clip_image001  

Trung Quốc điều tàu ngư chính xuống Hoàng Sa vào đầu tháng 9/2011, công khai vi phạm chủ quyền Việt Nam, ít lâu sau khi cuộc biểu tình tại Hà Nội phản đối Bắc Kinh ngày 21/8/2011 trên đây [ảnh] đã bị chính quyền trấn áp. REUTERS/Tu Quang

 

Theo hãng tin Reuters ngày 2/9/2011, Trung Quốc lại điều tàu ngư chính tới vùng quần đảo Hoàng Sa, nơi có tranh chấp về chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Động thái này có thể làm cho quan hệ song phương căng thẳng thêm, trong bối cảnh một quan chức cao cấp của Trung Quốc chuẩn bị công du Việt Nam.

Website của cơ quan ngư chính tỉnh Quảng Đông đăng thông báo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, theo đó, một tàu ngư chính, mang số hiệu 306, có trọng tải 400 tấn đã rời cảng ở phía nam thành phố Quảng Châu để tới vùng quần đảo Hoàng Sa.

Đại diện của cơ quan ngư chính tỉnh Quảng Đông nói việc điều động tàu ngư chính tới Hoàng Sa là nhằm “tăng cường các nỗ lực thực thi pháp luật tại các vùng đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, bảo vệ các hoạt động đánh bắt cá, bảo đảm an toàn cho ngư dân, bảo vệ chủ quyền trên biển của Trung Quốc và các lợi ích thủy hải sản”.

Việc đưa tàu ngư chính tới vùng quần đảo Hoàng Sa đã diễn ra vào lúc ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ, phụ trách đối ngoại, chuẩn bị công du Việt Nam vào thứ Hai tới, 5/9.

Báo chí Ấn Độ, Anh nói về vụ đối đầu giữa hải quân Ấn Ðộ, Trung Quốc ngoài khơi Việt Nam

VOA theo The Times of India, Financial Times, AFP

image Cũng liên quan tới quan hệ Việt-Trung, tờ The Times of India của Ấn Độ, số ra ngày thứ Sáu, cho biết Việt Nam ủng hộ Ấn Độ và hoan nghênh các tàu chiến của nước này tới hải phận của mình sau khi có tin nói rằng một chiến hạm Ấn Độ bị tàu Trung Quốc thách thức trong lúc đến thăm Việt Nam.

Bài báo trích lời Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Nguyễn Thanh Tân, nói rằng Việt Nam sẵn sàng chào đón các tàu của Ấn Độ đến vùng biển của mình.

Trước đó, một bài tường thuật của tờ Financial Times ở Anh cho hay một tàu chiến của Trung Quốc đã đòi chiến hạm INS Airavat của Ấn Độ trình báo danh tính và giải thích lý do có mặt trong vùng biển mà phía Trung Quốc tự cho là của họ.

Các giới chức Ấn Độ nói rằng vụ đối đầu diễn ra hôm 22 tháng 7 tại một nơi cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý trong lúc chiếc tàu của Ấn Độ vừa kết thúc chuyến thăm cảng Nha Trang và đang trên đường tới cảng Hải Phòng.

"Điểm tựa" cho sự thiếu thiện chí

Blogger Bút Lông

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau vừa cho biết đại diện nhà thầu Trung Quốc, ông Nie Ning Xin, Giám đốc dự án Nhà máy Đạm Cà Mau, đề nghị cho gia hạn hai tháng để hoàn thành thủ tục xin cấp phép lao động (!?).

Theo nguồn tin chính thức, trong số lao động Trung Quốc hiện có mặt tại Nhà máy Đạm Cà Mau có 600 người chưa được cấp phép, trong đó khá đông là lao động phổ thông buộc phải về nước vào ngày 31-8. Thậm chí đến cuối tuần rồi, hết thời hạn do chính quyền tỉnh Cà Mau cho thêm để nhà thầu Trung Quốc làm giấy bảo lãnh (trước khi làm thủ tục xin phép cho lao động), Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau cũng vẫn chưa nhận được giấy bảo lãnh này.

Xâm lấn kinh tế mới nguy hiểm

Ngô Nhân Dụng

Tháng trước, nhiều báo, đài và mạng thông tin đã ồn ào về cuộc tập trận của quân đội Trung Cộng ở vùng giáp giới Việt Nam trong các tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây.

Nhưng dù Bắc Kinh cố ý biểu diễn sức mạnh quân sự sát biên giới nước ta thì người mình cũng không cần sợ.

Có nhiều lý do để người Việt Nam không sợ nạn Mã Viện, Thoát Hoan hay Vương Thông, Mộc Thạnh. Tất nhiên, lý do quan trọng nhất vẫn là những bài học lịch sử mà nước Trung Hoa đã học mỗi lần đánh Việt Nam. Khi lòng yêu nước bị khích động, dân Việt Nam sẽ rất khó bị chinh phục.

Nhưng ngay cả khi quân Trung Quốc dư sức “cho thêm một bài học” rồi rút tàn quân về, thì họ cũng không dại gì mà đánh. Từ vài chục năm nay đảng Cộng sản Trung Hoa đang cố đeo cái mặt nạ hòa hiếu khắp thế giới, họ không dại gì tự lột mặt nạ. Hiện nay Trung Quốc đang mua bán với 220 xứ và lãnh thổ, thầu xây dựng hạ tầng cơ sở ở 180 xứ, và đầu tư vào 129 xứ! Họ muốn mang một bộ mặt ôn hòa, chỉ lo làm ăn chứ không tính xâm chiếm ai hết! Chỉ khi nào họ đã kiểm soát được, làm cho chính quyền một nước khác không cựa được, thì Bắc Kinh mới lộ mặt hung hăng mà không sợ gì cả!

Bắc Kinh là cơn ác mộng vĩnh hằng

Ngải Vị Vị

clip_image001

Bắc Kinh là hai thành phố. Bên này là một thành phố của quyền lực và tiền bạc. Người ta chẳng quan tâm láng giềng họ là ai; họ chẳng bao giờ tin cậy bạn. Bên kia là một thành phố tràn trề tuyệt vọng. Tôi thấy họ trên những chiếc xe buýt công cộng, tôi nhìn vào đôi mắt của họ, và tôi thấy họ chẳng ôm ấp hy vọng gì. Thậm chí họ chẳng thể tưởng tượng nổi mình sẽ có khả năng mua được một căn nhà. Họ đến từ những ngôi làng nghèo xơ xác, nơi mà họ chẳng bao giờ thấy ánh đèn điện và giấy toa-lét. 

Mỗi năm hàng triệu người đến Bắc Kinh để xây cầu, xây đường, và xây nhà cho nó. Mỗi năm họ xây thêm một Bắc Kinh có kích thước bằng thành phố này vào năm 1949. Họ là dân nô lệ của Bắc Kinh. Họ sống lây lất trong những cấu trúc bất hợp pháp mà Bắc Kinh sẽ hủy diệt vì nó cứ mãi bành trướng. Ai làm chủ nhà cửa? Những người trong chính quyền, các ông sếp mỏ than, các xì thẩu của những doanh nghiệp lớn. Họ đến Bắc Kinh để ban bố tặng phẩm – và kết quả là các nhà hàng, các quán karaoke, các phòng tắm hơi cứ thế mà giàu kếch sù.

Cánh Buồm 2 tháng 9 năm 2011

Phạm Toàn

clip_image002Hôm nay mồng 2 tháng 9. Các em trong nhóm Cánh Buồm làm việc tập trung tại cụm máy tính của một bộ phận huấn luyện thuộc công ty FPT đóng tại số 57 Hàng Chuối. Các em tập trung nhân tài vật lực (thời cách mạng mới lên, hay dùng cụm từ này) dàn trang cho kỳ xong 17 cuốn sách giáo khoa Cánh Buồm để kịp đưa nhà in, kịp công bố trong cuộc Hội thảo khoa học ngày 30-9-2011 tại trụ sở Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh. Những cuốn sách cũng sẽ công bố rộng rãi cho toàn xã hội trong cuộc Hội thảo và giới thiệu sách tại trung tâm văn hóa Pháp L'Espace ngày và tối 3-10-2011.

Lũ làng ra lệnh cho tôi không được đến chỗ các em, "không được quấy rầy", "không được đòi họa sĩ Hiệp món thực phẩm chức năng" (slang của nhóm, có nghĩa một đồ giải nhiệt đàn ông anh nào cũng thích, mà tu xong thì díp mắt lại, không dàn trang được nữa...).

Thảo Mít tối qua rời nơi làm việc để về nhà còn trừng mắt ra lệnh cho Già làng "phải xong báo cáo khoa học 30-9 mới cho đi chơi, rõ chưa?".

“Trung Quốc sau khủng hoảng” và câu chuyện “soi người, ngẫm ta”

Đoan Trang

clip_image001

“Trung Quốc sau khủng hoảng” tập hợp gần 70 bài viết của các nhà báo và chuyên gia quốc tế về Trung Quốc, đăng tải trên các báo và tạp chí lớn của thế giới từ năm 2009 đến nay, thỏa mãn kịp thời phần nào “cơn khát” thông tin, tư liệu về Trung Quốc hiện nay.

Giữa những ngày tình hình trên Biển Đông nóng lên, và các cường quốc trên thế giới đều đổ dồn ánh mắt về vùng biển rộng lớn, nơi hơn nửa lượng hàng hóa thương mại của thế giới đi qua này, dường như là điều tự nhiên khi người ta có nhu cầu tìm hiểu nhiều hơn nữa về Trung Quốc – một trong những nhân vật chủ chốt trên sân khấu chính trị Biển Đông.

Với riêng chúng ta – những độc giả Việt Nam quan tâm đến thời sự chính trị trong nước và quốc tế – thì nhu cầu ấy lại càng lớn hơn. Có lẽ chưa bao giờ người Việt chúng ta lại thấy cần tìm hiểu về anh bạn láng giềng khổng lồ, và thấy thiếu tài liệu, sách vở, công trình nghiên cứu “Trung Quốc học” đến thế.

Trong bối cảnh đó, việc cho ra cuốn “Trung Quốc sau khủng hoảng – dưới con mắt các nhà báo và các chuyên gia kinh tế quốc tế” (Nguyễn Văn Nhã tổng hợp và dịch, NXB Tri Thức, 2011) chứng tỏ là một sáng kiến rất năng động của những nhà làm sách. Đây cũng là sự thỏa mãn kịp thời phần nào “cơn khát” thông tin, tư liệu về Trung Quốc hiện nay.

Biên tập lại bài phát biểu của Tướng Vịnh

Tống văn Công

image Bài phát biểu của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh ở Trung Quốc, tuy đã được các báo trong nước biên tập bỏ bớt nhiều câu phản cảm, nhưng vẫn gây phản ứng xấu trong dư luận nhân dân Việt Nam vốn rất nhạy cảm đối với chủ quyền quốc gia.

Hồi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2, nhiều người phẫn uất đòi Đảng, nhà nước ta vứt bỏ “16 chữ vàng” và quan hệ “4 tốt”. Lúc ấy, tôi có cho rằng không nên, vì “họ đưa ra ‘16 chữ vàng’ dù là để lừa bịp, nhưng ta nên nắm lấy để đòi hỏi hai bên thực hiện, cùng tôn trọng chủ quyền, bình đẳng hợp đồng kinh tế, trao đổi văn hóa…”.

Nên xin lỗi!

Tống văn Công

Sáng nay, được đọc ý kiến của nhà văn Nguyên Ngọc về lá thư ngày 25-8-2011 của ông gửi Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, ý kiến của ông Phạm Quang Nghị trao đổi qua điện thoại với nhà văn và công văn 1111/PTTH ngày 31-8-2011 do Tổng giám đốc Đài PTTH Hà Nội Trần Gia Thái trả lời bạn xem truyền hình.

Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng Đài PTTH Hà Nội có nội dung vu khống và xúc phạm, khi coi các cuộc biểu tình và những người biểu tình ấy là phản động.

“Phương án một nửa”

Hạ Đình Nguyên

(Nhân dịp được mời đi nhận Kỷ niệm chương 40 năm tuổi Đảng)

Tôi sinh hoạt ở Chi bộ Đảng về hưu tại địa phương không được nghiêm túc lắm. Khi vắng khi trễ. Nhận được giấy mời, thoạt tiên tôi nghĩ có lẽ mình bị khiển trách gì đây, nghi nhất là cái vụ tham gia biểu tình mấy đợt vừa qua!

Nhưng không phải, giấy mời đi dự lễ và nhận Kỷ niệm chương (KNC) 30, 40 50, 60 năm tuổi Đảng, vào ngày 1-9-2011.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và học thuyết Kissinger

Warren I. Cohen

image  

Kissinger, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai

 

Phê bình cuốn On China (Bàn về Trung Quốc) của Henry Kissinger, Penguin Press, 2011, 608 trang.

Điều mà người ta đã vui vẻ bỏ quên ở các cuộc tranh luận gay gắt hiện nay về các chính sách của chính quyền Obama là vấn đề Hoa Kỳ phải ứng xử thế nào với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích Mỹ, cả trong lẫn ngoài chính phủ, đã có những quan điểm rất khác nhau về cách quản lý mối quan hệ với Trung Quốc (TQ). Henry Kissinger, cùng với Richard Nixon, đã đóng góp to lớn cho việc mở ra những quan hệ với TQ vào đầu thập niên 1970. Cuốn sách vừa xuất bản của ông, On China (Bàn về Trung Quốc), là một nỗ lực biện minh dài dòng về những điều ông đã làm lúc bấy giờ và lý giải tư duy hiện nay của ông về phương cách tránh xung đột với một TQ đang trỗi dậy.

GS.TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý: Không thể mài quyền lực để tư lợi

image

GS- TS Lê Hồng Hạnh

TP - Nhân dịp Quốc khánh 2- 9, GS- TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) trao đổi với PV Tiền Phong xung quanh câu chuyện xây dựng Nhà nước pháp quyền và việc sửa đổi Hiến pháp sắp tới.

Dân chủ là mục tiêu tối thượng

Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên khẳng định việc xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, ông có thể nói cụ thể về mục tiêu này?

Thực ra, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập từ trước khi nhà nước kiểu mới ra đời. Khi chỉ đạo và trực tiếp soạn thảo Hiến pháp 1946, Bác Hồ đã cố gắng thể hiện sâu sắc những nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền trong điều kiện của đất nước vừa thoát khỏi chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến.

Nhân ngày Quốc khánh nói chuyện quốc kỳ

Huỳnh Ngọc Chênh

clip_image001Sắp đến ngày quốc khánh, tôi nhớ đến chuyện treo cờ nên đi tìm lá quốc kỳ, sửa soạn lại cho tươm tất để chuẩn bị treo lên chào mừng ngày vui của cả nước.

Trong lúc giũ bụi và vuốt phẳng lá quốc kỳ tôi nhớ lại chuyện xảy ra vào sáng Chủ nhật vừa rồi tại một quán cà phê ở khu vực Bưu điện và nhà thờ Đức Bà.

Sáng hôm đó tôi ngồi cà phê một mình tại quán ấy. Cạnh bàn tôi có một nhóm 5, 6 thanh niên. Họ nói rất nhiều chuyện nhưng tôi không chú ý. Đến khi bên ấy vang lên mấy từ cờ tổ quốc thì tôi dừng suy nghĩ, lắng tai nghe.

- Tao thách đứa nào mang cờ tổ quốc đi qua đi lại trước nhà Văn hóa Thanh Niên hai vòng tao thưởng lớn. Một thanh niên trong bàn nói.

Nhớ bài thơ xưa về ngày quốc khánh

Nguyễn Thông

clip_image001  

Địa linh Tam Điệp, Ninh Bình, nơi mỗi lần giặc phương bắc tràn sang lại biến thành căn cứ vững chắc của quân dân Đại Việt. Ảnh: Nguyễn Thông

 

Hôm nay 31.8, qua ngày mai, đến ngày mốt (miền Bắc gọi là ngày kia) trúng ngày quốc khánh 2.9. Hồi nhỏ, lứa tuổi mình hầu như chả đứa oắt con nào không thuộc bài thơ này vì nó là bài học thuộc lòng trong sách giáo khoa lớp 2 (hệ 10 năm). Cứ gân cổ gào, làm gì chả thuộc. Mình nhớ bạn cùng lớp với mình là anh Hữu con bác Tư hình như mải chơi nên cứ ê a đoạn nói về ngày tháng, lẫn lộn lung tung, bị thày giáo Lập lấy thước kẻ đánh mấy nhát quắn tay. Năm 1971 anh Hữu đi bộ đội cùng đợt với anh Hiển con bác Vình vào Nam đánh Mỹ, cả hai anh đều hy sinh.

Bài thơ ấy mình vẫn nhớ như in, tiếc là quên mất tên tác giả. Nhân ngày kỷ niệm quốc khánh, biên ra đây tặng lại những người cùng thế hệ mình và các bạn yêu thơ. Cùng đọc nhé:

Tự dưng… phản động

Văn Công Hùng

clip_image002Chưa bao giờ mà mình thấy trở thành phản động ở nước ta dễ như bây giờ.

Là hôm nọ thấy một cái đài truyền hình chiếu oang oang bảo mấy ông Nguyên Ngọc, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Quang A... toàn những trí thức gạo cội quốc gia là... phản động.

Báo chí nước mình có cái giỏi là hay làm thay quan tòa. Nhiều khi tòa chưa có ý kiến gì báo chí đã xách mé gọi “y thị” hoặc trống không trong khi bố mẹ người ta đẻ ra đặt tên đàng hoàng.

Thư gửi bác Nguyên Ngọc

Blogger Hiệu Minh

clip_image001

Bác Nguyên Ngọc. Ảnh: internet

Thưa bác,

Cho dù bác chẳng biết cháu là ai, nhưng cháu lại biết bác rất rõ. Đó là vì bác viết “Đất nước đứng lên” để cho thế hệ con cháu biết về Tây Nguyên, về anh hùng Đam San Đinh Núp, về một thời hào hùng của đất nước.

Nhờ có bác mà thế hệ cháu biết được huyền thoại về một người miền núi dùng nỏ bắn lính Pháp chảy máu, chỉ để chứng minh với dân làng rằng, bọn Pháp cũng là người, có thể chống lại được. Số là người Pháp tuyên truyền cho dân Tây Nguyên rằng, không có mũi tên nào có thể bắn lính Pháp chết.

Ông Đinh Núp có thật ngoài đời, người được phong Anh hùng, được huân chương cao quí. Khi ông mất, có cả một khu tưởng niệm ở Tây Nguyên.

Tận dụng sức mạnh dân tộc để đối phó hiểm họa ngoại bang

Ngọc Trân, Thông tín viên RFA

clip_image001  

GS Lê Xuân Khoa, từng là Viện phó Viện Đại học Sài Gòn, sau đó nghiên cứu và giảng dạy ở trường Đại học Johns Hopkins. Courtesy Người Việt Photo: Triết Trần

 

Việt Nam đang đứng trước nguy cơ, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đang bị đe dọa, nhất là gần đây khi Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải, đe dọa tấn công Việt Nam.

Trước tình hình đó, nhiều nhân sĩ, trí thức trong nước đã lên tiếng với chính phủ Việt Nam, và mới đây, đã xuất hiện một Thư Ngỏ của trí thức hải ngoại, gửi lãnh đạo Việt Nam, nói lên mối lo ngại về hiểm họa ngoại bang, cũng như kêu gọi chính phủ Việt Nam tận dụng sức mạnh dân tộc để đối phó với hiểm họa đó.

Nhân dịp này, Thông tín viên Ngọc Trân đã phỏng vấn GS Lê Xuân Khoa, từng là Viện phó Viện Đại học Sài Gòn, sau đó nghiên cứu và giảng dạy ở trường Đại học Johns Hopkins. GS Lê Xuân Khoa cũng là một trong những người đã ký tên trong Thư ngỏ này. Mời quý vị cùng nghe.

LETTRE OUVERTE AUX DIRIGEANTS DE LA REPUBLIQUE SOCIALISTE DU VIETNAM (RSVN) CONCERNANT LA MENACE ETRANGERE et LA FORCE DE LA NATION

Monsieur Le Président de la RSVN

Monsieur Le Président de l’Assemblée Nationale de la RSVN Monsieur Le Président de La Cour Suprême du peuple de la RSVN Monsieur le Premier Ministre et Le Gouvernement de la RSVN

Monsieur Le Secrétaire Général et le Bureau Politique du Parti Communiste Vietnamien

Messieurs,

Nous, les soussignés, des intellectuels de la diaspora, saisissions la présente pour vous présenter nos meilleurs compliments et vous adressons cette lettre ouverte pour vous faire part de nos réflexions franches et constructives face à la situation grave que traverse le Vietnam.

En premier lieu, nous souhaitons manifester notre soutien à la Proclamation du 25 Juin

2011 de 95 notables et intellectuels vietnamiens de l’intérieur qui y dénoncent et condamnent les Autorités de la République Populaire de Chine (RPC) pour leurs provocations répétées au large du Vietnam, en violation flagrante de la souveraineté et de l’intégrité territoriale de notre pays. En même temps, nous approuvons la Pétition du 10 Juillet 2011 de 20 personnalités et intellectuels, également de l’intérieur, qui appellent l’Assemblée Nationale et le Bureau Politique du Parti Communiste Vietnamien à rendre public l’état réel des relations sino- vietnamiennes et insistent sur le besoin de refondre le système politique, de respecter les libertés et droits démocratiques du peuple afin d’être à même de réussir la tâche de protéger et développer le pays.

A notre avis, les deux textes précités représentent des voix courageuses et honnêtes des milieux intellectuels patriotiques du Vietnam que nous avons eu l’occasion de rencontrer depuis des années soit directement soit indirectement. Quant à nous, bien que vivant loin du pays depuis longtemps, nationaux vietnamiens ou citoyens des pays d’adoption, nous nous préoccupons toujours des heurs et malheurs de la patrie. C’est la raison pour laquelle nous soutenons les points de vue justes des notables et intellectuels de l’intérieur et souhaitons seulement exposer ci-après un certain nombre d’idées à titre complémentaire :

LA MENACE ETRANGERE :

Après le conflit sino-vietnamien de 1979 aux frontières septentrionales de notre pays, il ressort des documentations déclassées par le gouvernement même que les relations entre les deux pays voisins ne sont pas aussi bonnes que d’aucuns prétendent. Comme 30% de nos compatriotes ont accès à l’internet, l’information n’est plus le monopole de personne. Or, différentes et diverses documentations confirment que pour la RPC « le Vietnam est un

adversaire important qu’il faut subjuguer et annexer » (cf La Vérité sur les Relations Vietnamo-Chinoises durant les Trente Dernières Années, Ministère des Affaires Étrangères de la RSVN, 1979, page 11 – version francaise)

Ce point de vue transparaît clairement et se confirme à travers la stratégie constante de la RPC depuis presque 60 ans malgré quelques modulations tactiques selon les circonstances : trahir le Vietnam à la Conférence de Genève en 1954, empêcher le Vietnam d’entrer en pourparlers avec les Etats Unis en 1968, annexer par la force l’archipel des Paracels en 1974, déclencher, sans déclaration, la guerre aux frontières septentrionales du Vietnam en 1979 ; envahir et occuper par la force une partie de l’archipel des Spratleys en 1988. Même après la normalisation des relations entre les 2 pays en 1991, la RPC a mis en place une politique de désorganisation progressive de l’économie vietnamienne, de l’exploitation abusive de nos ressources, de complots d’assimilation culturelle et last but not least, de violations répétées de notre souveraineté nationale et de brutalités à l’encontre de nos pêcheurs en mer de l’Est (Mer de Chine méridionale).

LA FORCE DE LA NATION :

L’histoire du Vietnam comporte une expérience victorieuse de résistance, longue de plusieurs siècles, contre l’invasion étrangère, principalement du nord. Notre pays dispose de beaucoup de ressources naturelles, avec, entre autres, 20 millions d’hectares de bois et forêts et 3.500kms de côtes. Parmi sa population de 90 millions d’habitants, on compte plus de trois millions de diplômés universitaires et plus. Sa diaspora de plus de trois millions de personnes comprend plus de 300.000 diplômés universitaires et plus dont beaucoup sont professionnels, professeurs et dirigeants dans des universités et entreprises de premier rang du monde.

LA POSITION DU POUVOIR PUBLIC :

Après avoir dirigé, seul et pendant plus de 35 ans un pays réunifié, les tenants du pouvoir public devraient connaître, mieux que quiconque, les pires desseins de la RPC et la situation des plus dangereuses et difficiles que traverse le Vietnam. Force est de constater cependant que les récentes mesures de politique intérieure et extérieure du gouvernement ont paru malhabiles et contradictoires, contrairement aux attentes du peuple. Cette situation a affaibli, à l’évidence, la force nationale et il faudrait que le pouvoir public procède à un changement total tant au plan institutionnel qu’en celui des politiques si il veut être à même d’assurer la défense de la souveraineté nationale et le développement du pays.

QUE FAIRE ?

A la différence des agressions de l’Empire du milieu par le passé, la RPC du XXIè siècle a des raisons impératives et dispose de meilleures conditions pour « subjuguer et annexer » le Vietnam sans recours aux armes et pertes en vies humaines. Cependant, notre pays, bien que inférieur à la RPC en termes économique et militaire, bénéficie d’un atout majeur sans précédent historique à savoir qu’aucun pays libre et démocratique de par le monde ne voudrait voir une dictature telle la RPC violer impunément l’intérêt légitime ou le droit à l’auto-

détermination d’un autre état souverain et, partant, menacer la stabilité de la région et du monde.

Il est néanmoins clair aussi qu’aucun état ou alliance ne puisse aider notre pays si, au préalable, le gouvernement n’apporte pas la preuve qu’il a la volonté et la capacité pour défendre le pays et la nation.

Aussi, tenons nous à réitérer notre ferme soutien aux opinions justes et légitimes proclamées très récemment par des personnalités et intellectuels de l’intérieur. Nous formulons l’espoir que vous receviez, comme il se doit, cette importante contribution et mettiez bientôt en place un plan de route concret susceptible de recueillir le soutien et la confiance du peuple. Nous nous permettons de proposer que les points ci-après retiennent votre aimable attention lors de l’élaboration du plan de route :

1. LA RPC : Il est impératif d’affirmer publiquement et clairement la position vietnamienne concernant les archipels des Paracels et des Spratleys et la mer de l’Est (Mer de Chine méridionale) : tout différend doit être réglé sur la base du droit international et des preuves historiques. Il est non moins impératif de reconsidérer l’ensemble des relations sino-vietnamiennes et rectifier les décisions erronées du passé, causes du déséquilibre et de la dépendance injustifiée de notre pays à l’égard de la RPC dans différents domaines. Il faudrait insister sur la longue tradition de bonne entente entre les peuples Vietnamien et Chinois, en particulier les intellectuels progressistes afin de gagner leur soutien pour le combat commun pour la justice et l’égalité dans les relations entre les deux pays.

2. L’ASEAN et LES AUTRES PAYS : Il est de notre intérêt de continuer à développer les relations de coopération tant avec les membres de l’ASEAN qu’avec d’autres pays clés. Il est vital d’arriver à un consensus en ce qui concerne, d’une part, le refus collectif de la prétention de souveraineté de la RPC sur 80% de la Mer de l’Est (mer de Chine méridionale) et de l’autre, les négociations multilatérales sur les îles Spratleys avec la RPC. Pour ce qui concerne les îles Paracels, il faudrait gagner le soutien de l’ASEAN et d’autres pays pour négocier avec la RPC sur la base du droit international et des preuves historiques. Enfin, il faudrait susciter le consensus au sein de l’ASEAN afin d’obtenir le changement de l’appellation Mer de Chine en Mer de l’ASEAN dans le but de neutraliser, ne serait ce que partiellement, la demande de souveraineté injustifiée de la RPC et d’éviter la confusion des appellations géographiques diverses pour une mer commune.

3. LE PEUPLE VIETNAMIEN DE L’INTERIEUR : il y a lieu de modifier la constitution de la RSVN pour accélérer le processus de démocratisation sur la base de trois institutions entièrement indépendantes les unes des autres, à savoir : l’Assemblée Nationale et les organes représentatifs inférieurs ; les Tribunaux et les Administrations. Le droit de vote et le droit à se présenter à l’élection doivent être mis en exécution. L’Etat se doit de respecter les libertés citoyennes telles que prévues par la

Constitution et les conventions internationales ratifiées par le pays comme les libertés d’expression et de manifestation pour protester contre les agissements agressifs et brutaux des navires de la RPC en Mer de l’Est (Mer de Chine). Au nom de et pour la solidarité nationale, il faudrait rendre la liberté aux citoyens emprisonnés pour avoir agi sans violence pour la liberté, les droits démocratiques et la souveraineté nationale. Parallèlement, il faudrait réformer les systèmes légal, économique, financier, éducatif, médical…aux fins de faire reculer la corruption, réduire l’injustice, augmenter la capacité et protéger les ressources du pays. Il faudrait consulter des organes d’études et de recherches indépendants (tels que l’IDS qui a dû se dissoudre en 2009) durant le processus d’élaboration des politiques de niveau national et international.

4. LA COMMUNAUTE VIETNAMIENNE A L’ETRANGER : Il est impératif d’adopter des mesures radicales pour obtenir une meilleure participation de la diaspora à la défense et à la construction du pays. Par exemple : reconstruire sans conditions le Grand Cimetière de Biên Hoà (des Forces Armées de la défunte République du Vietnam), aider le programme de recherche des restes de ceux qui sont morts dans les camps de rééducation et s’abstenir d’intervenir dans l’érection des monuments à la mémoire des boat peoples morts dans certains pays membres de l’ASEAN. A notre avis, de telles mesures constitueraient les premiers pas indispensables d’un processus correct et sérieux pour mener à bien l’œuvre de réconciliation nationale.

Force est de constater que malgré les appels lancés par le pouvoir public depuis des années, la contribution de la diaspora en matière grise reste encore insignifiante : on totalise à 500 par an les retours d’experts et d’intellectuels en missions de transfert technologique sur un total de plus de 300.000 diplômés estimés.

A notre avis, il y a deux raisons principales à cette situation : (1) Non seulement les institutions actuelles du pouvoir n’inspirent pas confiance à la population à l’intérieur, elles constituent de surcroît le plus grand obstacle pour la contribution des intellectuels de la diaspora à l’objectif que le gouvernement lui-même a affiché à savoir « un peuple riche, un état fort, une société équitable, démocratique et civilisée ! » (2) La suspicion et le manque de confiance à la bonne volonté des intellectuels de l’étranger restent répandus au sein d’une partie importante des dirigeants du pays.

Heureusement, la diaspora dispose encore de pas mal de moyens pour mener des études et recherches et des actions afin de trouver des solutions favorables au Vietnam telles des campagnes pour mobiliser le soutien des gouvernements étrangers et de l’opinion publique en faveur de la position vietnamienne. Dans la réalité, certains experts de l’intérieur ont travaillé avec leurs partenaires de la diaspora dans ce sens et leurs actions communes ont abouti à des résultats positifs dans le cas de la Mer de l’Est (Mer de Chine du sud) et du Mékong.

Face à la stratégie invariable de la RPC à l’encontre du Vietnam et devant son ambition expansionniste et hégémonique qui se fait plus clair chaque jour davantage, la patrie et le peuple exigent que vous fassiez le maximum pour développer la force nationale et l’union des

vietnamiens de l’intérieur et de la diaspora en ce moment extrêmement dangereux pour notre nation.

Nous, soussignés, souhaiterions ardemment que vous, détenteurs du pouvoir public, saisissiez avec courage, l’occasion unique qui se présente pour réaliser une grande révolution démocratique totale, édifier un gouvernement vraiment du peuple, par le peuple et pour le peuple afin de porter notre patrie commune, le Vietnam, à la place qu’il mérite parmi les nations de la région et la communauté internationale.

Dans cet esprit et avec cette espérance, nous vous prions, Messieurs, d’agréer nos salutations respectueuses.

Le 21/8/2011. Signatures :

Nom & Prénoms Profession Pays de résidence

01 M. DOAN Quôc Sy Professeur et écrivain USA

02 M. DINH Xuân Quân Dr en Economie USA

03 M. DOAN Thanh Liêm Avocat USA

04 M. HÔ Bach Thao Professeur et chercheur en histoire USA

05 M. LÊ Thanh Minh Châu Assistant Vice Recteur, Université de USA Notre Dame, Indiana

06 M. LÊ Xuân Khoa Ancien vice recteur de l’Université de USA Saigon, ancien Président de SEARAC

07 M. LÊ Trong Quat Avocat France

08 Mme NGHIÊM Phuong Mai Biologiste et educateur Canada

09 M. NGÔ Dinh Long Ingénieur nucléaire, Cie Bechtel USA Ancien directeur du Centre de recherche

Nucléaire de Dalat, ancien Directeur Adjoint

de l’Ecole de politique et de gestion,Uni de Dalat

10 M. NGUYEN Thê Anh Prof Emérite Ecole Pratique des Hautes France

Etudes, Paris-Sorbonne ; ancien Prof Fac

De Lettres, Uni de Saigon

11 M. NGUYÊN Quôc Dung Avocat, NY Bar Association USA

12 M. NGUYEN Pham Diên Chercheur en histoire Australie

13 Mme. NGUYEN Thi Ngoc Giao Présidente Voix des Vietnamo-americains USA

14 M. NGUYEN Duc Hiêp Dr en Ecologie, spécialiste en climatologie Australie

15 M. NGUYEN Ngoc Linh Ancien Prof, Uni de Dalat et de Cuu Long USA

16 M. NGUYEN Phuc Quê Médecin France

17 M. NGUYEN Thai Son Conseiller scientifique et diplomatique de France l’Académie de Géopolitique de Paris

18 M. NGUYEN Huu Xuong Ancien Prof Sciences, Uni de Cali, San Diego USA

19 Mme. PHAM Hông Công Pharmacienne Canada

20 M. PHAM Phan Long Ingénieur Conseil USA

21 M. PHAM Xuân Yêm Directeur de recherche/CNRS et Uni Paris VI France

22 M. PHAN Tân Hai Ecrivain et chercheur en bouddhisme USA

23 M. PHUNG Liên Doan Docteur en Physique nucléaire et fiduciaire USA

du Centre de promotion et de l’autonomie

24 M. TA Van Tài Avocat, ancien membre des Facs de droit USA

au Vietnam et à Harvard

25 Mme. TANG Thi Thanh Trai Prof titulaire Uni de droit, Uni de Notre Dame USA

26 M. THAI Van Câu Specialiste en science de l’Espace USA

27 M. THAI Công Tung Expert Gouv Canadien en agriculture Canada

Ancien prof Uni Agro de Saigon

28 M. TRAN Dinh Dung Ingénieur Chimie et Environnement USA Directeur Association Ecologie Viet

29 Mme. TRIEU Giang Journaliste USA

30 M. TRINH Hôi Avocat USA

31 M. TRUONG Huu Luong Juriste France

32 M. TRUONG Hông Son Dr Es Sciences, ancien expert de la NASA USA

33 M. TRUONG Bôn Tài Dr en gestion, Prof Uni de Phoenix, Cali USA

34 M. VU Gian Expert financier et bancaire, ancien consultant Suisse

Aide Min Economie Suisse

35 M. VU Khanh Thành MEB Directeur An Viet U.K; ancien Elu Londres U.K.

Membre de l'Empire Britannique

36 M. VU Quôc Thuc Ancien Prof Fac Droit Paris XII, ancien France

Doyen Fac Droit Saigon et ancien Direct

Ecole de Droit, Uni de Hanoi.

Courriel: thungo2108@gmail.com

An Open Letter to the Leaders of Vietnam on Foreign Threats and National Strengths

Respectfully addressed to:

President of the Socialist Republic of Vietnam

Chairman of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam

Chief Justice of the Supreme People Court of the Socialist Republic of Vietnam Prime Minister and the Government of the Socialist Republic of Vietnam General Secretary of the Political Bureau of the Communist Party of Vietnam.

Gentlemen,

We, the undersigned, a number of intellectuals who are now residing outside of Vietnam, are sending you this letter to express our honest and constructive thoughts on the critical situation facing Vietnam at the present time.

First of all, we would like to show our support for the “Declaration” of June 25, 2011, signed by

95 personalities and intellectuals living in Vietnam, that exposed and condemned the repeated threats against and violations of the territorial integrity of Vietnam by China’s authorities. We also support the “Appeal” of July 10, 2011, signed by 20 personalities and intellectuals, which called on the National Assembly and the Politburo to make public the realities of the China- Vietnam relations and which also emphasized the need for changes in the political system as well as respect for the democratic freedoms of the people so as to allow them to successfully carry out their duties in defending and developing the nation.

Both the Declaration and the Appeal represent the courageous and honest voices of patriotic intellectuals that we have had the opportunity to be in touch with, either directly or indirectly, over the years. Although we have been residing outside of our native country for a long time, we have always paid attention to the difficulties and opportunities facing Vietnam whether we are still holding Vietnamese citizenship or are naturalized citizens of other countries. Therefore, we are supporting the legitimate concerns of personalities and intellectuals in Vietnam and are

hereby offering a few brief observations to complement the concerns raised.

Foreign Threats

After the border war in the northernmost region of Vietnam in 1979, the documents that the Government disclosed showed that China-Vietnam relations had not been as rosy as many had mistakenly thought. Because more than 30% of the inhabitants of Vietnam are now using the Internet, this information is no longer the exclusive province of anyone. By putting together

various sources of information one could also see why the leaders of China reached the conclusion that “Vietnam is an important opponent to be subdued and conquered.” (The Truth about Vietnamo-Chinese Relations over the Past Thirty Years, SRV Ministry of Foreign Affairs,

1979, p.5 - English version).

The above view is indicated clearly through a consistent strategy by China for nearly 60 years now, although the tactics did vary from period to period: betraying Vietnam at the Geneva Conference in 1954, preventing the negotiation for a peaceful settlement between Vietnam and the United States in 1968, taking over the entire Paracel Islands by force in 1974, conducting a border war in 1979, and taking over part of the Spratly Islands by force in 1988. After the normalization of relations between the two countries in 1991, China has methodically undermined the economy of Vietnam, sucked up its natural resources, violated its territorial integrity, treated its fishermen on the Southeast Asian Sea with cruelty, and carried out various schemes to Sinicize its population.

National Strengths

Vietnam has a history of opposing foreign aggression, the majority of which came from the Northern direction, for many centuries. Vietnam also has many natural resources, among them are 20 million hectares of forest land and 3,200 kilometers of coastline. Amongst its population of close to 90 million, there are three million with higher education levels. And, as a result of political changes, there are presently three million persons of Vietnamese ethnic background who are living outside of Vietnam. Among them there are more than 300,000 with higher education levels, many of whom are experts and professors in top corporations and universities in the world.

The Position of the Government

After leading a unified nation for more than 35 years the current leaders certainly understand more than most the ulterior motives of China and the dangerous situation facing Vietnam. However, the policies and programs that the government has implemented in dealing with domestic and foreign issues have been haphazard and contradictory, inconsistent with the expectation of the national community. This situation has naturally sapped the strength of the national community and has thereby raised the demand that the government need to make complete changes in institutions and policies in hopes of successfully defending the sovereignty of the nation and promoting its development.

Things that need to be done

Unlike past invasions, China in the 21st century has more reasons and better opportunities to “subdue and conquer” Vietnam without having to use weapons or lose human lives. Although weaker than China economically and militarily, Vietnam has a favorable position unprecedented in its entire history: No free and democratic nation in the world wants to see an authoritarian

state like China violate the interests and rights to self-determination of another country and threaten the stability of the region and the world. However, no country or alliance could come to the aid of Vietnam if, first and foremost, the Vietnamese government does not show that it has the will and the ability to defend its own people and nation.

Once again we are reaffirming our strong support for the legitimate concerns that personalities and intellectuals inside the country expressed recently. We hope that you take into account those important contributions and promptly create a concrete roadmap for reforms that will gain the trust and support of the national community. We suggest focusing on the following main points in the process of determining the roadmap:

1. As far as China is concerned, the position of Vietnam on the sovereignty of the Paracel and Spratly archipelagos and on the Southeast Asian Sea must be publicly and clearly stated. Solutions to all disputes in these matters must be based on international laws and historical evidences. China-Vietnam relations in their entirety

must be reexamined, and all previous erroneous decisions that caused Vietnam to lose its balance and become dependent on China in various fields must be corrected. Emphasis must be placed on the peace-loving tradition between the Chinese and Vietnamese peoples, especially amongst progressive intellectuals, so as to marshal their support in the common struggle for justice and equality in the relations between the two countries.

2. With regards to ASEAN and other countries there is a need for reinforcing and developing cooperative relations, especially with key countries. There needs to be a consensus in rejecting the demand of more than 80% of the Southeast Asian Sea by China as well as in supporting the position of multilateral negotiation with China on the Spratlys. Efforts should be made to gain the support of ASEAN and the international community for a solution to the Paracel situation based on international laws and historical evidences. There should be a push for an ASEAN consensus on changing the name South China Sea to Southeast Asian Sea partly in order to negate China’s illogical sovereignty demands and partly in order to eliminate the confusion of different countries in the region calling this common sea by different names.

3. In terms of domestic governance there is a need for changes to the Constitution in order to strongly push the process of democratization with the establishment of three separate and independent institutions: The National Assembly and a system of representative organizations at lower levels, a judicial system, and a governmental system. Processes for free elections should be established. Democratic freedoms of citizens as determined by the Constitution and by international treaty laws and agreements should be respected. A concrete example is the freedom to express oneself through demonstrations in protesting the violent activities of China in the Southeast Asian Sea. Citizens who have been arrested and jailed for having peacefully struggled for freedom, democracy, sovereignty, and national unity should be released. Changes should be made to legal, economic, financial, educational,

health and other systems so as to push back on corruption, decrease injustice, increase

potentials, and protect national resources. Consultations with independent research organizations (such as the Institute for Development Studies [IDS] that was disbanded in 2009) should be carried out in the process of formulating national and

international policies.

4. Regarding Vietnamese communities outside of Vietnam, there is a fundamental need to promote their cooperation in the tasks of defending and developing the nation. There must be an unconditional rebuilding of the ARVN cemetery in Bien Hoa, help with the project on finding the remains of those who lost their lives in the re- education camps, and non-intervention in the construction of memorials in Southeast Asian countries for boat people who lost their lives at sea. These are necessary first steps in the process of seriously carrying out national reconciliation and concord.

Although for many years the government has called for intellectual contributions by the Vietnamese communities abroad, the numbers of specialists and intellectuals who returned to Vietnam to “transfer technology” have remained quite small: around 500 annually out of a total of over 300,000.

There are two main reasons for this: (1) Present governmental institutions have not only forsaken the trust of people living inside the country but have also created obstacles for those living

outside who want to contribute to the goal of making “the people rich, the nation strong, the

society just, democratic and civilized” that the government itself has proposed. (2) Within the leadership there is still widespread suspicion and distrust of the goodwill of intellectuals.

Vietnamese communities abroad have the facilities for doing research and for rallying support

for solutions advantageous to Vietnam from foreign governments and international communities. In reality, specialists inside and outside the country have cooperated on a number of activities to this end and have achieved certain successes on the issues of the Southeast Asian Sea and the Mekong River.

In face of the consistent strategy of China towards Vietnam and China’s expansionist and hegemonic ambitions that have become increasingly clear, the country and people of Vietnam are demanding that their leaders promote national strengths and unity amongst the entire people, inside and outside the country, to meet the present dangers. We hope that you have the courage

to take advantage of this unique opportunity to bring about a thorough revolution and to establish

a government that is truly of the people, for the people, and by the people so as to raise Vietnam to its rightful place in the region and in the world community.

Respectfully yours, August 21, 2011

Signees:

Name Profession Country

1 Doan Quoc Sy Professor USA Writer

2 Dinh Xuan Quan Doctor of Economics, International Development Consultant USA

3 Doan Thanh Liêm Attorney at Law USA

4 Ho Bach Thao Educator USA History Researcher

5 Le Thanh Minh Chau Assistant Vice President for Advanced Studies: Graduate Instruction, University of Notre Dame, Indiana

USA

6 Le Xuan Khoa Former Vice Rector, University of Saigon USA President Emeritus, Southeast Asia Resource Action Center (SEARAC)

7 Le Trong Quat Attorney at Law France

8 Nghiem Phuong Mai Biologist Canada

Educator

9 Ngo Dinh Long Former Director, Dalat Nuclear Research Center USA Former Vice Dean, School of Business and Government, University of

Dalat

Professional Engineer, Nuclear Reactor Operation Group, Bechtel

Corporation

10 Nguyen The Anh Former Professor at Faculty of Letters, University of Saigon France

Distinguished Professor, Ecole Pratique des Hautes Etudes, Paris- Sorbornne

11 Nguyen Quoc Dung Attorney at Law USA Member of New York Bar Association

Member of American Bar Association

12 Nguyen Pham Dien History Researcher Australia

13 Nguyen Thi Ngoc Giao President, Voice of Vietnamese Americans USA

14 Nguyen Duc Hiep Ph.D., Environmental Science Australia

Senior Atmospheric Scientist, Department of Environment and

Conservation, New South Wales

15 Nguyen Ngoc Linh Former Professor, University of Dalat and Mekong University USA

16 Nguyen Phuc Que Doctor of Medicine France

17 Nguyen Thai Son Science and Diplomacy Advisor, Academy of Geopolitics, Paris France

18 Nguyen Huu Xuong Professor Emeritus of Physics, Biology, Chemistry & Biochemistry, University of California, San Diego

USA

19 Pham Hong Cong Pharmacist Canada

20 Pham Phan Long Professional Engineer USA

21 Pham Xuan Yem Director of Research, National Center of Scientific Research and

University of Paris-VI

France

22 Phan Tan Hai Buddhist Scholar USA Writer

23 Phung Lien Doan Ph.D., Nuclear Engineering USA Trustee, Center for the Encouragement of Self Reliance

24 Ta Van Tai Attorney at Law, Massachusetts USA Former Professor of Law, Vietnam

Former Lecturer, Harvard Law School

25 Tang Thi Thanh Trai Professor of Law, University of Notre Dame Law School USA

26 Thai Van Cau Specialist, Space Systems USA

27 Thai Cong Tung Advisor in Integrated Rural Development Canada

28 Tran Dinh Dung Professional Engineer, Environmental and Chemical Engineering

Executive Director, Viet Ecology Foundation

USA

29 Trieu Giang Journalist USA

30 Trinh Hoi Attorney at Law USA

31 Truong Huu Luong Attorney at Law France

32 Truong Hong Son Ph.D. USA Former Scientist, National Aeronautics and Space Administration

Writer and Artist

33 Truong Bon Tai Doctor of Management USA Professor, University of Phoenix, California

34 Vu Gian Specialist, Finance and Banking Switzerland

35 Vu Khanh Thanh, MBE Managing Director, An Viet Foundation England

Member of the Order of the British Empire

Former Councillor for the London Borough of Hackney

36 Vu Quoc Thuc Former Director School of Law, University of Hanoi France

Former Dean, School of Law, University of Saigon

Former Professor of Law, University of Paris-XII Email Contact: thungo2108@gmail.com

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn