Trao bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Sáng thứ Hai 4-2-2013, lúc 10 giờ, 15 nhân sĩ, đại diện cho hàng ngàn người ký tên vào bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban. Ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Ban Biên tập dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và các cán bộ trong Ủy ban, đã tiếp đoàn nhân sĩ.

clip_image002

Lai rai Câu đối Tết

Hà Sĩ Phu

======================

Bài thứ 5

                     Câu đối Mừng Xuân Quý Tỵ

                                                                    Hà Sĩ Phu kính chúc

clip_image001

Câu đối 1:

* RẮN độc cuốn vòng hai số Tám, chặn lối nhân quyền!                                                    

    * RỒNG thiêng bay tạc một chữ Đồng, phá vòng nô lệ! [1]                                                       

                                                                      Hà Sĩ Phu

   -----------------------------------------------------------------------------------------------

[1] Kính tặng Lời kêu gọi thực thi Quyền Con người theo Hiến pháp tại Việt Nam

với ngót 4 ngàn chữ ký, yêu cầu Quốc hội Việt `Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam

 

 

Câu đối 2:

- Nhâm Thìn nở rộ  In-tờ-nét” !

- Quý Tỵ phơi trần “Sí-hảo-lin” !

  (Sí hảo lin = tứ hảo lân = 四好鄰 = láng giềng 4 tốt)

                clip_image003

 

 

 

Câu đối 3:

- Chuyện Rồng-Rắn lên mây, thầy thuốc ấy đòi công ba(từng) khúc ruột!

- Tình Việt-Trung xuống dốc, bạn vàng đây xiết nợ một (cả) sơn hà?

               clip_image003

Câu đối 4:

- Thắng đã thua chưa, “Bên thắng cuộc” nổi lên… “Đồng Chí Ếch” (X)?

- Thành hay bại nhỉ, “Cuộc Thành đô” dẫn xuống… “Quảng Nam Khu”!

(Quảng Nam khu sẽ sánh vai cùng Quãng Đông, Quảng Tây)

                clip_image003

Câu đối 5:

- Điệu La Thăng mà Giáng mà SI, sinh quái vật “xe không chính chủ”!

- Dáng Hiền Đức vừa Nhân vừa Dũng, diệt mãng xà “sở hữu toàn dân”!

                clip_image003

Câu đối 6:

*   Cái không nhỏ lộ hàng coi dễ sợ !

* Thằng rất to thoái hóa nghĩ mà kinh !

               clip_image003 

Câu đối 7:

- Thấy Rồng đen lộn xộn mà ghê, trần trụi lột nhau, mt thưng cấp

lộ hàng coi dễ sợ!                                                                                        

- Nghe Rắn hổ phì phì cũng tởm, ngang nhiên cướp đất, khố dân nghèo xơ xác nghĩ mà thương!

                  clip_image003

Câu đối 8:

- Giặc 4 tốt vả mồm quân bán nước!

- Cờ 6 sao lột mặt lũ buôn dân!

clip_image005clip_image007clip_image009                clip_image003 

    

     

                                              Mời đối  

Xuất đối 1

* Vận nước chẳng lo, rượu Rắn cứ say tràn quý tỵ!

(Thành ngữ tràn quý tỵ do nạn lụt lịch sử năm Quý Tỵ 1893, nước tràn lênh láng khắp nơi, có thể chở thuyền trong đường phố, dân chết rất nhiều).

 

Xuất đối 2

 * Rắn độc cuộn vòng hai số Tám, khóa chặt Nhân quyền?

 

Xuất đối 3

 * Đầu xuân quan Ếch (X) vi hành, Ếch đi kiệu Ếch không sợ Rắn!

     (dưa hành và dưa kiệu là hai món không thể thiếu trong ngày Tết, kiệu vừa là cái kiệu vừa là bước ngựa đi thủng thẳng ung dung)

 

Xuất đối 4

 *Thắng đã thua chưa, “Bên thắng cuộc” nổi lên…“Đồng Chí Ếch” (X)?

 

Xuất đối 5

* Ếchtha” cổ Rắn ra đồng, ẾchthaRắn, Rắn không “thaẾch?

      (lưu ý chữ THA hai nghĩa ngược nhau)

 

Xuất đối 6

* Xuân Quý Tỵ, quý vị tỵ nhau, ngôi thấp ngôi cao, đồng chí Rắn tỵ đồng chí Ếch!

 

Nhân Tết Con Rắn xin có mấy câu xuất đối nôm na, mong được các thi hữu cho lời xướng họa để thêm phần vui vẻ ngày xuân, có điều gì sơ xuất xin rộng lòng lượng thứ.                                                                     

HÀ SĨ PHU

Trân trọng

 

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

 

 

Ý kiến góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

GS. TSKH. Nguyễn Xuân Hãn

(Bài phát biểu tại cuộc họp ở trụ sở Liên Hiệp Hội KHKT, 67 Bà Triệu, Hà Nội, ngày 4-2-2013)

Về bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992, đã có nhiều ý kiến phong phú đề cập nhiều nội dung đáng suy ngẫm với tình hình thế giới và Việt Nam hiện nay. Ý kiến chủ đạo của tôi là cố gắng và phải giữ gìn bằng được những gì mà Hồ Chí Minh đã làm cho dân tộc ta, những gì liên quan đến trước thời Hồ Chí Minh, xin không bàn, sau Hồ Chí Minh, ta phải xem lại, nhưng không phải ở đây. Riêng lĩnh vực giáo dục - đào tạo, các tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục, theo thiển nghĩ của tôi là tiến bộ, đúng đắn và thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Vì vậy, trong văn bản này tôi tập trung vào những điều liên quan tới giáo dục đào tạo.

Thành tựu giáo dục – đào tạo nước ta sau gần 70 năm xây dựng và phát triển là vĩ đại không ai phủ nhận được. Trong những năm đổi mới vừa qua, bên cạnh những thành tích góp phần vào thành tựu chung của cả đất nước, thì những sự đổi mới của ngành đã không làm được điều Đảng và dân mong muốn. Phát triển giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Đầu tư của Nhà nước và dân cho giáo dục ngày càng tăng song chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống.

Khi Hiến pháp là của dân

TS. Nguyễn Minh Tuấn*

Điều 2 Câu 2 Hiến pháp 1992 khẳng định:Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân […], hay nói cách khác nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhưng ngay sau đó, tại Điều 4 lại qui định: Đảng Cộng sản Việt Nam […] là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Hai điều này liệu có mâu thuẫn không?

Hiến pháp mà chúng ta đang xây dựng là “Hiến pháp của Đảng” theo nghĩa Đảng “lãnh đạo nhà nước và xã hội”, lãnh đạo “việc sửa đổi Hiến pháp” (Điều 4, Điều 84 Khoản 1) hay đó là “Hiến pháp của dân” theo nghĩaTất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân(theo Điều 2), trong đó quyền lập hiến cũng thuộc về nhân dân?

Châu Á hiện nay tương tự như châu Âu trước thế chiến I

Ishaan Tharoor

Bài viết trên tờ Time (Mỹ) ra ngày 01 tháng 02 năm 2013

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

Mặc dù chẳng ai muốn thấy xung đột ở châu Á, nhưng số người bi quan và hốt hoảng đang gia tăng từng ngày. Sự ngóc đầu dậy về mặt địa chính trị của Trung Quốc là bóng ma đang săn đuổi lục địa này. Chính phủ các nước xa gần đang cảnh giác quan sát siêu cường phi dân chủ đang lên tìm cách bảo vệ địa vị của mình trên trường quốc tế và ngầm thách thức học thuyết Hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana) có từ năm 1945. Một số nước đã vướng vào những cuộc tranh cãi cực kỳ căng thẳng với Bắc Kinh: trong mấy năm vừa qua, những cuộc tranh cãi không ngưng nghỉ về những hòn đảo hoang ở phía nam và đông Trung Quốc đã làm xấu đi mối quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam, Nhật Bản và Philippines.

Bầu không khí căng thẳng đến mức làm người ta nhớ đến giai đoạn hiểm nghèo cách đây đúng một trăm năm trước. Trong tuần này, hai ông cựu Bộ trưởng Ngoại giao của hai nước châu Á (ý nói Australia và Hàn Quốc, xem bên dưới - ND) trong những bình luận riêng biệt, cùng so sánh châu Á với châu Âu lúc đó cũng bị vướng vào những vụ xung đột và liên minh trước Thế chiến I. Biển Đông – vùng biển chiến lược quan trọng nhất mà Trung Quốc coi là “nội thủy” của mình, làm cho các lân bang nổi giận – giống như khu vực Balkans cách đây 100 năm: nó giống như một thùng thuốc súng có thể tạo ra một đám cháy lớn trên một khu vực, nếu không phải là một cuộc chiến tranh thực sự. Cựu Thủ tướng và cựu Ngoại trưởng Australia, ông Kevin Rudd nói:

Vì sao Philippines kiện Trung Quốc?

Đoan Trang

Chiều 22-1-2013, Bộ Ngoại giao Philippines chính thức bắt đầu tiến trình khởi kiện Trung Quốc ra toà trọng tài quốc tế.

Ngày 25-1, Bộ Ngoại giao Philippines đã công bố một “tài liệu vỡ lòng” (primer) về sự kiện này và các khía cạnh liên quan, nhằm giúp người dân có thông tin và hiểu biết về tình hình. Tài liệu được trình bày dưới dạng hỏi và đáp, gồm 27 câu hỏi và trả lời, và được đăng tải trên tờ báo thuộc hàng lớn nhất của Philippines – The Philippine Star.

Để góp phần làm “rộng đường dư luận”, xin dịch và đăng lại bài “Vì sao Philippines chống lại yêu sách biển của Trung Quốc” (Q&A: Why Phl Challenged China's Sea Claim, The Philippine Star, 25-1-2013). Trong bài, các từ “we” đều có thể được hiểu là “chúng tôi” hoặc “chúng ta”; từ “biển Tây Philippines” là để chỉ Biển Đông trong tiếng Việt.

Cần dẹp bỏ những gì?

Minh Diện

clip_image001

                 Trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, bàn về tăng mức lương tối thiểu từ 1.030.000 lên 1.300.000 đồng từ tháng 5-2013, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói rất khó thực hiện, trừ khi Quốc hội cho phép in thêm tiền. Nhiều đại biều phản ứng: “Thế thì thà đừng tăng lương”!            

Hàng nghìn người thương tiếc tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy

Trng Thành

clip_image001

Phạm Duy. Ảnh nhạc sĩ gửi gia đình và bạn hữu tháng 1/2013

Sáng sớm hôm nay 03/02/2013, hàng ngàn người đã đưa tiễn nhạc sĩ Phạm Duy từ tư gia, ở một phố nhỏ quận 11, thành phố HCM, đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang công viên Bình Dương. Cái chết của người nhạc sĩ tài hoa cao niên, một trong những đỉnh cao của nền âm nhạc Việt Nam, đã để lại rất nhiều xúc động.

Tin ngắn qua ảnh

Một thân hữu cho Bauxite Việt Nam biết tin: Sáng Thứ Bảy 2.2.2013, tại Nhà thờ Thái Hà, 58 nữ tu và 1 tu sĩ Công giáo cùng ký (đợt 11) Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992.

clip_image002

Lai rai Câu đối Tết

Hà Sĩ Phu

======================

Bài thứ tư:  Ếch Rắn giao tranh

Đối với con người, Rắn có hại nhiều hơn có lợi nên thường tránh xa. Tuy cũng có nơi thân thiện nhưng nhìn chung thì con người sợ Rắn. Bệnh sợ rắn (Ophidiophobia) có vẻ là một bệnh bẩm sinh của con người, hình thành từ trong lịch sử đấu tranh sinh tồn, hơn là bệnh do tâm lý hay kinh nghiệm cá nhân, vì nhiều người tự nhiên có ám ảnh sợ Rắn mặc dù chưa nhìn thấy Rắn bao giờ.

GÓP Ý CHO DỰ THẢO SỬA ĐỐI HIẾN PHÁP 1992

Công dân Nguyễn Thị Từ Huy

Văn bản này được soạn thảo nhằm đáp ứng lời kêu gọi của Quốc hội về việc đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 (từ đây được viết tắt là Dự thảo). Ở đây chúng tôi phát triển các ý căn bản đã trình bày tại Hội thảo phụ nữ trí thức và doanh nhân góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992, do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 1/2/2013 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chúng tôi xuất phát từ quan niệm chung về hiến pháp:

Ý nghĩa của hiến pháp, lý do khiến cho một dân tộc phải có hiến pháp, đó là nó nhằm bảo vệ quyền con người và các quyền tự do công dân, chống lại sự lạm dụng có thể xảy ra của những người nắm giữ các quyền lực. Những quy định về tổ chức nhà nước và sự phân quyền của các bộ phận lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm đảm bảo cho các quyền con người và tự do công dân được thực hiện một cách tốt nhất. Vì thế mà mệnh đề đầu tiên (tôi nhấn mạnh) của“Lời nói đầu” tức cũng là của toàn bộ Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp là: “Nhân dân Pháp trịnh trọng tuyên bố cam kết thực hiện Quyền Con Người”. Vì thế mà trong điều 1 của hiến pháp nước này (được đặt riêng, trước tất cả các chương) có quy định rằng “nước Pháp phải đảm bảo sự công bằng trước pháp luật cho tất cả mọi công dân không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc hay tôn giáo”. Vì thế mà điều XVI của “Bản tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân năm 1789”, được đưa vào như một phần của Hiến pháp Cộng hòa Pháp, nói rõ: “MỌI XÃ HỘI trong đó các Quyền con người không được đảm bảo, sự phân lập các Quyền lực [lập pháp, hành pháp, tư pháp] không được xác định, thì không hề có Hiến Pháp (tôi nhấn mạnh)”. Điều này giải thích tại sao thời phong kiến không có hiến pháp mặc dầu có luật pháp. Nó cũng giải thích tại sao hiến pháp chỉ có thể ra đời cùng với cách mạng dân chủ tư sản. Chỉ trong thể chế dân chủ quyền con người mới được đảm bảo.

Giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa độc đoán và dân chủ là tiền đề phát triển xã hội

Hà Đình Sơn

Xã hội Việt Nam cũng như mọi xã hội cá biệt khác trong cộng đồng nhân loại đều là cái riêng chứa đựng cái chung. Quy luật phát triển xã hội trong lịch sử nhân loại là từ dân chủ tự phát đến độc tài và từ độc tài đến dân chủ tự giác. Một xã hội phát triển đến giai đoạn dân chủ tự giác thì quá trình phát triển của xã hội đó sẽ chủ yếu là quá trình giải quyết các mâu thuẫn nội tại của xã hội dân chủ tự giác.

Xã hội Việt Nam đang là một xã hội đi sau, một xã hội chậm phát triển so với cộng đồng quốc tế. Mâu thuẫn cơ bản của xã hội hiện nay là mối quan hệ giữa độc đoán và dân chủ. Đặc tính của quy luật là khách quan. Không một cá nhân, không một tổ chức nào có thể mãi cố tình phủ nhận hoặc chống lại quy luật khách quan. Vì vậy, yêu cầu của cuộc sống là phải thừa nhận quy luật, nếu không xã hội sẽ phải trả giá; việc đi ngược lại quy luật chỉ phục vụ cho lợi ích của một số ít – một bộ phận xã hội, nhưng đa số – xã hội phải trả giá. Cái giá mà xã hội phải trả đó là sự lạc hậu, là mất tự do, mất quyền con người; là nội chiến, chiến tranh phi nghĩa và tồi tệ hơn nữa là mất độc lập chủ quyền, dân tộc bị đồng hóa.

Dương đông kích tây, coi chừng Trung Quốc chiếm Trường Sa

Nguyễn Trung Chính

Con đường Nam tiến của Trung Quốc đã thay đổi

Thời đại toàn cầu hóa cũng có nhiều cái lợi do các nước gần nhau hơn trong trao đổi kinh tế. Sự gần nhau qua đối tác kinh tế đã thúc đẩy lên một bước sự gần nhau trong ngoại giao. Liên Hiệp Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc làm vùng đệm giữa các quốc gia, đồng thời điều hòa các cuộc xung đột đa quốc gia qua diễn đàn của mình, và nếu cần có thể dùng lực lượng quân sự để ngăn chặn các cuộc chiến tranh. Với sự can dự và là bổn phận của Liên Hiệp Quốc, không một cuộc chiến tranh nào giữa hai quốc gia thành viên có thể kéo dài lâu. Điều này giải thích tại sao Do Thái, để tiếp tục chiếm đóng lãnh thổ nước láng giềng, tìm mọi cách ngăn chận Palestine trở thành nước thành viên mới của Liên Hiệp Quốc.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc có nhiều khả năng phải từ bỏ quan niệm chiến tranh cục bộ chiếm đóng lãnh thổ nước khác, trước mắt là Việt Nam. Cuộc chiến tranh chống Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc cũng không đem lại lợi ích gì cho Trung Quốc vì cuối cùng Trung Quốc cũng phải rút quân mặc dù phía Việt nam không phản đối trước Liên Hiệp Quốc hoặc yêu cầu sự can thiệp của tổ chức này. Các nước khác thì lờ đi vì họ xem là cuộc chiến nội bộ giữa hai nước cộng sản đồng chí nên không ai giúp Việt Nam đem ra diễn đàn quốc tế.

Lai rai Câu đối Tết

Hà Sĩ Phu

======================

                                                   

Bài thứ ba:  Rắn cũng phải… cười !

(Tếu táo cùng Quý Tỵ)

 

                                       

clip_image002 

Thư gửi

Kính gửi toàn thể Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2 lần thứ 83, tôi kính chúc toàn thể các vị sức khỏe dồi dào, trí lực tỉnh táo, sáng suốt.

Tôi biết rằng thư này chẳng thể đến tay 100% các vị, phần vì rất nhiều vị không biết những trang mạng này, phần vì có những vị rất thành kiến với các bài viết không trên" lề phải", phần vì có các vị xếp những ý kiến này vào loại "suy thoái tư tưởng" hay bị "diễn biến hòa bình" và hơn thế cũng có vị sẽ dễ dàng gán cho là phản Đảng, phản động... Tuy nhiên tôi vẫn viết, xuất phát từ ý thức của công dân hay do trong dòng máu tôi vẫn còn chút "tính chiến đấu" của người Đảng viên Đảng CSVN, dù hiện nay tôi chỉ là một phó thường dân, không còn là Đảng viên Đảng CSVN vì từ 4-4-2011 tôi đã tự nguyện thôi không sinh hoạt Đảng nữa.

Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất lãnh đạo, tổ chức Nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, vậy toàn thể Đảng viên phải biết, phải suy nghĩ những vấn đề về Tổ quốc Việt Nam, về quyền Tự do, Bình đẳng, được Tôn trọng của người dân.

Chiếc quan tài không có nắp

Ngô Thị Hồng Lâm

Tôi vừa đọc xong bài viết «Một phận người của bên thắng cuộc» của tác giả Đức Thành viết về sự hy sinh của liệt sĩ Phạm Văn Cam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Trước hết tôi xin được thắp nén nhang tri ân trước hương linh người liệt sĩ đã anh dũng quên mình xông vào lửa đạn cứu tàu cứu hàng trong cuộc đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trên miền Bắc Việt Nam lúc đó và chia sẻ nỗi đau mất người thân trong chiến tranh với gia tộc họ Phạm của liệt sĩ Phạm Văn Cam.

Tác giả Đức Thành nói: Chúng tôi đã thử tìm hiểu về cái Ban Thống nhất được nhà nước lập ra từ khi có hiệp định Genève nhưng hầu như không có thông tin nào về Ban Thống nhất này. Thưa ông có đấy, tên của nó là Ban Thống nhất Trung ương đóng tại đường Quốc Tử Giám Hà Nội, có chức năng nhiệm vụ hoạt động và vai trò trên các lĩnh vực tiêu biểu là: “tiếp đón và bố trí cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và con em miền Nam tập kết và từ chiến trường miền Nam ra hậu phương miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, con em miền Nam trên đất Bắc, điều động cán bộ dân, chính, đảng từ hậu phương miền Bắc vào các chiến trường miền Nam”. Vậy thì người ta phải nắm rõ về từng người cán bộ trong tầm quản lý của mình thưa ông Đức Thành.

Nhật Bản có thể đóng cửa nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới vì lý do an toàn

M.L.

Theo finmarket.ru

(VEN) - Theo báo cáo của Cơ quan quản lý hạt nhân Nhật Bản vừa được thành lập, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới – Kashiwazaki-Kariwa – thuộc sở hữu của Công ty năng lượng Tokyo, có thể bị đóng cửa trong trường hợp quy định về yêu cầu an ninh chặt chẽ hơn.

Hiện nay ở Nhật chỉ có 2 trong số 50 lò phản ứng hạt nhân hoạt động, số còn lại đang được kiểm tra độ an toàn.

Đại diện của cơ quan trên cho biết, những tiêu chuẩn mới sẽ có hiệu lực vào tháng 7 tới, và khi đó sẽ tiến hành đánh giá lại sự an toàn của từng nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản. Tuy nhiên, từ nay cho đến lúc đó, sẽ không có bất kỳ một quy định nào khác.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn