Bạn đọc góp ý

Văn hóa “bệt”

Góp ý với Tuổi trẻ thứ Ba ngày 21/10/2014 (Nhật ký phóng viên)

Chí Phèo Nguyễn Văn Lợi

Chúng tôi nhận được bài viết dưới đây của tác giả Chí Phèo Nguyễn Văn Lợi. Lời lẽ rất mạnh, nhiều chỗ khó nghe. Ngay cái bút danh cũng đã có vẻ... gây sự. Nhưng các hiện tượng tác giả chỉ ra thì không chối vào đâu được. Người xưa có câu “Nói thật mất lòng”, xin đăng lên để các vị chấp chính ở thành phố Sài Gòn từ sau ngày thống nhất đến nay, nay mang tên TP HCM – và không chỉ có Sài Gòn mà Hà Nội (có khi còn tệ hơn) và rất nhiều thành phố khác trong cả nước – lắng nghe và tìm cách bảo nhau bổ cứu, không vì những câu văn chối tai, đôi khi có thể quá lời mà vội ngoảnh mặt đi, và lập tức quy tác giả là phản động.

Bauxite Việt Nam

image(Sài Gòn nổi tiếng với “văn hóa bệt” (!)... thời Lạc Long Quân đi mở đất...?)

“Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: Ta là dòng-dõi Long-quân, nhà ngươi là dòng-dõi thần-tiên, ăn ở lâu với nhau không được, nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam-hải”. (Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim).

Chẳng hề có cái gọi là ”văn hóa bệt” và cũng chẳng hề có cái “thời Lạc Long Quân đi mở đất” như hai ông Nguyễn Nhật Duy (người được ông Lê Văn ghi lại ý tưởng) và Lê Văn nói trong bài Sống ở Sài Gòn thì là người Sài Gòn (Tuổi trẻ 21/10/2014).

Ngồi bệt là kém văn minh. Bạ đâu bệt đó là vô văn hóa.

Thế nào là ngồi bệt? Ngồi bệt là để cho hai mông đít tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Khi ngồi lên hòn đá thì không phải là ngồi bệt, bởi vì hai mông đít không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, mà chỉ tiếp xúc với mặt trên của hòn đá. Nếu ngồi lên hòn đá là ngồi bệt thì ngồi ghế cũng là bệt. Người ta thường nói: Ngồi bệt xuống đất. Chẳng ai nói: Ngồi bệt lên ghế. Ở hình minh họa, ta thấy hai người đang ngồi lên đoạn tường thấp khoảng 40 centimet. Rõ ràng là họ không ngồi bệt. Đó là tư thế ngồi ghế.

Chỉ khi đi picnic, thì người ta mới ngồi bệt. Người văn minh có văn hóa, thì không ngồi bệt ở nơi công cộng.

Khi nói hoặc viết câu Sài Gòn nổi tiếng với “văn hóa bệt “ là sỉ nhục người Sài Gòn và chứng tỏ rằng người viết hoặc nói câu ấy chẳng hiểu thế nào là ngồi bệt và chữ văn hóa có nghĩa là gì cũng không hiểu nốt. Và... khi viết thời Lạc Long Quân đi mở đất... thì lại coi thường độc giả tới mức thậm tệ. Kiến thức của nhữn g “người trẻ” Nguyễn Nhật Duy và Lê Văn hình như đã bị méo mó, do được đào tạo bởi một nền giáo dục kém cỏi, chỉ nặng phần tuyên truyền nhồi sọ về quảng cáo chánh trị chứ các kiến thức cơ bản thông thường cũng không biết.

Và, kiến thức của Ban biên tập chắc cũng chẳng hơn gì.

Văn hóa bệt! Nghe mới ngớ ngẩn làm sao.

... thời Lạc Long Quân đi mở đất... còn ngớ ngẩn hơn nữa.

Người ta đã bôi bẩn hai chữ văn hóa tới mức không thể tha thứ được.

Đi xí vào bịch xốp, rồi ném vào sân nhà tôi 4 lần. Mỗi năm khu phố tôi mất trộm hơn 20 xe máy. Thanh niên khu phố tôi đã chết vì si-đa, ma túy cộng với số đang đi đi cai nghiện thì có được khoảng trăm người. Chưa kể đến những việc linh tinh khác, như số quan chức đảng viên tham nhũng ở khu phố tôi cũng không phải là ít. Việc lừa đảo, gạt gẫm lẫn nhau thì diễn ra hàng ngày. Dựng rạp giữa đường để tiệc tùng. Bẫy mèo, trộm đồng hồ nước, bài bạc, ăn nhậu ca hát đến nửa đêm như chỗ không người. Và, còn nhiều hành vi sinh hoạt lạc hậu khác như dối láo, chửi thề, ngang ngược, ăn nói thiếu giáo dục, v.v. thì không cần phải kể ra, vì nó hiện diện hàng ngày, như không khí để người ta thở. Không ai dám tin ai, đó là hiện tượng rất đáng lo. Bốn mươi năm trước, những chuyện kể trên, xảy ra rất ít ở xứ sài Gòn này, ngày nay nó đã trở thành thói quen không thể thiếu của số đông.

Lề đường thì không còn một chỗ để đặt bàn chân. Bàn ghế bằng xi măng, chậu cây kiểng, xe máy các loại đã ngang nhiên choán hết vỉa hè. Sợ mất, người ta đổ xi măng để gắn chặt bàn ghế, chậu kiểng vào đất. Chạy xe trên vỉa hè rất tự nhiên và tự tin, vì chưa có ai bị phạt lỗi này.

Thế mà cái nơi tôi đang ở đây, cái nơi tệ hại có đầy đủ mọi thói hư, tật xấu đó, vẫn là “khu phố văn hóa” liên tục nhiều năm liền. Xin lỗi! Nghe đến văn hóa XHCN là tôi nhờn nhợn trong cổ họng.

Tượng anh hùng dân tộc Trần Nguyên Hãn ở trước cửa chợ Bến Thành bị bẻ gãy mất một chân bên phải đã hơn 10 năm trời, thế mà mấy ông “văn hóa” vẫn chẳng thèm nhìn đến. Họ đang có kế hoạch đập bỏ.

Dưới đây là vài hình ảnh của “văn hóa bệt”.

1- Tượng Trần Nguyên Hãn

image image

2- Trụ nước chữa cháy “bệt”

image image
image image
image image

3- Văn hóa chiếm dụng đường phố “bệt”
image image
image image
3- Văn hóa chạy xe trên lề đường và bao cao su “bệt”
image image
4- An ninh trật tự “bệt”
image image
image image
image image
5- Lề đường “bệt”
image image
image image
image image
image image

Quan chức mặt trơ, trán bóng không biết xấu hổ là gì, đã lấy sự dối trá trắng trợn làm nền tảng giáo dục con người, cố tình phá nát truyền thống luân lý của xã hội Việt Nam, vốn đã có từ hàng ngàn năm trước, được các thế hệ cha ông lưu giữ và truyền lại. Suốt bốn mươi năm qua, họ đã tàn bạo áp đặt xã hội Việt Nam vào cái khuôn thép: “Xã hội mới, con người mới XHCN”. Cái chánh sách này được tiến hành bởi những người máu lạnh mà trên tay họ là những cây gậy sắt.

Đến nay thì họ đã đạt được mục đích! Những người Việt Nam ở độ tuổi 45 trở xuống đã trở thành “những con người mới XHCN”. Họ chỉ cần 40 năm để thành công, nhưng để tẩy hết những độc hại do họ mang lại thì phải cần đến vài thế hệ.

Hiện nay, trên thế giới người ta biết rõ là người Việt Nam có thói quen hay nói dối. Về cách ứng xử ở nơi công cộng thì người Việt Nam là hình ảnh xấu trong con mắt của người nước ngoài.

Bây giờ thì tôi chắc chắn rằng: Nền văn hóa XHCN như những gì trong hiện tại ta đang thấy chính là “văn hóa bệt”.

Bệt từ năm 1930 cho đến nay và chắc còn tiếp tục bệt thêm dăm năm, mươi năm, vài chục năm nữa. Thật đáng buồn và đáng sợ!

28-10-2014

N.V.L.

Tác giả gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn