Đã đến lúc phải kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế

Nguyễn Trọng Vĩnh

Từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta, Bộ Ngoại giao nước ta có công hàm phản đối, nhân dân ta ở nhiều nơi đã tự phát đứng lên biểu tình hòa bình phản đối. Trừ vụ Bình Dương, do kế hoạch định trước của nước ngoài và sự án binh bất động của chính quyền và công an Bình Dương nên mới xảy ra bạo lực đập phá, Quốc hội ta ra tuyên bố phản đối đòi Trung Quốc rút giàn khoan xâm phạm chủ quyền nước ta. Thủ tướng tố cáo Trung Quốc trong Hội nghị VEF. Trên biển, tàu Cảnh sát biển của chúng ta bị tàu Trung Quốc khiêu khích nhiều lần, phun vòi rồng, đâm thủng tàu, cho máy bay bay thấp hù dọa... Tàu của ta vẫn bình tĩnh cố tránh không mắc bẫy của Trung Quốc để giữ môi trường hòa bình. Chúng ta đấu tranh hòa bình nhưng Trung Quốc càng hung hăng, càng bịa đặt vu khống đổ lỗi cho ta.

Hậu quả đi dây Trung - Mỹ: Ai là kẻ thù số một?

Trần Quang Thành phỏng vấn nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng

TRẦN QUANG THÀNH: Xin chào nhà báo Phạm Chí Dũng, hôm nay lại gặp nhau để bàn về tình hình đất nước. Thưa nhà báo PHẠM CHÍ DŨNG, hội nghị Shangri-la vừa rồi đã để lại điều gì ấn tượng nhất, đáng quan tâm nhất thưa nhà báo?

PHẠM CHÍ DŨNG: Ấn tượng nhất là lời phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh.

TRẦN QUANG THÀNH: Tại sao lại quan tâm về lời phát biểu của ông ta?

PHẠM CHÍ DŨNG: Trong khi tình hình nước sôi lửa bỏng Trung Quốc xâm lấn Việt Nam đã cận kề, ông Đại tướng vẫn cho rằng chưa có gì là biến động cả, mọi chuyện vẫn tốt đẹp, Việt Nam và Trung Quốc vẫn là bạn. Ngay cả ông Đặng Ngọc Tùng Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam còn phải nêu rằng đây là một bài học cho tất cả những ai mơ hồ về 16 chữ vàng và 4 tốt, trong khi một Đại tướng nắm trọng trách toàn bộ lực lượng quân đội Việt Nam mà lại phát biểu như thế thì người ta quá thất vọng. Và rõ ràng là ông Phùng Quang Thanh, mặc dù có tần suất xuất hiện trên báo chí, công luận ít thôi, nhưng lần xuất hiện này lại gây thất vọng rất lớn và có lẽ làm giảm sút đáng kể uy tín của ông không chỉ trong dư luận trong nước mà cả trên chính trường quốc tế.

Biểu cảm tốt lành

Thường Sơn

Xu thế biểu cảm ngày càng tốt lành của cộng đồng quốc tế đang mở ra một vận hội mới cho xã hội dân sự Việt Nam. Một phần tất yếu của xã hội dân sự lại chính là mô hình Công đoàn độc lập.

Từ nửa cuối năm 2013 đến nay đã chứng kiến xu hướng vận động chính sách đặc biệt thú vị của hơn 150 nghị sĩ thuộc lưỡng đảng ở Hoa Kỳ cùng những tổ chức nghiệp đoàn lao động có ảnh hưởng nhất ở đất nước Cờ Hoa như  American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations, Communications Workers of America, International Brotherhood of Teamsters và International Brotherhood of Electrical Workers. Một làn sóng đủ lớn đang tạo áp lực đáng kể đến Tổng thống Obama và Chính phủ Mỹ, phản đối mạnh mẽ việc Việt Nam gia nhập hiệp định TPP nếu nhà nước này không thỏa mãn điều kiện hình thành Công đoàn độc lập, không thực hiện những cải cách quan trọng về luật lao động và tự do dân sự, không trả tự do vô điều kiện do cho hàng loạt nhà hoạt động công đoàn độc lập như Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương… đã bị bắt giam và bị xử tù.

“Diên Hồng” chưa từng có của XHDS: Phải thành lập Công đoàn độc lập! (1)

Ngày 05/06/2014, hơn 40 đại diện thuộc 15 tổ chức XHDS độc lập đã lần đầu tiên tham dự một cuộc họp mặt tại chùa Liên Trì, quận 2 do hội Cựu tù nhân lương tâm chủ trì (3 lần trước có họp, nhưng quy mô nhỏ hơn). 15 tổ chức XHDS bao gồm:

- Hội CTNLT, PNNQVN, Hội Ái Hữu tù nhân lương tâm – chính trị, Bầu bí tương thân, Truyền thông Chúa Cứu Thế, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tin lành, Mạng lưới blogger VN, Con đường Việt Nam, Hiệp hội Dân oan, Liên đới dân oan tranh đấu, Diễn đàn XHDS, Bạch Đằng Giang Foundation.

Bà Phạm Chi Lan: Việt Nam tự lệ thuộc Trung Quốc thế nào?

clip_image001

 

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Trong một số trường hợp vừa qua chính mình đã tự đặt mình vào vị thế lệ thuộc Trung Quốc

 
   

(Doanh nghiệp) - Tìm kiếm kênh mới, bỏ tư duy làm ăn kiểu dễ dãi và nâng giá trị, chất lượng sản phẩm mình có là cách để Việt Nam thoát Trung dễ dàng.

Chia sẻ với Đất Việt trước hàng loạt các ý kiến cho rằng nền kinh tế Việt Nam phải bước ra khỏi sự lệ thuộc đối với Trung Quốc, nhất là trong tình hình căng thẳng trên Biển Đông hiện nay, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói thằng là: có nhiều kênh để làm ăn, tạo điều kiện để Việt Nam nâng giá chính mình.

Việt Nam tự đặt mình vào thế lệ thuộc

PV: - Thưa bà, thời gian gần đây có nhiều ý kiến nhắc tới việc nền kinh tế của Việt Nam phải tìm cách để thoát khỏi sự lệ thuộc đối với Trung Quốc. Thế nhưng thời gian qua thực tế tỉ trọng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thấp nhưng lại chiếm ở những ngành trọng điểm. Còn về xuất khẩu với các lĩnh vực Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động nhưng vẫn bị lệ thuộc Trung Quốc (xuất khẩu gạo, nông sản...). Theo bà điều này có thể lý giải như thế nào?

Chuyên gia Phạm Chi Lan: - Tôi cũng đã nói trong một số trường hợp vừa qua chính mình đã tự đặt mình vào vị thế lệ thuộc khi mà các dự án phải dùng tổng thầu EPC đưa ra đấu thầu thì rút cục là hấu hết các dự án rơi vào tay Trung Quốc.

Dư luận viên

Dương Đình Giao

clip_image002

I. Trước đây, người ta chưa gọi là “Dư luận viên”. Thường vẫn  gọi là cán bộ tuyên huấn. Cấp huyện là có ban tuyên huấn rồi. Mấy ông trong ban này lúc ấy oai lắm. Các ông  thường đi nghe tuyên huấn tỉnh, sau về nói lại với cán bộ và các tầng lớp nhân dân ở huyện. Nội dung thường thấy trong các buổi nói chuyện này là tin thời sự, đặc biệt là tin chiến thắng khắp nơi từ bắc tới nam (không bao giờ có tin ta thất bại, dù chỉ là tạm thời), và nghị quyết các loại (lúc ấy có người đã đề xuất nước ta nên xuất khẩu nghị quyết để nâng cao đời sống nhân dân cơ mà).

Báo chí hiếm, đài lại càng hiếm hơn nên được nghe cán bộ tuyên huấn nói chuyện là niềm vinh hạnh lớn. Những lời của các ông ấy nói là  “những lời như chân lý sinh ra” (thơ Tố Hữu). Công bằng mà nói, các cán bộ tuyên huấn đã góp phần không nhỏ vào việc động viên toàn dân tham gia đánh Mỹ giành thắng lợi cuối cùng.  Muốn làm tuyên giáo thì phải nói giỏi, trơn tru, lưu loát, có thế mới hấp dẫn được người nghe. Nhưng nghe mấy ông tuyên giáo huyện thì chán lắm. Nhiều ông nói ngọng. Lại cứ hay dở “chiêu”: “vấn đề này tôi chỉ nói nội bộ, các đồng chí đừng …” (ý là vấn đề này rất bí mật, các đồng chí là người rất đáng tin cậy tôi mới nói).

Về những kẻ bắn vào nhân dân

Lluís Bassets (El Pais, Tây Ban Nha)

Phạm Nguyên Trường dịch

clip_image001

Họ cai trị nhân danh nhân dân, nhưng khi cần, họ bắn vào nhân dân. Đấy là quyết định khó khăn đối với những chế độ sống bằng huyền thoại về nhân dân, người chủ của cuộc đời mình. Những người lính của nhân dân được lệnh bắn vào những người công nhân, sinh viên hoặc bắn vào những người lính khác, cũng xuất thân từ nhân dân, cái nhân dân được gán cho là có sứ mệnh lịch sử đặc biệt. Nhưng mệnh lệnh bắn giết lại được ban ra từ miệng các lãnh tụ được nhân dân yêu mến.

Đừng nên lấy việc kiện ra mặc cả

Lê Trung Tĩnh

Căng thẳng hiện nay trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy phản ứng kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược của các lãnh đạo Việt Nam. Người này nói kiện, người khác vẫn coi HD981 chuyện gia đình, quan hệ Việt Nam Trung Quốc vẫn tốt đẹp, kiện là giải pháp cuối cùng… Mặc dầu sau một tháng đã có gần 30 cố gắng đàm phán từ phía Việt Nam, tất cả đều bị Trung Quốc bỏ ngoài tai.

Hoặc là các lãnh đạo Việt Nam đang vừa muốn giảm áp lực từ dân chúng, vừa không muốn phật ý Trung Quốc để chờ ngày nước này xuống thang? Nếu vậy thì họ đã đánh giá thấp người dân Việt Nam và quá ảo tưởng về Trung Quốc.

Hoặc là các lãnh đạo Việt Nam đang dùng việc kiện để mặc cả, nếu Trung Quốc không “tốt”, không đàm phán, Việt Nam sẽ kiện? Nếu như vậy thì đó là một chính sách sai lầm.

Liên minh Việt - Mỹ, một tất yếu của lịch sử Việt Nam hiện đại

Nguyễn Hữu Quý

Sau hơn một tháng Trung Quốc đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (HD981) trái phép vào vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, người Việt có cơ hội để hiểu thêm về sự sai lầm của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam) khi đặt mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc như là một quan hệ chủ đạo trên con đường xây dựng và phát triển Đất nước.

1. Một thế giới không thể có “hai vua”

“Một nước không thể có hai vua”, hay “Một núi không thể có hai cọp”, đó là thành ngữ do chính người Tàu truyền lại, mà người Việt, hầu như ai cũng biết. Do chưa thể mạnh và cạnh tranh với Mỹ, cho nên tham vọng của Bắc Kinh trong thế kỷ 21 này, chỉ dám dừng lại ở G2, tức là chỉ mới hy vọng, cùng Mỹ lãnh đạo thế giới, và tự đặt mình ở vị trí số 2 sau Mỹ.

Thư bạn đọc: Mỗi người dân một hành động, một tiếng nói bảo vệ Biển Đông

Khánh Phương

Tình hình cù cưa dằng dai trên Biển Đông vẫn tiếp tục với việc Trung Quốc đưa giàn khoan ra vị trí khác, vẫn nằm trong vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Trung Quốc vẫn uy hiếp và đâm hư hỏng tàu cảnh sát biển Việt Nam, tấn công và đâm chìm thuyền cá của ngư dân Việt Nam, bên cạnh đó công khai trên truyền thông cái gọi là "kế hoạch tấn công Việt Nam" bằng quân sự. Còn Việt Nam, ngoài một số viện trợ về vũ khí, thiết bị trang bị cho cảnh sát biển nhận từ Nhật và Hoa Kỳ như một món quà nhân đạo mà hai cường quốc này không nỡ "thấy kẻ yếu mà không tương trợ", đến nay chưa hề có một động thái nào rõ rệt để khả dĩ làm thay đổi tình hình Trung Quốc xâm lấn Biển Đông. Các cuộc biểu tình yêu nước trong nước đều bị thẳng tay dập tắt. Lòng dân hoang mang trước những tuyên bố "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" của các vị lãnh đạo cấp cao, và chẳng mấy chốc sẽ trở nên thờ ơ, chán nản.

Thư bạn đọc: Tổ quốc réo gọi – một hành khúc chống Tàu Cộng

Kính gửi GS Nguyễn Huệ Chi,

Là một độc giả, cũng là fan của trang boxitvn, chúng tôi xin gửi đến BBT một hành khúc mới được viết xong. Mong là với tuổi "8 bó" lực bất tòng tâm, vẫn có một đóng góp nhỏ nhoi bằng âm nhạc, trong công cuộc cả nước đang hừng hực lòng căm thù quân giặc cướp biển.

Kính chúc GS cùng BBT luôn dồi dào sức khoẻ và trang boxitvn mãi trường tồn cùng đất nước.

Kính,

Hoàng Song Nhy

Nên đổi tên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành “Tập đoàn Bảo tàng đường sắt”!

TS Trần Đình Bá

Hội Kinh tế & Vận tải Đường sắt Việt Nam

Như tin đã đưa (xem ở đây), ngày 05/6/2014 theo đề xuất trong tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải thì tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM có tổng chiều dài 1.726km, khổ 1m, được xây dựng từ thời Pháp thuộc rất cổ, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép lập đề án nghiên cứu xây dựng thêm một tuyến đường sắt khổ 1m chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM hiện nay. Việc nghiên cứu nhằm làm rõ sự cần thiết phải xây dựng thêm một tuyến đường sắt song song với tuyến đường sắt hiện tại cũng như lộ trình triển khai và phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất, tối ưu nhất thế giới.

Sáng tạo vĩ đại nhất trong suốt ba thập kỷ Đổi mới tại Bộ Giao thông Vận tải!

Thiên An Môn shopping hòa bình giải trí

Phạm Thị Hoài

Hàng loạt bài về vụ Thiên An Môn trên báo chí chính thống đã biến mất, dù Ban Tuyên giáo cho biết là hoàn toàn không kiểm duyệt tin tức trong nước về sự kiện này:

VnExpress: Sự kiện Thiên An Môn sau 25 năm nhìn lại: Không tìm thấy đường dẫn này

Người Lao Động:  25 năm bi kịch đẫm máu Thiên An Môn: Nội dung không được tìm thấy

Người Lao Động: Người đàn ông chặn xe tăng trên Thiên An Môn: Nội dung không được tìm thấy

Công an TP HCM: Trung Quốc: 25 năm “sự biến Thiên An Môn”: Tin này không tồn tại

Báo Mới: Thiên An Môn: Những hình ảnh của 25 năm trước: The page you requested was removed.

Tin nóng: Người hùng chặn xe tăng trước Quảng trường Thiên An Môn: Rất tiếc, trang bạn yêu cầu hiện không tồn tại hoặc không hoạt động.

Thanh Niên: Chùm ảnh diễn biến sự kiện thảm sát đẫm máu Thiên An Môn: Đơn giản là biến mất

Info.net: Thiên An Môn – Những hình ảnh của 25 năm trước: 404 – File or directory not found.

BizLive: [Chùm ảnh] Thảm sát đẫm máu Thiên An Môn: 404 Không tìm thấy nội dung này

Cơn bão trên Thiên An Môn

Cay RadeMacher

Phan Ba dịch

clip_image001

Trong tháng 4, vài trăm sinh viên tụ tập lại trên Thiên An Môn để tưởng niệm một quan chức được họ yêu mến. Rồi những tiếng gọi yêu cầu dân chủ đầu tiên bắt đầu vang lên. Giữa tháng 5 đã có hàng triệu người biểu tình. Ảnh: GEO Epoche.

Thật hay dối

Nguyễn Trọng Vĩnh

Đọc những lời gan ruột của tác giả bài viết dưới đây, có lẽ một số người sẽ sốc và buồn. Mới đây thôi, sau những phát biểu hùng hồn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã có kha khá cây bút hớn hở tung hô. Mà không tung hô sao được – những lời lẽ của Thủ tướng đã nói thay triệu triệu con dân nước Việt đang sôi sục căm phẫn bè lũ bành trướng Đại Hán tiếp tục cướp đất cướp biển của ta. Ấy thế nhưng hình như ngôn hành chưa tương hợp nên đã hơn một tháng qua triệu triệu con tim lại vẫn đang nín thở chờ đợi một hành động cụ thể nào đó từ đấng cao minh đặng tìm ra lối thoát cho hiện tình đất nước. Và “trong khi chờ Gôđô” (En atttendant Godot), vị lão thành cách mạng Nguyễn Trọng Vĩnh đã đưa ra mấy câu hỏi thật khó trả lời.

Bauxite Việt Nam

Một số ý kiến đóng góp vào cuộc tọa đàm với chủ đề THOÁT TRUNG

Phạm Gia Minh

1. Lý do đặt vấn đề về Thoát Á, Thoát Hán hay Thoát Trung

- Một câu hỏi được đặt ra một cách tự nhiên khi người ta quan sát thực tiễn đó là các quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…đạt được trình độ phát triển cao về mọi mặt như hiện nay dù mỗi nước theo cách riêng của mình nhưng đều đã lần lượt thoát ra khỏi mô thức phát triển tù túng, gò bó vốn tồn tại hàng ngàn năm trên lục địa này.

Ví dụ như Nhật Bản từ thời Minh Trị cách đây hơn 120 năm đã khởi xướng thành công quá trình “Thoát Á” mà về bản chất là quá trình rũ bỏ gông cùm của hệ tư tưởng phong kiến và lối sống tù túng, ngột ngạt kiểu Trung Hoa vốn đã giam hãm đất nước này trong lạc hậu, chậm tiến và yếu hèn. Những nội dung của trào lưu xã hội “Thoát Á” khi đó chúng ta có thể tìm đọc trong tiểu phẩm “Thoát Á luận” lừng danh của học giả Fukuzawa Yukichi. Cũng tại Nhật, gần như đồng thời với trào lưu “Thoát Á” là phong trào “Âu hóa” diễn ra sâu rộng dưới sự dẫn dắt của giới trí thức có tư tưởng cách tân và được chính quyền ủng hộ mạnh mẽ do giới lãnh đạo tinh hoa của Nhật đã nhìn thấy hiểm họa to lớn nếu đất nước tiếp tục “ngủ yên” trong mô thức Trung Hoa.

Bản đồ Nhà Thanh do Hoàng đế Khang Hi sai vẽ xác định cương vực của Trung Quốc chấm dứt ở Đảo Hải Nam

Vũ Quang Việt

Tóm tắt: Cương vực Trung Quốc là nơi hoàng đế Trung Quốc thực sự có chủ quyền và kiểm soát, như thu thuế, cử quan lại cai trị. Các vùng chỉ nằm dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc và chịu triều cống không phải thuộc cương vực chủ quyền của họ. Cách dễ nhất để coi đâu là cương vực chính thức của Trung Quốc là xem xét chính sử hoặc các bản đồ cương vực được Hoàng đế Trung Quốc cho chính thức xuất bản. Những sử liệu và bản đồ địa lý này là tài liệu chính thức của quốc gia, có giá trị quốc tế mà Trung Quốc có thể dùng để xác định vùng đất nó có chủ quyền.

Bài viết này chỉ nhằm xác định một sự kiện là Hoàng đế Khang Hi (康熙 Kangxi) đã sử dụng giáo sĩ dòng tên phương Tây đi khắp nơi đo đạc địa hình và vẽ bản đồ chính thức cương vực Triều Thanh; công việc này tốn mất gần 10 năm và kết quả là đã việc xuất bản bản đồ cương vực Trung Quốc có tên là Hoàng dư toàn lãm đồ (Huangyu quan lan tu皇輿全覽圖) vào năm 1717. Theo bản đồ này cương vực phía đông nam Trung Quốc chấm dứt ở Đảo Hải Nam. Đây là điểm đóng góp mới vì từ trước đến nay khi nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa, nhiều người kể cả tác giả bài viết này đã trưng ra được bản đồ nhà Thanh nhưng đều là bản đồ không rõ xuất xứ và không phải là chính thức. Ngày 28 tháng 3 vừa qua, Thủ Tướng Đức Merkel đã tặng chính bản sao vẽ của Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville của tấm bản đồ và được in tại Đức năm 1735 trên cho Chủ tịch nước Tập Cận Bình khi ông thăm viếng Trung Quốc.[1]

Góp ý với BBT trang Bô Xít và các tác giả LS Tạ Văn Tài và TS Vũ Quang Việt

Trương Nhân Tuấn

Trang Bô Xít có đăng bài của hai tác giả LS Tạ Văn Tài và TS Vũ Quang Việt mang tựa đề: “Công ước Kế tục Quốc gia của Liên Hiệp Quốc không đòi hỏi thừa kế các hiệp định liên quan đến lãnh thổ

Công ước ở đây là công ước “Vienna Convention on Succession of States in respect of Treaties 1978”.

Phần 2 bài viết các tác giả cho rằng: Công ước không đòi hỏi thừa kế hiệp định liên quan đến lãnh thổ

Các tác giả đã dựa vào các điều 8.1, 9.1 và điều 13 để kết luận như vậy.

Chuyện trò với cố vấn của Putin

Nguyễn Đình Cống

Trong vụ giàn khoan 981, càng căm hận thằng Tàu, càng ngạc nhiên về thái độ của Putin. Tôi có một người bạn Nga, tên là Ivan, đã lâu không có liên hệ. Bỗng nhiên tôi ước ao gặp lại hắn, dùng vốn tiếng Nga mấy lâu nay vẫn bị bỏ quên để nói những lời trách cứ, hy vọng qua hắn đến được tai của Putin, Metvêđep và nhân dân Nga. Tôi cầu nguyện thượng đế và rồi ngủ thiếp đi. Đang mơ màng tôi nghe tiếng từ không gian vọng xuống “Ngươi là một người làm khoa học, yêu nước và biết tin vào Thượng đế. Lòng thành của ngươi đã được chứng giám, hãy theo ta để đi gặp bạn ngươi”. Tôi vội bay về phía tiếng nói và lễ phép: “Dạ, thưa ngài, cho con được hỏi, con được vinh dự theo ai đây ạ”. Tiếng trả lời thật rõ ràng: “Ta là Thiên sứ, ngươi chỉ cần theo ta là được”.

Tôi tạm bỏ qua sự gặp gỡ đầy cảm động với người bạn cũ mà chỉ xin tập trung vào câu chuyện chính. Ivan nói hắn bây giờ là cố vấn thân tín của Putin, hứa sẽ ghi âm những điều tôi trình bày để tổng thống nghe. Cũng như trên 40 năm trước đây, chúng tôi gọi nhau cậu cậu, tớ tớ, mày mày, tao tao để giữ tình thân mật. Chuyện trò bằng tiếng Nga, tôi dịch ra tiếng Việt theo trí nhớ. Mà tiếng Nga đã lâu không dùng đến, có vài từ bị quên hoặc chưa biết, trí nhớ cũng có phần giảm sút nên tôi không dám chắc chắn sẽ dịch đúng một trăm phần trăm, các bạn thông cảm vậy.

Chất độc ấy và cuộc chiến đấu của bà Nga

Philippe Broussard (bài viết) – Jean-Paul Guilloteau (phóng sự ảnh), tuần báo L’EXPRESS số 3283 (tuần lễ từ 4 đến 11.6.2014)

Trần Tố Nga dịch

Gần 40 năm sau khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc, một người Pháp gốc Việt tiến hành một vụ kiện chống lại những công ty hóa chất khổng lồ… Bà lên án họ đã sản xuất chất Da cam, một loại thuốc diệt cỏ vô cùng độc hại, mà các máy bay Mỹ đã rải và đến ngày nay vẫn còn nhiều người là nạn nhân của nó.

clip_image002

NGOAN CƯỜNG: Hồ sơ, chứng từ, hình ảnh… những vật chứng mà bà Trần Tố Nga sẵn sàng trình bày trước tòa án.

Từ Thiên An Môn đến Bắc Phong Sinh

Nguyệt Quỳnh

Hai mươi lăm năm đã trôi qua, kể từ cái đêm 3/6 và suốt ngày 4/6/1989 khi quân đội theo lệnh lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp đẫm máu phong trào đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn. Xe tăng cán nát tất cả, từ xe đạp đến xương thịt, đến sọ não sinh viên. Nhiều cựu lãnh tụ sinh viên, dù còn trong nước hay đang sống lưu vong, vẫn không quên được hình ảnh các bạn học của họ bị sát hại.

Hà Tiểu Thanh, khi ấy là một học sinh trung học, kể lại rằng sau cuộc thảm sát, cô quay lại trường với một băng đen tưởng niệm những người bạn đã khuất trên tay áo. Cô đã bật khóc khi bị nhà trường buộc cô phải tháo băng đen xuống. Sau này, cô tâm sự trong một cuốn sách: “Tôi đã nghĩ rằng mọi việc xem như đã chấm dứt… Song, bằng cách nào đó chính vào ngày 4 tháng 6 các hạt giống dân chủ đã được gieo trong tim tôi, và nỗi khát khao tự do và nhân quyền đã ấp ủ. Như vậy hóa ra đó không phải là một sự kết thúc, mà là một sự khởi đầu khác”.

Vào vanviet.info qua đường dẫn vượt tường lửa

Gần đây trang vanviet.info bị tường lửa ở nhiều nơi tại Việt Nam. Để giúp những bạn muốn vào mà chưa có kinh nghiệm vượt tường lửa, Văn Việt xin giới thiệu vài đường dẫn (link) sau đây, bạn chỉ việc bấm vào một trong các địa chỉ ấy là trang vanviet.info sẽ hiện ra (xin bỏ qua các quảng cáo có thể có ở phía trên trang).

http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://vanviet.info

https://nr-005.appspot.com/vanviet.info

http://5.hidemyass.com/ip-1/encoded/Oi8vdmFudmlldC5pbmZv&f=norefer

http://de.proxfree.com/permalink.php?url=Snw54Z8YAh%2FRefJwnSG7XvBvZSb%2FGAzDqStE7K7L1I8%3D&bit=1

Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến Văn Việt.

vanviet.info

Công ước Kế tục Quốc gia của Liên Hiệp Quốc không đòi hỏi thừa kế các hiệp định liên quan đến lãnh thổ

Tạ Văn TàiVũ Quang Việt

2-6-2014

Hiện nay, đối với công hàm Phạm Văn Đồng 1958 (và các văn kiện liên quan khác nếu có giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), giới học giả Việt Nam có hai quan điểm đối nghịch (xin xem ở đây): (1) Phải thoát khỏi công hàm này bằng cách Quốc hội phủ quyết nó (Nguyễn Khắc Mai) hay bằng cách chính quyền tuyên bố thành lập chế độ mới, để khỏi phải kế tục ràng buộc pháp lý của nó (Hà Sĩ Phu); (2) Không thể thoát khỏi công hàm này bằng các giải pháp nêu trên vì luật quốc tế không thừa nhận điều đó (Dương Danh Dy). Bài viết sau đây của hai tác giả Tạ Văn Tài và Vũ Quang Việt đưa ra một văn kiện quan trọng: Công ước Kế tục Quốc gia đối với Hiệp ước 1978, theo đó Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với tư cách là quốc gia kế tục có thể bác bỏ các hiệp ước về lãnh thổ bất bình đẳng hoặc do sức ép mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải chịu nhận.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Bauxite Việt Nam

Giàn khoan Trung Quốc Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam tháng 5, 2014 – Việt Nam làm gì bây giờ​?

Tạ Văn Tài, luật sư tại Mỹ và nguyên giảng viên và đương kim nhân viên nghiên cứu Harvard Law School.

clip_image004

Trước khi đi vào chi tiết các biện pháp Việt Nam có thể sử dụng như đối sách, mà chúng tôi liệt kê dưới đề mục hai câu hỏi sau, thì cần ôn lại những lợi ích hay quyền lợi gì mà Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea UNCLOS) dành cho các quốc gia hôị viên, như Việt Nam.

Giữa Biển Đông dậy sóng và Mekong cạn dòng: Phải chăng TPP / Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương là một lối thoát cho Việt Nam?

Ls Lưu Tường Quang, AO

Tóm lược / Abstract

Nhiều diễn tiến trong năm 2011 có vẻ như xác nhận những gì mà chúng ta đã thảo luận trong mấy năm qua trong Tập San Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long: Với Biển Đông có nguy cơ dậy sóng trong hai giáp sắp tới vì tranh chấp chủ quyền, và Sông Mekong không thoát khỏi tình trạng cạn dòng giết chết Đồng Bằng Cửu Long, gọng kìm Bắc Kinh mỗi ngày một thể hiện rõ nét buộc chặt Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (SRV) vào quỹ đạo của Trung Quốc (PRC).

SRV cũng có những nỗ lực song phương và đa phương, nhưng trong trung hạn, Việt Nam khó có thể vượt thoát áp lực nặng nề của Bắc Kinh, trừ phi (1) Chế độ cộng sản Việt Nam tạo được khả năng dân chủ hóa và can đảm tiến lại gần hơn với Hoa Kỳ và các cường quốc dân chủ khác, và (2) Cải tổ cấu trúc công quyền sâu rộng để trở thành một nền kinh tế thực sự theo mô thức thị trường trong khuôn khổ Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương – Trans-Pacific Partnership (TPP).

Nỗi nhục tháng 6, nỉ hảo a!

Nam Dao

Thú thật, tôi viết những dòng này vì không còn nhịn được nữa!

Vào đầu thập niên 70 thế kỷ trước, khi có người hỏi, tôi hiên ngang bảo tôi là người Việt Nam, không biết rằng người Việt Nam đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc. Khi đó, tôi nghĩ, người Việt Nam buộc phải chiến đấu vì lẽ công chính cho toàn nhân loại. Nhưng chuyện qua rồi!

Có những chuyện đã qua nhưng không thể nào quên. Khi Nguyên Mông xua quân vào xâm lăng nước ta, Tiết chế Hưng Đạo tâu vua Trần: “Nếu Bệ hạ định hàng giặc, xin chém đầu thần trước!”. Nguyên Mông khi đó là Đế quốc, mang quân đi xâm chiếm cả một phần Âu Châu, sức mạnh kể như vô địch, không đối trọng, không dư luận quốc tế, không tên lửa, không máy bay siêu âm mang đầu đạn nguyên tử, chỉ có người, ngựa, và một sức mạnh thuần quân sự. Tổ chức xã hội Việt Nam thời nhà Trần chưa tập trung, dựa trên Tôn thất trấn nhiệm ở nhiều địa phương, ngai vua lại mới lấy từ nhà Lý không lâu. Vua Trần tổ chức Hội Nghị Diên Hồng: Trước nhục nước nên hoà hay nên chiến? Đại Việt một lòng, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên ba lần, cọc nhọn cắm sông Bạch Đằng còn là chứng tích.

Thoát chết ở Thiên An Môn

Bùi Mẫn Hân, project-syndicate.org

Phạm Nguyên Trường dịch

clip_image002Thật khó tưởng tượng, nhưng 25 năm trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã súyt nữa thì phong trào ủng hộ dân chủ trên toàn quốc lật đổ. Chính bộ não sắt đá của nhà lãnh đạo tối cao đã quá cố là Đặng Tiểu Bình và xe tăng của Quân đội Giải phóng Nhân dân – được cử tới để tiến hành thiết quân luật và đàn áp những người biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh – đã giúp chế độ, tránh được sụp đổ, với cái giá là hàng trăm người bị giết.

Lần kỷ niệm 25 năm vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng Sáu năm 1989, có hai câu hỏi được đặt ra: làm sao mà ĐCSTQ lại sống qua được phần tư thế kỷ vừa rồi, và sự cai trị của nó có thể kéo dài thêm được 25 năm hay không?

Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên tương đối đơn giản. Điều chỉnh chính sách, chiến thuật vận động thông minh, và một chút may mắn đã tạo điều kiện cho ĐCSTQ tìm được sự ủng hộ cần thiết nhằm duy trì quyền lực và đàn áp các lực lượng có thể gây mất ổn định.

Bước ngoặt cho Việt Nam?

David Brown, Asia Sentinel

Huỳnh Phan và T.H.A. dịch

Một cú sốc đột ngột có thể làm đảo lộn nhiều toan tính

clip_image001Đã hơn một tháng kể từ khi giàn khoan dầu nước sâu Hải Dương 981 được đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc Bắc Kinh triển khai giàn khoan trị giá một tỷ đôla này cùng một hạm đội đông đảo các tàu hộ tống đã gây chấn động tới tận xương tủy chính quyền Việt Nam, đập vỡ ảo tưởng về “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc (TQ).

Hà Nội đã hy vọng rằng một chính sách hòa giải sẽ làm dịu đi việc TQ hung hăng theo đuổi quyền bá chủ trong khu vực Biển Đông. Lập trường mềm mỏng của họ như một lớp màn phủ lên sự đồng thuận mong manh trong nội bộ Đảng rằng tranh chấp của Việt Nam với TQ về chủ quyền biển đảo chỉ là một đám mây đen lẻ loi trong bầu trời rực nắng hợp tác anh em. Phe bảo thủ trong đảng nhấn mạnh rằng dù xảy ra bất cứ điều gì, các đồng chí phương bắc sẽ không làm chấn động nền tảng của một chế độ xã hội chủ nghĩa anh em.

Ông Bộ trưởng Quốc phòng thiếu tính chiến đấu

Nguyễn Trọng Vĩnh

Lịch sử nước ta không thiếu các vị tướng lĩnh văn võ song toàn. Nhưng nhìn ở thời điểm hiện tại, Đại tướng họ Phùng của chúng ta về võ thì bàn dân chưa ai được biết tài dùng binh của ông thế nào vì đường quan lộ của ông dường như cứ “hòa bình” mà tiến, còn về văn thì nghe bài phát biểu của ông tại diễn đàn Shangri-la người ta thấy nó ỉu như cơm nguội, nhạt như nước ốc, sai sự thật đến 1800. Đến nỗi vị Tướng già Nguyễn Trọng Vĩnh gần trăm tuổi đọc xong không chịu được, bèn thảo mấy lời với tư thế Tướng cha răn dạy Tướng con như sau.

Bauxite Việt Nam

Tướng Phùng Quang Thanh

Phạm Đình Trọng

clip_image002[4]Trong những ông tướng đương quyền, Phùng Quang Thanh là ông tướng dày dạn trận mạc nhất. Đầu năm 1971, khi chiến dịch Đường 9 – Nam Lào nổ ra, tôi là thượng sĩ đang học tại trường sĩ quan Thông tin, đang đi diễn tập trong rừng Yên Thế, Hà Bắc, bây giờ là Bắc Giang thực hành bảo đảm thông tin cho bốn hình thức chiến thuật bộ binh thì Phùng Quang Thanh cũng là thượng sĩ, trung đội trưởng thuộc đại đội 9, tiểu đoàn 9, trung đoàn 64, sư đoàn 320 tham chiến ở Đường 9 – Nam Lào.

Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào kết thúc khi cuộc dã ngoại diễn tập của chúng tôi vẫn chưa kết thúc. Nhưng cuối khóa học của chúng tôi, trận đánh trên đồi Không Tên, trận đánh chiếm điểm cao 543 bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ, lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3 nhảy dù quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong chiến dịch Đường 9 – Nam Lào đã trở thành bài học chiến lệ bổ sung của khóa học vì một giáo viên chiến thuật của trường Sĩ quan Thông tin tham gia chiến dịch trở về đã viết ngay thành giáo án giảng dạy.

Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào là chiến dịch chống phá cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Thời Norodom Sihanouk cầm quyền ở Campuchia, cảng Sihanoukville và hệ thống đường bộ nối Sihanoukville, Campuchia với Tây Ninh, Việt Nam đã bảo đảm tới hơn 70 phần trăm hàng tiếp tế của Bắc Việt Nam cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Những hồn ma Thiên An Môn

Ian Johnson

Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

Trong bài viết sau đây, ký giả Ian Johnson điểm hai cuốn sách mới về Thiên An Môn: Cộng hòa Nhân dân Lãng quên: Nhìn lại Thiên An Môn (The People’s Republic of Amnesia: Tiananmen Revisited) của Louisa Lim, do Oxford University Press xuất bản, và Những người lưu vong Thiên An Môn: Những tiếng nói của cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Trung Quốc (Tiananmen Exiles: Voices of the Struggle for Democracy in China) của Rowena He [Hà Tiểu Thanh] do Palgrave Macmillan xuất bản. Ian Johnson là phóng viên đóng tại Bắc Kinh của tờ The New York Times. Ông đã giành giải Pulitzer Prize cho tin bài về Trung Quốc, và đang viết một cuốn sách về việc Trung Quốc đi tìm các giá trị.

Thảo luận về giải pháp lấy lại Hoàng Sa liên quan đến Công hàm Phạm Văn Đồng

Sau khi Bauxite Việt Nam đăng bài Xóa bỏ tai họa công thư Phạm Văn Đồng 1958 của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, chúng tôi nhận được bài của anh Hà Sĩ Phu bàn về cách thoát khỏi sự ràng buộc của Công hàm này, và thư của anh Dương Danh Huy nhắc lại một bài anh đã công bố liên quan đến Công hàm Phạm Văn Đồng. Nhận thấy cả hai bài đều có ích cho nhận thức của chúng ta, Bauxite Việt Nam xin đăng để rộng đường dư luận.

Bauxite Việt Nam

Bình luận về phản biện của Ngô Viễn Phú (*)

Dương Danh Huy

1. Luận điểm 1 của phía Việt Nam: Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ thừa nhận chủ quyền 12 hải lí của Trung Quốc, mà không hề thừa nhận quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Bời vậy, về cơ bản, công hàm không đề cập đến vấn đề lãnh thổ, không đề cập đền quần đảo Tây Sa và Nam Sa.

Phản luận của Ngô: Đoạn thứ nhất trong “Tuyên bố lãnh hải”, mà chính phủ Trung Quốc đã công bố vào tháng 9 năm 1958, đã nói rất rõ rằng, phạm vi bao quát trong 12 hải lí của lãnh hải Trung Quốc là thích dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.

Công hàm Phạm Văn Đồng đã rất rõ ràng “ghi nhận và tán thành” với tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì trước hết chính là thừa nhận và tán thành chủ trương về lãnh thổ của Trung Quốc, bởi vì chủ trương về lãnh hải có gốc là chủ quyền lãnh thổ, lãnh thổ không tồn tại thì lãnh hải cũng không có căn cứ.

Chính quyền Việt Nam đang đối mặt với những nguy cơ nào?

Bản điều trần của tiến sĩ, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Việt Nam

Tại Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Thường Trực về Đối Ngoại và Phát triển Quốc Tế của Quốc hội Canada, thông qua Liên Hội Người Việt Canada, vào ngày 29.5.2014

(bài đăng báo có điều chỉnh và bổ sung so với bản điều trần)

Chưa bao giờ kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Nam - Bắc vào năm 1975, những người lãnh đạo ở Việt Nam lại phải đối mặt với 5 nguy cơ quá lớn như hiện nay:

1. Nguy cơ khủng hoảng kinh tế:

Đây là nguy cơ lớn nhất và giải thích vì sao giới lãnh đạo Hà Nội lại quá cần đến Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Dưới lá cờ nào?

Dân oan Thủ Thiêm

Bauxite Việt Nam nhận được bài này từ một bạn đọc ký tên là Dân oan Thủ Thiêm. Có thể đồng ý hay không quan điểm của tác giả, nhưng bài viết đã nêu một thực tế không thể chối cãi: có một quan hệ chặt chẽ giữa dân chủ, an dân và chống ngoại xâm. Khó lòng động viên nhân dân toàn tâm toàn ý chống giặc trong khi vẫn để xảy ra chuyện dân oan mất đất, chuyện dùng bọn côn đồ để đánh đập những người đấu tranh cho dân sinh, dân chủ, chuyện dùng lực lượng an ninh để đe nẹt những tiếng nói yêu nước không theo dàn đồng ca quốc doanh, thậm chí không ngần ngại dùng tòa án để bỏ tù họ. Giàn khoan Hải Dương 981 cắm vào vùng biển Tổ quốc, khiến cho việc cải cách thể chế trở nên khẩn thiết hơn bao giờ cả.

Đây là cơ hội bằng vàng của Dân tộc để “thoát Hán” và xây dựng một đất nước thực sự dân chủ.

Bauxite Việt Nam

Làm gì để tăng giá trị hạt gạo và thu nhập của người trồng lúa gạo ở Việt Nam hiện nay?

PGS.TS Vũ Trọng Khải

Chuyên gia độc lập về Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Tuy Việt Nam đã xuất khẩu gạo liên tục trong 25 năm qua, với khối lượng ngày một tăng, đứng hạng nhất, nhì thế giới, nhưng càng xuất khẩu nhiều, hiệu quả kinh tế và thu nhập của người trồng lúa càng giảm, nhất là người trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa chiếm 90-95% sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm của cả nước (theo điều tra của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp - nông thôn được công bố ngày 17/10/2013, thu nhập của nông dân trồng lúa ở ĐBSCL chỉ có 535.000 đồng/người/tháng).

Ảo tưởng địa chính trị – Sức mạnh bền vững của trật tự tự do

G. John Ikenberry, Foreign Affairs, May/June 2014

Trần Ngọc Cư dịch

Trong tiểu luận sau đây, G. John Ikenberry phản biện lại bài viết nhan đề “Địa chính trị đang trở lại vị trí trung tâm” của Walter Russell Mead, bản dịch đã đăng trên pro&contra ngày 11/5/2014. Cả hai tiểu luận đều xuất hiện trên Foreign Affairs, May/June 2014.

Người dịch

Xóa bỏ tai họa công thư Phạm Văn Đồng 1958

Nguyễn Khắc Mai

Công thư Phạm Văn Đồng quả thật là một tai họa cho Việt Nam trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đảo của Việt Nam với Trung Quốc.

Những lập luận của chuyên gia và cán bộ Ngoại giao gần đây rất hời hợt. Về luận bàn pháp lý với thiên hạ, nhất là với Trung Quốc mà đơn giản hời hợt như thế, có thể gọi là vô trách nhiệm. Có người chỉ nói đó là văn thư chính trị ( ông Di, ông Lợi…), có người cho công thư ấy không có giá trị vì anh không thể cho cái không phải quyền của anh… Thật ra công thư ấy là gì. Trước hết nó là một văn bản của một Thủ tướng một Chính phủ có danh hiệu và có một số nước, dẫu là XHCN, công nhận. Công thư ấy trả lời về một bản tuyên bố của một Chính phủ có danh nghĩa quốc tế, vừa được cái Quốc hội của nước ấy thông qua.

“MỔ XẺ” SỰ LỆ THUỘC KINH TẾ TỪ BÀI TOÁN NĂNG LƯỢNG

Tô Văn Trường

Đất nước muốn phát triển thì phải hợp tác để các bên đều có lợi nhưng muốn độc lập tự chủ thì không thể phụ thuộc và bị chi phối về chính trị, kinh tế và văn hóa bởi ngoại bang.

Chênh lệch số liệu báo cáo

Xét về phương diện kinh tế, có thể nói Việt Nam lệ thuộc đáng kể vào kinh tế Trung Quốc, hay nói cách khác Việt Nam chủ yếu chỉ có làm gia công để nhập hàng từ Trung Quốc. Hàng hóa nhập từ Trung Quốc tăng mạnh vì phải nhập nguyên vật liệu cho sản xuất (phân bón, thức ăn gia súc, vải, kim chỉ, hóa chất, hàng điện tử) để phục vụ nông nghiệp và làm hàng sản xuất xuất khẩu cũng như máy móc và phụ tùng cho máy móc cho các nhà máy.

“Tiền đạo” Phùng Quang Thanh và trận bóng đá định hướng tại Shangri-La

ZiaZia

Bốn năm trước, ngày 8/6/2010, mặc cho ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt người khảo của, mặc cho tàu thuyền đánh cá của ta bị tàu Trung Quốc (bấy giờ báo chí còn buộc phải e dè nói là “tàu lạ”) đâm chìm, bên lề cuộc họp Quốc hội, Quốc phòng Bộ trưởng Phùng Đại tướng vẫn tuyên bố: “Trên Biển Đông là yên tĩnh, tôi chỉ huy quân đội hằng ngày, hằng giờ, tôi nắm tình hình hoạt động của chúng ta hết sức bình thường. Vẫn làm, vẫn hoạt động kinh tế bình thường, hàng hải bình thường, du lịch bình thường, làm ăn bình thường và không có vấn đề gì trở ngại cả.” Không những thế, ngài ca ngợi tinh thần “thân tình, hữu nghị, đúng là tinh thần láng giềng, đồng chí, anh em và là những người bạn tốt của nhau” giữa Trung Quốc và Việt Nam. Và cuối cùng, ngài nghiêm khắc cảnh cáo: “[C]ác nhà báo cũng phải chú ý không để cho các nước khác kích động vấn đề này, người ta sử dụng vấn đề biển Đông để kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, chia rẽ quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân chúng ta”. (Xem ở đây).

“Quan hệ VN và nước bạn TQ vẫn tốt đẹp”

Kính gửi các Bác và Cô Chú ban biên tập Bauxite Việt Nam

Khi đọc BBC, biết Thủ tướng Nhật Bản đã công khai ủng hộ Việt Nam, phê phán nghiêm khắc hành động ngang ngược của Bắc Kinh gây bất ổn trên biển Đông, người dân Việt Nam cảm thấy một phần an tâm, vì ít ra trong giờ phút này đã bắt đầu có những tiếng nói mạnh mẽ hậu thuẫn cho Việt Nam. Nhưng đến khi đọc  phát biểu của ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thì rất bất ngờ.

Không thể tin ông Thanh lại nói "Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng"

Chính khách lớn liệu có quyền trơ trẽn?

Tạ Duy Anh

clip_image002

Không ai nghi ngờ ông Tập Cận Bình, người đứng đầu một cường quốc, không phải là một chính khách lớn. Dám nghĩ tới một “Giấc mơ Trung Hoa” đề cao sức mạnh cơ bắp, dù nghe có vẻ hài hước và kệch cỡm khi đặt cạnh “Giấc mơ Mỹ”, nhưng không là người đủ tự tin vào vai trò chính khách lớn của mình, chắc sẽ không dám nói như vậy.

Mặc dù với người viết bài này, ông Tập đang là kẻ xâm lược cần phải bị xua đuổi không khách khí, nhưng thành thực mà nói, rất khó ngăn tôi mong muốn đất nước mình cũng có một chính khách tầm cỡ như ông về sự quyết đoán, để dẫn dắt dân tộc thoát khỏi vùng tối tăm ngàn đời (và vĩnh viễn) tạo ra bởi cái bóng Trung Hoa khổng lồ. Vì là một chính khách mạnh mẽ nên ông rất biết tận dụng thiên hạ đại loạn để thủ lợi cho dân tộc Trung Hoa của ông, như vụ chớp nhoáng đưa giàn khoan HD- 981 vào vùng biển của Việt Nam hôm mồng 2-5 vừa qua rồi lớn tiếng bảo đó là của mình? Phải tự tin về quyền lực cỡ nào Tập tiên sinh mới đàn áp thẳng tay những người dân vốn bị coi là “nhung, địch” dám đòi hỏi quyền tự trị nhiều hơn với nhà Hán?

CHỢT NGHE, CHỢT NGHĨ, CHỢT NHỚ

Hoàng Chí Hiếu

1. Chợt nghe: Có bộ máy an ninh thuộc hàng khủng của thế giới và tự hào có cơ quan điều tra giỏi nhất thế giới nhưng trong những vụ đập phá doanh nghiệp nước ngoài và gây chết người ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, bộ máy công an Việt Nam dường như bất lực để các phần tử xấu kích động, chi phối đám đông, làm xấu hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trước thế giới.

Chợt nghĩ: Nhân dân đóng thuế nuôi bộ máy này để làm gì khi quốc gia hữu sự thì không thấy trách nhiệm của nó đâu cả mà để kẻ xấu tự do hoành hành như vậy? Cố suy nghĩ thêm tí, biết đâu những việc trên nằm trong ý đồ nào đó để hướng sự chú ý của dư luận vào những vấn đề trong nước mà quên đi nguy cơ đang nóng ngoài biển.

HD-981, ĐỐI TÁC KHỦNG BỐ NHÀ NƯỚC?

Trần Minh Thảo

Ông Trần Minh Thảo trong bài viết gửi BVN  đưa ra một khái niệm đến là lạ: có "chủ nghĩa khủng bố nhà nước" thật sao? Chẳng phải trong gần suốt nửa cuối thế kỷ XX dưới sự cai trị độc đảng của nhiều nước thuộc hệ thống XHCN đã xây dựng nên một định luận chắc như đinh đóng cột Đảng là thống nhất với dân tộc, Đảng là bộ phận tiêu biểu của dân tộc là gì?

Nhưng mà kể cũng lạ thật, khi bỗng nhiên bột phát những cọ xát của lịch sử như chuyện cái giàn khoan HU 981 của bọn cộng sản Tàu trắng trợn xâm phạm lãnh hải Việt Nam thì bấy giờ hai phạm trù "là một" nói trên lại hình như "trật khấc", gây nên bao chuyện trớ trêu. Giữa lúc cả dân tộc gọi nhau vùng lên chống xâm lược, Đảng lại cứ nhẩn nha "ngậm hạt thị" qua thái độ của những người đứng đầu. Giữa lúc kẻ thù hung hăng giết người, lấn cướp đất đai, biển đảo, Đảng và những cốt cán của Đảng lại cứ muốn bày tỏ tình "đồng chí" để van xin chúng. Giữa lúc người dân biểu tình phơi bày tấm lòng son đối với Tổ quốc, Đảng lại đem cả một bộ máy chức năng hùng hậu bao gồm cả những bầy khuyển ưng ra đàn áp, đánh đập, bạo hành, bắt bớ không ghê tay. Thế là thế nào?

Vậy ai mà còn dám tin Đảng thống nhất với dân tộc được nữa chứ. Người ta có quyền nghi ngờ, và người ta lật lại cái định luận đã có... Hóa ra càng nhìn sâu vào thì càng thấy trong đó... một sự mạo xưng không thể chấp nhận, mặc dù biểu hiện "trật khấc" này như thế nào còn phải bàn luận nhiều.

Ông Trần Minh Thảo đề xuất một cách hiểu riêng về sự "trật khấc" ấy và chúng tôi tôn trọng quyền được hiểu của ông dù rằng lập luận của ông là của ông chứ không phải của BVN.

Bauxite Việt Nam

“Dĩ bất biến ứng vạn biến” hiểu như thế nào?

Hà Huy Sơn

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” hiểu theo nghĩa đen là “Lấy cái không thay đổi để đối phó với nhiều cái thay đổi”. Đây có thể được coi là phương sách cô đọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nên việc hiểu điều này như thế nào có ý nghĩa rất quan trọng để có giải pháp đúng đắn cho tình hình Biển Đông trước mắt và cho tương lai lâu dài của đất nước.

Vật chất không đứng yên mà luôn luôn thay đổi – đó là khách quan. Hay nói cách khác không có cái gì là không thay đổi, không có gì là muôn năm, không có gì là sống mãi.

Cái không thay đổi trong lịch sử loài người là quyền được sống, quyền được hưởng tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc hay bao quát hơn là quyền con người ngày càng phải hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn. Quyền con người chính là “Dĩ bất biến”. Mọi tổ chức, mọi cá nhân và các chủ thuyết, tư tưởng, tôn giáo… đều chỉ là “Ứng vạn biến”.

Công nhận Đài Loan là quốc gia độc lập, phương án cần được tính đến

Hoàng Mai

Để bảo vệ Đất nước và sự toàn vẹn lãnh thổ, người Việt luôn phải nằm lòng:

- Thiên triều Bắc Kinh chưa bao giờ bỏ mộng thôn tính Việt Nam và Đông Dương (VN, Lào, CPC); lãnh thổ của 3 nước Đông Dương đủ để China thực hiện di, dãn dân khoảng 200 triệu người xuống phía Nam, trong tổng số 500 triệu cho toàn bộ Đông Nam Á, như Mao Trạch Đông đã từng nói đến.

- Khi Việt Nam thành một tỉnh của China, thì Biển Đông với “đường lưỡi bò” nghiễm nhiên là của China. Nơi tài nguyên, khoáng sản phong phú, giải quyết việc làm cho hàng triệu người với nghề đánh bắt, nuôi trồng hải sản, du lịch, phát triển điện năng…

- Bắc Kinh sẽ tàn sát, diệt chủng các dân tộc khác để thay bằng dân tộc Hán; bài học diệt chủng ở CPC giai đoạn 1975-1978 vẫn còn đó, cũng như cuộc tàn sát của Bắc Kinh đối với các dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, hay Tây Tạng (Tibet) đang diễn ra hàng ngày từ mấy chục năm qua trên đất China.

QUAN ĐIỂM NÀO VỀ CHỦ QUYỀN HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM

Đỗ Trung Hậu

Trong thời gian vừa qua có rất nhiều quan điểm tranh cãi về chủ quyền của VN với Hoàng Sa, nhất là trong giai đoạn 1954-1975.

Nhiều quan điểm rất sai lầm dựa vào HĐ Geneve 1954, Hiệp định Paris 1973 cho rằng Việt Nam chỉ là 01 Quốc gia duy nhất, VNCH, VNDCCH chỉ là các chính thể (các chính phủ chỉ quản lý các vùng lãnh thổ miền Bắc và miền Nam) trong cùng 1 Quốc Gia (QG), đấu tranh lẫn nhau dẫn đến kết quả 30/04/1975. Đây chính là quan điểm mà Trung Quốc  rất mong muốn, Trung Quốc đã tuyên truyền bao lâu nay, và điều đó trực tiếp phủ nhận chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 trên bình diện Quốc tế.

Trước khi phân tích về các quan điểm trên, ta nên thống nhất lại một số khái niệm, hiểu rõ ràng hơn về cái nghĩa Quốc Gia trong luật quốc tế(LQT)

LẠM BÀN VỀ THƯ NGỎ

Tô Văn Trường

Từ khi có báo mạng, người ta đã có thể bầy tỏ ý nghĩ của mình một cách công khai dưới nhiều hình thức. Và cũng từ đó, danh từ "Lề phải" - "Lề trái", mới được nhiều người biết đến.

Trưng cầu dân ý là thu thập ý dân về những vấn đế lớn của đất nước có tính chất pháp lý cao, được luật qui định. Việt Nam chưa có luật trưng cầu dân ý, cho nên việc xuất hiện thư ngỏ thực chất chỉ là ý nghĩ xuất phát của một người, một nhóm người và có thể của một tổ chức dân sự nào đó về một hoặc một nhóm vấn đề của cộng đồng, cần có sự quan tâm của nhà cầm quyền và xã hội.

Những chữ ký của thư ngỏ rất ít giá trị pháp lý, và gần đây, trong những trường hợp cụ thể, người ta đã dùng cả kỹ thuật "điểm chỉ", hoặc bằng mực, hoặc bằng ánh sáng trong các giấy tờ, văn kiện, để được pháp lý công nhận, vết vân tay đi kèm chữ ký của mỗi đương sự. Tuy chữ ký của thư ngỏ có ít giá trị pháp lý, nhưng nếu số chữ ký lên tới hàng chục nghìn người thì thư ngỏ đó có ý nghĩa, buộc đương sự phải có ý kiến hoặc hành động phản hồi.

“Đáy Mao Đài” và “Kẻ thù số một”

Thường Sơn

Trong bất kỳ cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nào, nhà nước cũng phải cần đến nhân dân. Khi thế kỷ 21 đang sang trang, nhân dân đó chính là xã hội dân sự và còn là biểu trưng cho những mối quan hệ quốc tế vừa công khai vừa thầm lặng mà một chế độ nửa khép nửa hở không thể bỏ qua

Liêm s “tàu l”!

Một tâm thế không thể lý giải nổi là cho đến giờ này, khi họa xâm lăng của Trung Quốc đã hiển hiện và có triển vọng độc ác không kém so với các vụ tàn sát ở biên giới phía Bắc vào năm 1979, một số tờ báo nhà nước vẫn kiên định chủ nghĩa bảo tồn liêm sỉ của họ bằng vào từ “tàu lạ”.

Ai sẽ hòa giải vụ giàn khoan 981?

clip_image001

Shangri-La 13 có thể là một 'dịp hữu ích' để tìm giải pháp cho vụ xung đột Giàn khoan Hải Dương 981 giữa Trung Quốc và Việt Nam đang làm nóng bầu không khí ở khu vực Đông Nam Á, theo ý kiến một số nhà quan sát quốc tế và trong nước.

KÍNH CHÀO ẤN ĐỘ - NỀN DÂN CHỦ LỚN NHẤT HÀNH TINH

Lê Phú Khải

Ông Narendra Modi đã lãnh đạo đảng BJP (đảng Nhân dân Ấn Độ) chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua. Ngày 26-5-2014, ông Modi tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng mới của Ấn Độ trong một buổi lễ trang trọng tại New Delhi. Hơn 4000 khách mời đã tham dự buổi lễ. Đặc biệt, trong đó có Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, một nước láng giềng xưa nay có nhiều “xích mích” với Ấn Độ.

Đất nước của hơn một tỷ người đã bầu bán dân chủ người lãnh đạo của mình, đó là điều hãnh diện không chỉ của người Ấn mà còn là niềm vui của nhân loại tiến bộ văn minh về nền dân chủ đông dân nhất hành tinh này.

Năm 1947 Ấn Độ độc lập. Đất nước đông dân thứ hai thế giới này với đa số công dân mù chữ và dùng 23 ngôn ngữ khác nhau, chưa kể các thổ ngữ. Nhiều tôn giáo cùng tồn tại như Ấn Độ giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, đạo Sikh, Hảo giáo, Jaina giáo… Sự phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo trong xã hội rất sâu sắc. Cuộc sống nhiều nơi lộn xộn, mất vệ sinh đến mức… huyền bí! Nhiều nhà quan sát cho rằng Ấn Độ là một đất nước… tuyệt vọng!

Tái quân bình lực lượng hướng về châu Á nằm ở đâu trong bài diễn văn Obama đọc tại Học viện quân sự West Point?

Bài diễn văn chính sách đối ngoại của Obama thiếu rõ ràng (hoặc thiếu tập trung) về vai trò của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

By Shannon Tiezzi

29-5-2014

Trần Ngọc Cư dịch

Hôm thứ Tư, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đọc một bài diễn văn tốt nghiệp tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ tại West Point, New York. Bài diễn văn này được quảng cáo trước là một diễn văn quan trọng về chính sách đối ngoại, một cơ hội để Obama vừa bênh vực những động thái trước đây trong chính sách đối ngoại của mình, vừa đưa ra viễn kiến cho tương lai. Bài diễn văn này chỉ là bước khởi đầu của điều mà nhiều người kỳ vọng là một nỗ lực quan trọng của Chính quyền Obama nhằm tạo thông điệp về các quyết định trong chính sách đối ngoại của mình, trong quá khứ cũng như trong tương lai. Vì chiêu bài chính sách đối ngoại tiêu biểu của Obama là “tái quân bình lực lượng hướng về châu Á”, một diễn văn về chính sách đối ngoại tổng quát của ông đương nhiên có những ngụ ý trực tiếp liên quan châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ sẽ tìm kiếm vai trò nào trong khu vực này và quanh thế giới? Những ưu tiên và mục tiêu của Mỹ là gi?

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn