Truy cập Internet: một quyền căn bản của con người

BBC

ViAn – X-Cafevn chuyển ngữ
Truy cập in ternet là một quyền căn bản của con người, BVN hoàn toàn khẳng định điều ấy. Nhưng thế giới hôm nay còn năm bè bảy mối, một vài nước cộng sản ít ỏi còn sót lại trên quả địa cầu vẫn quen lối tư duy cũ, lại không hoặc chưa nghĩ được như thế. Cũng như các nước độc tài, họ muốn dân chúng càng ít biết thì càng tốt. Họ bưng bít thông tin, dựng tường lửa, và cho hacker đánh phá ác liệt các trang mạng dám có ý tưởng truyền cho dân chúng những tin tức mà họ những muốn giấu biến như chú mèo giấu… BVN đã là một nạn nhân của thói bưng bít vô ích nói trên. Bài viết này đã nói giùm BVN những điều mà lẽ ra BVN cần phải tường trình với Nhà nước Việt Nam về một bất công mà mình không đáng phải chịu từ cuối tháng 12-2009 đến nay.  Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Bauxite Việt Nam


Ảnh: timeinc.net
Hầu như bốn trong số năm người trên thế giới tin rằng: truy cập internet là một quyền căn bản, một cuộc thăm dò của BBC World Service gợi ý.
Cuộc khảo sát – với hơn 27.000 người trưởng thành trên khắp 26 quốc gia – cho thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ cho việc truy cập net của cả hai phía đối với sự phân chia kỹ thuật số.
Các nước như Phần Lan và Estonia đã phán quyết rằng truy cập internet* (* – chú thích của ViAn)  là một quyền con người cho công dân của họ.
Các cơ quan quốc tế như Liên Hợp Quốc cũng đang thúc đẩy cho việc truy cập net phổ quát. “Quyền được giao tiếp không thể bị bỏ qua”, Tiến sĩ Hamadoun Toure, Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), nói với BBC News.”Internet là nguồn lực tiềm năng mạnh nhất của sự giác ngộ từng được tạo ra”.

Ông nói rằng chính phủ phải “quan tâm đến internet như là hạ tầng cơ bản – giống như đường sá, chất thải và nước”.
“Chúng ta đã hội nhập vào xã hội tri thức và tất cả mọi người phải có quyền truy cập để tham gia”.
Cuộc khảo sát, được thực hiện bởi GlobeScan cho BBC, cũng tiết lộ sự phân hóa trên các câu hỏi về sự giám sát chính phủ đối với một số khía cạnh của mạng.
Những người dùng web đã được hỏi ở Đại Hàn và Nigeria, đã cảm thấy mạnh mẽ rằng chính phủ không bao giờ nên được tham gia vào các quy định về internet. Tuy nhiên, đa số những người ở Trung Quốc và nhiều nước châu Âu không đồng ý.
Ví dụ, tại Anh, 55% tin rằng đã có một trường hợp đối với một số quy định của chính phủ về internet.
Sự rút lui ở nông thôn
Việc phát hiện này được nhìn nhận khi Chính phủ Anh cố gắng thúc đẩy để đạt Dự luật kinh tế kỹ thuật số, gây tranh cãi của mình.
Cũng như triển vọng để cung cấp băng thông rộng phổ thông tại Vương quốc Anh năm 2012, dự luật này cũng có thể cho thấy một cái gọi là “Quy tắc quá tam ba bận” trở thành luật.
Điều khoản này sẽ trao cho các nhà điều chỉnh thêm quyền hạn mới để ngắt kết nối hoặc làm chậm quá trình kết nối mạng lưới của những kẻ chia sẻ thông tin bất hợp pháp ngoan cố. Các quốc gia khác, như Pháp, cũng đang xem xét các luật tương tự.
Gần đây, Liên hiệp Âu Châu đã thông qua một quy định quyền tự do internet, nói rằng bất kỳ biện pháp của các nước thành viên mà có thể ảnh hưởng đến quyền truy cập của công dân hoặc sử dụng internet “phải tôn trọng các quyền cơ bản và các quyền tự do của công dân”.
Đặc biệt, nó chỉ ra rằng các công dân EU có quyền được hưởng một thủ tục “công bằng và khách quan” trước khi bất kỳ biện pháp nào có thể được dùng để giới hạn truy cập vào mạng lưới của họ.
Liên hiệp Âu Châu cũng cam kết cung cấp phổ cập băng thông rộng. Tuy nhiên, giống như nhiều khu vực trên thế giới, lĩnh vực mà họ đang vật lộn khó khăn là làm thế nào để cung cấp tốc độ cao để truy cập vào mạng lưới tới các khu vực nông thôn, nơi mà thị trường không muốn tới.
Các nhà phân tích nói rằng, đó là một vấn đề ngày càng nhiều quốc gia sẽ phải đối phó khi người dân đòi hỏi quyền truy cập vào mạng.
Cuộc khảo sát của BBC cho thấy 87% người sử dụng Internet cảm thấy truy cập internet nên là “quyền cơ bản của tất cả mọi người”.
Hơn 70% số người không sử dụng internet* (* – chú thích của ViAn) cảm thấy rằng họ cần phải có quyền truy cập vào mạng.
Nhìn chung, gần 79% những người được hỏi cho biết họ đã đồng ý mạnh mẽ hoặc hơi đồng ý với những mô tả về Internet như là một quyền cơ bản – cho dù họ đang có quyền truy cập hay không.
Tự do ngôn luận
Những quốc gia như Mexico, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ một cách mạnh mẽ nhất ý tưởng về việc truy cập net như một quyền của người dân, cuộc khảo sát cho biết.
Ví dụ, hơn 90% những người được khảo sát tại Thổ Nhĩ Kỳ, nói rằng truy cập internet là một quyền cơ bản – hơn những người ở bất cứ quốc gia châu Âu khác.
Đại Hàn – đất nước mà hầu như đã được kết nối toàn bộ, trên trái đất này – đã có đa số lớn nhất của người dân (96%), người ta tin rằng truy cập net là một quyền căn bản. Gần như tất cả các công dân của đất nước này đã được thưởng thức với việc truy cập net tốc độ cao.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng internet đã nhanh chóng trở thành một phần sinh động của cuộc sống nhiều người trong một phạm vi đa dạng của các quốc gia.
Tại Nhật Bản, Mexico và Nga khoảng ba phần tư số người được hỏi, cho biết họ không thể đương đầu mà không có nó.
Phần lớn những người được hỏi cũng nói rằng họ tin rằng các trang web đã có một tác động tích cực, với gần bốn trong năm người nói rằng nó đã mang lại cho họ quyền tự do hơn.
Tuy nhiên, nhiều người dùng web cũng bày tỏ mối quan tâm. Sự nguy hiểm của gian lận, sự dễ dàng truy cập đến nội dung bạo lực và quá cởi mở, và những mối lo lắng về quyền riêng tư là hầu hết các khía cạnh mà những người được đặt câu hỏi quan tâm đến .
Phần lớn người sử dụng ở Nhật Bản, Đại Hàn và Đức đã cảm thấy rằng họ không thể bày tỏ ý kiến của mình trực tuyến một cách an toàn, mặc dù tại Nigeria, Ấn Độ và Ghana có nhiều hơn nữa về sự tự tin nói trên.
Đề tài từ BBC NEWS
Nguồn: news.bbc.co.uk

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn