Vụ Vinashin có gây khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam?

Gia Minh, biên tập viên RFA

clip_image001Thưa ông Nguyễn Tấn Dũng, những giải pháp ông vừa nêu ra trong lời huấn thị ngày 16-7-2010 có phải là giải pháp khả thi không? Xin ông hãy nghe những ý kiến dưới đây của TS Vũ Quang Việt, từng là một chuyên gia có uy tín của LHQ, chắc không phải là luận điệu của bọn phá hoại đất nước:

“Con đường của Nhà nước Việt Nam từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng lên nắm chức Thủ tướng là tạo ra nhiều tập đoàn, xem đó như ‘quả đấm sắt’ để phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên hệ thống đó lập ra chỉ có lợi cho những cá nhân trong cả hệ thống chính quyền và Đảng, vì thế hỏng. Vấn đề tư nhân hóa không phải dễ: cần phải tạo ra sản phẩm gì thì người ta mới mua; phải có lợi nhuận trong tương lai mới có giá trị; còn không tạo ra đuợc giá trị tương lai mà chỉ là những ‘thủ thuật’ như thế, cuối cùng sẽ sụp đổ”.

“Nhiều người giải thích [vấn đề độc quyền] là vì quyền lợi của tập đoàn quá lớn, ở khắp mọi nơi. Độc quyền họ mới thu lợi nhiều, có vốn để đẩy ra những lĩnh vực khác, thành lập những doanh nghiệp nhỏ, thu hồi đất của dân kiếm thêm lợi.

Cả hệ thống Chính phủ có lợi, nay yêu cầu thay thế thì khó. Người ta có thể nói miệng nhưng chưa chắc muốn làm như vậy”.

Bauxite Việt Nam

Vụ việc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Vinashin, nợ đến 80 ngàn tỷ đồng trên tổng vốn chừng 90 ngàn tỷ đồng đã được Chính phủ Hà Nội đưa ra biện pháp cứu vớt.

Ngân sách bị ít đi

Tuy nhiên biện pháp chuyển nợ của Vinashin sang cho hai tập đoàn khác là PetroVietnam và Vinalines có thể giúp giải quyết tình hình Vinashin hay có thể gây ra những khó khăn khác cho nền kinh tế Việt Nam?

Gia Minh nêu vấn đề này ra với Tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu chuyên gia Cục Thống kê Liên hiệp quốc, người luôn theo dõi sát tình hình kinh tế Việt Nam. Trước hết Tiến sĩ Vũ Quang Việt nói về biện pháp cứu nguy mà Chính phủ Hà Nội đưa ra cho Vinsahin vừa qua.

Vinashin mất khả năng trả nợ nên phải giao Vinashin cho người khác để người ta trả nợ cho. Cách giao là giao cho PetroVietnam và Vinalines.

TS Vũ Quang Việt

TS Vũ Quang Việt: Đó là khả năng tình thế thôi cho trường hợp một ‘người’ nợ nhiều mà không có khả năng trả nợ; đặc biệt là nợ nước ngoài. Toàn bộ hệ thống tài chính của Việt Nam sẽ bị đánh giá thấp đi. Vinashin mất khả năng trả nợ nên phải giao Vinashin cho người khác để người ta trả nợ cho. Cách giao là giao cho PetroVietnam và Vinalines. PetroVietnam không có khả năng đóng tàu nhưng được giao vì có tiền. Hậu quả là ngân sách của Việt Nam lâu nay phần lớn nhờ vào đóng góp của PetroVietnam, nay tiền đó mang đi trả nợ thì ngân sách bị ít đi.

Trước đây Vinashin mua chứng khoán của Công ty Bảo hiểm, đầu tư vào thị trường chứng khoán, nay bắt những công ty kia phải mua với giá ban đầu; tức phần lỗ của Vinashin đẩy cho các thành phần khác chịu.

Gia Minh: Đó là một vấn đề còn những vấn đề gì khác nữa?

TS Vũ Quang Việt: Việc đẩy những hoạt động không phải chuyên môn cho những công ty khác về lâu về dài sẽ gây khó khăn cho chính những công ty đó. Vấn đề đóng những tàu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài chưa chắc thực hiện được. Vinashin không có khả năng cung, nên ‘cầu’ trở nên vấn đề; như vậy về dài lâu có thể phải phá sản cho hết những công ty kia thôi.

clip_image002

Một tàu của Tập đoàn vinaline. Photo courtesy of vinamaso.net

Một vấn đề nữa là nợ của Vinashin cũng có phần từ các ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng không lấy được nợ sẽ khiến cả hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Trừ phi Chính phủ lại in tiền thêm, bơm tiền tín dụng cho các ngân hàng sống còn. Từ đó nền kinh tế bị ảnh hưởng khá lớn không phải nhỏ, không khéo có thể đến khủng hoảng kinh tế. Nhiều vấn đề khác nữa.

Gia Minh: Theo ông sau khi áp dụng giải pháp ‘tình thế’ thì còn có hướng nào khác nữa?

TS Vũ Quang Việt: Nhìn về dài lâu, nếu cái gì không giải quyết được thì nên cho ‘chết’ đi hay bán đi, tư nhân hóa đi, nếu tiếp tục sẽ gây thêm vấn đề. Ví dụ, Vinashin được giao nhiều đất ở khắp nơi, nhưng nay Vinashin không có khả năng trả tiền đất đai nữa; nhiều nơi nông dân không biết làm gì; đất đai không được trả, tiền lại không được trả. Đó là vấn đề xã hội lớn.

Cơ hội đã qua

Gia Minh: Lâu nay đã có kế hoạch cổ phần hóa các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước rồi, theo ông cách thức làm lâu nay có theo đúng hướng để các doanh nghiệp tiến đến hoạt động có hiệu quả?

TS Vũ Quang Việt: Con đường của Nhà nước Việt Nam từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng lên nắm chức Thủ tướng là tạo ra nhiều tập đoàn, xem đó như ‘quả đấm sắt’ để phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên hệ thống đó lập ra chỉ có lợi cho những cá nhân trong cả hệ thống chính quyền và Đảng, vì thế hỏng. Vấn đề tư nhân hóa không phải dễ: cần phải tạo ra sản phẩm gì thì người ta mới mua; phải có lợi nhuận trong tương lai mới có giá trị; còn không tạo ra được giá trị tương lai mà chỉ là những ‘thủ thuật’ như thế, cuối cùng sẽ sụp đổ.

Vinashin đâu có tạo ra sản phẩm. Nhiều tập đoàn nhà nước khác cũng như vậy thôi.

Gia Minh: Tình hình u ám như thế, không lẽ phải giải thể hết các tập đoàn đó?

Một vấn đề nữa là nợ của Vinashin cũng có phần từ các ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng không lấy được nợ sẽ khiến cả hệ thống ngân hàng gặp khó khăn.

TS Vũ Quang Việt

TS Vũ Quang Việt: Cách giải quyết tùy mỗi tập đoàn. Ví dụ như, PetroVietnam có dầu, xăng để bán và trong trường hợp giá còn cao thì không có vấn đề. PetroVietnam có thể làm tốt hơn, nhưng nếu làm xấu đi cũng chưa có vấn đề. Tập đoàn Điện lực EVN, nhu cầu điện vẫn có đó nên có lỗ bắt buộc Nhà nước phải bù lỗ. Vinashin thì không có khả năng cung, còn những tập đoàn khác thì ‘cầu’ vẫn có đó, vấn đề là họ độc quyền và định giá để có lợi cho họ thôi.

Gia Minh: Ông vừa đề cập đến vấn đề độc quyền, lâu nay Nhà nước cũng nói nhiều về điều này, theo ông con đường cạnh tranh vẫn chưa thể thực hiện được tại Việt Nam?

TS Vũ Quang Việt: Tôi không có đủ hiểu biết về Việt Nam để trả lời câu hỏi này. Chính lãnh đạo Việt Nam họ phải biết rõ tại sao họ không để chuyện đó xảy ra, không đẩy vấn đề đó. Nhiều người giải thích vì quyền lợi của tập đoàn quá lớn, ở khắp mọi nơi. Độc quyền họ mới thu lợi nhiều, có vốn để đẩy ra những lĩnh vực khác, thành lập những doanh nghiệp nhỏ, thu hồi đất của dân kiếm thêm lợi.

Cả hệ thống Chính phủ có lợi, nay yêu cầu thay thế thì khó. Người ta có thể nói miệng nhưng chưa chắc muốn làm như vậy.

Gia Minh: Trong thời gian qua, Việt Nam vẫn tự hào về thành quả kinh tế đạt đuợc; điều gì giúp Việt Nam đạt được thành quả đó?

TS Vũ Quang Việt: Sau khi vào WTO, lẽ ra Việt Nam có nhiều lợi thế để đi vào kinh tế thế giớí; đầu tư vào Việt Nam nhiều. Tuy nhiên những chính sách sai lầm về tài chính, về ngân hàng, và quá hồ hởi trong phát triển; đặc biệt như trong vấn đề Vinashin và nhiều tập đoàn khác nữa, đã tạo nên lạm phát đến 23- 24% hồi năm 2008. Điều đó làm cho tốc độ phát triển sau đó dừng lại, và đi xuống làm cho nhiều người mất niềm tin, làm cho thị trường chứng khoán tưởng có thể đi lên đuợc trở thành bong bóng. Cả một hệ thống chính sách làm cho nền kinh tế trở thành bong bóng, thay vì phát triển một cách có hiệu quả và chất luợng. Chính vì vậy đã để cơ hội vuột qua; nay sau những vụ như Vinashin thì có ngân hàng, định chế thế giới nào dám mua trái phiếu, cổ phiếu của Việt Nam với giá cao như vừa qua nữa hay không.

Gia Minh: Cám ơn ông về những ý kiến vừa rồi.

Nguồn: RFA

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn