Cân bằng Trung Quốc qua Việt Nam

Khoa Diễm, Phóng viên RFA

CHINA-US-JAPAN-NKOREA-MILITARY-DIPLOMACY  

Quân đội Trung Quốc trong buổi đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tại Bắc Kinh hôm 10/1/2011. AFP photo

 

Hoa Kỳ và Trung Quốc dù bên ngoài vẫn mềm mỏng và ý nhị, nhưng bề trong hiện như hai con hổ đang gầm gừ tranh giành ngôi vị bá chủ sơn lâm.

Sức mạnh của Trung Quốc đang làm Mỹ lo ngại, nhất là đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Để cân bằng thế cờ, mối quan hệ Việt-Mỹ bất ngờ trở thành một công cụ cho mục đích này - theo ý kiến một nhà nghiên cứu quốc phòng của Hoa Kỳ. Liệu Việt Nam có thể giúp Hoa Kỳ giải quyết mối lo ngại này không? Khoa Diễm có cuộc nói chuyện với Tiến sĩ Richard Weitz, Giám đốc Trung tâm Phân tích Quốc phòng - Chính trị của viện Hudson về vấn đề này. 

Khoa Diễm: Thưa Tiến sĩ, cám ơn ông rất nhiều đã dành thời gian cho chúng tôi. Tôi đã có cơ hội đọc qua bài viết của ông “Balancing China through Vietnam” mà tôi xin tạm dịch là “Cân bằng Trung Quốc qua Việt Nam”. Tôi xin đi thẳng vào vấn đề là ông nghĩ việc này có thể làm được không và bằng cách nào?

Dr. Weitz: Theo tôi nghĩ thì việc này phải được thực hiện một cách rất khéo léo vì cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều phải cẩn thận về phản ứng của người thứ ba, mà trong bối cảnh này là Trung Quốc, đặc biệt là điều này có thể gây những biến động về quân sự.

Nga đã từng là đồng minh với Việt Nam trong cuộc nội chiến và gần đây, chính phủ Nga đã bán cho Việt Nam một loại vũ khí quan trọng cho vấn đề quân sự của nước này, đó là tàu ngầm.

Dr. Weitz

Hoa Kỳ luôn quan tâm đến phản ứng của Trung Quốc, Thái Lan và một số quốc gia khác trong vùng; tuy nhiên, theo thời gian thì những lo ngại này đã có phần giảm mà chỉ chú trọng đến Trung Quốc, nơi mà sức mạnh kinh tế cũng như quân sự đang ngày một lớn dần. Tôi nghĩ cả Hoa Kỳ và Việt Nam đang ra dấu hiệu cho Trung Quốc biết là nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục thái độ hung hăng và có các hành động gây hấn tại các quần đảo phía Nam Trung Quốc thì họ sẽ nhận nhiều tổn hại trong các lĩnh vực khác.

Tôi cũng xin nhắc lại là trong thời gian gần đây, Trung Quốc không còn quan tâm nhiều đến các vùng đảo này như thời gian trước. Chúng ta có thể thấy được áp lực từ Hoa Kỳ đang có những kết quả nhất định. Tôi nghĩ là cả hai phía muốn tạo cảm tưởng là việc này có thể xảy ra để Trung Quốc cảnh giác nhưng điều này có thật sự xảy ra hay không thì tôi quả tình không được biết.

Vai trò của Nga

Khoa Diễm: Trong bài viết ông có nói đến vai trò quan trọng của Nga trong việc quân đội Việt Nam ngày càng lớn mạnh vì quốc gia này là nguồn cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam, ông có thể nào cho chúng tôi biết thêm ý kiến của ông về vai trò của Nga cho vấn đề Mỹ-Việt-Trung?

clip_image002

Tổng thống Obama và Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào tại Tòa Bạch ốc hôm 19/1/2011. RFA photo

Dr. Weitz: Chúng ta còn nhớ là Nga đã từng là đồng minh với Việt Nam trong cuộc nội chiến và hiện tại Nga cũng là quốc gia cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Việt Nam và trong thời gian gần đây chính phủ Nga đã bán cho Việt Nam một loại vũ khí quan trọng cho vấn đề quân sự của nước này, đó là tàu ngầm.

Tôi nghĩ là mối quan hệ này sẽ tiếp tục dù rằng hiện tại hai nước thân thiện với nhau nhiều về kinh tế hơn là chính trị. Chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng là Nga không muốn bị coi là một quốc gia đồng minh cho việc chống lại chính quyền Bắc Kinh nên chúng ta có thể nói là Nga là một quốc gia độc lập trong vấn đề này và điều mà họ quan tâm là kinh tế chứ không phải chính trị.

Họ chỉ muốn kiếm lợi qua việc buôn bán vũ khí với Việt Nam. Trong khi đó Hoa Kỳ muốn Việt Nam gia tăng sức mạnh quân sự, nên đã trợ giúp kinh tế để Việt Nam có phương tiện, để cân bằng thế cờ với Trung Quốc. Việt Nam hình như cũng muốn điều này xảy ra. 

Khoa Diễm: Vậy có thể cho rằng Việt Nam đang bị lợi dụng không?

Dr. Weitz: Không, Việt Nam cũng muốn ở thế cân bằng với Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng quyền lợi có thể trùng hợp: cả Mỹ và Việt Nam đều muốn ngăn cản Trung Quốc, kìm họ lại khi họ có những thái độ quá trớn.

Sức mạnh kinh tế

Khoa Diễm: Nhiều người nhận thấy rằng chiều hướng phát triển của Việt Nam, trong đó có phát triển kinh tế và gia tăng sức mạnh quân đội, có vẻ như tương tự với những gì Trung Quốc đang làm. Cứ tiếp theo đà này, liệu Việt Nam cũng sẽ giẫm theo vết đổ của Trung Quốc về vấn đề nhân quyền?

Dr. Weitz: Điều đó đúng, đó lại là một vấn đề khác nữa. Chúng ta gặp rất nhiều trở ngại trong việc giúp đỡ những quốc gia khác vì vấn đề nhân quyền của họ. Việt Nam được chú ý đến trong vài năm gần đây là vì kinh tế của họ không tốt bằng những quốc gia khác trong khu vực, do đó Hoa Kỳ muốn giúp vực dậy nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi thì Việt Nam không đủ sức và không thể so sánh hay được nhìn nhận như một Trung Quốc của tương lai, nếu họ không giải quyết vấn đề kinh tế. Hy vọng là sau Đại hội Đảng, họ sẽ có những hướng đi tốt hơn về kinh tế.

Về mặt nhân quyền thì tôi muốn nói thế này: vì Trung Quốc lớn mạnh và có khả năng tác động đến tình trạng kinh tế thế giới một cách nghiêm trọng, do đó đôi khi chúng ta phải nhân nhượng họ trong vấn đề nhân quyền nhằm bảo đảm cho một sự làm việc chung ôn hòa, tốt cho sự hòa bình của thế giới.

Việt Nam không đủ sức và không thể so sánh hay được nhìn nhận như một Trung Quốc của tương lai, nếu họ không giải quyết vấn đề kinh tế.

Dr. Weitz

Trong khi đó, Việt Nam đang cần giúp đỡ, không phải là một mối đe dọa, do đó, Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh hơn nữa vấn đề nhân quyền tại Việt Nam để đi đôi với sự trợ giúp về kinh tế. Việt Nam không đủ sức để trở thành một Trung Quốc về kinh tế nhưng vấn đề nhân quyền tại Việt Nam sẽ được cải thiện nếu họ vẫn muốn nhận được trợ giúp kinh tế từ Hoa Kỳ.

Khoa Diễm: Quân đội của Việt Nam đang được đầu tư một cách mạnh mẽ, dùng đến 5% tổng số GDP.  Người dân Việt Nam có cần lo ngại về sức mạnh quân sự này không và liệu Việt Nam có trở thành một Thái Lan hay Miến Điện thứ hai khi quân đội làm chủ đất nước?

Dr. Weitz: Tôi không nghĩ vậy. Chế độ Cộng sản thường không để cho quân đội quá lớn mạnh đến nỗi át đi tiếng nói và sức mạnh của người dân. Điều này hiếm khi xảy ra trong lịch sử thế giới. Trong bài viết này tôi muốn nhắn đến các độc giả người Mỹ rằng Việt Nam đang tồn tại, và những việc họ đang làm. Việt Nam đang có những ảnh hưởng nhất định trong khu vực cũng như đang tiến gần đến thế giới hơn. 

Khoa Diễm: Xin cám ơn ông rất nhiều.

K. D.

Nguồn: RFA

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn