Trung Quốc đối mặt với mối nguy dọc sông Dương Tử

Hữu Nghĩa (tổng hợp)

Trị thủy là mục đích của hàng loạt dự án vĩ đại của Trung Quốc.

Đập Tam Hiệp và Chương trình Dẫn nước Bắc - Nam là hai dự án mang tầm vóc và chứa đựng niềm hy vọng lớn nhất của chính phủ Trung Quốc.
Thế nhưng từ lâu, “cơn sốt xây đập và kênh dẫn nước” đã tác động tiêu cực tới môi trường như ô nhiễm lan rộng ra khắp Trung Quốc, phá hủy hệ sinh thái tự nhiên và các di tích văn hóa lịch sử, di dân hàng loạt. Nhưng những nghiên cứu và thực tế gần đây cho thấy sự thật có thể trầm trọng hơn như vậy.
Những hồ chứa khổng lồ làm biến đổi tự nhiên, gây ra lở đất và động đất, cướp đi sinh mạng của người dân Trung Quốc.

Dưới đây là một số hình ảnh báo động được ghi lại trên những công trình thủy lợi dọc theo dòng sông Dương Tử:

51979361

Dương Tử – con sông dài thứ 3 trên thế giới là tuyến đường thủy huyết mạch của Trung Quốc. Dương Tử xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng và chảy về phía đông và đổ ra Thái Bình Dương ở Thượng Hải.
Khu vực phụ cận sông Dương Tử chịu ngập lụt, ô nhiễm và thay đổi qui luật sống. Trong ảnh, một quan chức Trung Quốc đang bơi thuyền trên sông gần đập Tam Hiệp. Mặt hồ chứa đầy vữa và rác thải có nguồn gốc từ trận động đất tại tỉnh Tứ Xuyên.

江苏无锡-2月8日:2005年2月8日,中国江苏无锡,一艘河道清污船在具有千年历史的古运河河道中清污。无锡古运河自禁停禁航后,环境有很大改善。
Dennis Pu/China News Photo

Sự xuống cấp của hệ thống thủy lợi đã gây ra lũ lụt và ô nhiễm. Một vài giải pháp đã được đưa ra để cải thiện tình hình. Trong ảnh, là một thuyền thu gom rác thải gần Wuxi tại tỉnh Giang Tô.

Hkg644411

“Kênh dẫn nước vĩ đại” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và là trung tâm thu hút du lịch. Vì vậy, dòng kênh được đầu tư và chú ý nhiều hơn so với nhiều nơi khác tại Trung Quốc.
Năm 2007, thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi cải thiện chất lượng nước cho con sông. Đây là một dự án trọng điểm của quốc gia.
Theo OECD, mỗi năm có hơn 300 triệu người phải uống nước nhiễm độc, và 190 triệu người bị bệnh do nguồn nước bị bẩn. Trong ảnh, một công nhân dọn dẹp rác thải trên “Kênh dẫn nước vĩ đại”  tại Bắc Kinh vào tháng 7/2007.

Hkg2614275

Một trong những kênh đào nằm ở dự án dẫn nước Bắc - Nam của Trung Quốc nhằm dẫn nước từ sông Dương Tử sang Hoàng Hà. Mục đích chính là cấp nước nuôi những vựa lúa lớn tại phía bắc và ngăn chặn lũ lụt.
Dự án này có giá trị lên tới 60 tỷ USD và là ước mơ của Mao Trạch Đông. Ông đã từng nói: “Nam nhiều nước, Bắc ít nước. Bằng mọi giá, dẫn nước từ phía nam lên phía bắc sẽ mang lại lợi ích lớn”.
Tuy nhiên, dự án này vấp phải sự phản đối của nhiều nhà hoạt động môi trường vì sẽ mang nguồn nước ô nhiễm từ miền nam lên miền bắc.
Trong ảnh, một kênh dẫn nước tại phía bắc tỉnh Hồ Bắc. Những nông dân tại khu vực này đang phải đối mặt với hạn hán nặng nề.

clip_image005

Trung Quốc có khoảng số dân chiếm 20% dân số thế giới nhưng chỉ có 7% lượng nước dự trữ của thế giới. 4/5 trong nguồn nước đó nằm ở miền nam.
Lưu vực sông Dương Tử là khu vực chứa nguồn nước chính dành. Trong ảnh, các công nhân xây dựng đang bảo dưỡng đập của hồ chứa nước Đơn Giang Khẩu tại trung tâm tỉnh Hồ Bắc.

Hkg3846904

Đập Tam Hiệp là một biểu tượng của Trung Quốc, nằm trên sông Dương Tử tại tỉnh Hồ Bắc. Công trình trị thủy vĩ đại này thiết lập 10 kỷ lục thế giới, bao gồm: tổ hợp thủy điện chống lũ hiệu năng cao nhất, nhà máy thủy điện lớn nhất, tiêu tốn nhiều tài nguyên đất, đá nhất, sử dụng nhiều xi măng nhất, lượng trữ nước lớn nhất, khả năng giải lũ lớn nhất, số người phải di cư lớn nhất (1,13 triệu người). Trong ảnh, lần xả nước lớn nhất vào năm 2010, và đã gây ra ngập lụt lớn vào tháng 7.

clip_image008

Đập Tam Hiệp được xây dựng từ năm 1994 và hoàn thành sau hơn 1 thập kỷ. Bên cạnh con đập lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng phải lo liệu cho biển người di tản và tác động môi trường rất lớn.
Tam Hiệp có mục đích trị thủy tại miền nam, tạo ra năng lượng sạch cho hệ thống siêu thành phố ở miền đông Trung Quốc. Các thành phố này đang phụ thuộc vào năng lượng sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện chạy than. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tác động khủng khiếp đến môi trường đã làm nhạt nhòa mọi ích lợi của Tam Hiệp.

clip_image009

Vùng Tam Hiệp là khu vực có giá trị quốc gia và lịch sử rất lớn, đã được Ủy ban Di sản văn hóa thế giới UNESCO bầu chọn vào năm 2001 và là tụ điểm du lịch lớn nhất của Trung Quốc. Khách du lịch có thể đi thuyền dọc theo dòng Dương Tử. Trong ảnh, một du khách đứng ngắm đập Tam Hiệp trước khi khánh thành vào năm 2006.

clip_image011

Vùng hồ trữ nước của đập Tam Hiệp đã đạt tới độ cao đỉnh vào năm 2008, và nhấn chìm 400 dặm vuông đất đai – ước tính vào khoảng 13% khu bảo tồn Tam Hiệp.
Xây dựng đập phụ là một hạng mục lớn của công trình đập Tam Hiệp. Đập phụ có tác dụng tạm thời giữ nước không gây ngập công trình chính. Đập phụ được phá hủy vào tháng 6/2006, trong vòng 12 giây. Lực phá hủy của khối thuốc nổ đủ phá sập 400 toàn nhà 10 tầng.
Trước khi tiến hành phá hủy đập phụ, tổng công trình sư Tam Hiệp đã phải trấn an dân chúng rằng vụ nổ sẽ không gây ra động đất. Trong ảnh, một công nhân tiến hành thu gom rác khi các chuyên gia phá hủy đang tính toán công việc. Tổng cộng 192 tấn thuốc nổ đã được sử dụng tại 1.700 vị trí khác nhau.

clip_image013

Trong hàng triệu người dân mất nhà cửa, có 22.000 người tới từ thị trấn Gongtan. Trước khi đập Tam Hiệp đi vào hoạt động, thị trấn 1.700 năm tuổi này đã được bảo tồn rất tốt. Trong ảnh, công nhân đang xây dựng khu vực tái định cư cho người dân vào tháng 7/2008. Kiến trúc (quy hoạch, nhà cửa) của thị trấn mới giống hệt như thị trấn cũ.

51954751

Ngày 12/5/2008, trận động đất 7,9 độ Richter tại tỉnh Tứ Xuyên, cướp đi sinh mạng của 70.000 người và 18.000 người khác vẫn đang mất tích. Sau trận động đất, nhiều nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc cho rằng động đất có thể gây ra bởi hồ chứa Tử Bình Bạc, cách dải biến động địa chất chưa tới 1,5 km. Trong ảnh, người dân sống sót đang lật tìm người thân dưới đống đổ nát ở các căn nhà ở quận Vấn Xuyên, sau trận động đất.

clip_image016

Với 320 triệu tấn nước nằm tại hồ chứa Tử Bình Bạc, hồ chứa này có thể là nguyên nhân gây ra động đất. Bản thân đập Tử Bình Bạc cũng bị nứt vỡ do động đất. Theo tính toán, áp lực của hồ chứa gấp 25 lần so với áp lực tự nhiên mà các chuyển động địa tầng gây ra.
Dương Tử là ngọn nguồn của nhiều cơn lũ lụt. Và đây là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc dùng mọi khả năng có thể để thuần phục dòng sông. Đập Tam Hiệp được thiết kế để chịu cơn lũ cực lớn diễn ra với tần suất 1 lần/10.000 năm.

55643152

Năm 2010, lưu vực Dương Tử có lượng mưa cao hơn khoảng 15% so với các năm khác. Đập Tam Hiệp chịu “bài thử nghiệm” lớn nhất kể từ khi được hoàn thành vào ngày 20/7/2010, khi lưu lượng nước tại đập lên tới 70.000 m3/giây.
Chính quyền đã rất vất vả sơ tán những người sinh sống tại đường đi của lũ. Hàng vạn bao cát đã được đặt hai bên bờ sông Dương Tử. Trong ảnh là quang cảnh nước sông Dương Tử tràn bờ 25 m tại thành phố Vũ Hán vào tháng 9/2008. Vùng Vũ Hán luôn phải hứng chịu những cơn mưa lớn vào mùa hè.

clip_image019

Một công nhân Trung Quốc dọn dẹp đống đổ nát từ các tòa nhà bị lũ phá hủy tại thành phố Vũ Hán.

clip_image021

Mặc dù đập Tam Hiệp đã được thiết kế dựa trên những số liệu của trạng thái thời tiết “cực đoan” nhất nhưng trận lũ vào năm 2010 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1.200 người, chủ yếu là do lở đất. Dòng nước chảy qua đập Tam Hiệp bị tắc do những đống đổ nát trôi nổi lớn. Lớp rác dày tới mức người có thể đi lại phía trên.
Trong ảnh, một công nhân đang dọn dẹp đống đổ nát tại Vũ Hán. Trận lũ gây thiệt hại 22 tỷ USD đã làm dấy lên câu hỏi không mấy dễ chịu về “chiến dịch xây đập của Trung Quốc” – một nền tảng hướng tới sự phát triển kinh tế trong tương lai hay cái hố đưa cả đất nước vào thảm họa.

H. N.

Nguồn: baodatviet.vn

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn