Tin biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam trên RFA, RFI, BBC, VOA

Tiếp tục biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn

RFA

Sáng nay, Chủ nhật 12-6-2011, thanh niên sinh viên Việt Nam một lần nữa xuống đường biểu tình chống Trung Quốc.

clip_image002

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sáng 12-06-2011. Photo courtesy of Blog Nguyễn Xuân Diện

Hà Nội:

Tại Hà Nội, vào lúc này 8:20 sáng đã có hơn 100 người tụ tập ở công viên Lê-nin, dương cao nhiều biểu ngữ và hô khẩu hiệu chống Trung Quốc.

Trong đoàn biểu tình lần này, người ta thấy có sự có mặt của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Giáo sư Chu Hảo và rất nhiều văn nghệ sĩ trí thức có tên tuổi khác cũng tham gia biểu tình.

Đến 8:45, đoàn người biểu tình đã tiến đến trước Đại sứ quán Trung Quốc, hô vang khẩu hiệu chống Bắc Kinh, giương cao các biểu ngữ và hát vang các bài hát yêu nước...

clip_image004

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sáng 12-06-2011. Photo courtesy of AnhBaSamBlog

Vào lúc này, công an cũng đang lập hàng rào quây chặt, ngăn chặn nhưng không thấy lực lượng an ninh dùng dây để đẩy đoàn biểu tình ra khỏi công viên như lần Chủ nhật trước.

Số người tham gia đã lên tới hàng trăm người. Nhiều nhóm biểu tình khác đang cố gắng tiếp cận để nhập thành đoàn. Và ngay sau đó, đám đông đã chuyển thành một đoàn tuần hành diễu trên đường tiến về trung tâm thành phố.

clip_image006

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sáng 12-06-2011. Photo courtesy of AnhBaSamBlog /HH

9:55 đoàn biểu tình tập trung ở Bờ Hồ, bên cạnh tượng đài Lý Thái Tổ. 

Ông Lê Gia Khánh, một người tham gia biểu tình trả lời phỏng vấn phóng viên Đỗ Hiếu đài Á Châu Tự Do:

Ông Lê Gia Khánh tường thuật không khí biểu tình ở Hà Nội

clip_image007.

Trong khi đó, nhiều nhóm biểu tình khác cũng đang diễn hành trên đường phố Hà Nội, tiến về trung tâm thủ đô.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do vào lúc 10:30 sáng, Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo cho biết, cuộc biểu tình lần này được bên công an “bật đèn xanh”, và cho phép diễn ra trong vòng 45 phút.

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo từ Hà Nội

clip_image009

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và Blogger Người Buôn Gió tại cuộc biểu tình sáng 12-06-2011 tại Hà Nội. Photo courtesy of AnhBaSamBlog

Sài Gòn:

Trong khi tại Sài Gòn, tình hình xung quanh khu vực lãnh sự quán Trung Quốc rất căng thẳng so với Chủ nhật tuần trước.

Rất đông cảnh sát cơ động với mũ sắt, khiên, dùi cui được bố trí tại nhiều địa điểm xung quanh LSQ Trung quốc.

Lời kể của một nhân chứng bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM

Đến 10:00, đã có rất nhiều người tập trung gần khu vực Nhà thờ Đức Bà, phía Dinh Độc Lập. Nhiều tiếng hô Hoàng Sa - Trường Sa vang lên.

Số người tham gia biểu tình lúc này đã lên đến khoảng 1000 người.

Nguồn: rfa.org

-------------------------

Nhiều trí thức Việt Nam tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn

RFI

clip_image010

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn (trái) và nhà văn Phạm Xuân Nguyên (phải) tham gia biểu tình ở Hà Nội, phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông. REUTERS

Hôm nay, 12/6/2011, hàng chục người đã tụ tập lại trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Đây là lần biểu tình thứ hai trong vòng một tuần qua, do căng thẳng giữa Hà Nội và người bạn láng giềng cộng sản xung quanh vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. AFP cho biết, tại Hà Nội, hàng chục người mang cờ Tổ quốc đã hát vang những ca khúc yêu nước, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo một số nguồn tin cho biết thì có khoảng hơn 1000 người tham gia biểu tình, đặc biệt có sự hiện diện của một số trí thức như giáo sư Nguyễn Huệ Chi, giáo sư Phạm Duy Hiển, giáo sư Chu Hảo, nhà văn Phạm Xuân Nguyên và giới nghệ sĩ như nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo.

Trong cuộc biểu tình này, dường như lực lượng an ninh đã câu lưu một số người, trong đó có nhà thơ và đạo diễn Đỗ Minh Tuấn.

Từ Hà Nội, nhà văn Phạm Xuân Nguyên cho biết vì sao người dân Việt Nam lại tiếp tục xuống đường phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc.

 

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên - Hà Nội - 12/06/2011 

   Trong khi đó, một cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra, tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, công an đã ngăn chặn đoàn biểu tình khoảng 250 người này đến gần Lãnh sự quán Trung Quốc.

Theo một số đánh giá, lần này, có ít người tham gia hơn vào cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, so với cách đây một tuần. Cũng theo một số nguồn tin chưa được kiểm chứng, cảnh sát đã bắt đi nhiều người tham gia biểu tình.

Sau đây là một số nhận định của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông Lê Hiếu Đằng cũng là một trong số những người dẫn đầu cuộc biểu tình tại Sài Gòn vào Chủ nhật tuần trước.

 

Ông Lê Hiếu Đằng (Sài Gòn)

AFP nhận định, biểu tình tại Việt Nam có nhiều nguy hiểm. Trong những ngày vừa qua, nhiều người tham gia biểu tình đã bị chính quyền cộng sản bắt giữ.

Vụ tụ tập lần này cho thấy mức độ căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội và Bắc Kinh xung quanh vụ tranh chấp vùng biển đảo trong những ngày vừa qua.

Xin nhắc lại, căng thẳng giữa hai nước bắt đầu từ vụ Việt Nam tố cáo một chiếc tàu hải giám của Trung Quốc cắt dây cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam hồi cuối tháng năm vừa qua. Và thứ năm rồi, trong một vụ khác, Việt Nam lên án một chiếc tàu ngư chính Trung Quốc đã cố ý đâm thẳng vào một chiếc tàu thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Petro Việt Nam đang hoạt động trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trong khi đó, Trung Quốc đã vu cáo Việt Nam xâm phạm chủ quyền lãnh hải và đề nghị Hà Nội phải ngưng ngay các hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển tranh chấp.

Nguồn: Viet.rfi.fr

-----------------------------------------

Lại có biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam

clip_image012

Các cuộc tuần hành phản đối chính sách của Trung Quốc lại tiếp tục xảy ra ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sáng Chủ nhật 12/6, nhưng các nhân chứng cho hay con số người tham gia ít hơn tuần trước.

Cuộc tuần hành ôn hòa hôm 05/6 đã có sự tham gia của hàng trăm người ở Hà Nội và hàng nghìn người ở TP Hồ Chí Minh.

Một nhân chứng ở Hà Nội nói sáng 12/6 rằng đám đông "lúc đầu khoảng vài chục người" hội tụ tại vườn hoa đối diện Đại sứ quán Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu vào khoảng 8 giờ 20 phút sáng.

Chỉ sau chưa đến nửa tiếng, cuộc biểu tình chuyển sang thành dạng tuần hành, từ địa điểm nói trên hướng về trung tâm thành phố và con số người tham gia tăng lên.

Nhiều người tham gia biểu tình vẫn mặc áo T-shirt màu đỏ-vàng của lá cờ Việt Nam và giương cao các biểu ngữ "Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam", "Phản đối Trung Quốc xâm lấn biển Việt Nam", "Phản đối Trung Quốc gây hấn Việt Nam"...

Đặc biệt lần này đoàn người ở Hà Nội còn mang biểu ngữ "Trung Quốc hãy thực hiện Tuyên bố của các bên ở biển Đông DOC".

Một số người mang chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp với hàng chữ "Quân đội Nhân dân Việt Nam muôn năm".

Được biết sau hai tiếng đồng hồ, cuộc biểu tình đã kết thúc.

Đặc biệt lần này đoàn người ở Hà Nội còn mang biểu ngữ "Trung Quốc hãy thực hiện Tuyên bố của các bên ở Biển Đông DOC".

Nhân chứng ở Hà Nội

Cuộc tuần hành ở TP Hồ Chí Minh, cũng như lần trước, được mô tả là "lớn hơn Hà Nội".

Tuy nhiên đoàn biểu tình bắt đầu trễ hơn, khoảng 9 giờ 30 sáng.

Họ cũng tổ chức tuần hành qua trung tâm thành phố, hướng về nơi có các cơ quan ngoại giao nước ngoài, trong có Lãnh sự quán Trung Quốc.

Tại cả hai nơi, an ninh được nói đã tăng cường chặt chẽ trong sáng ngày Chủ nhật.

Một người tham gia tuần hành ở TP HCM nói với BBC rằng cơ quan công an đã "chia cắt" đoàn biểu tình làm nhiều nhóm nhỏ. Sau khi bị phân tán, đến khoảng sau 11 giờ hoạt động cũng chấm dứt.

Cuộc tuần hành đã được kêu gọi trên các mạng kết nối xã hội và các diễn đàn một tuần nay, sau khi hai cuộc biểu tình 5/6 diễn ra ôn hòa và có trật tự đã không gặp phản ứng cứng rắn từ phía chính quyền.

Sau đó Chính phủ Việt Nam đã nhận yêu cầu từ phía Trung Quốc yêu cầu "xử lý các vụ bùng phát" mà Trung Quốc nói không có lợi cho quan hệ hai nước.

Tàu Trung Quốc phá cáp

Quan hệ ngoại giao Việt-Trung đang ở trong tình trạng căng thẳng sau các vụ mà Việt Nam cáo buộc là Trung Quốc phá thiết bị thăm dò dầu khí ở ngay trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Hai sự kiện xảy ra hôm 26/5 và 9/6 đối với hai tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 và Viking 2 đã khiến dư luận Việt Nam hết sức công phẫn.

Hành động phá cáp này bị Việt Nam lên án là "hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng", vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế.

Hai bên đều có các động thái mạnh mẽ, như Trung Quốc loan báo tập trận hải quân ở Biển Đông, còn Việt Nam nói sẽ bắn đạn thật ở ngoài khơi Quảng Nam ngay thứ Hai này.

Căng thẳng leo thang đã khiến Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi các bên tìm kiếm giải pháp ôn hòa.

Trong khi đó, Việt Nam công khai ngỏ lời hoan nghênh sự tham gia của quốc tế trước nguy cơ xung đột leo thang với Trung Quốc.

Hôm thứ Bảy 11/6, khi được hãng thông tấn Reuters hỏi về khả năng Mỹ hoặc các nước khác có thể đóng vai trò trong quá trình giải quyết tranh chấp, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói: "Chúng tôi hoan nghênh mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông".

Nguồn: bbc.co.uk

-------------------------

Lại xảy ra biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam

Chủ nhật, 12 tháng 6 2011

clip_image013

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 12/6/2011. Hình: REUTERS

Khoảng 100 người Việt Nam đã tụ tập để phản đối trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội trong ngày Chủ nhật thứ nhì liên tiếp, đòi Trung Quốc ra khỏi các vùng biển mà Việt Nam tuyên bố nhận chủ quyền.

Bị cảnh sát chống bạo động và nhân viên an ninh bao vây, đám biểu tình đã giải tán trong ôn hòa khoảng nửa giờ đồng hồ sau đó.

Nhóm người biểu tình đã được phép tuần hành qua các đường phố tại thủ đô Hà Nội. Trong khi một cuộc biểu tình khác cũng diễn ra tại thành phố HCM.

Các cuộc biểu tình diễn ra trước các cuộc tập trận sử dụng đạn thật mà Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay sẽ tiến hành vào ngày mai, ngoài khơi duyên hải miền Trung Việt Nam.

Trung Quốc và Việt Nam đã đối đầu trong hai sự cố mới đây, khi Trung Quốc can thiệp vào hoạt động của tàu bè Việt Nam dò tìm dầu hỏa trong các vùng biển đang trong vòng tranh chấp.

Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền trên một phần hoặc toàn phần lãnh hải vùng biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là biển Đông, được tin là giàu trữ lượng dầu hỏa và khí đốt thiên nhiên.

Nguồn: voanews.com

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn