Tại sao một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam là không thể tránh khỏi

Business Insider

Dee Woo

Nguyễn Hùng - Trần Hoài Nam lược dịch

Bài xã luận dưới đây tuy đã được viết cách đây gần 2 năm nhưng những gì bài này nêu lên hiện nay vẫn là câu chuyện thời sự của Việt Nam và Biển Đông trước hành động xâm lược càng lúc càng trắng trợn của Tàu tại Biển Đông (và rộng ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam dưới mọi hình thức ráo riết và thâm hiểm mà ta gọi là sức mạnh mềm). Xin gửi đến độc giả bản lược dịch bài xả luận này để cùng ngẫm nghĩ – Các dịch giả.

Bây giờ với sự hoảng hốt cao độ củaTrung Quốc, vụ tranh chấp Biển Đông đã trở thành một bữa tiệc công khai cho mọi người cùng đến dự: Mỹ được mời bởi nhiều người phụ trách chương trình tiệc, và thậm chí đối thủ kèn cựa của Trung Quốc là Ấn Độ cũng sẽ dự vào. Sức hấp dẫn lớn nhất đối với bữa tiệc là dầu, 7,5 tỷ thùng vàng lỏng nằm dưới đáy biển trong khu vực – vượt xa mức 80 phần trăm toàn bộ trữ lượng của vương quốc Ả Rập, theo ước tính của Trung Quốc.

Sự lộn xộn trong khu vực đã chứng minh chính sách "gác tranh chấp và cùng nhau phát triển" là một thất bại hoàn toàn của Bắc Kinh. Trong các vụ tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền là một loại “tiền tệ ảo” chỉ được hỗ trợ bởi sức mạnh kinh tế và quân sự. Nếu không thì nó chỉ đơn giản là sự phỉnh gạt. Chỉ với ngoại giao và quan hệ kinh tế, Trung Quốc sẽ không bao giờ thắng tại Biển Đông.

Để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, chiến tranh Trung–Việt dường như không thể tránh khỏi. Đó cũng là cách hiệu quả nhất đối với Trung Quốc để giải quyết sự lộn xộn một lần cho xong. Vấn đề quan trọng duy nhất ngay lúc này là thời điểm và Mỹ sẽ phản ứng ra sao với cuộc chiến này. Chúng ta hãy nhìn vào các động thái làm cho ngọn núi lửa này sẽ bùng nổ:

Nền kinh tế Việt mong manh rất phụ thuộc vào việc sản xuất dầu tại Biển Đông, chiếm 30% tổng sản lượng quốc gia (GDP). Kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ nếu nước này bị mất đi tài sản dầu mỏ trong khu vực này. Việt Nam đang trong tình trạng quẫn bách: Lạm phát đang gia tăng một cách phi mã trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 20,82 phần trăm trong tháng Sáu so với một năm trước, tốc độ lạm phát nhanh nhất kể từ tháng 11 năm 2008; hệ thống ngân hàng đang đánh đu với các khoản nợ xấu trong bối cảnh thắt chặt các điều kiện tiền tệ và bong bóng phát triển kinh tế đang bị vỡ; thâm hụt thương mại ngày càng lớn đang xói mòn nguồn dự trữ ngoại hối của quốc gia, ước tính khoảng 12, 2 tỷ USD vào cuối năm 2010, giảm 53% so với mức đỉnh 25, 8 tỷ USD tính đến tháng hai năm 2008, sẽ cản trở đầu tư nước ngoài, làm trầm trọng thêm thanh khoản và gia tăng khả năng bị vỡ nợ hàng loạt của doanh nghiệp trong nước. Tất cả điều này sẽ làm trầm trọng ghê gớm hơn tình trạng bất ổn xã hội và đe dọa chế độ. Vì vậy, việc tăng thêm căng thẳng với Trung Quốc sẽ là một cách tốt để cho Hà Nội làm chệch hướng những bất bình của dân chúng khỏi những sai phạm nghiêm trọng trong việc điều hành quá yếu kém nền kinh tế quốc gia của chính quyền cộng sản và hướng họ vào việc cổ vũ cho tính chính đáng của sự lãnh đạo và cai trị đất nước của Đảng Cộng sản, tạo ra tính hợp lý của chế độ dựa vào lòng yêu nước của dân chúng và thậm chí dựa cả vào chiến tranh. Đối với chính quyền cộng sản Hà Nội, Biển Đông đáng giá cho sự đổ máu.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào điều này từ quan điểm của Washington: tình trạng giảm bớt các ảnh hưởng kinh tế của Mỹ ở châu Á–Thái Bình Dương sẽ buộc Mỹ duy trì cam kết của mình với khu vực này trong chiều hướng khác dựa theo tiềm năng của nước Mỹ, ví dụ duy trì sự cân bằng sức mạnh quân sự. Trung Quốc hiện là trung tâm của các chuỗi cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng toàn cầu của khu vực, nuốt chửng các kỹ thuật về cơ phận, hàng hóa và nguồn vốn và trở thành chính họ như một trụ cột quan trọng hỗ trợ cho nền kinh tế trong khu vực, đặc biệt là tại một thời điểm nhu cầu từ phương Tây bị tụt giảm. "Theo thống kê của ASEAN, thương mại của Trung Quốc với ASEAN đã tăng gấp sáu lần kể từ 2.000 – 193 tỷ USD trong năm 2009, vượt qua cả mức giao thương với Mỹ.

Trong tổng số lượng thương mại của khu vực Đông Nam Á, phần của Trung Quốc từ 4 phần trăm đã tăng lên đến 11,3 phần trăm trong thời gian đó, trong khi phần thương mại của Mỹ với khối ASEAN giảm xuống từ 15 phần trăm còn 10,6 phần trăm. Cũng trong thời gian đó, thâm hụt thương mại của khối ASEAN với Trung Quốc tăng lên năm lần, đạt mức 21,6 tỷ USD. Khối ASEAN thông báo mức thặng dư thương mại với Mỹ trong năm 2009 là 21,2 tỷ USD, giảm 12 phần trăm từ năm 2000” .

Trung Quốc cũng là một nguồn vốn đầu tư rất quan trọng và cũng là nguồn khách du lịch nước ngoài lớn nhất trong khu vực. Trong khi đó, châu Á hiện nay là khu vực có mức tăng cao nhất thế giới trong chi tiêu quốc phòng, và kết hợp với những cuộc đụng độ của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines, v.v. tạo ra cho Quân đội Mỹ – một phức hợp kỹ thuật – một thách thức nghiêm trọng và cũng là cơ hội hoàn hảo. Tranh chấp Biển Đông cung hiến cho Hoa Kỳ một cơ hội vàng để quay trở lại Châu Á, bàn thảo về tình thân hữu, các thỏa thuận năng lượng và bán vũ khí.

N.H. & T.H.N.

Why A War Between China And Vietnam Is Inevitable

Now Much to China's dismay, the South China Sea dispute has become an open-house party: the US is invited by many to host the show, and even China's arch rival India will tag along. The biggest allure for the party is oil, 7.5 billion barrels of the liquid gold deposited in the region---well-exceeding 80 percent of the entire Saudi kingdoms' reserves, according to Chinese estimates.

The regional mess proves Beijing's policy of "shelving disputes and developing jointly" is a total failure. In Territorial Disputes, sovereignty is a fiat currency solely backed by the economic and military might. Otherwise it's simply bluff. Diplomacy and Economic ties alone will never win China the south China sea

To solve the territorial dispute, Sino-Vietnamese war seems inevitable. It's also the most cost-effective way for China to sort out the mess once and for all. The only thing that matters right now is the timing and how the US will factor in this event. We are going to look into the dynamics how this volcano is going to erupt:

The fragile Vietnamese economy hugely depends on the South China Sea oil production, which accounts for 30% of its GDP. Vietnamese economy will collapse if it loses its oil assets in the region. Vietnam is in dire straits: The inflation is running rampant while the consumer price index rose 20.82 percent in June from a year ago, the fastest pace since November 2008; The bank system is teetering with bad loans amid tight monetary conditions and busting economic bubbles; the widening trade deficit has eroded the country's foreign-exchange reserves—estimated at $12.2 billion at the end of 2010, down 53% from the peak of $25.8 billion reached February 2008, which will deter foreign investment, worsen liquidity and increase systemic insolvency. All this will seriously aggravate social unrest and threaten the communist regime. Therefore, Stoking tension with China will be a good way for Hanoi to direct national grievance away from its domestic mismanagement and vindicate its legitimacy of rule with patriotism and even war. To Hanoi, the South China Sea is worth shedding blood for.

Now let's look at this from Washington's perspective: the diminishing American economic influence in Asia-pacific will force the US to sustain its engagement with the region in alternative capacities, for example, maintaining military power balance. China now serves as the hub for the region’s global supply chain, gobble up components, commodities and capital goods and is coming into its own as a vital pillar of support for the region's economies, particularly at a time Western demand is lagging. “According to ASEAN statistics, China's trade with ASEAN has jumped six-fold since 2000 to US$193 billion in 2009, surpassing that of the US. China's share of Southeast Asia's total commerce has increased to 11.3 percent from 4 percent in that time, whereas the US's portion of trade with the bloc fell to 10.6 percent from 15 percent. During that time, ASEAN's trade deficit with China widened by five times to US$21.6 billion. The bloc reported a US$21.2 billion trade surplus with the US in 2009, down 12 percent from 2000.” China is also a very important source of investment and the largest source of foreign tourists in the region. Meanwhile, Asia today is the region with the highest increase in defense spending in the world, and that combined with China’s skirmishes over territory disputes with Japan, Vietnam and Philippine, etc. present the US Military–industrial complex with a grave challenge and perfect opportunity. The South China Sea dispute offers the US a golden opportunity to come back to Asia, talk about friendship, energy deals and arms sales.

Nguồn:

http://articles.businessinsider.com/2011-07-20/politics/30031154_1_territorial-dispute-asean-south-china-sea

Các dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn