Biển Đông từ trên không

Phan Trinh dịch và tổng hợp từ nguồn AMTI/CSIS

Xin ông Trọng và toàn bộ BCT ĐCS Việt Nam hãy mở to mắt mà nhìn cho thật tỏ tường món quà “4 tốt” và “16 chữ” đầy đủ lệ bộ của lão họ Tập đem tặng nhân dân Việt Nam trong hơn chục năm nay, với sự thỏa thuận của ông và đám tiền bối của ông kể từ Nguyễn Văn Linh – kẻ dẫn đầu một đoàn CS sang Thành Đô (trong đó có ông trong đám thư ký tùy tòng) rạp đầu ký vào văn bản thỏa thuận tốt đẹp này.

Bauxite Việt Nam

Những không ảnh trong bài này giúp độc giả thấy rõ hơn Trung Quốc đã quân sự hoá Biển Đông ra sao trong vài năm gần đây. Để tiện xem, hình ảnh được gom lại theo từng thực thể: Đá Vành Khăn, Đá Xu Bi, Đá Chữ Thập và Đảo Phú Lâm (Bài này đi kèm bài “CHÚNG QUẪY BIỂN ĐÔNG” đăng cùng kỳ).

ĐÁ VÀNH KHĂN (Mischief Reef):

clip_image002[1]

Hai máy bay quân sự Xian Y-7 cạnh đường băng sân bay Đá Vành Khăn, 6/1/2018.

Ảnh do Philippines Daily Inquirer cung cấp.

clip_image004[1]

Tàu chở dầu Fubai AOT tại Đá Vành Khăn, 6/5/2018.

clip_image006

Hai tàu hộ tống Jiangdao, loại 056, dài 90 m, neo tại Đá Vành Khăn, 28/6/2017.

clip_image008

A Type 073A landing ship medium at port in Mischief Reef, May 6, 2018.

Tàu đổ bộ tầm trung, loại 073A, dài 87 m, neo tại Đá Vành Khăn, 5/6/2018.

clip_image010

Thiết bị gây nhiễu sóng, được che phủ, tại Đá Vành Khăn, 6/5/2018.

ĐÁ XU BI (Subi Reef):

clip_image012

Máy bay vận tải và thám thính quân sự Shaanxi Y-8, tại sân bay Đá Xu Bi, 28/4/2018.

clip_image014

Tàu tuần duyên mới loại 718B, #46122, tại Đá Xu Bi, 7/12/2017.

clip_image015

Tàu tuần tra Lớp Zhongyang, dài 108 m, neo tại Đá Xu Bi, 28/4/2018.

ĐÁ CHỮ THẬP (Fiery Cross Reef):

clip_image017

Một chiếc tàu, được cho là tàu hỗ trợ, Loại 904B Danyao AF, neo tại Đá Chữ Thập, 3/9/2017.

clip_image018

Tàu vận tải Lớp Dayun, Loại 904, bên trái, đi kèm tàu kéo Lớp Hujiu, neo tại Đá Chữ Thập, 15/4/2017.

clip_image020

Tàu Đổ bộ tăng, Loại 072A, dài 121 m, có thể chở 10 xe tăng, 250 lính trang bị đầy đủ, 4 thuyền đổ bộ, một trực thăng cỡ trung, và các xuồng đệm hơi, neo tại Đá Chữ Thập, 8/4/2017.

ĐẢO PHÚ LÂM (Woody Island):

clip_image022

Chiến đấu cơ J-11 trên sân bay Đảo Phú Lâm, 12/5/2018.

clip_image024

Máy bay vận tải và thám thính quân sự Shaanxi Y-8 tại Đảo Phú Lâm, 15/11/2017.

clip_image026

Chiến đấu cơ J11B tại Đảo Phú Lâm, 26/4/2016.

clip_image028

Máy bay trực thăng và máy bay không người lái tại Đảo Phú Lâm, 26/4/2016.

clip_image030

Trung Quốc triển khai các trang thiết bị quân sự mới tại Đảo Phú Lâm, toàn ảnh, 12/5/2018.

clip_image032

Chi tiết của ảnh trên, cho thấy các trang thiết bị được che phủ bằng bạt, 12/5/2018.

clip_image034

Các ụ trang thiết bị được che bạt tại một góc khác của Đảo Phú Lâm, 12/5/2018.

clip_image036

Những triển khai trang thiết bị quân sự mới tại Đảo Phú Lâm, 20/5/2018.

clip_image038

Những triển khai trang thiết bị quân sự mới tại Đảo Phú Lâm, 20/5/2018.

Nguồn bản gốc: amti.csis.org (Website của Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), Washington. Xem thêm tại link này.

Dịch giả gửi BVN

Chúng quẫy Biển Đông

The Economist

Phan Trinh dịch

clip_image002

Tập Cận Bình đọc diễn văn trước 10.000 quân trong cuộc biểu dương lực lượng Hải quân Trung Quốc tại Biển Đông hôm 12/4/2018. (Ảnh Li Gang/Xinhua - Reuters)

LỜI GIỚI THIỆU CỦA NGƯỜI DỊCH:

NHỮNG DIỄN BIẾN VỪA QUA:

Thứ Năm 12/4/2018: Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình tham gia cuộc phô trương lực lượng hải quân lớn nhất từ khi Đảng Cộng sản TQ lên nắm quyền năm 1949, cũng là đầu tiên ở Biển Đông, với hơn 75 máy bay các loại, gần 50 chiến hạm và tàu ngầm. Tập nói trước 10.000 binh sĩ: “Nhiệm vụ xây dựng một lực lượng hải quân nhân dân hùng mạnh chưa bao giờ cấp bách như hiện nay”.

Thứ Tư, 2/5/2018: Kênh truyền hình Mỹ CNBC, trích các nguồn tin tình báo Mỹ cho biết TQ đã đặt tên lửa chống hạm YJ-12B, phạm vi hoạt động 545 km, và tên lửa địa đối không HQ-9B, phạm vi 296 km, cùng nhiều radar, căn cứ quân sự trên các rạn đá Chữ Thập, Vành Khăn, Xu Bi, (ba rạn đá được gọi là “Ba ông lớn” (Big Three) ở quần đảo Trường Sa).

Thứ Tư, 16/5/2018: Báo Inquirer, Philippines, trích lời nhà phân tích Richard Heydarian cho rằng với các diễn biến vừa kể, TQ đang từng bước xây dựng nền tảng cho một Vùng Nhận dạng Phòng không ADIZ ở Biển Đông, tương tự như đã làm ở Biển Hoa Đông. Đài RFI tóm lược: “Thoạt đầu là các cơ sở hạ tầng như phi đạo, nhà chứa máy bay, kế đến là các hệ thống radar, gây nhiễu sóng, tên lửa chống hạm và phòng không, rồi đến phi cơ vận tải quân sự, và chẳng mấy chốc sẽ là máy bay tiêm kích: Những gì mà Trung Quốc đã và chắc chắn sẽ bố trí tại vùng quần đảo Trường Sa đang làm dấy lên mối lo ngại là Bắc Kinh sắp sửa tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ngay trên Biển Đông”.

Thứ Sáu 18/5/2018: TQ tập dượt cất cánh và hạ cánh một số máy bay ném bom trên Biển Đông, trong đó có oanh tạc cơ H-6K, loại máy bay có thể mang đầu đạn nguyên tử. Không quân TQ nói cuộc tập dượt này là để cải thiện khả năng “bay đến mọi nơi, xuất kích mọi lúc, tấn công mọi phía”. Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á AMTI, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS, Washington, tin rằng địa điểm mà oanh tạc cơ H-6K đã đáp và cất cánh là Đảo Phú Lâm (Woody Island) đảo lớn nhất Hoàng Sa, nơi có đường băng dài nhất khu vực (Phú Lâm cũng là nơi được TQ quân sự hoá mạnh nhất, với phi đạo, nhà chứa máy bay, các dàn tên lửa địa đối không HQ-9, đảo cũng có 1.000 người TQ đồn trú).

clip_image004

Đảo Phú Lâm (Woody Island), thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ảnh AMTI

clip_image006

Oanh tạc cơ H-6K đáp và cất cảnh tại Đảo Phú Lâm. Ảnh từ clip đăng trên tài khoản Twitter của Nhân dân Nhật báo (TQ). Nhấn vào link này để xem clip.

Thứ Tư 23/5/2018: Mỹ phản đối, rút lời mời TQ tham gia tập trận RIMPAC (Vành đai Thái Bình Dương) năm 2018, vì “Hành vi của TQ không phù hợp với những nguyên tắc và mục tiêu của cuộc tập trận”. Tập trận RIMPAC là cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới, tổ chức mỗi 2 năm tại Hawaii, Mỹ, vào tháng 6 và 7, với sự tham gia của 20 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Ấn Độ, Nhật, Úc. Trung Quốc từng tham gia 2 đợt RIMPAC trước, năm 2014 và 2016.

Chủ Nhật 27/5/2018: Reuters đưa tin Mỹ đưa 2 tàu chiến, tàu khu trục Higgins và tàu tuần dương Antietam, tiến vào vùng biển thuộc 12 hải lý quanh các Đảo Cây, Đảo Linh Côn, Đảo Tri Tôn và Đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, Việt Nam. Đây là phản ứng mới nhất của Mỹ trước việc TQ đang ra sức hạn chế tự do hàng hải trong vùng. Mỹ nói: “Chúng tôi thực hiện các cuộc Tuần tra Bảo vệ Tự do Hàng hải (FONOP) thường xuyên và định kỳ, như đã từng làm và sẽ tiếp tục làm trong tương lai”. Bộ Quốc phòng TQ giận dữ nói Mỹ vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của TQ, và nói TQ đã điều máy bay, tàu chiến đến yêu cầu tàu Mỹ phải rời đi. Bộ Ngoại giao TQ, trong một tuyên bố khác, yêu cầu Mỹ chấm dứt các hoạt động tương tự, và nói “TQ sẽ tiếp tục những biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia” nhưng không diễn giải gì thêm.

GIỮA “VỊT” VÀ “RỒNG”

Tháng 5 tại Việt Nam có nhiều lễ lớn - Quốc tế Lao Động 1/5, sinh nhật Hồ Chí Minh 19/5, Phật Đản 29/5 - nhưng tháng 5 cũng là tháng TQ thường quấy nhiễu ở Biển Đông. Cách đây 4 năm, ngày 2/5/2014: Giàn khoan HD-981 của TQ được đưa vào vị trí gần Đảo Tri Tôn, thuộc Hoàng Sa, mở đầu cho hàng loạt các hoạt động phản kháng dữ dội của người dân. TQ đã phải rút giàn khoan về vào ngày 15/7/2014, một tháng trước thời hạn.

Hành vi quấy nhiễu của TQ trong vài năm gần đây, cụ thể là trong tháng 5/2018 này, đã không kích hoạt được hành động phản kháng nào từ đại chúng. Dường như chính quyền VN đã thành công khi thẳng tay và liên tục đàn áp người phản kháng trong những năm qua, khiến người dân thúc thủ trong uất ức. Trong khi đó, chính quyền VN, thông qua Bộ Ngoại giao, chỉ lên tiếng gần như chiếu lệ; họ lên án, yêu cầu chấm dứt, và nói vụ máy bay đáp xuống Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử COC giữa TQ và ASEAN.

Bài đăng trên tờ The Economist dưới đây trích lời các chuyên gia Mỹ cho rằng: TQ quân sự hoá các rạn đá ở Biển Đông, không để “đấu với Mỹ” khi chiến tranh xảy ra, mà để diễu võ giương oai “hù dọa láng giềng” trong thời bình.

Có lẽ TQ dư biết, cũng như Mỹ biết, khi chiến tranh nổ ra, các đảo nhân tạo trang bị tên lửa kia là những mục tiêu bất động, được một số chuyên gia Mỹ ví với những “con vịt rù”, nằm cứng một chỗ chờ ăn đạn. Nhưng TQ cũng rất biết rằng khi đeo súng, xù gai, diễu võ giương oai, họ hoàn toàn có khả năng hù doạ các nước láng giềng nhỏ, yếu, nhất là nước nào có nhà cầm quyền yếu bóng vía, hèn với giặc, ác với dân, sợ dân hơn sợ giặc.

P.T.

Trong bản điều trần trước Thượng viện Mỹ vào tháng tư vừa qua, Đô đốc Hải quân Mỹ Philip Davidson – người được Tổng thống Trump đề cử làm chỉ huy trưởng các lực lượng quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương – đã có một tiết lộ chấn động. Ông cho biết: sau gần năm năm bồi đắp các rạn đá tranh chấp ở quần đảo Trường Sa – nằm giữa Philippines, Malaysia và Việt Nam – “hiện nay Trung Quốc đã có khả năng kiểm soát Biển đông trong mọi tình huống, ngoại trừ trường hợp chiến tranh với Mỹ”.

Đô đốc Davidson mô tả các rạn đá, trước kia không ai ngó ngàng, hiện nay đang bị TQ kiểm soát và lắp đặt đầy dẫy các dàn radar, thiết bị điện tử phục vụ chiến tranh, các nhà chứa máy bay và công trình quân sự cũng rải đều nhiều nơi. Ông nói mọi thứ gần như đã đủ, chỉ cần “đem quân ra nữa là xong”.

Davidson nhắc đến tính chất tiền hậu bất nhất, giữa lời Chủ tịch Tập Cận Bình nói vào năm 2015, rằng TQ không có ý định quân sự hoá Biển Đông, với những gì họ đang làm hiện nay. Đô đốc nói: một khi đổ lực lượng lên đảo, các tiền đồn kia của TQ có thể thách thức sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, và “dễ dàng phủ đầu” các nước Châu Á có đòi hỏi chủ quyền tương tự.

Tin tình báo Mỹ được tiết lộ đầu tháng 5/2018 cung cấp chi tiết cho báo cáo của Đô đốc Davidson. Đài CNBC, một kênh truyền hình Mỹ độc lập, cho biết đã có sự triển khai tên lửa tại ba thực thể do TQ chiếm đóng, đó là tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef), Đá Xu Bi (Subi Reef). CNBC xác nhận các vũ khí là tên lửa chống hạm YJ-12B, với phạm vi hoạt động 295 hải lý (545 km) và tên lửa địa đối không HQ-9B có thể bắn hạ máy bay, các vật thể hành trình và thiết bị bay không người lái, trong phạm vi 160 hải lý (296 km).

Khi được hỏi về tình trạng này, tuỳ viên báo chí Nhà Trắng, bà Sarah Sanders, nói chính quyền Trump “biết rõ việc TQ quân sự hoá Biển Đông” và hứa rằng TQ sẽ phải chịu “hậu quả”. Trong khi đó, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ lại nói rằng sự kiện “các phương tiện quốc phòng cần thiết” được lắp đặt trên các đảo nhân tạo là quyền của TQ, và điều đó không cấu thành hành vi “quân sự hoá”.

Đã đến lúc nghĩ lại

Vào những năm cuối nhiệm kỳ Tổng thống Barack Obama, nhiều sĩ quan quân đội và quan chức Nhà Trắng đã xem nhẹ việc bồi đắp các rạn đá ở vùng biển tranh chấp, họ xem đó chỉ như một phiền phức mà thôi. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ còn khinh thị nói rằng các căn cứ mới tại đó chỉ là những con “vịt rù”, những mục tiêu nằm cố định một chỗ, có thể ăn đạn và bị loại khỏi vòng chiến dễ dàng khi có xung đột thực sự.

Theo chuyên gia Andrew Erickson thuộc Học viện Hải chiến Mỹ, thì các rạn đá này đến nay vẫn rất dễ bị tấn công, tuy nhiên, ông cho rằng: TQ không muốn gây ra chiến tranh với Mỹ. Thay vào đó, TQ muốn ở thế thượng phong giữa thời bình, hoặc trong những “khoảng xám”, chiến không ra chiến, hoà không ra hoà. Ông Erickson nói TQ muốn làm cho các nước láng giềng nhỏ và yếu hơn hiểu rằng họ sẽ phải “trả giá cực đắt, nếu cố gắng chống cự TQ trên Biển Đông”.

Đồng thời, TQ muốn nâng cao cái giá mà Mỹ phải trả nếu Mỹ can thiệp trong tương lai, vì vậy, tháng Tư vừa qua họ đã tổ chức cuộc duyệt binh hải quân, được mô tả là lớn nhất từ khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền năm 1949. Đây cũng là cuộc duyệt binh hải quân đầu tiên ở Biển Đông, với hơn 75 chiến đấu cơ, trực thăng và oanh tạc cơ, gần 50 chiến hạm và tàu ngầm. Tập Cận Bình tuyên bố với khoảng 10.000 binh sĩ tham gia duyệt binh rằng: “Nhiệm vụ xây dựng một lực lượng hải quân nhân dân hùng mạnh chưa bao giờ cấp bách như hiện nay”.

Biển Đông hiện chưa thực mất, theo cách nhìn của ông Erickson. Mỹ, đến nay, đã cản trở TQ cải tạo Bãi cạn Scarborough, một bãi cạn tranh chấp ngoài khơi Philippines, việc cải tạo bãi cạn này có thể sẽ là giọt nước làm tràn ly. Ngoài ra, từ khi Trump lên nắm quyền đến giờ, cũng chưa thấy vụ nào TQ lộ liễu quấy rối các tàu bè Mỹ có mặt hợp pháp trong vùng.

image

Hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của TQ, Malaysia, Philippines, Đài Loan, VN.

“Hậu quả” dành cho Trung Quốc mà đội ngũ Trump nhắc tới ở trên có thể mơ hồ, nhưng tuyên bố đó nằm trong sự đồng thuận ngày càng lan rộng, không chỉ trong giới tướng lĩnh Mỹ, mà còn trong giới nghị sĩ thuộc cả Đảng Tự do lẫn Dân chủ tại Quốc hội, và trong hàng ngũ ngày càng đông các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ. Tuần nào gần như cũng có những điều trần mới tại Quốc hội, hoặc tại hội thảo của các viện nghiên cứu, để tranh luận về cách “làm thế nào” – chứ không phải “nên hay không” – đẩy lùi các bước lấn sân của TQ. Có lúc đề tài tranh luận là khả năng quân sự leo thang nhanh chóng của TQ. Lúc khác, đề tài là các hành động lén lút gây hấn của TQ, như việc ăn cắp hoặc bắt buộc chuyển giao công nghệ Mỹ, và các chiêu thức được cho là của Đảng CSTQ nhằm tạo ảnh hưởng tại Mỹ.

Nỗi quan ngại nhiều chiều của Mỹ về một TQ trỗi dậy giúp giải thích vì sao không có tiến bộ khi một phái đoàn Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cầm đầu, thăm Bắc Kinh ngày 3 đến 4/5 vừa qua. Yêu sách chính thức từ phía quan chức Mỹ gồm lời kêu gọi TQ giảm thâm thủng mậu dịch đến 200 tỉ đô-la mỗi năm vào năm 2020, cho đến yêu cầu lãnh đạo TQ hạn chế các cuộc chuyển giao công nghệ bắt buộc và ngưng bao cấp các doanh nghiệp kỹ thuật cao được chọn cho dự án công nghiệp “Made in China 2025” (Làm tại Trung Quốc 2025”).

Các khiếu nại đa dạng từ Mỹ cũng sẽ làm phức tạp cuộc viếng thăm Washington vào giữa tháng Năm, được loan báo tuần qua, của Phó thủ tướng Lưu Hạc, nhà cố vấn kinh tế của Tập. Tại TQ, ê-kíp của Trump bị tố cáo là không rõ ràng và cũng chẳng biết mình muốn gì. Nhưng nhìn từ Washington, vì TQ đang tấn công hoặc thách thức Mỹ trên hàng loạt mặt trận, nên việc “toàn bộ chính quyền” phải vào cuộc đẩy lui những thách thức từ TQ lại trở nên cần thiết. Có lẽ giới hoạch định chính sách Mỹ không nhất thiết phải được một Đô đốc cảnh báo thì mới biết giông bão đang rình rập phía trước.

P.T.

Nguồn: The Economist, 12/5/2018

(Xem thêm hình ảnh hiện nay của Đá Vành Khăn, Xu Bi, Chữ Thập, và Đảo Phú Lâm trong bài “Biển Đông từ trên không” do Phan Trinh dịch, đăng cùng kỳ)

Dịch giả gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn