Bài viết đăng trong dịp nghỉ Tết - Tại Sao Đồng Tâm?

Nguyễn Quang Dy

Bạn đọc quý mến,

Trang BVN vẫn đang trong dịp nghỉ Tết hàng năm. Tòa soạn vắng lặng, không còn ai thường trực.

Tuy nhiên, cái Tết năm nay có một hiện tượng rất dễ nhận thấy là hình như không khí xã hội có một cái gì đấy có phần gượng gạo. Người có lương tri khó tìm được cho mình một niềm vui hồn nhiên. Ngay cả trên phương tiện truyền thông nhà nước, những màn tấu hài mà nội dung như mếu, phải mượn tiếng vỗ tay của sân khấu giả để ủng hộ tiếng cười giả hiệu của mình. Và kể cả trời đất, trận mưa đá giáng xuống xối xả ở Hà Nội suốt 4 tiếng đồng hồ trước Giao thừa khiến người đi xem pháo hoa hầu như vắng bặt, đám truyền hình muốn làm một cuộc phỏng vấn cũng chẳng tìm được ai trừ một vài người sắm vai "dân chúng" được chuẩn bị sẵn từ trước như hai ông nhạc sĩ Văn Ký và Phạm Tuyên.

Vì thế, khi nhận được 2 bài viết của hai tác giả Nguyễn Quang Dy và Phạm Đình Trọng gửi tới, dù đang trong kỳ nghỉ, BBT BVN vẫn hội ý chớp nhoáng và quyết định mời BTV kỹ thuật đăng giúp cho hai bài này, nhằm gửi đến quý bạn những lời tâm tình gan ruột trong ngày đầu xuân Canh Tí. Đó là một ngoại lệ cần thiết giữa lúc thiên nhiên và con người đều đang... bão nổi.

Xin cảm ơn hai tác giả và kính trình bạn đọc xa gần.

Bauxite Việt Nam

Trong bài trước (Những chỉ dấu bất ổn đầu năm mới, 12/1/2020), tác giả đặt biến cố Đồng Tâm trong bối cảnh rộng lớn hơn, để tránh “thấy cây mà không thấy rừng” và cảnh báo về hệ quả khó lường nếu “tự bắn vào chân mình”, chỉ có lợi cho Trung Quốc. Trong bài này, tác giả cố gắng phác họa bức tranh toàn cảnh về Đồng Tâm, trong khi dư luận bị phân hóa vì thiếu hụt thông tin được kiểm chứng, và 60% người Việt bị vô cảm (theo Gallup, 2012).

Tại sao Đồng Tâm có thể đối thoại?

Tháng 4/2017, câu chuyện Đồng Tâm nóng lên khi ông Lê Đình Kình (thủ lĩnh Đồng Tâm, 82 tuổi) bị công an đá gẫy chân và bắt cóc, nên dân Đồng Tâm đã giữ 38 cảnh sát cơ động làm con tin để trao đổi. Lúc đó ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch Hà Nội) đã thuyết phục được lãnh đạo ủng hộ, cùng hai đại biểu Quốc hội (ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng) đã về Đồng Tâm đối thoại với dân để giải cứu con tin và tìm giải pháp ôn hòa.

Tại sao lúc đó phương án đối thoại lại được chấp thuận? Thứ nhất, Đồng Tâm là một xã có truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dân Đồng Tâm tuy phản đối chính quyền chiếm đất nông nghiệp (59ha tại Đồng Sênh), nhưng không tranh chấp đất quốc phòng (47ha quanh sân bay Miếu Môn). Khi bộ đội xây tường bao quanh đất sân bay, dân Đồng Tâm đã kéo đến hỗ trợ. Khi dân bắt giữ con tin, họ được đối xử tử tế.

Thứ hai, ông Lê Đình Kình là một lão thành cách mạng có uy tín với dân, có 58 năm tuổi đảng, từng là bí thư đảng ủy nhiều năm. Tuy phản đối chính quyền chiếm đất nông nghiệp, nhưng cụ Kình tin vào đảng và vẫn là đảng viên đến khi bị giết. Một tướng công an có liên quan tới Đồng Tâm nhận xét, “dân hiền lành, không phải phản động, đấu tranh có lý lẽ và ôn hoà, chính quyền để xảy ra đổ máu là không chấp nhận được” (theo Lưu Trọng Văn).

Thứ ba, lúc đó ông Nguyễn Đức Chung đang lên, được lãnh đạo ủng hộ, vì sau đại hội Đảng, lãnh đạo thường muốn xây dựng hình ảnh để củng cố quyền lực. Theo ông Dương Trung Quốc, chính quyền không có bản đồ rõ ràng về đất quốc phòng nên đuối lý. Còn dân Đồng Tâm sau khi bắt giữ 38 cảnh sát cơ động làm con tin, họ có thể quá quá tự tin vào thắng lợi và chính nghĩa nên thách thức chính quyền, như một “sai lầm về chiến thuật”.

Lúc đó lãnh đạo đã tranh cãi xem nên chọn phương án nào để tháo gỡ bế tắc (standoff). Cuối cùng họ đã chọn phương án đối thoại (theo ông Nguyễn Đức Chung), mà không chọn phương án cứng rắn (theo ông Đoàn Duy Khương, Phó Giám đốc Công an Hà Nội). Kết quả là ông Chung và cụ Kình đã đã nổi lên như hai ngôi sao đối thoại ôn hòa để giải quyết tranh chấp (dù chỉ là tạm thời). Đồng Tâm cũng nổi lên như một trường hợp độc đáo và điển hình vì dân biết đồng tâm nhất trí, và lãnh đạo Đồng Tâm (cụ Kình) biết ứng xử khôn ngoan.

Tại sao Đồng Tâm lại đổ máu?

Gần ba năm sau, cuộc chơi đã thay đổi, khi ông Chung không giữ cam kết với Đồng Tâm, làm tuột mất cơ hội đối thoại. Câu chuyện Đồng Tâm diễn biến từ đối thoại ôn hòa thành đối đầu cực đoan, khi phe cứng rắn muốn thanh toán cụ Kình và “nhóm đồng thuận” để cảnh cáo những ai dám thách thức. Nhóm lợi ích đứng sau tranh chấp đất Đồng Tâm không chịu ngồi yên để mất cơ hội. Xu thế đối đầu cực đoan trong bối cảnh tranh giành quyền lực trước Đại hội Đảng lần tới, là cơ hội tốt để phe cứng rắn lật lại bàn cờ Đồng Tâm. Điều đó lý giải tại sao cách xử lý vụ Đồng Tâm (01/2020) lại thua xa cách xử lý vụ Thái Bình (1997).

Có thể nói đến tháng 01/2020, “chân dung quyền lực” đã thay đổi. Ông Chung nay bị dư luận tấn công “lên bờ xuống…sông Tô Lịch”, vì những bê bối liên quan đến công ty Nhật Cường, xử lý vụ “nước sạch sông Đà” và vụ nước bẩn sông Tô Lịch. Bàn cờ tranh giành quyền lực trước Đại Hội Đảng đang nóng lên, khi những đối thủ của ông Chung nhân cơ hội này muốn xử lý cứng rắn vấn đề Đồng Tâm như một mũi tên nhắm hai con chim.

Theo ông Nguyễn Đăng Quang (cựu Đại tá công an), mục tiêu dùng bạo lực đánh úp Đồng Tâm là “phải tiêu diệt bằng được ông Lê Đình Kình, tịch thu hết hồ sơ, tài liệu, chứng cứ mà đương sự đang cất giữ, và bắt bằng hết nhóm Đồng thuận Đồng Tâm”. Cụ Kình đã nhiều lần nói với báo chí: “Cho dù có bị chặt đầu, tôi vẫn khẳng định 59ha đất ở Đồng Sênh là đất nông nghiệp”. Cụ Kình nói trong tay đầy đủ hồ sơ, tài liệu, giấy tờ để chứng minh.

Theo ông Quang, cụ Kình vẫn chủ trương đấu tranh ôn hòa, theo ba nguyên tắc. Một là phải dứt khoát không dùng vũ lực. Hai là phải đấu tranh pháp lý (kiện ra tòa án). Ba là phải đối thoại và hòa giải. Nhóm Đồng thuận luôn khẳng định không chống Đảng và Nhà nước, mà chỉ chống bọn tham nhũng và các nhóm lợi ích, thể hiện trong Tâm thư của Đồng Tâm gửi Hội nghị TƯ 7 (15/4/2018) và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội (28/5/2018).

Có mấy yếu tố tác động đến xu thế ứng xử cực đoan của người Việt. Một là chiến tranh tuy kết thúc lâu rồi, nhưng “bóng ma chiến tranh” vẫn ám ảnh tư duy và cách ứng xử của họ. Mỗi khi tranh giành quyền lực hay xung đột lợi ích, người Việt dễ bị xô đẩy vào ma trận nội chiến. Thứ hai, người dân Đồng Tâm vốn ôn hòa, nhưng ngày càng bức xúc vì tuyệt vọng trước cách ứng xử tráo trở của chính quyền nên đã công khai thách thức. Thứ ba, các nhóm lợi ích có thể lợi dụng điểm yếu đó của người dân Đồng Tâm để thao túng chính sách.

Ông Đoàn Duy Khương tuy là Giám đốc Công an và cấp dưới ông Chung nhưng nếu được lãnh đạo Bộ Công an (và cao hơn nữa) ủng hộ thì có thể qua mặt ông Chung để xử lý vụ việc Đồng Tâm. Lần này, tham gia “15 ngày hành động quyết thắng” để bình định Đồng Tâm, không chỉ có lực lượng cảnh sát cơ động của Sở mà còn lực lượng của Bộ và các đơn vị khác. Đồng Tâm từ “ván cờ thế” nay trở thành “nước cờ thí” trong bàn cờ vây lớn hơn.

Hậu Đồng Tâm

Sau biến cố Đồng Tâm (9/1/2020), người ta đang nói đến “hậu Đồng Tâm” với những ẩn ý về “hệ quả không định trước” (unintended consequences), như thảm họa về đối nội, đối ngoại, và truyền thông. Bằng cách tập kích Đồng Tâm vào lúc rạng sáng như tấn công đồn địch, giết chết cụ Kình như kẻ thù không đội trời chung, chính quyền đang đánh mất lòng tin của người dân và chứng minh “cách mạng đang ăn thịt những đứa con của mình”.

Chính quyền không chỉ dùng bạo lực quá mức cần thiết và quá tàn bạo đối với người già, phụ nữ và trẻ em, mà sau đó còn ép Vietcombank phong tỏa tài khoản tiền phúng viếng của nhiều người gửi cho gia đình cụ Kình với lý do đó là “tổ chức khủng bố”. Trong chiến tranh, người ta phải đối xử nhân đạo với tù binh, nhưng trong hòa bình, người Việt lại đối xử tàn bạo với đồng bào của mình như kẻ thù. Sau ông Kình, liệu còn ai dám tin vào Đảng? Đây là cách ứng xử thiếu khôn ngoan, phá hoại khối đoàn kết dân tộc và an ninh quốc gia.

Trong khi đất nước đang cần đồng thuận quốc gia để tìm cách thoát hiểm bằng đổi mới thể chế và thoát Trung, thì người ta lại hành động như “tự bắn vào chân của mình”, chỉ có lợi cho Trung Quốc. Dấu vết trên thi thể của cụ Kình và ba sỹ quan cảnh sát đầy mờ ám, làm người dân càng nghi ngờ và bức xúc về cái chết thê thảm của họ. Thông báo của 3 người phát ngôn Bộ Công an về biến cố Đồng Tâm đưa ra 3 lần trong 5 ngày có nhiều điểm vô lý và trái ngược nhau, như một thảm họa về truyền thông, càng làm mất uy tín của Bộ Công An.

Quyết định đàn áp Đồng Tâm (9/1/2020) bất chấp Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (năm 2020), và bất chấp Nghị viện Châu Âu sẽ bỏ phiếu quyết định số phận của EVFTA (Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-EU). Theo ông Lưu Trọng Văn, chính quyền dùng bạo lực đàn áp dân Đồng Tâm gây ra bất ổn vào lúc này có thể là một phần trong âm mưu của nhóm lợi ích cấu kết với Trung Quốc “như thế lực thù địch”, hòng làm mất uy tín Việt Nam trước khi EU thông qua EVFTA.

Ngày 9/1/2020, bà Virginie Battu-Henriksson, người phát ngôn của Liên minh châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, cho biết Đại sứ Giorgio Aliberti (Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội) đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng (Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), bày tỏ lo ngại trước cách xử lý tình hình của công an Việt Nam. Bà Battu-Henriksson cũng cho biết rằng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã đề nghị có cuộc gặp với Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, đồng thời họ sẽ “tiếp tục theo dõi tình hình”.

Ngày 16/1/2020, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Thành tiếp ông Pier Giorgio Aliberti, nhưng nội dung không được tiết lộ. Trước đó (13-16/1/2020), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm và làm việc với Nghị viện Châu Âu, để “chữa cháy” vụ đàn áp Đồng Tâm. Ông Sơn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của EVFTA & EVIPA nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam-EU và hứa sẽ thực thi đầy đủ các cam kết. Theo Bộ KH-ĐT, EVFTA sẽ giúp Việt Nam tăng thêm 4,6% GDP và xuất khẩu sang EU sẽ tăng 42,7% (vào năm 2025).

Giọt nước tràn ly

Tháng 7/2019, Tổng thống Trump tuyên bố “Việt Nam hầu như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất” và “còn tệ hơn cả Trung Quốc”. Bộ Thương mại Mỹ đã đánh thuế 400% lên sản phẩm thép có nguồn gốc Hàn Quốc, Đài Loan (hay Trung Quốc). Sau biến cố Đồng Tâm, liệu ông Trump còn coi Việt Nam là một “trung tâm hòa giải quốc tế” và là “tấm gương tốt” để Bắc Triều Tiên noi theo, hay Đồng Tâm là “giọt nước tràn ly” làm Trump đổi ý. Phải chăng người Việt vẫn cực đoan muốn Việt Nam cô lập, theo mô hình “không chịu phát triển”.

Ngày 23/7/2017, Việt Nam đã cử đặc vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, bất chấp luật pháp Đức và luật quốc tế, gây ra khủng hoảng ngoại giao với Đức. Phải khó khăn lắm Việt Nam mới bình thường hóa được quan hệ với Đức và vận động được EU ký hiệp định EVFTA. Đêm 8-9/1/2020, Hà Nội huy động 3.000 cảnh sát cơ động đàn áp dân Đồng Tâm, bắn chết ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, tại nhà riêng. Đó là cách hành xử bạo lực, bất chấp luật lệ (như ông Duterte ở Philippine), gây ra phản ứng tiêu cực trong nước và ngoài nước.

Bài viết đăng trong dịp nghỉ Tết - Cái ác còn ngự trị

Phạm Đình Trọng

Say máu, tết đến, hệ thống tuyên truyền nhà nước cộng sản lại giăng khắp hang cùng ngõ hẻm những băng rôn lênh láng màu máu với hàng chữ hợm lĩnh, lố bịch: Mừng đảng – Mừng xuân. Năm nay, nhà nước cộng sản mừng mùa xuân thứ 90 đảng của họ bằng máu Đồng Tâm. Ra đường nhìn những tấm băng rôn đỏ máu Đồng Tâm, làm sao chịu nổi.

***

Năm ngàn dân lành ở Huế bị những người cộng sản xử bắn rồi bị vùi chung nấm mồ hồi tết Mậu Thân 1968 đã là man rợ. Nhưng mức độ man rợ của sự kiện Đồng Tâm tháng Tết Canh Tý còn khủng khiếp hơn. Trong đêm, giữa thời yên hàn, ba ngàn cảnh sát vũ trang rải quân vây kín nhà những người dân đang làm ăn lương thiện, chưa hề bị truy tố hình sự, chưa bị tòa án tuyên có tội. Không có lệnh khám nhà, bắt người, không cần có bản án tử hình, không cần pháp trường, trong đêm phá cửa, xông vào tận giường ngủ, dí súng sát tim, sát não cụ già 84 tuổi, nã đạn. Ba mươi người dân tay không bị đánh đến thương tích nặng rồi bị bắt đi mất tích đã hơn hai tuần không biết sống chết ra sao. Giết và bắt người rồi vơ vét của cải tiền bạc trong nhà dân mang đi. Mang xác cụ già đã bị bắn vỡ tim, nát óc đi phanh thây, rạch bụng cụ ra rồi mới trả xác về cho con cháu. Trong lịch sử loài người viết bằng máu chưa có sự kiện nào man rợ đến như vậy.

Sáng mồng một Tết năm trước, Kỉ Hợi, ông bạn già Lê Phú Khải phôn gọi tôi đến cuộc gặp với mấy ông bạn viết Lưu Trọng Văn, Hoàng Dũng ở Sài Gòn, Nguyễn Thọ từ Koln, Germany trở về. Chúng tôi ngồi cà phê vỉa hè thanh thản cảm nhận tiết tấu lãng đãng của mùa xuân đất nước, lắng nghe giai điệu dìu dặt của cuộc sống Sài Gòn trong ngày thư thả tết nhất. Năm nay, mồng ba tết Canh Tý tôi vẫn không muốn ra khỏi nhà.

Theo lịch ta, tháng Chạp được gọi là tháng Tết và tháng Giêng là tháng xuân. Cuộc thảm sát kinh hoàng diễn ra ở làng quê hiền hòa Đồng Tâm thuộc địa lí kinh kì Hà Nội đúng ngày rằm tháng tết Canh Tý năm nay làm bàng hoàng lương tri con người, phủ một bóng đen tăm tối lên tết Canh Tý và đè nặng trĩu trong lòng tôi.

Năm ngàn dân lành ở Huế bị những người cộng sản xử bắn rồi bị vùi chung nấm mồ hồi tết Mậu Thân 1968 đã là man rợ. Nhưng mức độ man rợ của sự kiện Đồng Tâm tháng Tết Canh Tý còn khủng khiếp hơn. Trong đêm, giữa thời yên hàn, ba ngàn cảnh sát vũ trang rải quân vây kín nhà những người dân đang làm ăn lương thiện, chưa hề bị truy tố hình sự, chưa bị tòa án tuyên có tội. Không có lệnh khám nhà, bắt người, không cần có bản án tử hình, không cần pháp trường, trong đêm phá cửa, xông vào tận giường ngủ, dí súng sát tim, sát não cụ già 84 tuổi, nã đạn. Ba mươi người dân tay không bị đánh đến thương tích nặng rồi bị bắt đi mất tích đã hơn hai tuần không biết sống chết ra sao. Giết và bắt người rồi vơ vét của cải tiền bạc trong nhà dân mang đi. Mang xác cụ già đã bị bắn vỡ tim, nát óc đi phanh thây, rạch bụng cụ ra rồi mới trả xác về cho con cháu. Trong lịch sử loài người viết bằng máu chưa có sự kiện nào man rợ đến như vậy.

Say máu, tết đến, hệ thống tuyên truyền nhà nước cộng sản lại giăng khắp hang cùng ngõ hẻm những băng rôn lênh láng màu máu với hàng chữ hợm lĩnh, lố bịch: Mừng đảng – Mừng xuân. Năm nay, nhà nước cộng sản mừng mùa xuân thứ 90 đảng của họ bằng máu Đồng Tâm. Ra đường nhìn những tấm băng rôn đỏ máu Đồng Tâm, làm sao chịu nổi.

Ngồi nhà, vào mạng hóng thêm tin mới Đồng Tâm liền gặp được một tâm trạng đồng điệu khi được đọc bài thơ của nhà thơ Bùi Chí Vinh với giọng thơ không có hồn thơ cổ điển như thơ Cao Bá Quát nhưng khí phách ngang tàng không kém nhà thơ họ Cao đã phất cờ khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn: 

Đêm Giao Thừa không ngủ được

Ngoài Bắc mưa giông sấm sét ầm trời

Trong Nam những con tắc kè xa quê kêu não nuột

Thành phố vắng rừng mà như có ma trơi

Đáng lẽ giờ này cánh đồng Sênh đã mặc áo mới tinh khôi

Cụ Lê Đình Kình ngồi nhà chờ cháu con chúc phúc

Người lính già kể chuyện Nguyên Phong bẻ nạng chống trời

Và tiếp tục kể chuyện giữ làng giữ đất

Đáng lẽ giờ này ba ngàn tinh binh trút lớp cảnh phục màu đen như mực

Trở về làm nhân dân trong mái ấm gia đình

Sẽ không có chuyện bốn giờ sáng hành quyết một cụ già nằm trên giường rồi rạch bụng

Rồi tung đủ thứ dư luận hỏa mù quỷ khốc thần kinh

Đáng lẽ giờ này ở tận Vũ Hán u minh

Bầy virus corona còn nằm co ro trong ruột dơi và rắn

Những cái miệng dục vọng phàm ăn Bắc Kinh đã ký án tử hình

Mở cái hộp Pandora chứa đầy zumbi, xác sống

Chẳng lẽ trái đất bị hủy diệt bắt đầu từ Trung cộng

Chẳng lẽ Việt Nam bị xóa sổ mùa xuân từ cái chết cụ Kình?

Đêm Giao Thừa không ngủ được

Sáng mùng một khai bút đầu năm như thể tụng kinh…

Chúc mừng năm mới Canh Tí


D:\Pictures\Bai boxit\62.jpg

Bạn đọc và Bạn bè yêu quý,

Một năm Kỷ Hợi qua đi trong nhọc nhằn mà kết thúc là phát đạn Đồng Tâm với bao nhiêu hệ lụy tiếp liền theo làm phân rẽ chính kiến của hầu như toàn thể dân tộc, khiến cho người có chút lương thức không ai không nát lòng.

Nhân dịp năm mới Canh Tí (2020), xin gửi đến quý cộng tác viên cùng Bạn đọc và Bạn bè khắp nơi trên trái đất - những người bạn đã hết lòng gắn bó với chúng tôi trong 10 năm nay - lời chúc mừng thắm thiết của diễn đàn Bauxite Việt Nam.

Cầu chúc tất cả mọi người trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đều được hưởng một mùa xuân ấm áp và thật sự an lạc. Riêng đối với Bạn đọc và Bạn bè yêu quý trên mảnh đất hình chữ S, ngoài lời chúc chân thành ở trên, chúng tôi còn cầu mong quý vị vẫn không quên cảnh giác với CÁI ÁC đang lẩn quất đâu đây bên cạnh mình, dù là một làn bụi mịn trùm phủ trên không, một hệ thống nước cấp ô nhiễm thầm lén chảy vào bể chứa, hay những bóng người có đủ quân trang quân dụng thậm chí cả phương tiện cơ giới hành tiến trong đêm. Đó là sự đe dọa thường trực mà cảnh giác không bao giờ thừa, trong tình thế một xã hội đầy dẫy hiện tượng phe nhóm lợi ích, gây tâm lý phân rã, nơm nớp đáng buồn hôm nay.

Cũng nhân dịp này, như thường lệ hàng năm, BVN xin được tạm dừng công việc trong 11 ngày, từ 21-1-2020 đến hết ngày 1-2-2020. Đúng sớm ngày 2-2-2020 chúng tôi sẽ xin trở lại đăng bài và tin bình thường. Rất mong người viết cũng như người đọc sẽ mang một tinh thần mới đến với BVN trong đầu xuân 2020 để diễn đàn thêm phần khởi sắc. Xin cảm ơn tất cả.

Bauxite Việt Nam


Câu đối Tết Canh Tí

Hà Sĩ Phu

Tranh tet Canh ty 3d


Yêu nước, phải Sáng lòng!

                                                                                                         Nhân quyền, không Miễn phí!

1/ Câu đối vui đón năm Con Chuột.

- Tối ba mươi, lịch đã định ngày, phải đón lũ Chuột nhắt, Chuột đồng, ngôn ngữ gọi đàn kêu… chíchí!

Sáng mồng một, lòng lo trừ họa, bèn mua chàng Mèo mướp, Mèo mun, bài ca diệt chuột hát… meomeo!

Lời dẫn: Nhà anh Ba lúc nhúc những Chuột, bị đánh duổi là Chuột cứ chui tụt vào chiếc Bình mà chủ nhân bảo là chính sứ Giang Tây, mua lúc cụ thân sinh còn đi lính cho Tàu, nên phải giữ gìn bằng mọi giá.

Cô em gái vốn tính nhu mì, không biết làm sao đập vỡ cái bình tai ác mà không chống lệnh anh, bèn mua về một con Mèo mướp. Chuột không sợ người, chỉ “kỵ” mèo! Mèo chỉ “hát meo meo” là chuột sợ khiếp vía (như kiểu xã hội ta, độc tài không sợ gì, chỉ kỵ dân chủ ôn hòa). Mèo Chuột đuổi nhau, Chuột trốn vào bình nên chiếc bình rơi vỡ vụn. Chú mèo vô tình lập công (tặng chú Mèo cái tên Mèo Dân chủ nhé!). Cô em thanh toán được cái bình đã thành ổ Chuột mà không trái lệnh người anh. HSP tôi nhân chuyện ấy mà viết ra Câu đối vui này, đón năm con Chuột.

2/  Duyên nợ giữa Chuột và Người:

- Nhân dân nào phải “cô bay”, sao dám đem làm thí nghiệm?

- Chuyên chính đích danh “thử bối”, vì đâu độc chiếm non sông?[1]

---------------

[1] cobaye (tiếng Pháp) là chuột bạch để làm thí nghiệm, thử bối (chữ Nho 鼠輩 ) là lũ chuột.

Chủ nghĩa Mác-Lê chính là một cuộc “đại thí nghiệm”, khai thác những sức mạnh có tính bản năng của con người và lòng hướng thiện, nhưng thiếu cái đầu lạnh trầm tĩnh và chính xác của Trí tuệ và Khoa học, nên thành quả bị rơi vào tay những con mãnh thú tỉnh táo, tim lạnh và biết rình mồi, tức những kẻ cơ hội cầm quyền “chuyên chính Vô sản” như Xít như Mao… vân vân...

3/ Ơn chú Chuột vi tính

- Chuột Vi-tính mà có công to, cú nhắp Chuột đưa ta ra…bốn bể !

- Người U-mê thường gây tội lớn, trận giết Người nổi tiếng đến…năm châu!

4/ Chuyện  Lò và củi

- Điểm mặt “Nội xâm [1], rừng củi vào , bung kết quả!

- Ôm chân Ngoại tặc, chủ thành củi, hóa thành công?

----------------

[1] Tội Tham nhũng thường được ví như giặc Nội xâm, thực ra đó chỉ là sự ví von, vì Nội xâm là tội xâm lược ở bên trong, tức tội người cầm quyền cướp mất nước của dân nên đã thành “giặc Nội xâm” đối với đất nước. Vụ thảm sát trong đêm rạng sáng ngày 9/1/2020 ở Đồng Tâm đúng hệt như cảnh một vụ “Giặc đã vào làng”, xông vào nhà dân, cướp nhiều đồ đạc và giết hại một ông già 84 tuổi thường hết lời can ngăn việc cướp bóc của họ..

5/ Đối thoại giữa Canh và Tý:

Canh và Tý trước đây là bạn cùng lớp phổ thông, nay Canh là cán bộ An ninh phường, Tý là sinh viên tham gia biểu tình chống làm đặc khu cho Tàu. Ngày 1 tháng 10 vừa qua Tý dắt xe ra cửa định đến mừng sinh nhật người yêu thì bị Canh giữ lại và bảo “hôm nay bạn không được ra khỏi nhà”. Tý liền viết tin lên Facebook gây làn sóng công phẫn, mới biết ngày 1 tháng 10 là một ngày nhạy cảm An ninh liên quan đến bạn vàng(!), đề phòng biểu tình phản đối âm mưu xâm lược của Trung Quốc. Thế là hôm nay, nhân Tết ông Công, Canh đến rủ Tý ra tiệm Cà phê nói chuyện để bạn thông cảm.

Nhắp ly cà phê, Canh ra vế đối trách bạn nóng tính:

* Chỉ CANH một TÝ, sao to chuyện?

TÝ cười mỉm rồi ôn tồn lắc vai bạn và nói thẳng:  

* Động TÝ là CANH, quá tiểu nhân!

Canh hơi đỏ mặt xấu hổ, nhưng rồi nắm tay bạn và nói nhỏ: Ông vẫn giỏi Câu đối như ngày xưa, chữ “tiểu nhân” đối lại với “to chuyện” là ác rồi, nhưng lệnh trên phải làm, kẻ quân tử cũng phải thành tiểu nhân thôi, nhục lắm, ông mắng thì mình phải chịu.

Cảm ơn đôi bạn Canh và Tý đã cho cái Tết năm Con Chuột này một cặp đối thú vị.

       * Chỉ CANH một , sao to chuyện?

       * Động CANH, quá tiểu nhân!

6/ Chuột và bình, mối tình tương sinh tương khắc:

- Bình của Búa Liềm nay Chuột rúc, tất nhiên Bình cố đẩy Chuột ra!
- Chuột tuôn Cặn Bã để Bình hôi, kiên quyết Chuột cứ yêu Bình đấy!

7/ Đổi giọng, vẫn là Chuột:

- Ba chú NHẮT gặm đồ thờ thuở nọ, nay vênh vang gõ nhịp ca CHÙ (TRÙ)!
- Mấy anh LANG uốn tấc lưỡi hôm nay, cũng tấp tểnh đeo hàm ông CỐNG!

(Ông Cống ông Nghè là bậc Tiến sĩ thời xưa)

8/ Hài hước một chút chơi

hai huoc 2

9/ Ngày Tết, chiêu hồn những người chết oan, chết “bất đắc kì tử”, chết vì những nguyên nhân lãng xẹt:

- Ngót bốn chục sinh linh, chui thùng lạnh, thùng nhân đều chết thảm!
- Dư ba mươi tử nạn, bốc nhiệt tình, bóng đá hóa điêu linh? [2]
(một bên chết vì quá ‘hàn”, một bên chết vì quá “nhiệt”)
-----------------------
[2] Tin từ trithucvn.net/tin-tuc-vn/: 31 người chết vì Tai nạn giao thông trong ngày diễn ra chung kết bóng đá SEA Games 30.

Nén nhang ngày Tết cho những “thùng nhân”
     

      Đã rằng “thập loại chúng sinh”
Nghĩa đồng bào, gọi chút tình xót thương
Ba mươi chín kẻ chết đường
Như đàn chim nhỏ tìm phương mặt trời!
      Những hồn dân Việt bi ai
Tết về ta thắp một vài nén hương.
     Hoang đường chi hỡi Thiên đường?
Cõi âm ơi, để cõi dương chạnh lòng
      Rời tổ ấm chui trong thùng lạnh
      Máu Lạc Hồng cô quạnh đã ngưng
      Thực hư, khôn dại đã từng
Nén hương sưởi ấm nhau chừng ấy thôi
      Thế gian lệ đã cạn rồi
Còn đâu nước mắt khóc hoài… “thùng nhân”?

                                    H.S.P. (Tết Canh Tý 2020)

10/ Chút đau ngày Tết (từ Đồng Tâm nhớ về Nọc Nạn)

- Đồng Nọc Nạn: GIẶC có lúc công minh là PHÁP, còn giữ nét Nhân văn!
- Đồng Tâm: “TA” đôi khi bạo ngược như TÀU, chỉ lo quyền Thống trị !

(Vụ án đồng Nọc Nạn: Trong khi tự vệ người nông dân đã giết chết một viên chức của nhà cầm quyền người Pháp, nhưng Tòa đại hình Cần Thơ mở ngày thứ sáu 17-8-1928, do ông Dde Rozario ngồi ghế chánh thẩm đã tuyên một bản án mà theo tường thuật của nhà báo Lê Trung Nghĩa đăng trên Diễn đàn Đông Dương ngày 20-8-1928 và nhiều tờ báo bằng tiếng Pháp, bản tại Sài Gòn lúc đó là: “Tòa vào phòng để thảo luận bàn cãi rất lâu, sau đó trở ra tuyên một bản án mà không một bản án nào có thể công bằng và nhân ái hơn” (Tòa của Pháp tha bổng một nông dân Việt đã giết một sỹ quan Pháp để tự vệ). https://tuoitre.vn/ngon-lua-dong-noc-nang-477808.htm)
- Đem đại binh chống một ông già, lo sợ quá bởi Lòng không Đại nghĩa!
- Dựng tiểu tiết như bày con nít, mưu mô thừa vì Chí chẳng Công minh!
* Đất Việt Nam thấm máu Việt Nam, đất chẳng biết gian manh hay Tuấn Kiệt!
* Đạn Cộng Sản xuyên tim Cộng Sản, đạn không hay phản loạn với Anh Hùng!

11/ Ngày Tết, tưởng nhớ những tù nhân lương tâm

Kẻ làm Câu đối này đã qua một cái Tết trong tù (1996). Tâm sự lúc ấy gửi vào hai Câu đối:
Câu 1 (trong tù)
            - Quên điều Quốc luật gài then sắt!
            - Để chữ Dân quyền nảy nét son!
Câu 2 (trong tù)
            - Thơ Xuân dâng Hồn Nước, song sắt phải mờ!
             - Đối Tết rộn Tình Quê, cửa lim cũng vượt!

Trên mạng đã có người bình về hai câu ấy rằng: “Son” bền hơn “sắt” đấy. Thân thể người tù vượt sao được song sắt, cửa lim? Nhưng Hồn Nước và Tình Quê sẽ biến Tâm hồn người tù thành tiếng, thành lời vượt qua song sắt, về nhà với người thân và với nhân dân mình ngày Tết!

Bà con đi thăm nuôi trong dịp Tết xin mang hai Câu đối này, của một người đồng tâm đồng cảnh, như một chút than hồng sưởi ấm lòng nhau những ngày cô đơn giá lạnh. Chúc nhau hãy kiên nhẫn vượt qua! Dân quyền, Nhân quyền, những giá trị cao chẳng khi nào miễn phí!

MẤY CÂU MỜI ĐỐI:

Câu 1:
- Mấy chục năm tuổi đảng quang vinh, chưa học phép nôn, sao là cao cấp?
(nghĩ về vụ án Nguyễn Bắc Son)
Câu 2:
- Phú mà không quý dân không trọng!
(răn những kẻ trọc phú, chỉ biết mưu mẹo làm giàu mà quên nghĩa vụ với dân, với nước “Phú” mà không “Quý dân” thì không đáng “Trọng” đâu!)
Câu 3:
- Canh Tý, Chuột Chí lên chùa!
(Ngoài ra, tất cả các vế đối trong bài đều có thể coi như những vế xuất đối để quý độc giả ứng đối ngày Tết cho vui).

Tết Canh Tý 2020

Hà Sĩ Phu trân trọng kính bút

Thảm kịch Lê Đình Kình - Thảm kịch của người dân lương thiện sống trong thể chế tồn tại bằng bạo lực và lừa dối

Phạm Đình Trọng

Kỳ một

1. Giữa thời bình, Công an mở mặt trận tổng lực đánh vào dân

Theo lời kể của dân Đồng Tâm, đêm ngày 8 rạng sáng 9 tháng một, năm 2020 có tới chín ngàn quân Chính phủ gồm công an và quân đội bao vây dân làng Đồng Tâm. Quân bố ráp, tấn công Đồng Tâm rải khắp xã và khắp các ngả đường bao quanh Đồng Tâm. Người dân không thể bao quát hết bề rộng và bề sâu thế trận của công an nên ước lượng không thể chính xác. Nhưng ba điều có thể khẳng định.

Một là số quân tham gia sự kiện Đồng Tâm 8.1.2020 không thể tới chín ngàn. Chín ngàn là quân số xấp xỉ một sư đoàn. Theo nhiều nguồn tin, lực lượng vũ trang hành quân đến Đồng Tâm đêm 8.1.2020 khoảng hơn ba ngàn quân, tương đương hai trung đoàn. Hai trung đoàn mũ sắt, áo giáp, tay khiên tay súng, ầm ầm xe pháo vây ráp một làng quê nhỏ bé, hiền hòa của thủ đô Hà Nội, thành phố hòa bình là sự ngạo ngược chà đạp pháp luật, chà đạp cuộc sống bình yên, chà đạp mạng sống người dân. Như kiêu binh thời vua Lê chúa Trịnh kéo đàn kéo lũ đi cướp của dân, bắt đàn bà con gái hãm hiếp giữa ban ngày, ngay giữa kinh thành Thăng Long

Hai là tên gọi sự kiện. Sự kiện Đồng Tâm kéo dài từ nhiều ngày trước và bùng nổ vào đêm 8.1.2020 không phải chỉ là cuộc tuần tra, lập chốt kiểm soát trên đường làng, bình thường, đơn giản như mấy ông tướng công an uốn lưỡi biện minh trên truyền thông nhằm giành phần chính đáng cho cuộc sử dụng binh đao bất chính với dân của nhà nước công an trị.

Đó thực sự là cuộc động binh lớn, một trận đánh lớn hơn nhiều lần trận đánh đẹp do Đại tá công an Đỗ Hữu Ca chỉ huy bắn đạn AK vào ngôi nhà gia đình anh nông dân Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng 8 năm trước. Lực lượng trận đánh đẹp tấn công dân của Đại tá Đỗ Hữu Ca chỉ có vài chục công an và quân đội đều thuộc lực lượng vũ trang Hải Phòng và trận đánh diễn ra chớp nhoáng chỉ trong buổi sớm ngày 5.1.2012.

Cuộc động binh Đồng Tâm 8.1.2020 là trận đánh binh chủng hợp thành, có xe bọc thép, có vũ khí điện tử, có chó nghiệp vụ, có cảnh sát cơ động, cảnh sát chữa cháy. Hàng ngàn quân trùng trùng, lớp lớp được trang bị vũ khí hiện đại tới tận răng đã bao vây cô lập hoàn toàn xã Đồng Tâm với thế giới chung quanh, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Sóng điện thoại, mạng internet bị cắt. Người dân không được ra khỏi Đồng Tâm và sóng internet không lọt được vào Đồng Tâm. Trẻ Đồng Tâm cũng không được tới trường nhiều ngày. Không phải chỉ dân Đồng Tâm bị cấm cửa. Những người dân Hà Nội quan tâm đến cuộc đấu tranh giữ mảnh đất sống của người dân Đồng Tâm cũng bị công an đến từng nhà, vòng trong vòng ngoài vây hãm không cho ra khỏi nhà suốt cả tuần.

Cuộc động binh lớn nhằm vào người dân Đồng Tâm đang lo cho con trẻ có tấm áo mới mặc tết, lo cho trên bàn thờ tổ tiên có tấm bánh chưng khi ngày tết Canh Tý đã cận kề. Rải quân kín mọi ngõ ngách. Xe bọc thép như những lô cốt, những pháo đài rải trên đường làng. Những họng súng lăm lăm. Tiếng nổ đùng đoàng trong đêm. Một cuộc chiến tổng lực đã thực sự diễn ra.

Vài chục tay súng công an và lính địa phương Hải Phòng không gây án mạng, chỉ để lại vài vết đạn lỗ chỗ trên tường nhà anh nông dân Đoàn Văn Vươn cũng được Đại tá Giám đốc công an Hải Phòng gọi là trận đánh đẹp. Cuộc động binh của hàng ngàn quân binh chủng hợp thành do Bộ Công an chỉ huy đêm 8.1.2020 với bốn mạng người chết, ba chục người dân bị bắt, nhiều người dân bị đòn tra của công an mang thương tích đến nay vẫn đang phải cách li và chạy chữa trong bệnh viện chưa biết sống chết ra sao. Cuộc động binh thảm khốc như vậy không thể không gọi là trận đánh lớn và ác liệt. Đó thực sự là một trận đánh, một cuộc bố ráp, đàn áp dân Đồng Tâm bằng súng đạn với mức độ khốc liệt của chiến tranh và kéo dài chứ không phải chỉ là cuộc tuần tra đơn thuần vốn phải lặng lẽ, âm thầm.

Ba là cấp độ sự kiện. Quân có mặt trong sự kiện Đồng Tâm 8.1.2020 là quân chính qui, tinh nhuệ, hiện đại nhất của Bộ Công an chứ không phải quân của Sở Công an Hà Nội. Sở chỉ huy cuộc động binh cũng đặt ở Bộ Công an chứ không đặt ở Sở Công an Hà Nội. Cáo buộc tội trạng người dân Đồng Tâm lấy cớ cho cuộc động binh, thông báo “chiến sự”, công bố “chiến lợi phẩm” cũng phát ra từ Bộ Công an. Phát ngôn về cuộc động binh đều là các tướng Chánh văn phòng, tướng Thứ trưởng Bộ Công an. Sự kiện Đồng Tâm 8.1.2020 thực sự là cuộc đối thoại bằng súng đạn của nhà nước công an trị với người nông dân thuần chất và lương thiện làm ăn, là một hành động quân sự cấp nhà nước.

Theo lời cụ bà Dư Thị Thành, lực lượng công an đằng đằng sát khí bủa vây dày đặc quanh nhà cụ, cắt khóa cửa, xông vào phòng ngủ, bắn chết chồng cụ bà Dư Thị Thành là cụ ông Lê Đình Kình ngay trên giường ngủ, ngay trước mặt cụ bà Dư Thị Thành bằng bốn phát đạn gần như dí sát người đều nhằm vào chỗ giết chết tức thì, hạ gục lập tức. Một viên đạn xuyên vào ngực trái. Hai viên đạn khoan vào đầu. Môt viên đạn thổi bay cả một mảng khớp gối chân trái. Phần dưới chân trái chỉ còn dính lắt lẻo với phần trên bởi sợi gân và mảnh thịt bèo nhèo. Giết chủ nhà. Bắt tất cả những người còn lại trong nhà dẫn đi. Lùng sục vơ vét của chìm mang đi. Nhân danh nhà nước, nhân danh bảo vệ pháp luật nhưng công an đã hành xử tàn bạo hơn cả băng cướp, giết người cướp của.

2. Từ tội ác mang tên Nguyễn Thị Năm đến tội các mang tên Lê Đình Kình

Phát lệnh cuộc động binh lớn quân số lên tới cả ngàn tay súng đánh vào dân, cho phép lính trong đêm phá cửa xông vào nhà dân dí súng vào ngực, vào đầu dân bóp cò gây bàng hoàng người dân cả nước, gây chấn động cả thế giới. Một cái lệnh không biết đến pháp luật, chà đạp lên pháp luật, cho phép đạo quân công an nhà nước hành xử với dân như một băng cướp giết người cướp của thì lãnh đạo cấp thành phố Hà Nội không thể và không dám. Cho lính được tử hình dân tại nhà, không cần bản án, không cần pháp trường thì lãnh đạo cấp thành phố Hà Nội không thể và không dám cho phép.

Cấp trên của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và cấp trên của Ủy viên trung ương đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chính là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Theo nguyên tắc tập trung dân chủ của tổ chức cộng sản, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, lệnh tấn công Đồng Tâm, lệnh xử bắn cụ Lê Đình Kình ngay tại giường ngủ phải được Bộ Chính trị nhất trí tán thành nhưng trách nhiệm trực tiếp không thể lẩn tránh thuộc về ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng và ông đứng đầu chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Đồng Tâm là một thảm họa - cho Đảng CSVN

Nguyễn Văn Vui

Đồng Tâm là một thảm họa. Trước tiên là cho gia đình cụ Lê Đình Kình và những người nông dân dũng cảm khác ở Đồng Tâm: gia đình tang tóc, thương vong, tù tội oan ức, chỉ hai tuần trước ngày Tết linh thiêng. Cửa nhà thì tan hoang, ruộng đồng mất trắng và tương lai của họ và con cháu họ dưới chế độ này là vô cùng đen tối.

Nhưng nhìn rộng ra thì Đồng Tâm là một thảm họa lớn, vô cùng nhức nhối, có khả năng gây hệ quả nghiêm trọng lâu dài cho nhóm cầm quyền CS tại Việt Nam. Trong suốt cả quá trình từ lúc tính toán lập mưu, rồi lên (đại) kế hoạch, thực hiện cuộc trấn áp, sau đó đến khâu xử lý khủng hoảng, chống trả làn sóng phản biện phẫn nộ ào ạt của nhân dân trong và ngoài nước… nhóm cầm quyền CS đã giẫm đạp từ bãi phân bò này qua bãi phân bò khác mà không chừa một bãi nào. Nói một cách khác, trong vụ Đồng Tâm chúng đã phạm tất cả các lỗi có thể phạm được, những lỗi vô cùng thô thiển và ấu trĩ, làm không ai tin nổi vào mắt mình.

Thứ nhất, quyết định đem cả 3000 ngàn quân tinh nhuệ, trang bị vũ khí hiện đại, về tấn công một làng quê nằm sát nách Hà Nội, lúc 3-4 giờ sáng để giết một cụ già (đã từng bị công an đánh gãy xương đùi trong một cuộc đàn áp khác trước đây 2 năm), chỉ hai tuần trước ngày Tết cổ truyền, và nhất là chỉ 12 ngày trước khi Ủy ban INTA (Committee on International Trade) họp tại Bruxelles, quyết định này là một lỗi hệ thống.

Ngoài việc đánh giá nhẹ yếu tố vô cùng thất nhân tâm của những hành động côn đồ giết chóc trong lúc toàn dân đang sửa soạn đón Tết, nhóm cầm quyền CSVN cũng đã phơi bày tất cả sự đần độn khó tưởng tượng của chúng trước những hậu quả về mặt ngoại giao quốc tế – một mặt trận mà trong thời „chống Mỹ cứu nước“ chúng đã từng vênh váo biết là chừng nào, ai còn nhớ không!?

Những kẻ ra quyết định đánh úp dân Đồng Tâm ngày 9.1. đã quên đi (hoặc quá ngu xuẩn nên chẳng hề biết) rằng Ủy ban INTA sẽ họp ngày 20.01. tại Bruxelles. INTA là Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Âu châu, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc thiết lập, thực thi và giám sát chính sách thương mại chung của EU và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Vào thời điểm nói trên, INTA sẽ họp để bỏ phiếu về khuyến nghị cho buổi họp khoáng đại tháng 2 sắp tới của Nghị viện Âu châu, có nên thông qua hoặc từ chối Hiệp định thương mại EVFTA hay không.

EVFTA là hiệp định thương mại lớn giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam, mà biết bao quan chức Hà Nội đã trầy da tróc vẩy đàm phán 9 năm trời qua mới xong. Khác với các hiệp định thương mại thông thường, EVFTA là một hiệp định thương mại „sâu sắc“, vì nó không chỉ đòi hỏi những cải tổ về mậu dịch hàng hoá, mà còn bao gồm cải tổ ở các lãnh vực khác, đặc biệt là bảo vệ nhân quyền, bảo vệ quyền lao động và bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh cuộc đàn áp thô bạo và thô bỉ tại Đồng Tâm vừa rồi, người ta khó có thể tưởng tượng được là INTA sẽ bỏ phiếu thuận cho EVFTA!

Thứ hai, việc nhà cầm quyền đã ra 3 phiên bản chính thức khác nhau chỉ trong vòng 5 ngày để thông tin về vụ đàn áp đẫm máu Đồng Tâm, đó là một thảm họa lớn về quan hệ công chúng (mà nhiều người quen tiếng Anh hoặc tiếng Đức gọi là PR disaster hay PR-Katastrophe): Sáng sớm ngày 9.1. khi mà các vết cháy và vết máu trên làng Hoành ở Đồng Tâm vẫn chưa lạnh, thì trang nhà của bộ CA đã chỉnh chệ có ngay một bản thông báo (làm khung chỉ đạo cho báo chí lề phải và đám dư luận viên), cho rằng vừa có một số “đối tượng chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng xây dựng hàng rào bảo vệ sân bay Miếu Môn khiến ba cán bộ chiến sĩ công an hy sinh…“. Nghĩa là dân làng ra tận sân bay (cách làng 3 km), lúc 3 giờ sáng, để gây sự với lực lượng xây dựng hàng rào, cũng đang làm việc lúc… 3 giờ sáng (?) Liền tức thì, nội dung láo lếu này được sư đoàn 10.000 dư luận viên CS bù lu bù loa trên mạng, nhưng đã gặp phải phản pháo rát mặt từ người dân khắp nơi.

Thấy không ổn, Bộ CA giao cho Tô Ân Xô, Thiếu tướng, Chánh Văn phòng kiêm Phát ngôn viên Bộ ra tuyên bố rằng: chuyện không xảy ra ở công trường xây dựng sân bay Miếu Môn, công an trấn áp làng Hoành vì “tổ công tác đi vào làng” thì bị tấn công bằng “lựu đạn, bom xăng, dao phóng”, khiến “ba cán bộ, chiến sĩ công an hi sinh”. Tuyên bố mới này như một cây gậy to thọc vào cổ họng của đám dư luận viên phe nhà, làm chúng cứ ấp a ấp úng rất tội nghiệp. Phản pháo từ nhân dân vẫn tiếp tục rát mặt.

Thấy cũng chưa ổn, Bộ CA lại cử Lương Tam Quang, Trung tướng, một trong nửa tá Thứ trưởng CA, mới thăng quan hồi tháng 8 năm ngoái, ra tuyên bố: Không có “tổ công tác” nào đi vào làng Hoành mà ngược lại, làng Hoành bị các “tổ công tác” bao vây bởi rất nhiều “chốt”. Cuộc tấn công vào làng Hoành xảy ra vì “chốt 16” bị “ném lựu đạn”, khiến “lực lượng chức năng phải tiến hành các biện pháp cần thiết”. Ngoài ra, “ba cán bộ, chiến sĩ công an” không phải thiệt mạng do hầm chông, „lựu đạn, bom xăng, dao phóng”, mà cả ba bị chết do cùng té xuống “hố kỹ thuật” sâu bốn mét. À ha! Thì ra cả 3 sĩ quan CA (1 thượng tá, 1 trung úy và 1 thiếu úy) đã tử vong không do tác động của các phần tử ngoan cố phản loạn, mà do tự... trượt chân (!)

Tới đây thì màn PR đã coi như thất bại thê thảm vì nó đã chẳng đáng tin cậy (vì quá lươn lẹo và láo khoét), chẳng tránh được các rắc rối (nó gợi ra thêm nhiều thắc mắc hơn nữa do cách lý giải phi lý) và nó cũng chẳng xây dựng được một hình ảnh tốt đẹp nào cho cái nhà nước đang muốn được quảng cáo (trái lại là đằng khác).

Thảm kịch Lê Đình Kình – Thảm kịch của người dân lương thiện sống trong thể chế tồn tại bằng bạo lực và lừa dối

Phạm Đình Trọng

Kỳ hai

3.  Sự thật cuộc thảm sát Đồng Tâm rạng sáng 9.1.2020

Vụ việc tranh chấp 59 ha đất cánh Đồng Sênh giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền Hà Nội là vụ việc dân sự quá đơn giản, thường tình. Vụ việc của luật pháp, chỉ một phán quyết công tâm của tòa án, vụ việc sẽ kết thúc thỏa đáng, thấu đáo và êm thấm. Chỉ có pháp luật mới giải quyết công bằng và hài hòa mọi tranh chấp quyền lợi trong xã hội dân sự.

Từ ngàn đời nay dân Đồng Tâm đã đổ mồ hôi làm ra hạt lúa, hạt ngô trên hơn 100 ha đất đồng Sênh. Trong bản đồ dự án sân bay Miếu Môn rộng 280 ha được Chính phủ hoạch định trong quyết định số 113/TTg ngày 14.4.1980 có 47,36 ha đất phía đông cánh đồng Sênh của dân Đồng Tâm. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình lúc đó bằng văn bản 386 QĐ/UB ngày 10.11.1981 đã thu hồi có đền bù 47,36 ha đất phía đông cánh đồng Sênh của hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm giao cho dự án sân bay Miếu Môn. Đơn vị quân đội được giao quản lí đất dự án sân bay đã đóng cọc bê tông phân định mốc giới 280 ha đất qui hoạch sân bay Miếu Môn.

59 ha đất còn lại phía tây cánh đồng Sênh ngoài mốc giới dự án sân bay, người dân Đồng Tâm vẫn một nắng hai sương với đất cho đến nay, một năm hai vụ làm ra của cải vật chất cho xã hội. Còn dự án sân bay Miếu Môn mãi mãi chỉ là dự án, sân bay chỉ có trên giấy và 280 ha đất của lúa, của ngô chuyển thành đất dự án sân bay thì bỏ hoang. Một số dân Đồng Tâm quí đất, thương đất lại phải xin đơn vị quân đội cho thuê lại chính mảnh đất của mình để lại được thức khuya dậy sớm với đất, để đất khỏi mồ côi, hoang hóa.

Can qua nổi lên từ 2015 khi 59 ha đất nông nghiệp của dân Đồng Tâm phía tây cánh đồng Sênh liền kề đất dự án sân bay Miếu Môn lọt vào những cặp mắt thèm khát bành trướng thanh thế, thèm khát lợi nhuận của mấy ông tướng tá doanh nghiệp Viettel nửa dơi nửa chuột, nửa kinh doanh thương trường kiếm lợi nhuận tư bản, nửa an ninh quốc phòng kiếm lưng vốn chính trị. Và mấy ông tướng tá với sức mạnh đồng tiền của doanh nghiệp đại gia trên thương trường và sức mạnh chính trị của an ninh quốc phòng đã khiến chính quyền Hà Nội phải quyết liệt phù phép biến 59 ha đất nông nghiệp của dân Đồng Tâm thành đất quốc phòng mà không trưng ra được quyết định của cấp có đủ thẩm quyền thu hồi 59 ha đất phía tây cánh đồng Sênh giao cho quốc phòng, cũng không trưng ra được bản đồ thu hồi đất theo quyết định đó.

Chính quyền Hà Nội không có văn bản pháp luật chuyển đổi 59 ha đất phía tây cánh đồng Sênh từ đất nông nghiệp thành đất quốc phòng. Không đủ lẽ phải để đối thoại lí lẽ với dân. Không có căn cứ pháp luật để lôi dân ra tòa án phân xử. Nhưng họ có thừa sức mạnh bạo lực nhà nước và với lòng tham, với bảo bối “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí”, mà nhà nước chính là lòng tham của họ, 59 ha đất phía tây cánh đồng Sênh liền được họ thậm thụt ngã giá và kí giao kèo với Viettel. Giờ họ phải dùng sức mạnh bạo lực nhà nước giành bằng được 59 ha đất phía tây cánh đồng Sênh, thực hiện nghĩa vụ của bên kí giao kèo với Viettel.

Ngày 15.4.2017, trận đầu tiên sức mạnh bạo lực nhà nước gồm bạo lực công an Hà Nội và bạo lực quân đội mang danh Viettel đánh lén nhưng vô cùng hiểm độc và hèn hạ nhằm thủ tiêu thủ lĩnh giữ đất của người dân Đồng Tâm.

Một lực lượng gồm đám lính trẻ cùng ô tô phục sẵn trên con đường vắng chạy qua cánh đồng Sênh. Một lực lượng vào làng Hoành gồm đám sĩ quan công an huyện Mỹ Đức đã từng luyện võ trong trường công an và sĩ quan quân đội Viettel quân phục, quân hàm nghiêm chỉnh gây lòng tin cho thủ lĩnh giữ đất Lê Đình Kình. Họ mời cụ Kình và chỉ một cụ Kình, không cho người dân nào cùng đi ra cánh đồng Sênh vắng vẻ, lừa nhờ cụ Kình chỉ mốc giới phân định đất dự án sân bay và đất còn lại của Đồng Tâm. Ra đến chỗ lực lượng bạo lực đã bày thế trận, viên trung tá phó công an huyện Mỹ Đức liền tung thế võ hiểm hạ gục cụ Kình. Lãnh trọn cú đòn độc, cụ già 82 tuổi còm cõi bay lên rồi vật xuống đường nhựa nơi chiếc ô tô trực chờ chở xác cụ đi phi tang. Đầu đập xuống đường nhựa, xương hông bị vỡ, xương đùi bị gãy, Chỉ nhờ may mắn cụ Kình thoát chết nhưng trở thành tật nguyền, tàn phế suốt đời.

Thủ lĩnh nông dân giữ đất Lê Đình Kình không chết bởi bạo lực cơ bắp ngày 15.4.2017 thì người thủ lĩnh khí khái, lẫm liệt đó phải chết bởi bạo lực súng đạn đêm 8 rạng sáng ngày 9.1.2020. Đó là sự thật Đồng Tâm, sự thật cuộc thảm sát Đồng Tâm rạng sáng 9.1.2020

 4.  Dối trá

Mở trận đánh lớn bất chính, bất minh và tàn bạo đánh vào dân, Bộ Công an phong tỏa mọi thông tin sự thật về trận đánh Đồng Tâm 8.1.2020. Ngay cả đội ngũ báo chí đông đúc của đảng, của công an cũng không được tiếp cận sự thật Đồng Tâm. Độc quyền thông tin về trận đánh nhưng những ông tướng công an ở sở chỉ huy, những người thảo kịch bản và hoạch định phương án tác chiến Đồng Tâm 8.1.2020, hoạch định cả những cái chết ở Đồng Tâm cũng thông tin bất nhất về cái chết của ba sĩ quan công an.

Sáng 9.1.2020, trong thông báo đầu tiên về tin chiến sự Đồng Tâm, bộ Công an đưa tin ba sĩ quan công an chết ở cánh đồng Sênh do “một số đối tượng chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng xây dựng hàng rào bảo vệ sân bay Miếu Môn khiến ba cán bộ chiến sĩ công an hy sinh”. Hôm sau ông tướng Chánh văn phòng bộ Công an lại lôi tên ba ông sĩ quan xấu số chết ngoài đồng Sênh phải về chết giữa làng Hoành mới buộc được tội cho dân Đồng Tâm gây ra cái chết của ba sĩ quan công an. Hôm sau nữa ông tướng Thứ trưởng Bộ Công an lại điều ba sĩ quan công an về chết ngay trong khe tường giữa nhà cụ Kình và nhà bên canh mà họ gọi là “hố kĩ thuật”: “Ba cán bộ, chiến sĩ công an không phải thiệt mạng do “hầm chông, lựu đạn, bom xăng, dao phóng”, mà cả ba bị chết do cùng té xuống “hố kỹ thuật” sâu bốn mét” (Lời ông tướng Thứ trưởng Bộ Công an). Phải chết ngay trong khe tường cạnh nhà cụ Kình để có tang chứng buộc tội gia đình cụ Kình giết công an, do đó công an mới phản ứng bắn chết cụ Kình.

Vì sao các ông tướng công an ở sở chỉ huy trận đánh Đồng Tâm lại lúng túng, ấp úng, mơ màng, nói năng huyên thuyên về cái chết của ba công an, ba đồng đội của họ như vậy. Hai khả năng đặt ra.

Một. Cái chết của ba công an không có trong thực tế, chỉ có trong kịch bản của những người lên phương án tác chiến ở sở chỉ huy trận đánh. Trong trận đánh phải có cái chết của ít nhất ba công an để biên minh cho hành xử tàn bạo của công an, trong đêm xông vào nhà dân, bắn chết dân như bắn một kẻ có nợ máu. Nhưng tác giả kịch bản quá kém cỏi, kịch bản quá sơ hở. Ba cái chết cứ phải thay đổi để bịt những sơ hở đó mà bịt không nổi.

Ba cái chết được truy tặng huân chương chiến công cao nhất nhưng ngoài tên người, tên đơn vị thì thân nhân và gia đình người chết sơ sài không bình thường. Ba gia đình mang nỗi đau của ba cái chết phải là chủ thể trong đám tang. Nhưng trong đám tang, gia đình vô cùng mờ nhạt, không thấy nỗi đau chỉ thấy hình thức thủ tục của một đám tang. Cả việc tặng huân chương, thăng quân hàm đầy báng bổ pháp luật, báng bổ giá trị cao quí của những tấm huân chương cũng được làm nhanh bất thường đến kinh ngạc.

Bình thường bộ hồ sơ tưởng thưởng, vinh thăng phải hành trình vòng vèo qua nhiều cửa, nhiều cấp, nhiều cuộc họp xét duyệt, nhiều dấu son của một nền hành chính nhiêu khê, trì trệ. Đơn vị cơ sở là trung đoàn cảnh sát cơ động phải tập hợp tư liệu, xây dựng báo cáo thành tích khen thưởng, họp hội đồng, họp đảng ủy xem xét và làm văn bản đề nghị lên cấp trên là BTL CSCĐ (bộ tư lệnh cảnh sát cơ động). BTL CSCĐ lại trình lên BCA (Bộ Công an). BCA trình lên Chính phủ. Từ tờ trình của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước mới kí quyết định tặng thưởng huân chương. Từ đề nghị của Trung đoàn đến Chủ tịch nước kí quyết định phải qua ít nhất năm cấp. Mỗi cấp đều phải theo trình tự: Thủ trưởng xét duyệt, văn phòng thảo đề nghị, xin chữ kí rồi trình lên cấp trên. Thần tốc nhất mỗi cấp cũng phải mất một ngày. Nhưng ba công an chết ở Đồng Tâm ngày 9.1 thì ngay hôm sau đã có chữ kí của Chủ tịch nước quyết định truy tặng huân chương. Kì lạ là ngày 9.1 công bố ba cái chết, trong cùng một ngày hôm sau, 10.1, có ngay chữ kí của cả Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước. Mau lẹ phi thường như việc tôn vinh đã có sẵn trong kịch bản, đã được hoàn tất từ trước, chỉ chờ công bố cái chết là công bố tặng huân hương.

Chỉ vài chục người dân họp mặt tưởng niệm ngày đau thương ngày 19.1, ngày 17.2, ngày 14.3… lập tức có hàng trăm công an chìm nổi khống chế dân, giải tán cuộc họp mặt chính đáng của dân và hàng chục mật vụ cầm máy quay video dí sát vào mặt từng người dân ghi hình. Trong trận đánh lớn vào Đồng Tâm của hàng ngàn cảnh sát cơ động phải có hàng trăm ống kính video nghiệp vụ của công an có mặt ở mọi chỗ, với máy ghi hình cao cấp, ghi được hình trong mọi điều kiện ánh sáng, nhất là những điểm có xung đột, là đỉnh điểm bùng nổ như nhà cụ Kình.

Sở chỉ huy trận đánh rất cần hình ảnh, bằng chứng xác thực về cái chết của công an để biện minh cho trận tấn công vào dân tàn bạo của công an. Có tới ba cái chết quí giá đó thì đội ngũ ghi hình đông đảo của công an phải xô đến bấm máy ở mọi góc độ. Nhưng các tướng công an ở sở chỉ huy trận đánh đưa thông tin về ba cái chết mà không có nổi một tấm hình đủ sức thuyết phục, đủ sức chứng minh xác thực về cái chết của công an ở Đồng Tâm rạng sáng 9.1.2020. Có cái chết thực thì nơi ba công an ngã xuống không thể tùy tiện di chuyển hết nơi này đến nơi khác. Cái chết đau lòng có thực đó cũng đã được ghi lại bằng nhiều tấm ảnh xúc động và đầy sức thuyết phục, không mơ hồ và giả tạo như hai, ba tấm ảnh nghèo nàn do dư luận viên tung lên mạng.

Hai. Cái chết của ba công an chỉ là tai nạn xảy ra ngoài kịch bản. Quân đội và công an đua nhau làm kinh tế, hăm hở làm kinh tế, say mê làm kinh tế. Đua nhau làm kinh tế, sĩ quan quân đội và công an đều kiếm tiền rất giỏi và rất giầu như tướng Lê Mã Lương đã chỉ ra. Giỏi kiếm tiền, giỏi làm giầu, chỉ biết mê mải đếm tiền thì phẩm chất người lính, khả năng tác chiến của quân đội phải thấp kém và kĩ năng nghiệp vụ của công an phải tồi tệ.

Hoàng Sa trong trí nhớ người Việt

1. Đặt tên cho con: Hoàng Sa

Quyen Vinh

Vậy là Trung Quốc đã cướp Hoàng Sa của chúng ta 45 năm. Xem lại ảnh này lần nào cũng rưng rưng: Chị Ngô Thị Kim Thanh 28 tuổi một tay ngăn nước mắt một tay bấu chặt con trong bụng tại lễ truy điệu chồng, Hạm phó chiến hạm Nhật Tảo Nguyễn Thành Trí. Chị đã làm khai sinh cho con như một lời gửi gắm: tên Nguyễn Thanh Triết, tự Hoàng Sa. Hoàng Sa cũng là lời thề chung của người Việt.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người

Tôi đã gặp và đã viết về một trường hợp khác đặt tên con tên đảo, nay xin nhắc lại.
Năm 1993 tôi ra Trường Sa. Nghề phóng sự/bút ký dạy tôi phải kiểm tra kiến thức về nơi sắp đến viết. Và tôi chợt nhận ra trong đầu tôi cũng như trong tủ sách cá nhân chẳng có gì đáng kể về hai quần đảo cửa ngõ biển Đông của Tổ quốc.
Chưa hết, trước khi xuống tàu ra Trường Sa, tôi qua đêm tại Nha Trang, và tôi đã nhận được bài học lớn.
Trên bãi biển Nha Trang, tôi tình cờ gặp người thầy cũ hồi còn ngồi ghế giảng đường Đại học Sư phạm Huế trước bảy lăm. Ông là một giảng viên thỉnh giảng đến từ học viện hải quân quân đội Sài Gòn. Về nước sau khi tốt nghiệp tiến sĩ hải dương ở Nhật thì ông bị động viên.
Chỉ hai giờ môn nhiệm ý “Con người và môi trường sống” ông đã để lại trong tôi hai lời dặn có sức nặng đặc biệt: “Du khảo địa lý cho ta thấy được, sờ nắn được lịch sử, cho ta tình yêu nước rất cụ thể”. Và “Anh chị sinh viên hãy dùng từ đất nước thay cho từ sông núi, giang sơn vốn là khái niệm Tổ quốc của lục địa Trung Hoa, nơi có núi cao sông dài. Việt Nam ta đất tới đâu biển theo tới đó, đất nước mới là khái niệm Tổ quốc của người Việt”.

Muôn vẻ ngóng Tết

La Khắc Hòa

1. "Lão Hạc" bán "Cậu Vàng" tại phiên chợ Tết huyện Thanh Chương Nghệ An (Nhà báo, nhà văn Nguyễn Quang Vinh có thơ:
"Chủ ngóng người mua chó
Chó ngóng chủ bế về
Đường phố cứ như thế
Xuân, tết, và đam mê
Thương quá con cún nhỏ
Ngơ ngác bên vệ đường
Ngó chủ mình ngồi đó
Thất lạc chốn người dưng"

D:\Pictures\Bai boxit\59.jpg

2. Bí thư Nguyễn Thiện Nhân "quét rác nơi không có rác" (Nhà báo Lưu Trọng Văn ghi chú ảnh)

D:\Pictures\Bai boxit\60.jpg

3. Bí thư đương chức vừa bị kỉ luật tặng hoa Cựu Tỏng bí thư siêu giàu, có nhà giát vàng:

D:\Pictures\Bai boxit\61.jpg

L.K.H.

Nguồn: FB La Khắc Hòa

Ba việc liên quan đến Đồng Tâm hé mở thêm sự thật...

Lưu Trọng Văn

Đồng Tâm có là Mỹ Lai?

Không! Mỹ Lai chỉ sau vài ngày thế giới đã có tin tức, Đồng Tâm đã quá 10 ngày, mọi chuyện vẫn rất tù mù! Thông tin chính thức và dư luận viên lẫn mạng xã hội thì mâu thuẫn, muốn có tư duy lô gic thì chịu chết, không thể suy nghĩ lành mạnh được!

Tiêu diệt cả một làng, chỉ có thời Trung Cổ và ở Trung Quốc thôi!

Hoạ diệt chủng vừa thương vừa sợ
Nòi giống ta biết có còn không

                           (Phan Bội Châu)

Trần Ngọc Vương

1. Trên báo Bảo vệ Pháp luật của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có bài viết về gia đình Thượng tá Nguyễn Duy Thịnh:

"Nguyễn Gia Huy, con trai lớn của anh Thịnh sụt sùi nước mắt kể lại thời khắc cuối cùng được gặp cha: "Tối 8.1 mẹ cháu đưa em gái đi học, cháu định đi tắm còn bố ngồi ăn cơm một mình. Bố bảo cháu đừng đi tắm vội, ngồi đây đơm cơm cho bố để bố đi công tác không muộn. Hỏi bố bao giờ về, bố bảo: “Yên tâm đi, mai kia bố về, bố còn đi lớp bồi dưỡng cán bộ”.

Như vậy Trung đoàn CSCĐ của CA Hà Nội đã được lệnh điều động đi Đồng Tâm từ tối 8.1 trước sự kiện mà trung tướng Quang nói với báo chí sớm ngày 9.1 một nhóm người Dân khiêu khích, ném vật nổ tấn công chốt công an 16 (lý do chính đáng để công an tấn công trừng trị nhóm Dân chống người thi hành công vụ mà không cần lệnh của Viện Kiểm sát).

2. Bộ CA vừa ra quyết định:

"Điều động Thượng tá Nguyễn Ngọc Mẽ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, đến nhận công tác và giữ chức vụ Trưởng Công an huyện Hoài Đức; điều động Đại tá Lê Đình Thành; Trưởng Công an quận Nam Từ Liêm, đến nhận công tác và giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động".

Tại sao có cuộc điều động ngay sau khi Trung đoàn CSCĐ trực tiếp liên quan vụ Đồng Tâm này? Tại sao phải điều động Trung đoàn trưởng Nguyễn Ngọc Mẽ người chỉ huy Trung đoàn như BCA và Thủ tướng cũng như Chủ tịch nước vừa ngợi khen thành tích dẹp loạn ở ĐT đi về huyện Hoài Đức nơi an ninh yên ổn?

Vai trò của Thượng tá Mẽ trong vụ ĐT ra sao để dẫn đến ba sĩ quan chết thảm và để cụ Kình chết khuất tất ở ĐT?

3. Sáng qua gã gặp một nhân vật có nhiều thành tích chống tội phạm, từng về Đồng Tâm tìm hiểu vụ Đồng Tâm.

Nên lựa chọn thái độ như thế nào trước một vấn đề chính trị gây tranh cãi?

Trịnh Hữu Long

https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2020/01/1920.jpg

Ảnh: The Atlantic.

Quyết định đầu tiên ta cần đưa ra khi đứng trước một vấn đề chính trị là: có cần phải quan tâm tới nó không? Quan tâm là một thái độ, không quan tâm cũng là một thái độ. Bạn có thể lựa chọn hoàn toàn không quan tâm gì đến chính trị, cũng có thể chọn lọc những vấn đề chính trị để quan tâm. Một người quan tâm tới chính trị không nhất thiết phải quan tâm đến tất cả mọi vấn đề. (Mà thực sự có ai đủ sức quan tâm tới tất cả mọi vấn đề đây?)

Khi quan tâm rồi thì ta đứng trước một nan đề: một vấn đề chính trị đang gây tranh cãi, ai cũng có vẻ đúng mà ai cũng có vẻ sai, chẳng biết tin ai bây giờ.

Lấy ví dụ như vụ Đồng Tâm xảy ra ngày 9/1/2020. Chính quyền thì nói dân Đồng Tâm lấn chiếm đất quốc phòng, tàng trữ vũ khí, chống người thi hành công vụ; dân Đồng Tâm và những người ủng hộ thì nói đất ruộng là của họ, họ bị công an tấn công bố ráp lúc 4:00 sáng và giết ông Lê Đình Kình.

Bạn đang hoang mang không biết làm gì thì lại có tin công an phong tỏa tài khoản ngân hàng Vietcombank của bà Nguyễn Thúy Hạnh vì cho rằng đó là tài khoản nhận tiền tài trợ khủng bố, trong khi bà Hạnh tuyên bố chỉ nhận tiền phúng điếu cho ông Lê Đình Kình. Một số người ngay lập tức kêu gọi đóng góp cho dân Đồng Tâm trên GoFundMe và lại lập tức nhận được rất nhiều khoản đóng góp, hầu hết là nhỏ lẻ từ rất nhiều người.

Thiên hạ chia đôi, bên nào cũng quyết liệt bảo vệ quan điểm của mình. Ta phải lựa chọn thái độ như thế nào đây? Một số gợi ý sau đây có thể giúp bạn tháo gỡ được một số nút thắt để lựa chọn thái độ, rồi từ đó xây dựng quan điểm riêng của mình.

Bất động sản nông nghiệp dưới góc nhìn của nông dân

Hoàng Kim (*)

Thời gian gần đây có khá nhiều hội thảo, ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý liên quan đến bất động sản nông nghiệp. Nhưng tôi, một nông dân trồng lúa ở Đồng Tháp cho rằng nhiều người đang hiểu sai bất động sản nông nghiệp hoặc hiểu sai các nghị quyết của Chính phủ về an ninh lương thực quốc gia.

https://cdn.thesaigontimes.vn/Uploads/Articles/299484/3b15e_hoang_kim.jpg

Tác giả Hoàng Kim, một nông dân trên ruộng lúa của mình ở huyện Tân Hồng, Đồng Tháp. Ảnh do tác giả cung cấp.

Trong Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ: Về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia có quy định duy hoạch đất lúa như sau: “Quy hoạch đất lúa phải đảm bảo sự thống nhất và phù hợp về quy mô và địa bàn bố trí đất lúa với quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc. Để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 diện tích đất lúa cần phải giữ là: 3,8 triệu ha, trong đó: 3,2 triệu ha  đất lúa sản xuất hai vụ trở lên, có thủy lợi hoàn chỉnh. Diện tích đất lúa cần giữ, bảo vệ nghiêm ngặt phải được xác định cụ thể đến từng địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa đến hộ sử dụng”.

Bản thân đất nông nghiệp là bất động sản không đầu tư xây dựng và tuân thủ các quy định luật pháp về đất đai, thế nhưng, trong bài "Bất động sản nông nghiệp gần như... bất động" đăng trên TBKTSG Online ngày 27-12-2019, tôi có cảm nhận Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lại “chế tạo” ra bất động sản nông nghiệp, và yêu cầu Chính phủ phải thay đổi Luật Đất đai cho hợp với bất động sản nông nghiệp này.

Đất nông nghiệp dù làm với công nghệ cao hay công nghệ bình thường là “đất sống” để sản xuất, đất bất động sản là “đất chết” để mua đi bán lại, đất sống không thể trộn lẫn với đất chết để thành bất động sản nông nghiệp được.

Doanh nghiệp muốn làm nông nghiệp công nghệ cao thì trực tiếp mua đất hoặc thuê đất của nông dân, mua hoặc thuê đất với giá hợp lý thì nông dân sẽ đồng ý, cần gì Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phải làm trung gian?

Doanh nghiệp muốn có đất thì đi thuê hoặc mua đất, muốn thuê hoặc mua đất thì thương lượng trực tiếp với nông dân, chứ sao lại than khó khăn và rủi ro.

75 năm sau Cách mạng, chị Dậu vẫn đang bán chó chạy bữa lúc năm cùng tháng tận (*)

Theo facebook Hoàng Linh, bức ảnh này chụp ở chợ Thanh Chương, Nghệ An trong một ngày cận tết. Từ mảnh đất này, ông Hồ Chí Minh đã ra đi tìm kiếm con đường cho dân tộc ông thoát khỏi cảnh nô lệ bần cùng. Ông đã đến Pháp, đệ trình bản yêu sách 8 điểm đòi hỏi nhiều quyền cho dân tộc ông. Nhưng cho đến nay, phần lớn những yêu sách mà ông đọc tại Pháp vào 100 năm trước, nhân dân Việt Nam cũng đang đọc hàng ngày để yêu sách với thể chế chính trị do ông lập ra.

Đây là 8 yêu sách ngày xưa của ông Hồ Chí Minh:

1.Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.

2.Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lý như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.

3.Tự do báo chí và tự do ngôn luận.

4.Tự do lập hội và hội họp.

Nói gì về vụ Đồng Tâm?

Ngụy Hữu Tâm

Là một cụ già 76 tuổi, ngang anh "Tổng Chủ", xin có vài ý kiến về một vấn đề hết sức nhạy cảm. Những đã muốn ngừng viết, thế nhưng bây giờ thì không thể...

Lại phải nói, tôi bắt đầu tham gia trang mạng thế nào, ngừng ra sao, rồi bây giờ vì sao trở lại. Cũng phải giãi bày như vậy để bạn đọc hiểu cho dù đây là việc cực chẳng đã, hoàn toàn nằm ngoài ý muốn.

Tôi vốn bắt đầu tham gia trang mạng với trang basam, viết ít năm, chắc cũng có bạn này bạn khác để ý. Xin lỗi hoàn toàn không phải muốn nổi tiếng mà vì, nói cho nó trung thực, nghĩa vụ công dân mà thôi.

Thế rồi trang basam đóng cửa, tôi dĩ nhiên chẳng biết – và cũng không quan tâm lắm - nguyên nhân đích thực. Nên tất nhiên tôi không viết nữa, có viết cũng không biết gửi đi đâu, hoặc gửi đi, được đăng thì cũng chẳng có ai xem!

Thế thì viết làm gì, tôi không còn ở tuổi phải kiếm tiền, hay nổi tiếng - ở đời, danh và lợi vốn đi đôi với nhau - về việc viết lách của mình cơ mà! Tôi nhớ như in từ nhỏ, cha tôi đã dặn, gia đình ta có truyền thống xa danh lợi, ông nội tôi chỉ là một viên chức hạng dưới nên hay nhắc con cháu chỉ cố theo hai nghề trong sạch là thầy thuốc và thầy giáo  nhé, cố tránh hai lĩnh vực khó lường là doanh nghiệp và chính trị. Bên ngoại tôi cũng vậy, họ hàng trong quê Chương Mỹ chỉ làm nghề thuốc, còn ông ngoại tôi là giáo viên văn tại trường Bưởi! May quá không ai theo đuổi hai lĩnh vực trên, cả bên nội lẫn ngoại. Bây giờ lại vào cuối đời, sau khi về nhỉ hưu từ 2005 mà trước đó thuần túy làm cán bộ nghiên cứu rồi từ khi về hưu song song là hướng dẫn viên du lịch và dịch thuật nên cũng muốn nếu gọi là tham gia góp ý kiến của mình với các vấn đề xã hội, hay nói "phản biện" cho sang trọng cũng được, nhưng trên hết xuất phát điểm phải là nghĩa vụ công dân.

TUYÊN BỐ ĐỒNG TÂM 10.1.2020

(Cập nhật đợt 7 với 26 tổ chức, 801 cá nhân)

Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenbodongtam2020@gmail.com

Tình hình

Tin trên các báo (lấy lại từ Cổng thông tin điện tử Bộ Công an) cho biết có một đơn vị quân đội đến “xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, huyện Mỹ Đức” (trong thực tế là xây tường rào cho phần đất thuộc “dự án sân bay Miếu Môn” cũ) từ 31/12/2019; sáng 9/1/2020 gặp phải “một số đối tượng có hành vi chống đối”, và hậu quả, “có 3 cán bộ chiến sĩ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối tử vong, 1 đối tượng bị thương”.

Nhưng đến nay, công luận đã thấy rất rõ qua các bằng chứng lan truyền: Vào khoảng 4h sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 nhân dân Đồng Tâm bị các lực lượng lên đến hàng ngàn người bao vây, xông vào làng, tấn công bằng lựu đạn cao su, hơi cay, dùi cui… Đặc biệt họ cô lập, ném lựu đạn cao su, xả hơi cay vào khu nhà cụ Lê Đình Kình, ông Lê Đình Công. Vài chục người, trong đó có toàn bộ gia đình cụ Kình đã bị bắt đưa đi đâu không rõ. Đến cuối ngày 10 tháng 1, đã có thông báo chính thức là Cụ Lê Đình Kình (84 tuổi, cựu Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Tâm, người lãnh đạo Tổ Đồng Thuận thay mặt bà con khiếu nại về quyền sử dụng khu đất Đồng Sênh) đã tử vong. Số thương vong của cả hai phía dân và lực lượng vũ trang được cho là có thể còn nhiều hơn nữa.

Được biết, trước đó, từ 25/12/2019 lực lượng chức năng đã cho chuẩn bị quân cán, diễn tập, uy hiếp nhân dân Đồng Tâm. Đến tối ngày 6/1/2020 nhà cầm quyền đã cắt Wifi ở Đồng Tâm và canh giữ, cản trở những người hoạt động dân sự độc lập từ Hà Nội muốn tiếp cận với Đồng Tâm để minh bạch thông tin từ Đồng Tâm. Và cho đến cuối ngày 10/1/2020, toàn bộ đường vào Đồng Tâm vẫn bị phong toả, Đồng Tâm thực sự bị đặt trong tình trạng giới nghiêm.

Công luận có quyền đặt ra những câu hỏi:

1. Nhà cầm quyền đã dùng một lực lượng vũ trang đông đảo hàng nghìn người trang bị tận răng tiến vào Xã Đồng Tâm trong đêm tối nổ súng, bắt người, gây thương vong. Hành động ấy có minh bạch không? Có hợp pháp không? 2. Tường rào sân bay Miếu Môn nằm xa khu dân cư, sự phá rối không thể xảy ra trong khu dân cư, như vậy qui tội cho một số phần tử gây rối có phải là vô căn cứ, là lý do bịa đặt để che đậy hành vi bất minh? 3. Việc tranh chấp đất Đồng Sênh đã kéo dài nhiều năm, nhưng chưa được giải quyết rốt ráo cả về mặt hành chính lẫn tư pháp. Nôn nóng sử dụng vũ lực để trấn áp phản ứng của người dân có phải là biện pháp chính đáng của “Chính quyền Nhân dân”?

Hậu quả của vụ Đồng Tâm đã vượt khỏi dự liệu của tất cả mọi người. Đau đớn thay! Máu đã đổ, máu của chiến sĩ, máu của dân, đều là máu của người Việt Nam. Điều cực nguy hiểm là người dân đã bị đẩy thành thù địch, đối đầu với chính quyền, lòng tin của người dân với chính quyền không còn một chút nào! Vụ Đồng Tâm sẽ đi vào lịch sử như một vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Lần đầu tiên, dưới chế độ luôn tự xưng là “của dân”, người nông dân công khai trương ra và thực hiện khẩu hiệu: “Phải giữ đất dù phải hy sinh xương máu!”

Những hình ảnh cụ Lê Đình Kình với những vết thương và hiện trường

BVN không muốn làm mọi người tan nát cõi lòng vì những hình ảnh dưới đây, nhưng buộc lòng phải đưa lên, cốt để soi tỏ đâu là công chính đâu là vô lương trong vụ bắn giết rùng rợn hơn cả thời Trung cổ này.

Xin chúng ta hãy nén lòng vì người đã khuất và vì nỗi oan khuất sững sững đang chờ những người còn sống.

Bauxite Việt Nam

Hiện trường căn phòng cụ Lê Đình Kình bị quân cộng sản sát hại 4 giờ sáng ngày 9/01/2020.

Những vết thương khủng khiếp trên cơ thể cụ Kình, chúng bắn vào đầu cụ, bắn vào tim cụ, bắn vào chân cụ, các vết thương còn cho thấy chúng đã tra tấn trước khi sát hại cụ Kình.

Nhà cụ Kình bị phá tan hoang để cướp đi các tài liệu chứng minh 59ha đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của nhân dân Đồng Tâm.

Chúng giết cụ Kình ở phòng ngủ, vậy mà chúng vu khống cụ chết khi gây rối ở Đồng Sênh cách nhà cụ 3km.

Giết hại một dân thường 84 tuổi, lại là một đảng viên cộng sản lão thành ngay trong phòng ngủ rồi vu khống nạn nhân là khủng bố, là chống đối, là giết người. Bỉ ổi, hèn hạ nào hơn?

Tẩy chay: Thanh gươm cùn hay “thượng phương bảo kiếm”?

Y Chan

Tiền phúng điếu mà xếp vào tài trợ khủng bố, các ông đã đạt đến tận cùng của sự man di mọi rợ

Trần Đình Thu

Với thông cáo của Bộ công an về việc phong tỏa tài khoản cá nhân chị Nguyễn Thị Hạnh với lý do “tài trợ khủng bố”, Việt Nam đã xứng đáng là một đất nước man di mọi rợ nhất quả đất.
Khi các ông đã tấn công xong Đồng Tâm, đã giết người, các ông không hề khởi tố vụ án “khủng bố” và những người bị bắt cũng không ai bị khởi tố tội “khủng bố” mà chỉ có tội “giết người” và “chống người thi hành công vụ”. Sau đó nhân dân góp tiền phúng điếu đám tang, nó rõ ràng là một khoản tiền hoàn toàn không liên quan gì đến những sự kiện xảy ra trước khi các ông tấn công vào Đồng Tâm. Vậy nhưng các ông vẫn chặn khoản tiền này với lý do liên quan đến khủng bố, thì các ông đã chà đạp lên những gì gọi là quy định pháp luật mà các ông đã vẽ ra và thể hiện tính chất luật rừng của các ông.
Thật là trớ trêu khi các ông liên tục khoe khoang Việt Nam đang làm chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mà các ông hành xử như những tổ chức tệ nhất nằm đâu đó ở Trung Đông chứ không phải là một quốc gia có nền pháp luật đủ để ngồi nói dóc ở Diễn đàn Liên Hợp Quốc.

T.Đ.T.

FB Trần Đình Thu

https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2020/01/83042041_511097539762976_7102854968087937024_n.jpg
Bức ảnh được sử dụng để kêu gọi tẩy chay ngân hàng Vietcombank. Trong ảnh là nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, người bị Vietcombank phong tỏa tài khoản. Ảnh: Chưa rõ nguồn.

Chúng ta thường chỉ nghe từ “tẩy chay” xuất hiện nhiều trong các sự kiện xã hội, một kiểu phản kháng của các hội nhóm chống lại những gì họ cho là bất công hoặc trái đạo đức.
Tẩy chay vì vậy đối với nhiều người nghe có vẻ rất ghê gớm, kịch liệt, thậm chí xa vời. Đó là chuyện trên trời của “mấy nhà hoạt động”, hay “mấy đứa rỗi việc”, không phải việc của công dân tuân thủ pháp luật như mình – họ nghĩ vậy.
Trong thời đại các xung đột xã hội ngày càng phức tạp, những tin tức về tẩy chay lại xuất hiện ngày một nhiều.
Gần như mỗi ngày đều có phong trào tẩy chay một sản phẩm, một dịch vụ, một doanh nghiệp, một người nổi tiếng, một cửa hàng, một bộ phim, một bài hát, hay một sự kiện, một tổ chức, thậm chí một quốc gia, một dân tộc nào đó.
Như một vũng xoáy lan rộng, nó dễ khiến chúng ta có cảm giác xã hội hiện đại đang có vấn đề. Đụng đâu cũng có người tẩy chay người!
Kỳ thực, người tẩy chay người không phải là vấn đề của xã hội hiện đại. Nó là chuyện còn… xưa hơn trái đất.
Nó xuất hiện từ rất lâu trước khi người ta nghĩ ra được từ để gọi nó.

Góp ý kiến với Đảng Cộng sản Việt Nam trước thềm Đại hội đảng lấn thứ 13 năm 2020

Thưa ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam

Thưa ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng

Thưa bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ Tịch Quốc hội,

Thưa các anh chị em đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Thưa quí vị,

Tháng 10 năm 2019, trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương khóa 11 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có “yêu cầu nghiên cứu kỹ, thảo luận, cho ‎‎ý kiến, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội 12 và diện mạo đất nước sau 36 năm đổi mới, 30 năm thực hiện cương lĩnh của đảng

Đồng thời, phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông, chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua…”

Thưa quí vị,

Sau 6 ngày họp, trong diễn văn bế mạc Tổng Bí thư nói:

Ban chấp hành Trung ương giao cho Bộ Chính trị chỉ đạo các tiểu ban khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Trung ương, tiếp tục hoàn chỉnh các dự thảo gửi đại hội đảng bộ các cấp đóng góp ý kiến, tổ chức tốt việc tổng hợp, tiếp thu ý kiến của đại hội đảng bộ các cấp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng các dự thảo văn kiện, trình Trung ương xem xét thông qua trong năm 2020, sau đó xin ý kiến nhân dân trước khi trình Đại hội 13 của Đảng…”

Thưa quí vị,

Hiện nay có khoảng 4.5 triệu đảng viên, chiếm khoảng 1 phần 20 dân số, hầu như tất cả các hoạt động của đảng, ví dụ như 15 văn kiện Tổng Bí thư ký với Trung Quốc , 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, hợp đồng cho phép nhà máy giấy Lee&Man đều đã được đảng quyết định trước khi thông qua Quốc hội, tất cả đều không hỏi ý kiến của nhân dân. Tôi rất vui mừng vì trong diễn văn bế mạc lần này Tổng Bí thư có nhắc nhở là mọi đảng viên là phải: “xin ý kiến nhân dân trước khi trình Đại hội 13 của Đảng…”

Thưa Tổng Bí thư,

Thưa các anh chị em đảng viên,

Thưa quí vị,

Tôi xin được giới thiệu, tôi tên là Phạm Văn Thành. Năm 2005 với chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc, đảng đã đưa ra Nghị quyết số 36. Để thực thi nghị quyết này, Sứ quán Việt Nam tại Canada mời khoảng hơn 100 doanh nhân nhóm họp. Dưới sự hỗ trợ của Sứ quán và các doanh nhân, tôi đã được bầu làm Chủ tịch Hội Doanh nhân tại Canada (AVOBIC). Tôi muốn nhân cơ hội này xin gửi lời cám ơn đến Đảng, Nhà nước, Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương đã ưu ái tặng cho tôi 3 bằng khen do những đóng góp khiêm tốn của tôi.

Với tư cách là một công dân Việt Nam, không phải là đảng viên của Đảng CS, tôi không có cơ hội được tham dự Đại hội Trung ương vừa qua. Cũng như đại đa số nhân dân Việt Nam, chúng tôi không có dịp bày tỏ quan điểm của chúng tôi về tình hình đất nước. Do đó, mượn bức thư này tôi xin được góp ‎ý kiến với Đảng về 3 vấn đề kể trên. Tất cả các ý kiến đóng góp, phê bình, chỉ trích, bổ sung đều được trân trọng lắng nghe.

Từ Mỹ Lai đến Đồng Tâm

Vũ Ngọc Yên

Thảm sát Mỹ Lai

Mỹ Lai là một thôn nhỏ thuộc làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi, nơi diễn ra vụ thảm sát ngày 16 tháng 3 năm 1968 trong Chiến tranh Việt Nam, cướp đi sinh mạng của hàng trăm thường dân.

Trong thời gian diễn ra sau biến cố Tết Mậu Thân (1.1968), Tiểu đoàn 48 của Mặt trận giải phóng miền nam (Việt Cộng) đã tiến hành một số cuộc tấn công trong tỉnh Quảng. Tình báo Mỹ cho rằng sau Tết Mậu Thân, Tiểu đoàn 48 đã rút lui về ẩn náu tại địa bàn làng Sơn Mỹ thuộc tỉnh này, cụ thể là các thôn Mỹ Lai 1, 2, 3 và 4. Lục quân Hoa Kỳ quyết định tổ chức một cuộc tấn công lớn vào các làng bị nghi ngờ này.

am_exp_my_lai

Đại đội Charlie dưới sự chỉ huy của Trung úy William Calley đã được giao nhiệm vụ “tìm và diệt” trong Chiến dịch Wheeler/Wallowa .Với mục tiêu là Tiểu đoàn 48 của Việt Cộng, toán lính này đã tiến vào Mỹ Lai vào ngày 16.03.1968 nhưng chỉ tìm thấy phụ nữ, trẻ em và người già. Thất vọng bởi những tổn thất do súng bắn tỉa và mìn sát thương, lính Mỹ đã trút giận lên dân làng, bắn giết bừa bãi những người vô tội .

Cuối ngày hôm đó, trên các bản tin của quân đội Mỹ loan báo, "128 Việt Cộng đã bị tiêu diệt sau một ngày chiến đấu khốc liệt". Tướng William Westmoreland, tư lệnh của lực lượng Mỹ tại miền Nam Việt Nam, có lời khen đơn vị của ông đã "làm việc kiệt xuất".

Thảm sát Mỹ Lai ban đầu bị che dấu, nhưng rồi bị phanh phui một năm sau. Ngày 17.3.1970 Lục quân Hoa Kỳ đã buộc tội 14 sĩ quan, bao gồm cả Calley. Ngày 19 tháng 8 năm 2009, trong lúc phát biểu tại Kiwanis Club, lần đầu tiên Calley công khai lên tiếng xin lỗi nạn nhân. Ông nói: "Không một ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy hối hận vì những gì đã xảy ra ngày hôm đó tại Mỹ Lai"

Vietcombank khóa tài khoản nhận tiền phúng điếu cụ Lê Đình Kình

Luân Lê

Ông Kình không thực hiện các hành vi liên quan tới các tội của chương về an ninh quốc gia trong BLHS. Hơn nữa, ông đã chết, và các giao dịch dân sự giữa bà Hạnh và những người gửi tiền phúng điếu đám tang của ông Kình là một giao dịch khác mà thân nhân người đã mất được quyền hưởng.

Ông Kình không nằm trong diện chủ thể bị phong toả vì vấn đề an ninh quốc gia mà ông đang được đặt vào trong các cáo buộc về những tội phạm thông thường, và ông đã chết, nên mọi cáo buộc và các thủ tục tố tụng hình sự đối với ông sẽ được đình chỉ (chấm dứt).

Do vậy, đề nghị ngân hàng Vietcombank phải thực hiện các biện pháp cần thiết để tài khoản của bà Nguyễn Thuý Hạnh được hoạt động trở lại bình thường. Đây là tư duy của một vấn đề thông thường nhất trong xã hội, không chỉ vấn đề nhân đạo, mà là vấn đề giao dịch dân sự thông thường của những công dân đang trong trạng thái được bảo hộ.

Cho dù BCA có thông cáo báo chí nêu cơ sở về vấn đề an ninh quốc gia, nhưng phía Ngân hàng không lên tiếng và cũng không có biện pháp gì là một sự đáng tiếc và nghiêm trọng. Các thủ tục tố tụng hình sự với ông Kình đã chấm dứt. Và càng không thể phong toả tài khoản của một người khác - có tinh thần chia sẻ với thân nhân của người đã chết.

PHÁT SÚNG LỊCH SỬ

Tạ Duy Anh

Đốt lò để lấy lại niềm tin của dân, rồi lấy nước mắt hờn căm của dân dội cho tắt ngấm cái lò đáng nể ấy. Lú hay minh?

Nguyễn Quang Lập

***

“… CẦN PHẢI TỐNG CỔ LŨ ĂN HẠI…”

Tản bước trên phố phường Hung Gia Lợi, không loại trừ là một lúc nào đó, chúng ta sẽ “chạm trán” với tấm bảng sau, với những hàng chữ dày đặc của thứ ngôn ngữ được coi là “khó nhất thế giới” và “chỉ 10 triệu dân trong nước và 5 triệu kiều dân ở nước ngoài” có thể nói và hiểu: tiếng Hung. Đã có thời, nó được coi là đặc điểm để nhận ra những “người Hỏa tinh” có trí tuệ siêu việt như Neumann János, Szilárd Leó hay Teller Ede.

Đoạn văn trên bảng nó thế này: “Minden nemzetnek olyan kormánya van, aminőt érdemel. Ha valami oknál fogva ostoba vagy komisz emberek ülnek egy bölcs és becsületes nép nyakára, akkor a nép azokat a silány fickókat minél hamarabb a pokol fenekére küldi. De ha egy hitvány kormány huzamosan megmarad a helyén, akkor bizonyos, hogy a nemzetben van a hiba. Akkor az a nemzet aljas vagy műveletlen”.

Tạm dịch thô: “Mỗi dân tộc đều có một chính phủ tương xứng với nó. Nếu vì một lý do gì đó, những kẻ xuẩn ngốc hay bẩn thỉu ngồi lên đầu một dân tộc sáng suốt và trung thực, thì dân tộc ấy cần phải tống cổ lũ ăn hại ấy xuống đáy địa ngục càng nhanh càng tốt. Nhưng nếu một chính phủ tệ hại có thể tồn tại dài lâu ở vị trí của mình, thì chắc chắn là phần lỗi nằm ở dân tộc ấy. Khi đó, dân tộc ấy hoặc chết tiệt, hoặc vô học thức”.

Trích đoạn nổi tiếng này được cho là của bá tước Széchenyi István (1791-1860), một vĩ nhân thời Cải cách (đầu thế kỷ 19) của Hungary, người sáng lập nước Hung hiện đại, thuộc hàng những chính khách xuất chúng và quan trọng nhất trong lịch sử Hungary, được đối thủ chính trị lớn nhất là Kossuth Lajos (1802-1894) - cũng là một “người khổng lồ” khác của nước Hung - xưng tụng là “người Hung vĩ đại nhất” (a legnagyobb magyar).

Dựa trên FB Nguyễn Đức Mậu trích từ FB Hoàng Linh

(TRƯỚC HẾT TÔI THỐNG THIẾT CHIA BUỒN VỚI THÂN NHÂN CỦA BA CHIẾN SỸ CẢNH SÁT BỊ THIỆT MẠNG TRONG CUỘC TẤN CÔNG VÀO THÔN HOÀNH RẠNG SÁNG NGÀY MỒNG 9-1. TÔI VÔ CÙNG ĐAU BUỒN VỀ CÁI CHẾT CỦA CÁC ANH)

Sau ba lần thay đổi về lý do đoàn quân bách chiến bách thắng “tiến vào thôn Hoành” chỉ trong chưa đầy 5 ngày của Bộ Công an, tôi biết rằng sự thật của câu chuyện Đồng Tâm từ đây MÃI MÃI thuộc về mỗi cá nhân. Nghĩa là muốn biết sự thật, bạn phải tự đi tìm nó.

Nhưng tôi đang nói về một vấn đề khác.

Khi sự việc đau lòng và vô cùng đáng xấu hổ xảy ra, hy vọng lớn nhất của tôi là có một sự lục đục, bất đồng nào đó từ cấp thượng tầng, để còn có thứ bám vào mà cố dối lòng rằng nền chính trị chưa đến mức “đen cả nải”. Giờ thì hy vọng đó coi như đã tắt. Qua phát biểu của Thủ tướng, qua hành động nhanh như điện của Chủ tịch nước kí truy tặng Huân chương cho ba cán bộ công an bị chết-những đồng bào hoàn toàn xứng đáng được tưởng nhớ và thương xót- cho thấy dường như là có một sự nhất trí rất cao với cách giải quyết vấn đề Đồng Tâm.

Thế là chỉ còn lại bóng tối, sự vô vọng và những nỗi buồn dằng dặc.

Giờ đây truyền thông chính thống đang tận dụng ưu thế độc quyền (độc quyền luôn cả sự vụng về) tìm mọi cách để chứng minh hành động của hàng ngàn chiến sỹ tinh nhuệ là đúng đắn, việc hạ sát “tội nhân” Lê Đình Kình là hành động cần thiết? Rất nhiều người tin vào những tuyên truyền đó. Rất nhiều người kiên quyết không tin. Rất nhiều người hả hê. Rất nhiều người phẫn nộ hay phì cười… Nhưng bất chấp tất cả những tình cảm ấy, việc tuyên truyền đó giờ đây là hoàn toàn vô ích, vô nghĩa khi cái chết của người nông dân 84 tuổi Lê Đình Kình không còn là chuyện cái chết của một kẻ ngoan cố chống lại chính quyền, mà đã nhanh chóng trở thành cái chết huyền thoại của một lãnh tụ nông dân. Tôi tin rằng những gì phía chính quyền quy kết cho cụ Lê Đình Kình không hoàn toàn vô căn cứ. Có thể cụ đã yêu cầu con cháu chuẩn bị một vài vũ khí thô sơ để phòng thân và khi chúng được người khác sử dụng trong tình thế bức bách đã dẫn đến mất kiểm soát. Có thể cụ từng lớn tiếng úy lạo những người nông dân Đồng Tâm thà chết không để mất đất, khiến gây ra một vài hành động hoặc tuyên bố cực đoan? Điều đó có nghĩa, nếu bị đưa ra xét xử công khai trong một phiên tòa văn minh, cụ Lê Đình Kình rất có thể phải chịu một mức hình phạt nào đó.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn