Ông Chu Ngọc Anh không bị truy tố tội nhận hối lộ: Dung túng cho tham nhũng?

Diễm Thi, RFA

2023.08.22

Ông Chu Ngọc Anh không bị truy tố tội nhận hối lộ: Dung túng cho tham nhũng?

Nhận túi đựng 200.000 USD nhưng không biết

Theo tường trình từ truyền thông Nhà nước, ngày 27 tháng 8 năm 2020, ông Phan Quốc Việt, lúc bấy giờ là Chủ tịch Hội Đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á, gặp ông Chu Ngọc Anh, lúc đó là Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ tại phòng làm việc của ông Chu Ngọc Anh trao đổi các nội dung về công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là kết quả phòng chống dịch của Công ty Việt Á.

Khoảng hơn 15 phút sau, ông Việt mở balô và lôi ra túi quà màu xanh (trong đó có 200.000 USD cùng với một vài bộ khẩu trang và chai nước rửa tay khô dạng xịt của Công ty Việt Á sản xuất) lấy khẩu trang và chai nước rửa tay ra và trao đổi với Chu Ngọc Anh về tính năng, cách sử dụng. Sau đó, ông Việt bỏ khẩu trang và chai nước rửa tay vào lại túi và  nói với ông Chu Ngọc Anh: “Tụi em mới có được ít thanh toán, ghé cám ơn anh đã ủng hộ tụi em tham gia đề tài và hỗ trợ tụi em rất nhiệt tình. Nếu tình hình tốt, sắp tới em sẽ ghé thăm anh tiếp”.

Ông Chu Ngọc Anh nói: “Tớ cám ơn Việt”. Sau đó, ông Việt để lại túi màu xanh dưới chân bàn rồi chào ra về.

Khoảng một tháng sau đó, khi dọn dẹp phòng làm việc ông Chu Ngọc Anh thấy túi quà do ông Việt đưa lúc trước, kiểm tra thấy trong túi có 200.000 USD.

Ông Chu Ngọc Anh khai tại Cơ quan Điều tra là ông không trao đổi, bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất với ông Việt về việc đưa, nhận tiền, không gây khó khăn nhằm mục đích để ông Việt phải đưa tiền.

Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, mới đây trong kết luận điều tra của Bộ Công an không bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ. Kết luận này đã gây nhiều phản ứng trong công luận. Luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với RFA hôm 22 tháng 8 năm 2023:

Theo tường trình của ông Phan Quốc Việt và ông Chu ngọc Anh thì tôi thấy rõ ràng hành vi của hai người này là hành vi đưa và nhận hối lộ một cách rõ ràng, hiển nhiên. Chuyện trao đổi này gần như là sự mặc cả. Tại sao một món quà lại không để trên bàn mà để dưới chân bàn?

Rồi sau đó, nếu chỉ có khẩu trang và nước rửa tay thì tại sao ông Chu Ngọc Anh không đem ra sử dụng chung trong cơ quan mà lại cất vô phòng ngủ? Rồi một tháng sau ổng nói ổng phát hiện ra đó là tiền thì ổng có báo cáo ai chưa? Có ai biết không?

Chỉ đến khi ông Quốc Việt khai có mang 200.000 đô la để hối lộ cho ông Chu Ngọc Anh thì ông Chu Ngọc Anh mới có tường trình

đó là quà cám ơn và không nghĩ có 200.000 đô la trong đó. Do đó, nếu ông Chu Ngọc Anh không bị truy tố tội nhận hối lộ thì rõ ràng đây là hành vi dung túng cho tham nhũng. Và hành vi nhận quà này trở thành tiền lệ, tức là xui thì trả lại, còn không ai biết thì ém luôn.”

Một luật sư khác không muốn nêu tên vì lý do an toàn, đồng tình với nhận định của Luật sư Miếng về hành vi “dung túng cho tham

nhũng” nếu không truy tố ông Chu Ngọc Anh tội “nhận hối lộ”. Vị này nói tiếp:

“Bởi khi ông Việt ra về, khó mà nói ông Chu Ngọc Anh không mở cái túi ra xem. Khi mở ra thấy tiền mà không báo, không nộp lại cho cơ quan theo quy định của pháp luật, tức là mặc nhiên thừa nhận đã nhận quà biếu. Trường hợp này đã đủ yếu tố cấu thành hành vi nhận hối lộ rồi.

Bây giờ sự việc bị lộ ra, ông Chu Nọc Anh nộp lại tiển để khắc phục hậu quả. Nhưng hậu quả ở đây còn là uy tín của cơ quan nhà nước, của cả một bộ máy nhà nước bị mất thì làm sao khắc phục bằng tiền được?"

Chỉ đến khi ông Quốc Việt khai có mang 200.000 đô la để hối lộ cho ông Chu Ngọc Anh thì ông Chu Ngọc Anh mới có tường trình đó là quà cám ơn và không nghĩ có 200.000 đô la trong đó. Do đó, nếu ông Chu Ngọc Anh không bị truy tố tội nhận hối lộ thì rõ ràng đây là hành vi dung túng cho tham nhũng. Và hành vi nhận quà này trở thành tiền lệ, tức là xui thì trả lại, còn không ai biết thì ém luôn.

LS Nguyễn Văn Miếng

Chống tham nhũng nửa vời

Với vai trò Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ, ông Chu Ngọc Anh được cho là đã hết lòng giúp đỡ Công ty Việt Á biến kết quả nghiên cứu kít xét nghiệm COVID-19 thuộc quyền sở hữu của Nhà nước thành của Việt Á. Cơ quan điều tra miễn xử lý hình sự và dân sự. Như vậy, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có chủ trương phân loại xử lý đối tượng trong vụ Việt Á.

d54416f6-ae20-4da5-a5b4-70ef54cbaa88.jpeg

Các bị cáo hầu tòa trong phiên xét xử chuyến bay giải cứu tại Hà Nội ngày 11/7/2023. AFP.

Mặc dù vậy, vào chiều ngày 16 tháng 8 năm 2023, tại phiên họp của Ban Nội Chính Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên cho rằng, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, những người nhận chỉ đạo từ cấp trên làm mọi cách để có kit xét nghiệm cho dân, vi phạm đấu thầu nhưng vì cái chung, không vụ lợi sẽ được miễn xử lý hình sự và dân sự. Như vậy, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có chủ trương phân loại xử lý đối tượng trong vụ Việt Á.

Ông Vũ Minh Trí nêu nhận định của ông với RFA:

ĐCS Việt Nam không thực lòng chống tham nhũng, bởi bản thân nó đã là trùm tham nhũng về mặt chính trị. Tham nhũng về chính trị tức là tự mình chiếm đoạt quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội mà không do dân bầu ra. Tham nhũng đấy là tham nhũng gốc của các loại tham nhũng.

Từ có quyền tham nhũng về chính trị mới sinh ra tham nhũng về y tế, về lợi ích lớn nhất có phải là ĐCS Việt Nam không?

Còn việc không truy tố Chu Ngọc Anh về tội tham nhũng, tôi thấy nó cũng rất là logic thôi, bởi nó có Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, song có những tuyên bố kiểu như là sẽ phân loại những người nào không vụ lợi, không bị truy cứu… sẽ xử lý thế này thế kia sao cho có tính nhân văn thì những trường hợp như Chu Ngọc Anh sẽ trở nên rất nhẹ nhàng, tội cũng tương đối nhỏ thôi. Còn nếu họ thật lòng chống tham nhũng thì có lẽ phải bắt hết.”

Hôm 20 tháng 6 năm 2023, tác giả Zachary Abuza, Giáo sư chuyên nghiên cứu về chính trị Đông Nam Á có bài viết “Vietnam's political infighting has gone quiet but is far from over” tạm dịch “Đấu đá chính trị ở Việt Nam đã im ắng nhưng còn lâu mới kết thúc” nói về tình hình chống tham nhũng ở Việt Nam. Theo tác giả, cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam có vẻ đang chững lại sau vụ Chủ tịch nước và hai Phó thủ tướng đương nhiệm bị mất chức.

Còn việc không truy tố Chu Ngọc Anh về tội tham nhũng, tôi thấy nó cũng rất là logic thôi, bởi nó có Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, song có những tuyên bố kiểu như là sẽ phân loại những người nào không vụ lợi, không bị truy cứu… sẽ xử lý thế này thế kia sao cho có tính nhân văn thì những trường hợp như Chu Ngọc Anh sẽ trở nên rất nhẹ nhàng, tội cũng tương đối nhỏ thôi. Còn nếu họ thật lòng chống tham nhũng thì có lẽ phải bắt hết.

Ông Vũ Minh Trí

Một số người cho rằng, tham nhũng ở Việt Nam không thể diệt trừ hết vì nhiều lý do, trong đó có “cách sống của người Việt”, như ý kiến của nhà báo Thiện Nhân trên Facebook cá nhân của ông, mà chúng tôi đã được cho phép trích đăng:

“Tôi nghĩ, ngoài các lý do như lòng tham của con người, sự khó khăn của đời sống, chế độ lương bổng không thích ứng, pháp luật không nghiêm minh… thì còn một lý do nữa, không chừng là lý do chính, để tham nhũng phát triển: Tham nhũng được thả lỏng, được bỏ qua, được dung túng, để mua chuộc lòng trung thành với thể chế. “Ăn cây nào rào cây đó.” vốn là phương châm sống, thậm chí là đạo đức (về ăn) của phần lớn người Việt.”

Không chỉ ông Chu Ngọc Anh không bị truy tố tội nhận hối lộ, hai cựu Thứ trưởng Bộ Y tế là Nguyễn Trường Sơn và Trương Quốc Cường cũng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự vì không thông đồng, không thỏa thuận, không được hưởng lợi, không có động cơ vụ lợi trong vụ Việt Á – theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

MỘT THỜI:

 

Nguồn: rfa.org/vietnamese

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn