Thuế cũng tiêu chuẩn kép

Nguyễn Đức Minh 

Bộ nói “khó” vì không muốn quy định, chứ đầy cái khó hơn gấp trăm lần (như cái Nghị định thuế tối thiểu toàn cầu) khó thế mà vẫn đang phải cố làm.

Nhưng cũng may là hôm họp phiên pháp luật tháng 4, Thủ tướng đã chỉ đạo phải xác định tiêu chí, nguyên tắc xác định “dịch vụ xuất khẩu” cho đúng bản chất để đảm bảo công bằng, không vơ cả nắm 2-3 dịch vụ vận tải quốc tế lại rồi gọi đó là dịch vụ xuất khẩu (duy nhất mấy dịch vụ này???), nên hy vọng các dự thảo tiếp theo sẽ có sửa đổi.

***

Trung Kiên

Nhìn vào dòng tiền đi và đến là biết ngay là nhập hay xuất nhưng vốn dĩ cơ quan thuế lúc nào cũng nghĩ doanh nghiệp là gian lận nên việc hoàn thuế với doanh nghiệp xuất khẩu rất chật vật.

Vũ Văn Đảo

Chuyên gia hóm quá!

An Nam

Lý giải cho việc đề xuất thu thuế đối với dịch vụ xuất khẩu, Bộ Tài chính cho rằng rất khó để biết dịch vụ nào thực sự xuất khẩu, dịch vụ nào được tiêu dùng trong nước. Dịch vụ vốn vô hình, nên không xác định được địa điểm tiêu dùng. 

Nghe cũng có lý.

Mình đi hỏi doanh nghiệp thì nhiều người bảo: Mặc dù hiện nay pháp luật cho hưởng thuế 0% đối với dịch vụ xuất khẩu, nhưng trên thực tế các cơ quan thuế vẫn thu hoặc không cho hoàn đầu vào. 

Doanh nghiệp có lôi đủ thứ chứng từ thanh toán ngân hàng, contact của người mua, địa chỉ IP thiết bị của người mua ... thì cơ quan thuế vẫn không chấp nhận. Vẫn với lý do: Không biết doanh thu đó ở trong nước hay ở nước ngoài, nên tốt nhất là nộp đi. 

Điều thú vị là việc xác định nơi tiêu dùng không chỉ nảy sinh khi xuất khẩu dịch vụ, mà cả khi nhập khẩu dịch vụ. Và trong trường hợp nhập khẩu, ngành thuế xác định nhanh lắm.

Thông tư 80/2021, Điều 77, quy định nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài mà có doanh thu xuất phát từ Việt Nam thì phải kê khai và nộp thuế cho Việt Nam. 

Ví dụ, Google có doanh thu trên toàn cầu thì phải hạch toán riêng phần doanh thu đến từ Việt Nam và phải nộp thuế cho Việt Nam. 

Nhưng làm thế nào để biết được doanh thu nào đến từ Việt Nam, doanh thu nào đến từ nước khác? 

Điều 77 quy định sẽ sử dụng thông tin như chứng từ thanh toán ngân hàng, địa chỉ, số điện thoại của người mua, địa chỉ IP thiết bị của người mua... Quy ước là, nếu có từ 2 thông tin trở lên không mâu thuẫn nhau thì lấy đó làm địa chỉ tiêu dùng. Quy tắc này cũng được OECD BEPS khuyến nghị cho digital tax.

Đọc kỹ OECD BEPS thì họ lập luận rằng: Mặc dù vẫn có thể có sai sót hoặc gian lận, (ví dụ người dùng ở một nước nhưng lại khai địa chỉ ở nươc khác, VPN làm thay đổi địa chỉ IP, hay thanh toán lòng vòng qua quốc gia khác...) nhưng về cơ bản, quy tắc trên đúng với hầu hết các trường hợp. Đối với thuế, mức độ chính xác này là chấp nhận được. 

Thực ra, vẫn có thể xác minh kỹ hơn để giảm bớt nguy cơ sai sót, nhưng chi phí cho việc này quá lớn và chỉ nên được thực hiện khi có thêm các dấu hiệu tội phạm nghiêm trọng. Điều này tương tự như thuế khoán, tức là việc cử cán bộ thuế ngồi giám sát từng giao dịch của cửa hàng massage tốn kém quá, nên người ta áng áng số lượt khách, nhân với giá dịch vụ massage trung bình, rồi ra số thuế phải nộp. Mình tin quy tắc trên của OECD BEPS có độ chính xác cao hơn nhiều so với phương pháp thuế khoán hiện hành. 

Thế đó, với cùng một câu hỏi về việc tiêu dùng dịch vụ ở đâu, nhưng câu trả lời sẽ khác nhau, phụ thuộc vào việc như thế nào thu được nhiều thuế hơn.

Cái này gọi là tiêu chuẩn kép nhỉ?

N.Đ.M.

Nguồn: FB Đuc Minh Nguyen

 

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn