Một dân tộc thích đùa

Thanh Chung

(Tham luận của nhà văn Aziz Nesin* gửi Đại hội – Hội Nhà văn VN lần thứ VIII)

image Đại hội Hội Nhà văn khóa VIII đã kết thúc trong chiều 6-8-2010 với “thành công rực rỡ” gồm 15 Ủy viên chấp hành mặc dù 12 người trong danh sách 30 người được đề cử để bầu trong đó có hầu hết những nhà văn trẻ như Phan Thị Vàng Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư... đều xin rút khỏi danh sách. Có lẽ cũng vì thế mà cựu Chủ tịch Hữu Thỉnh vốn đã hói đầu vì mấy khóa tận tụy cho Hội vẫn phải... trở thành tân Chủ tịch thêm một khóa nữa để còn sợi tóc nào thì rụng cho hết.

Vấn đề bầu bán gần như chiếm hết ba phần tư thời gian nên thời gian thảo luận về nghề nghiệp, tôn chỉ của Hội chỉ còn là những khoảng xen kẽ giữa lúc chờ kiểm phiếu, trong tiếng ồn ào như chợ vỡ nên chẳng được mấy ai chú ý. Tuy vậy cũng có một tham luận nêu vấn đề bảo vệ sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ và một ý kiến phát biểu miệng đề nghị Ban chấp hành mới ra một Kiến nghị về tiếng nói của nhà văn đối với chủ quyền biển đảo cúa Tổ quốc. Ai nấy chưa kịp mừng và có vẻ cũng đang mong đợi thì đến giờ họp buổi chiều trước khi kết thúc, một nhà văn an ninh đã dội ngay một gáo nước lạnh, lên tiếng rằng đấy là “kêu to lòng yêu nước không đúng chỗ” (?!). Và tất nhiên là không còn một chút thì giờ nào để cho người phản bác – có vẻ như không ít – còn kịp bước lên diễn đàn.

Cũng vì thì giờ quá eo hẹp nên nhóm 27 anh em khởi xướng Kiến nghị Hội Nhà văn bỏ chế độ xin tiền Nhà nước chuyển sang tự lực cánh sinh tuy đã đăng ký từ sớm vẫn bị Chủ tịch đoàn bỏ qua vì không làm sao “sắp xếp được lịch”. Thôi thì Kiến nghị đã đăng trên BVN cứ coi như là đã công bố. May ra có nhà văn nào để mắt đến xin ký tiếp, được một số lượng chừng 100 người chúng tôi sẽ xin in ra và chuyển lên BCH Hội Nhà văn việt Nam.

Bauxite Việt Nam

Ý kiến bạn trẻ: Bằng cấp dỏm chẳng là cái gì.

NNL

Hôm nay đọc bài viết: Cái Phao Của Nguyên thủ Và Tấm bằng tủ kính của tác giả Đào Tấn, cảm thấy rất đồng cảm và se lòng.  Tôi chắc là người viết đang nói tới nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Thời điểm đó, khoảng năm 2004-2005, tình cờ xem thời sự, thấy ông và Tổng thống Bush đang phát biểu với các cơ quan truyền thông. Tôi nhớ ai đó đã nói rằng: chính trị là phải hùng biện, tức là phải có khả năng diễn thuyết trước đám đông. Song Thủ tướng của tôi lại cầm giấy và đọc từng dòng một. Tôi nhớ không lầm ông ấy từng học kinh tế ở Nga.

Hai đại học đầu tiên bị tạm ngừng tuyển sinh?!

Tiến Dũng - Trà Bang

Ngày càng có nhiều bằng chứng về các cấp lãnh đạo CP chỉ thích loại cán bộ cấp dưới biết xoay xở cống nạp thật nhiều cho mình hơn là loại cán bộ có tài đức, bản lĩnh, thật tâm muốn góp phần đưa đất nước tiến lên. Hai câu chuyện dưới đây ở Bộ GD & ĐT đủ lý giải tất cả mọi bê bối khác ở bất kỳ Bộ ngành nào hiện nay. Chừng nào chưa diệt tận gốc những con sâu cỡ bự ngồi tít trên cao thì mỗi bước chuyển động ỳ ạch của đất nước vẫn kèm theo một cái giá không sao tưởng tượng nổi và hết Vinashin này sụm sẽ lại có Vinashin khác sụm theo đố có cách gì tránh khỏi. Xin mời bạn đọc đọc bài này cùng với hai phụ lục soi sáng cho nó và sau đó đọc tiếp bài “Sự thật về việc tháo chạy của Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa” tại Trường đại học Phan Châu Trinh ở Hội An kế theo bài này.

Bauxite Việt Nam

Sự thật về việc tháo chạy của Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa

Thanh Tùng

image Từ lâu rồi, nhiều người đã được biết những tin tức về việc Trần Văn Chính – thực chất là hai anh em nhà Trần Văn Chính – quyết tâm chiếm lấy bằng được Trường Đại học Phan Châu Trinh. Một anh Vụ phó Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Giáo dục & Đào tạo về hưu, khiếp! Tiền đâu mà lắm thế! Anh ta góp cổ phần, rồi đang định lấn chiếm toàn bộ ngôi trường Phan Châu Trinh – một cơ sở giáo dục quyết tâm không mở trường tư thục để sinh lời, mà chỉ một lòng một dạ mở mang dân trí và chấn hưng dân khí.

Bài “tường thuật” sinh động dưới đây cho thấy mấy con bạch tuộc ở cái Bộ Giáo dục & Đào tạo đã thò râu và vòi đi xa như thế nào. Nhưng thời thế đã đổi thay! Đừng nghĩ cứ như những năm 1960, cứ giơ cái Ban Cán sự ra, thì ai ai cũng sợ và ai đó thì muốn làm gì cứ làm. Người ta quên mất là ngay khi nền dân chủ còn bị bóp nghẹt, thì những con người thông minh và trung thực vẫn biết dùng cái đối sách tuyệt vời Tây họ gọi là tit for tat còn Ta thì gọi là ăn miếng trả miếng – và còn hơn Tây nữa, ấy là biết trả miếng theo phương thức tương kế tựu kế. Nói cho dễ hiểu là anh có Ban cán sự thì “bọn choa” đây cũng có Ban cán sự chớ sao?

Tồn tại trường chuyên để làm gì?

Tuệ Nguyễn - Bích Thanh

clip_image001

HS trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP HCM - Ảnh: Đ.N.T

Không ai phủ nhận chất lượng đào tạo ở các trường chuyên, nhưng sự lo ngại nằm ở chỗ đó là một sự lãng phí đầu tư khi các học sinh trường chuyên tốt nghiệp THPT không được đào tạo tiếp tục bằng một chương trình “chuyên” khác...

Đã là “phổ thông” sao lại “chuyên”?

Một nhà giáo đặt vấn đề: sự tồn tại của loại hình trường chuyên có hợp lý hay không xét về mục tiêu của giáo dục phổ thông lẫn tính sư phạm? Bởi mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS có được một nền tảng cơ bản về kiến thức khoa học, kỹ năng sống để có thể hội nhập xã hội và học lên ở các bậc học cao hơn. Như vậy thì sự tồn tại của trường chuyên là không cần thiết. 

Trả lời Thanh niên, GS Nguyễn Minh Thuyết - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng: “Hệ thống trường chuyên từ trước tới nay phát triển lệch lạc, chủ yếu chỉ tập trung ở các môn chuyên và học rất khác với hệ thống trường THPT bình thường. Đào tạo con người phổ thông như thế là không đúng định hướng, con người ở phổ thông phải được phát triển toàn diện”. Ông Thuyết chỉ ra thực tế: “Các em HS ở một số trường chuyên đi thi quốc tế đoạt giải, đỗ ĐH đạt điểm cao nhưng thực tế cho thấy số đông các em sau này không trở thành các nhà Toán học hay Vật lý học..., hoặc đóng góp gì cho chuyên ngành mà mình được học”.

Chả lẽ có luật riêng?

Phan Lợi

image Ngay điều khoản đầu tiên về nguyên tắc, Bộ luật Hình sự (BLHS) của Nhà nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ: “Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật”. Bộ luật cũng “mở” ở Điều 25 cho phép miễn trách nhiệm hình sự khi người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc và hợp tác khắc phục thiệt hại.

Chính vì thế dư luận phẫn nộ trước sự việc ông Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Bình Phạm Hồng Tâm uống bia vẫn lái xe hơi (biển số 73L-3565) gây tai nạn giao thông (đâm 3 mẹ con ngã, xe mô tô hỏng nặng) rồi lại thản nhiên bỏ chạy, không giữ nguyên hiện trường, không cấp cứu nạn nhân... Như vậy hành vi của người đứng đầu một cơ quan công tố cấp tỉnh đã đủ dấu hiệu vi phạm điểm c, khoản 2, Điều 202 BLHS với tình tiết “gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn”.

Siêu thị Co.opmart tẩy chay sản phẩm Vedan

clip_image001Nhân viên Co.opmart Cống Quỳnh (Q.1) thu gom toàn bộ sản phẩm của Vedan khỏi kệ. Ảnh: Hồng Thái

SGTT.VN - Ngày hôm nay (5.8.2010), hệ thống Siêu thị Co.opmart đã thông báo quyết định ngưng kinh doanh bột ngọt, hạt nêm Vedan và đưa các sản phẩm này ra khỏi quầy kệ trưng bày của các siêu thị, cửa hàng tiện ích trên toàn hệ thống.

Đồng thời Saigon Co.op cũng đề nghị Công ty Vedan phải có biện pháp thu hồi sản phẩm cho đến khi khắc phục xong hậu quả sự cố xả thải và giải quyết thỏa đáng cho bà con nông dân.

Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết: “Saigon Co.op ưu tiên mua và phân phối sản phẩm của những nhà cung cấp có đầu tư hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo chất thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và được cơ quan chức năng chứng nhận. Doanh nghiệp nào được chứng nhận Doanh nghiệp xanh sẽ được ưu tiên phân phối sản phẩm trong hệ thống Co.opmart”.

Cũng trong ngày hôm nay, có 5 trong số 10 siêu thị của hệ thống Big C ở miền Trung và miền Bắc tạm thời rút các sản phẩm Vedan đang trưng bày trên quầy vào trong kho. Tuy vậy, Ban Tổng giám đốc của hệ thống Big C vẫn chưa có thông báo chính thức về việc ngưng bán sản phẩm Vedan.

Các hệ thống siêu thị khác như Maximark, Citimart… vẫn chưa ngưng kinh doanh các sản phẩm Vedan, vì theo họ sản phẩm này vẫn đạt đầy đủ các yêu cầu về chất lượng, được Nhà nước cho phép sản xuất kinh doanh. Nhiều người tiêu dùng vẫn mua do giá bột ngọt của Vedan rẻ hơn bình quân 2.000 đồng/gói so các loại bột ngọt khác đang bày bán trong siêu thị, chưa kể có khuyến mãi với quà tặng kèm hay giảm giá thêm.

65 năm một mùa thu...

Đoan Trang

image Hà Nội sắp vào thu. Trời rất xanh và nắng rất trong, không còn dấu vết gì của những ngày nóng 40 độ C vừa qua.
Người ta hay bảo mùa thu là mùa của thi sĩ, văn sĩ. Nhắm mắt lại cũng nhớ ra bao nhiêu câu thơ, câu văn, câu hát về mùa thu:
Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
” (Lưu Trọng Lư)
Ta biết ngươi buồn sáng hôm nay
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay
” (Thâm Tâm)
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
” (Nguyễn Đình Thi)
Riêng tôi đặc biệt thích đến thuộc lòng một đoạn trích từ truyện ngắn “Chiếc mỏ neo” của Nguyễn Phượng Cầu. Nhân vật chính của truyện là một nhà báo u sầu. Truyện làm tôi thích và do đó, nhớ rất lâu, tuy chẳng hiểu gì:

Đại học ngoại thật và dỏm - Bài 2

ĐẠI HỌC MỸ ĐƯỢC CÔNG NHẬN NHƯ THẾ NÀO?

BS Hồ Hải

clip_image001

Mỹ là một nước “liên bang” (hợp chủng quốc) như cái tên gọi của nó: United States of America - Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nên khác với mỗi tỉnh ở nước ta, mỗi tiểu bang hoặc thuộc địa của nước Mỹ là một quốc gia có luật lệ, thuế má, quân đội phòng vệ và biên giới riêng, nhưng trong toàn liên bang với hơn 52 “nhà nước” cũng có nhiều hệ thống luật lệ chung, cũng như một quân lực cùng chế độ ngoại giao cho toàn liên bang để có một sức mạnh khó bì. Về giáo dục, mỗi tiểu bang cũng có một chính sách và chiến lược riêng, ngoại trừ những trường đại học về quân sự và quốc phòng trực thuộc 5 Bộ quân lực của liên bang như Không quân, Hải quân, Thủy quân, Bộ Binh, Tuần Dương (USMA, USNA, USCGA, USMMA, USAFA); cùng nhiều trường cao đẳng quốc phòng như Air University, Air Command and Staff College, Air War College, Air Force Institute of Technology, Command and General Staff College, School of Advanced Military Studies, U.S. Army War College, Naval War College, College of Naval Command and Staff, College of Naval Warfare, Naval Postgraduate School, The Naval War College, College of Distance Education, Marine Corps University, Marine Corps Command and Staff College, Defense Acquisition University, National Defense University, National War College, Industrial College of the Armed Forces, Joint Forces Staff College… là trực thuộc chính quyền liên bang.  Còn tất cả những trường đại học hoặc cao đẳng khác đều do từng tiểu bang hoặc thuộc địa tự quản lý với luật lệ riêng biệt cho hệ thống giáo dục và đào tạo công cũng như tư.

Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc?

Cao Huy Thuần

image Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc không thua gì Việt Nam. Cũng như ở ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong tư tưởng của nước ấy. Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì? Đó là câu hỏi mà tôi mong nhiều bạn sẽ cùng đặt ra với tôi, và bài viết này chỉ là một câu trả lời rất khiêm tốn. Công việc của tôi, thật vậy, rất khiêm tốn: tôi chỉ đọc một quyển sách và trình bày lập luận của tác giả. Quyển sách là một tác phẩm có tiếng và tác giả là một Giáo sư đại học lừng danh, ở Nhật cũng như trên quốc tế. Xuất bản lần đầu tại Nhật năm 1952 và gây tranh luận sôi nổi sau đó, quyển sách của Masao Maruyama, rất bác học và khó đọc, được dịch ra tiếng Anh năm 1974, rồi tiếng Pháp năm 1996, khi ông mất, dưới nhan đề: "Essais sur l'histoire de la pensée politique au Japon" ("Luận về lịch sử tư tưởng chính trị tại Nhật"). Giới học thuật Pháp đặc biệt chú ý đến lập luận của Maruyama, một lập luận độc đáo làm họ ngạc nhiên: người Nhật đã thoát ra khỏi sự nô lệ văn hóa đối với Trung Quốc trước khi tiếp xúc với Tây phương. Họ đã giải phóng tư tưởng của họ tự bên trong, chứ không phải dưới áp lực của bên ngoài. Hiện đại hóa trong tư tưởng của người Nhật đã diễn ra trong một quá trình tranh luận giữa các tín đồ Khổng giáo với nhau, chứ không phải giữa họ với "ánh sáng mới" đến từ Tây phương. Nói khác, hiện đại hóa trong tư tưởng của người Nhật đã xảy ra trước khi Minh Trị hiện đại hóa nước Nhật để bắt kịp Tây phương. Giải phóng tư tưởng đi trước giải phóng chính trị.

Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa

clip_image001
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
Bấm vào đây để nghe:

Vận động công luận quốc tế là yếu tố quan trọng trong cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền chính đáng của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Khi so sánh tình hình Việt Nam và Trung Quốc, có một điều dễ dàng nhận thấy là chính quyền Bắc Kinh bật đèn xanh cho việc tuyên truyền công luận, giới học giả Trung Quốc được tham dự các hội thảo, đăng tải những bài viết bênh vực, biện minh cho lập trường của Trung Quốc.

Trong khi đó, tình hình tại Việt Nam thì gần như ngược lại hoàn toàn. Báo chí chính thống trong nước có đăng một số bài, chủ yếu là tổng hợp, trích dẫn các bài viết của giới nghiên cứu, thám hiểm nước ngoài trước đây, không có những bài viết nghiêm túc, mang tính học thuật. Thi thoảng có thông tin bằng tiếng Việt là lại tìm thấy thêm bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam. Còn trên diễn đàn thông tin quốc tế, trong các tập san chuyên ngành thì Việt Nam hầu như vắng bóng.

HS.TS.VN - Hoàng Sa & Trường Sa CỦA Việt Nam

Kính gửi: BBT Bauxite Việt Nam

Chúng em là nhóm talamot (http://www.youtube.com/talamotweare1) mới làm một clip video nho nhỏ để hỗ trợ phong trào vẽ 6 chữ HS.TS.VN với ước mong được góp phần mình cùng các bạn trẻ khắp nơi cùng bày tỏ tấm lòng quyết tâm cho sự vẹn toàn của đất nước.

 

Trong thời gian qua, trang web của các bác đăng tải nhiều thông tin liên quan đến HS.TS.VN và qua đó chắc chắn nhiều bạn trẻ khắp nơi đã cùng hưởng ứng. Ước mong video clip nhỏ bé này được các bác xem và giới thiệu trên trang nhà Bauxite Việt Nam qua đó sẽ truyền đến tay hàng ngàn bạn đọc khác và mọi người sẽ cùng nhau thấy, cổ võ và góp sức thêm nữa cho tinh thần tuổi trẻ Việt Nam hôm nay.

Xin cảm tạ các bác và chúc các bác luôn khỏe mạnh để giữ vững trang mạng bauxite.

Nhóm Talamot

Tâm thư kính gửi thầy giáo Hà Văn Thịnh

clip_image013Kính thưa bác,
Cháu đọc thư của bác đăng trên mạng boxitvn mà không ngăn được niềm cảm xúc. Có một sự truyền cảm vô hình nào đó khiến cho trong lòng cháu cực kỳ rung động, một cảm giác mà cháu hiếm khi gặp phải. Những dòng chữ của bác hiển hiện trên màn hình trước mắt cháu, cùng lúc đó, dường như có một luồng âm thanh ấm áp vang vọng bên tai cháu, giống như cháu đang được một người thầy kính mến, một người cha thân thương trìu mến dạy dỗ.
Đó là những tình cảm mà cháu luôn luôn thầm mong ước. Cháu lớn lên trên mảnh đất quê hương, được dạy dỗ những điều tốt đẹp dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Nhưng khi nhìn ra xã hội, cháu thấy rất nhiều điều hoàn toàn trái ngược với những hình ảnh được vẽ ra trong trí óc cháu. Cháu thấy đầy dẫy cán bộ sống xa hoa, quan cách xa rời hẳn đám dân cùng khổ sống lây lất khắp nơi. Cháu thấy những trụ sở nhà nước hay lâu đài của các quan lãnh đạo lộng lẫy khác hẳn một trời một vực so với những căn nhà tồi tàn của người lao động hay những phòng trọ chật chội nhếch nhác của đám sinh viên tụi cháu.

Giá đất nên chăng như giá thị trường

Nguyễn Hồng Khoái

image Thị trường Bất động sản hầu như chẳng có anh nào “chết” cả. Tất cả đều giàu có và phát tài nhanh chóng. Phải chăng họ có tài? Tài làm được dư án, tài duyệt được dự án, khéo đầu tư…

Không đâu! Cả một lũ ăn cắp: ăn cắp tài nguyên đất đai; lấy cớ “Quốc gia công thổ” chúng làm dự án đền bù giá đất như ăn cướp, bán nhà trên đất như cắt cổ dân lành. Nếu tính theo “Giá cộng tới”:

Giá bán căn hộ = Giá đền bù đất + Chi phí xây dựng + Lợi nhuân Bình quân

thì cán bộ, nhân dân “ai cũng có nhà ở, ai cũng được học hành, ai cũng có cơm ăn, áo mặc”.

Nhưng cái giá căn hộ trời đánh kia nó cao ngất ngưởng, mọi người cứ thử làm phép tính trừ ngược thì nó là cái gì?

Năm mâu thuẫn cơ bản hiện nay của xã hội Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp

KS Doãn Mạnh Dũng

Tóm tắt

Từ 30/4/1975, Việt Nam thống nhất và bắt đầu vào giai đoạn xây dựng đất nước. Chúng ta  kiến quốc trong bối cảnh nền văn minh nhân loại đang dành những thành tựu to lớn, loài người ngày càng sống có văn hóa hơn, yêu thương nhau hơn. Nhưng loài người  cũng đứng trước sự thử thách lớn hơn đó là sự biến đổi nguồn tài nguyên trái đất do quá trình khai thác của con người và tính tự nhiên của trái đất.

Thí tốt Phạm Thanh Bình, bỏ tù thằng cơ chế

Đào Tuấn

clip_image001

Ông Bình đối mặt với án tù nặng nhất là 20 năm

Nếu sắp xếp thứ tự vụ việc bắt nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn kinh tế Vinashin sẽ cho thấy dường như đã có sự chỉ đạo nhất quán. Ngày 2-8, Bộ Chính trị có kết luận 78/KL-TW phải sớm đánh giá toàn diện hiệu quả của các Tập đoàn, Tổng công ty để chấn chính, sắp xếp lại các đơn vị thua lỗ. Trong các bản tin được in, phát trên các phương tiện truyền thông, không có một chữ nói về Vinashin nhưng đương nhiên đối tượng cần được chấn chỉnh đầu tiên chắc chắc phải là "con khủng long về tiêu vốn" và "khổng lồ về thua lỗ" này. Một ngày sau đó, phiên họp của Chính phủ dường như đã chỉ bàn tới việc xử lý Vinashin, bao gồm cả xử lý sai phạm và xử lý sắp xếp. Trong thông báo khẩn gửi đến các cơ quan truyền thông sáng 4-8, Văn phòng Chính phủ yêu cầu ngoài phóng viên theo dõi, phải có đại diện của Ban Biên tập vì cuộc họp báo lúc 17 giờ chiều thường kỳ hàng tháng hôm 4-8 sẽ có sự xuất hiện của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng và chủ đề chính là các biện pháp chấn chỉnh Vinashin. "Chính phủ khẳng định quyết tâm xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm ở Vinashin để lấy lại niềm tin trong nhân dân" - Phó Thủ tướng nói trong cuộc họp báo. Quả nhiên, chỉ ít phút sau khi số lỗ 86.000 tỷ của Vinashin được công bố, "đồng chí" Phạm Thanh Bình bị bắt giữ. Việc bắt giữ ông Bình đã được đồn đoán từ ngày 2-8, gần gần giống vụ cựu Bộ trưởng Năng lượng Vũ Ngọc Hải, bởi nếu không có một con tốt cho khoản lỗ 86.000 tỷ kia thì quả thực người ta đã sỉ nhục 87 triệu dân đóng thuế một cách quá đáng.

Bắt giam cựu chủ tịch Vinashin và canh bạc lớn

Lê Diễn Đức

clip_image001

Đại hội Đảng lần thứ XI đang trong bối cảnh thăm dò bố trí nhân sự. Ông Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đang nắm thế thượng phong trong cuộc đua. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng bị nhiều người không ưa, ghen tức hoặc bực bội vì tính lạm quyền và lộng hành. Cho nên canh bạc với con bài Vinashin sẽ còn nhiều hấp dẫn.

Tờ điện tử của Chính phủ Việt Nam trong ngày 4/8/2010 cho hay:

Khi Đảng cố sức đóng tàu

BBC

clip_image001

Ông Phạm Thanh Bình (trái) trong một buổi lễ ký kết của Vinashin với Thành ủy Hà Nội. Hình từ trang vinashin.com.vn

Hết ông Thủ tướng hà hơi thổi ngạt cho một Tập đoàn mà khối u đã di căn đến giai đoạn cuối, nay lại đến lượt ông PTT bặm trợn lên dùng mệnh lệnh phán truyền phải cứu nó bằng bất kỳ giá nào. Và tiền của của dân lại sẽ đổ ra để dựng cái thây ma ấy dậy. Để rồi xem, chỉ với chức năng đóng tàu không thôi các vị có cải tử hoàn sinh nó được không theo cái nghĩa một tập đoàn làm ăn có lãi? Hay là nó cứ “sống” ngắc ngoải, cứ dài dài thua lỗ rồi đến một lúc lại phải tuyên bố đại giải phẫu cho nó một lần nữa? Mồm nói không duy ý chí nhưng mà hành động thì tự tung tự tác theo ý mình bất chấp quy luật, chỉ biết tuân theo yêu cầu của nhóm lợi ích. Căn bệnh kinh niên của “bộ máy” vốn là thế đấy, làm sao mà thay đổi được.

Bauxite Việt Nam

Về những dự án sân golf Lâm Đồng – Vẫn là cái nhìn viển vông như dự án tàu cao tốc

Điều tra: Phạm Thái

Bài viết này được hoàn thành từ năm 2009, nhưng nhân BVN cho đăng bài “Sân golf nuốt đất nông nghiệp” ở Lâm Đồng, tác giả đọc lại, thấy những điều tra của mình có thể cung cấp một cái nhìn hệ thống về quá trình biến đất và rừng thành sân golf ở đây, thông qua các quyết định chấp chới của các vị lãnh đạo vốn chẳng hiểu gì về làm ăn kinh tế, cũng chẳng thiết tha gì đối với những ưu thế trời cho của cảnh quan văn hóa và thiên nhiên Lâm Đồng, dẫn đến hậu quả tệ hại như hiện nay. Vì thế tác giả đã gửi đến nhờ chúng tôi đăng lại để bạn đọc cùng tham khảo.

Bauxite việt Nam

Mê Kông: Năng lượng – Môi trường – An ninh sinh kế

Hằng Anh

clip_image001

Dòng sông Mẹ Mê Kông (Ảnh: ThienNhien.Net)

ThienNhien.Net – Một trong những vấn đề môi trường - kinh tế - xã hội - chính trị quan trọng nhất của khu vực đang nổi cộm hiện nay là hoạt động phát triển trên dòng chính sông Mê Kông, đặc biệt là các dự án thủy điện, trên con sông Mẹ đang bao bọc hơn 60 triệu người dân trong lưu vực. Giải quyết sự mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đảm bảo sinh kế cho người dân hiện đang là thách thức lớn nhất của lưu vực có diện tích gần 800 000km2 này. Đó cũng chính là vấn đề được thảo luận tại cuộc tọa đàm Mê Kông: Năng lượng – Môi trường – An ninh sinh kế diễn ra ngày 03/08/2010 tại Hà Nội.

Buổi tọa đàm do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Mạng lưới Sông ngòi (VRN) phối hợp cùng Trung tâm Henry L. Stimson (Mỹ) tổ chức, với sự có mặt của đại diện các cơ quan chính phủ, cơ quan nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ trong-ngoài nước..., đã cung cấp một bức phác họa về tình hình phát triển thủy điện trên dòng Mê Kông, những tác động đối với môi trường, xã hội và sinh kế của người dân, đồng thời đưa ra những khuyến nghị vì mục tiêu phát triển bền vững của lưu vực.
Cơn khát năng lượng và những hệ lụy từ phát triển thủy điện

Phát biểu cảm tính của một nhà khoa học

Đoan Trang

image Có phải VN không có đủ chứng cớ chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa? Cuộc Hội thảo quốc tế ở Philadelphia đầy những tranh cãi vì ông Vũ Quang Việt đã nói Việt Nam không có nhiều bằng chứng chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa và có vẻ phía Việt Nam có ý muốn hướng dẫn như thế để giảm thiểu tinh thần dân tộc. Ý kiến Giáo sư Vũ Quang Việt còn lưu nơi đây:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100729_biendong_conference.shtml
Ký giả Đoan Trang từ VN đã đưa lên Facebook một bài nhận xét về quan điểm trên. Việt báo trân trọng giới thiệu tiếng nói của ký giả Đoan Trang về vấn đề lãnh thổ thiêng liêng của quê nhà. Và trân trọng cảm ơn ký giả Đoan Trang đã nói lên giùm tiếng nói phản biện của rất nhiều người quan tâm.

Việt báo

ĐH NGOẠI THẬT VÀ DỎM - BÀI 1

Giải mã sự thật về Irvine University

Thomas Nguyễn

clip_image001

Tên của IU (hàng dưới cùng) nằm khiêm tốn trong bảng địa chỉ của tòa nhà cho thuê.

Trường Đại học này nằm trong một cao ốc cho thuê chỉ có năm nhân sự (kể cả Hiệu trưởng).

Chương trình học chỉ bằng phân nửa số tín chỉ của các trường đại học khác, đặc biệt là không được các tổ chức kiểm định chất lượng chứng nhận. Đây chỉ là loại doanh nghiệp kinh doanh bằng cấp.

Gần đây, báo chí Việt Nam đưa tin Khoa Quản trị kinh doanh thuộc Trường ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức liên kết với Trường Irvine University (sau đây viết là IU) của Mỹ đào tạo 300 cán bộ giảng dạy lấy bằng thạc sĩ. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng IU là một trường ĐH dỏm, là “cơ sở sản xuất bằng cấp” (diploma mill). ĐH Quốc gia Hà Nội đã có thông cáo báo chí phản bác thông tin trên là không chính xác. Ông Thomas Nguyễn ở Bolsa, Little Saigon đã tìm đến trụ sở của IU và tường thuật cho báo Pháp Luật TP HCM sự thật về IU như sau.

Theo địa chỉ IU, 10900 183rd Street, Suite. #330 Cerritos, CA 90703, chúng tôi cố công tìm hiểu thực trạng về cơ sở và tổ chức của IU. Chúng tôi được ông Ronald Johnson - Hiệu trưởng của trường tiếp đón, ông rất thân thiện và hiếu khách, niềm nở trao cho chúng tôi danh thiếp với nội dung như sau:

Tính chính danh của một đại học và câu chuyện bé cái nhầm

Hoàng Lê

image Mấy ngày nay dư luận trong ngoài nước xôn xao về tin Đại học Quốc gia Hà Nội liên kết với một trường dỏm ở Hoa Kỳ để đào tạo hàng trăm Thạc sỹ quản trị kinh doanh cho Việt Nam mà nhiều người tốt nghiệp từ chương trình liên kết dỏm này đang giữ những trọng trách trong hệ thống kinh tế và chính trị Việt Nam. Để trấn an dư luận, Phó GĐ Đại học Quốc gia Hà Nội Vũ Minh Giang mới đây, nhân trả lời phỏng vấn trang tin nội bộ của trường, đã trách móc báo giới là không thận trọng xác minh, bị nhầm lẫn và đưa tin vội vã theo các blog cá nhân “lề trái”. Ông khẳng định “nhầm lẫn như vậy là đáng tiếc”, nhưng “tôi cũng không bận tâm nhiều về việc này” ([1]). Chẳng cần phải bàn nhiều, chỉ nghe cái giọng tưng tửng của ông Phó GĐ cũng đủ thấy trách nhiệm của ông với danh tiếng của một trường đại học tầm cỡ quốc gia ở mức độ nào.

Nhân câu chuyện liên kết dỏm, dùng danh nghĩa một tổ chức ngoại để lòe học viên nội rồi thu bộn tiền (8,000 USD/học viên/một năm học (9 tháng) để rồi đào tạo ra những nhà kỹ trị có “uy tín” dỏm của đất nước, tôi xin góp thêm một câu chuyện về tính chính danh của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ða phương là cách duy nhất khả thi cho vụ tranh chấp Biển Ðông

Duy Ái - VOA

clip_image001

Lễ duyệt binh kỷ niệm 34 năm giải phóng Trường Sa. Hình: Wikipedia Commons

Tại cuộc họp hôm 23 tháng 7 của Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, phái đoàn Việt Nam đã cùng với 11 phái đoàn khác, trong đó có Hoa Kỳ, lên tiếng cổ xướng cho việc áp dụng đường lối đa phương để tìm kiếm giải pháp cho vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông. Tại cuộc họp này Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã chính thức tuyên bố rằng hòa bình ổn định, tự do đi lại, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Ðông là “quyền lợi quốc gia” của Hoa Kỳ. Diễn tiến được mô tả là “quốc tế hóa” tranh chấp biển Ðông và sự can dự Mỹ vào vấn đề này đã gặp phải sự chỉ trích dữ dội từ phía Trung Quốc.

Thạc sĩ Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu của Quỹ Nghiên cứu Biển Ðông, cho đài VOA biết rằng vì hiểu rõ những điểm yếu trong các luận điểm pháp lý của mình đối với tranh chấp này nên Trung Quốc muốn dùng đàm phán song phương để dựa vào tiềm lực kinh tế cũng như sức mạnh quân sự nhằm “bẻ gãy từng chiếc đũa hơn là một bó đũa” đối với các bên tranh chấp khác. Mời quí thính giả theo dõi thêm chi tiết qua cuộc phỏng vấn do Duy Ái thực hiện sau đây.

KIẾN NGHỊ TRÌNH ĐẠI HỘI VIII HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 03.8.2010

18354462_1 Để bớt đi một gánh nặng chi phí lớn cho Nhà nước (lấy từ tiền dân đóng thuế), chúng tôi, các nhà văn hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ký tên dưới đây khẩn thiết kiến nghị Đại hội VIII của Hội quyết định dứt khoát rời bỏ cơ chế bao cấp, chuyển từ hội xin tiền Nhà nước lâu nay thành hội tự nuôi tự quản.

Tự thấy đây là kiến nghị rất hợp lòng dân, xin trân trọng nhờ các cơ sở truyền thông công bố rộng rãi để nhân dân biết rõ tâm nguyện của chúng tôi và các hội viên đồng tình với kiến nghị này tiếp tục ký tên nhằm nối dài thêm danh sách.

NHÓM KHỞI XƯỚNG KÝ

“Việt Nam và quả đấm thép bọc nhung”(!?) - Toàn dân Việt Nam hãy cảnh giác!

Hoàng Dzung

image

“… Việt Nam có đủ khả năng để đối phó" với vũ lực lớn gấp bội phần từ bên ngoài, nếu đó không phải là nói đùa để lấy tiếng, hoặc để làm tê liệt cảnh giác của mọi người?

Bài Việt Nam và quả đấm thép bọc nhung” trên trang mạng BBC tiếng Việt ngày 29 tháng 7, năm 2010 có cho biết trong buổi trả lời phỏng vấn của báo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” (South China Morning Post) tại Hồng Kông, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam có nói Việt Nam sẽ "không chấp nhận bất kỳ giải pháp nào có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đồng thời Việt Nam có đủ khả năng để đối phó"; sau đó báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng này có đăng bài với tựa đề 'Ánh thép và chiếc găng tay nhung của Việt Nam' (A flash of steel and the velvet glove from Vietnam).

Đọc xong bài trên BBC và 2 lời tựa nói trên tôi bỗng nghĩ:

Có phải chăng BBC & South China Morning Post đã không hiểu truyền thống của Việt Nam, hay đã xuyên tạc Việt Nam và lời nói của Nguyễn Chí Vịnh? Hay South China Morning Post nhân danh ai đó để có ý định gì? Hay chính ông Nguyễn Chí Vịnh đã phát biểu thay ai đó để đạt một ý đồ nhất định nào đó?.

Tạm chưa bàn thực chất về Nguyễn Chí Vịnh và động cơ phát biểu (với lối nói úp mở và lòng vòng theo kiểu ‘danh bất chính ngôn bất thuận’) của ông ấy, nhưng đã là người Việt nam thực thụ và ai là người am hiểu Việt Nam thì đều biết rằng phương châm ứng xử cơ bản trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của Việt Nam chưa bao giờ là “Quả đấm thép” cả, mà là “Lấy nhu thắng cương – Lấy nhược thắng cường – Lấy đại nghĩa thắng hung tàn – Lấy chí nhân thay cường bạo”.

Phản hồi của Google Maps về lá thư cảm ơn của các bạn Ngô Khoa Bá - Lê Quang Long - Nguyễn Hùng đăng trên Bauxite Việt Nam

image From: Kate Hurowitz <khurowitz@google.com>
To: wis sai <wissai@....>
Sent: Mon, August 2, 2010 11:58:41 AM
Subject: Re: Fw: Errors of Google Maps of the Border regions between Vietnam and China
Hello there, thanks for getting in touch. 
As part of our ongoing efforts to provide the most up-to-date and accurate maps available, we have made improvements to the boundary data in Google Earth and Maps. The boundary data comes from a variety of sources, including local providers and other authoritative sources. As part of this update we have corrected the boundary to more accurately reflect the current agreement between Vietnam and China regarding their border.
You can read more about those changes here: http://google-latlong.blogspot.com/2010/07/improving-quality-of-borders-in-google.html
Thanks,
Kate Hurowitz

Nhà nước hãy trả lại quyền tư hữu chính đáng về đất đai cho nhân dân

Hà Đình Sơn

Bách khoa toàn thư mở WikipediaE_439_6 :

Đất hiểu theo nghĩa thông thường nhất là phần mỏng nằm trên bề mặt của Trái Đất mà không bị nước bao phủ. Tuy nhiên, trong các ngành khoa học có liên quan đến đất đai như kinh tế học, thổ nhưỡng học, địa chất học v.v thì có những khái niệm hay thuật ngữ hoàn toàn khác nhau khi nói tới đất.

Bộ Luật Dân sự 2005:

Tiết a, khoản 1, Điều 174. Bất động sản và động sản

“1. Bất động sản là các tài sản bao gồm: a) Đất đai;…”

Xác định đất đai là một loại tài sản.

Tuyên ngôn nhân quyền Liên hiệp quốc 1948:

Sân golf “nuốt” đất nông nghiệp

clip_image002

Đất sản xuất của thôn Kà Rèn sẽ bị thu hồi làm sân golf.

Sau khi cơn sốt lấy đất nông nghiệp làm sân golf tại Long An vừa hạ nhiệt thì tại Lâm Đồng, lại xuất hiện tình trạng nhiều diện tích đất lúa, đất hoa màu, đất trồng chè được chuyển mục đích thành đất sân golf.

Dân hết đường ra vào vườn.

Không chỉ chiếm toàn bộ hàng chục ha rừng già thuộc di tích danh thắng quốc gia hồ Tuyền Lâm thuộc địa bàn thành phố Đà Lạt, phần đuôi của siêu dự án sân golf Sacom còn thò sang phần đất nông nghiệp rộng 25ha của xã Hiệp An, huyện Đức Trọng.

Lần theo đường đi của những người dân đang có rẫy trồng hồng và cà phê thuộc phần diện tích 25ha được quy hoạch cho sân golf, chúng tôi đã lọt vào được khu vực đang được dọn ủi để đắp các đường golf.

Khi quan chức đua nhau học Thạc sĩ, Tiến sĩ

Phương Nguyên

clip_image002Việc phát hiện bằng giả/dỏm trong hàng ngũ quan chức ngày càng nhiều, e rằng đến lúc phải lập bảng thống kê để bạn đọc bốn phương cứ việc điền những tên người mình phát hiện cùng với địa chỉ và chức vụ cụ thể, tránh các bài viết dài dòng sẽ không sao đăng hết. Trong một bài trước, BVN đã đưa ra ba giải pháp: 1. Truy cứu hình sự ông Hiệu trưởng ĐHQG Hà Nội vì đã liên tiếp mở những khóa học gian dối như đã nói, vừa là một loạt cú lừa trâng tráo đối với hàng ngũ quan chức Việt Nam vốn rất háo danh lại khát thèm chiếc ghế họ đang giữ hoặc những chiếc ghế cao hơn nhờ tấm bằng chỉ mất tiền là có chứ không cần phải học; 2. Nhà trường ra quyết định thu hồi tất cả các loại bằng đã phát ra, căn cứ vào tên học viên từ khóa đầu đến khóa cuối, nếu không thì công bố danh sách đầy đủ trên các phương tiện truyền thông và ghi rõ: những người mang các bằng cao học có tên trong danh sách này đều vô giá trị; 3. Nếu Nhà nước nhận thức đây là một vấn đề sĩ diện lớn làm mất hết uy tín quan chức Việt Nam và muốn giải quyết tận gốc chuyện bỉ ổi này thì hãy ra một quyết định không công nhận bất kỳ bằng cấp nào mà đội ngũ quan chức từ trung ương trở xuống đang dán trước tên của họ, bởi những học vị đó không chỉ vô ích trong việc điều hành đất nước mà còn cho thấy chính đó là một trong những nguyên nhân khiến đất nước đang ngày càng suy thoái.

Trường dỏm, trường thật

Nguyễn Văn Tuấn

clip_image002

Đại học Quốc gia Hà Nội mới ra thông cáo về việc trường liên kết với Irvine University (IU).  Tôi tránh dùng chữ “trường đại học” hay “đại học” cho IU, mà chỉ dùng IU như là tên một doanh nghiệp.  Có lẽ thông cáo này ra đời như là một phản ứng với thông tin trường ĐH Quốc gia Hà Nội đã liên kết với IU mà tôi có đề cập trong một bài trước đây.  Đọc qua thông cáo này tôi vẫn thấy không thuyết phục.

Thông cáo của ĐHQGHN có đoạn viết:

Bắc Kinh lo sợ nỗi bất mãn dâng cao của giới cựu chiến binh

Anthony Kuhn/NPR

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Năm nay, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cảnh báo về ba mối đe dọa cho sự ổn định đang nổi lên: "Các công đoàn bí mật, nông dân chống đối và và các cựu chiến binh bất mãn. Tất nhiên, nông dân, công nhân và binh sĩ đã hình thành nền tảng của cuộc cách mạng cộng sản Trung Quốc. Hiện nay, các quan chức nói rằng những người biểu tình trong các giới này phải được dập tắt".

Chưa hết!

Hiện tượng các tầng lớp xã hội "thượng lưu" (élite!), đánh hơi thấy quả bong bóng  kinh tế bắt đầu nứt rạn, bắt đầu bán đất đai, nhà cửa và gia sản "di dân" sang Hoa Kỳ, Canada, Úc châu, Tân Tây Lan...  ngày càng rộ lên như một phong trào, khiến báo chí chính thức của TQ cũng đang phản ảnh một cách lo ngại!

Trông người lại nghĩ về ta, một anh học trò kém, chỉ biết học vẹt "học thuyết"  của ông anh láng giềng "16 chữ vàng - 4 tốt", rồi đem nhân dân và đất nước, rừng biển VN ra... thử nghiệm để làm sao nhanh chóng giàu phất!

GSTS Nguyễn Thu

Phản ứng của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp Biển Đông

Ngọc Trân, thông tín viên RFA

clip_image001

Nhiều hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ cùng lúc được điều động đến các vùng biển Ấn Độ Dương, Philippines...vào tháng 7/2010. RFA/Korea

Hôm 23 tháng 7 vừa qua, tại Hà Nội, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đưa ra quan điểm của Mỹ về việc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Ngay sau đó, các giới chức Trung Quốc, cũng như các cơ quan truyền thông của nước này đã đồng loạt đưa ra các lời bình luận cũng như các bài báo nhắm vào Hoa Kỳ và các nước trong khu vực.

Giới chức Trung Quốc cũng như truyền thông nước này đã nói những gì? Và các diễn biến mới nhất về vấn đề tranh chấp Biển Đông ra sao? Mời quý vị cùng Ngọc Trân điểm qua các tin tức có liên quan.

Tuyên bố của bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, tại Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội hôm 23 tháng 7, về vấn đề Biển Đông, được cho là cứng rắn nhất trong thời gian qua, khi bà nói rằng: “Hoa Kỳ, cũng như các nước khác, có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi vào vùng biển chung ở châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông… Hoa Kỳ hỗ trợ quá trình cộng tác ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp, để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần cưỡng chế. Chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước nào đang tranh chấp”.

Washington be bờ/chống đỡ quyền lợi chiến lược của mình ở châu Á

Philip Bowring

image HỒNG KÔNG – Hoa Kỳ đã bị suy yếu trầm trọng vì vướng vào hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan và hệ quả là đã bỏ ngỏ tầm quan trọng chiến lược của vùng Đông Á. Nhưng hai động thái mới đây của Washington – những cuộc tập trận trên biển chung với Nam Hàn và cuộc chiến bảo vệ mạnh mẽ trên mặt ngoại giao đối với quyền thông thương tự do trên Biển Đông – đã chứng tỏ Hoa Kỳ bắt đầu quan tâm trở lại quyền lợi an ninh của mình ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Cả hai động thái này đã được tiếp nhận hoan nghênh rộng rãi trong vùng, ngoại trừ Trung Quốc.

Những cuộc diễn tập quân sự với Nam Hàn tuần rồi nhắc nhở Trung Quốc rằng Hoa Kỳ và đồng minh của họ vẫn còn giữ thế mạnh áp đảo về hải quân trong vùng. Đồng thời, tại Hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN tổ chức ở Hà Nội tháng rồi, mà đã qui tụ các Bộ trưởng Ngoại giao của 10 quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng với những giới chức khác, Việt Nam đã thành công kết hợp với Hoa Kỳ để cùng đưa vấn đề Biển Đông trở lại bàn nghị sự trong những hội nghị quốc tế. Sự kiện này đã chọc giận Bắc Kinh, quốc gia khăng khăng đòi giải quyết những tranh chấp trên vùng biển này theo thể thức song phương giữa chính họ với riêng từng quốc gia tranh chấp khác, đồng thời tái khẳng định tuyên bố họ có chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển này.

Trung Quốc bắt đầu tập trận quân sự

AFP

image Trung Quốc bắt đầu các cuộc tập trận phòng không với quy mô lớn hôm thứ Ba - cuộc tập trận mới nhất trong một loạt các cuộc tập trận được tiến hành giữa lúc Hoa Kỳ quan ngại về sự quyết đoán quân sự của Bắc Kinh ngày càng gia tăng.

Hơn 10.000 nhân viên quốc phòng và bảy loại máy bay quân sự khác nhau được tham gia vào một phần các cuộc tập trận ở phía Đông tỉnh Sơn Đông và tỉnh trung tâm Hà Nam, hãng tin China News Service chính thức cho biết.

Các bài tập có tên mật mã là " Vanguard 2010", liên quan tới việc di tản khẩn cấp, lập kế hoạch chiến tranh, trinh sát và cảnh báo sớm, tin tức cho biết. Cuộc tập trận kéo dài năm ngày.

Các bài tập – nhằm mục đích bảo đảm chuẩn bị cho việc phòng thủ của Bắc Kinh trong một cuộc không kích tiềm tàng – sẽ bao gồm một cuộc tập luyện có bắn đạn thật và diễn ra trong điều kiện chiến tranh thật mà không hề có bất kỳ buổi tập dượt nào trước đó, bản tin cho biết thêm.

Đối đầu giữa Trung Quốc với các nước trên biển Đông

Ngọc Trân, thông tín viên RFA
clip_image001

Tàu ngư chính 311 đã tuần tra khu vực gần Trường Sa từ đầu tháng 4.2010. Ảnh: www.agri.gov.cn

Trong vài tháng qua, có những cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với các nước trên Biển Đông. Tin tức cho biết, gần đây đã xảy ra một cuộc đụng độ giữa tàu của Hải quân Indonesia với các tàu ngư chính Trung Quốc.

Trước đây, cũng đã có các cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Malaysia với các tàu ngư chính và các tàu đánh cá của Trung Quốc. Các cuộc đối đầu giữa Trung Quốc xảy ra trên Biển Đông trong thời gian qua ra sao? Phản ứng của một số nước trong khu vực thế nào? Ngọc Trân có bài tường trình.

Đụng độ với tàu Hải quân Indonesia

Theo tin từ nhật báo Mainichi của Nhật Bản, cho biết, hồi giữa tháng 5 năm nay, lần đầu tiên các tàu ngư chính Trung Quốc có trang bị vũ khí, đã hộ tống các tàu đánh cá nước này đi đánh cá ở khu vực gần quần đảo Natura, thuộc Indonesia. Một trong những tàu đánh cá Trung Quốc đã bị phía Indonesia bắt giữ hôm 15 tháng 5, thế nhưng sau đó, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã đến giải vây cho tàu này và buộc tàu tuần tra Indonesia phải thả tàu đánh cá Trung Quốc.

Tấn bi hài kịch “tiếp dân”: Người dân được gì qua việc Chính phủ quyết định đổi mới công tác tiếp dân

clip_image002

Cũng phải mấy lần người này mới ghi tên dưới mấy dòng chữ, và không đóng dấu gì cả. Xin số điện thoại của cơ quan tiếp dân, đáp không có.

Kính thưa Giáo sư NGUYỄN HUỆ CHI,

Chúng tôi là những người dân trình độ hiểu biết thấp kém, hằng ngày vẫn cố tìm đọc những bài viết của các bậc trí thức trên trang bô-xít Việt Nam, để học hỏi và mở mang kiến thức.

Hạnh phúc cho chúng tôi biết bao nhiêu kể từ ngày có một trang mạng đưa những tin tức cần thiết, trung thực; với những ý kiến nhận xét về các vấn đề của đất nước rất phù hợp lòng dân. Chúng tôi có cảm giác là từ nay người dân không còn phải sống với thân phận của kẻ thấp cổ bé miệng nữa. Nhiều chuyện muốn nói, nay đã được Giáo sư và các cộng sự của Ông nói giúp. Xin cho tôi thay mặt số bà con chung quanh tôi, gần đây vẫn liên tục theo dõi những bài viết trên mạng Bô-xít Việt Nam, gởi lời cảm ơn chân thành tới Ông và những tác giả có bài viết trên mạng.

Từ thực tế cuộc sống, chúng tôi cũng xin mạo muội viết ít dòng gởi cho trang mạng. Nếu được đăng để góp tiếng nói chung thì tốt. Còn không thì coi như chúng tôi cung cấp cho Ban biên tập một ít tư liệu để tham khảo.

Về tên South China Sea trên Google Maps

image Một bạn đọc có gửi thắc mắc sau đây đến BVN.

Thưa GS Nguyễn Huệ Chi và BBT Bauxite Việt Nam

Tôi tên: TMH, hiện đang là sinh viên năm thứ nhất trường ĐH HS TP HCM

Tôi là độc giả của trang nhà từ ngày đọc bản tin trên trang BBC tiếng Việt đăng bài viết về Giáo sư (và trang nhà Bauxite Việt Nam) được cơ quan Nhà nước Việt Nam mời lên làm việc, và nghe phỏng vấn GS cũng trên BBC tiếng Việt.

Tôi cũng là một trong rất nhiều sinh viên quan tâm tới lợi ích và chủ quyền quốc gia của Việt Nam, tôi cảm nhận được tình trạng đáng báo động của đất nước từ rất nhiều vấn đề xã hội, chính trị hiện tại.

Tôi xin gởi tới GS vài tấm ảnh chụp lại từ trang map.google.com về vị trí vùng biển, bờ biển của Việt Nam làm tôi rất bức xúc. Nhờ GS lên trang map.google.com, phóng to khu vực bờ biển VN lên thì rõ (tôi có chụp lại ảnh để gởi GS xem, nhưng không gửi được)

Nhà văn Võ Thị Hảo: Hãy chấm dứt “ba đầu sáu tay”

Cao Minh thực hiện

clip_image002

Võ Thị Hảo và Nguyễn Huệ Chi trong đêm Hồ Tây qua ống kính ĐTDĐ của Trần Nhương

Một sự tình cờ tôi được cùng nhà văn Võ Thị Hảo và các anh Lại Nguyên Ân, Bùi Minh Quốc, Trần Nhương ngồi với nhau bên bờ Hồ Tây ở con ngõ 27 đường Xuân Diệu, trong màn mây khá dày và mặt hồ sương xuống nặng trĩu trong đêm mồng Ba tháng Tám, đêm trước Đại hội Hội nhà văn Việt Nam. Chúng tôi ngồi rất lâu không nói năng gì, chỉ nhìn sang phía Hồ Trúc Bạch mỗi người theo đuổi một ý nghĩ. “Chúng tôi ngồi vây phủ bởi trăng thâu/Sương bám hồn gió cắn mặt buồn rầu...” Riêng tôi cứ chìm đắm vào một nỗi buồn tiếc vơ vẩn không đâu về những gì mất đi không thể vớt vát được, chẳng hạn như cái không gian mênh mông thời danh y Lê Hữu Trác thả thuyền rong chơi ba bốn ngày vẫn chưa cập bến bên này hồ mà nay tưởng như với tay đã có thể sờ đến đường Cổ Ngư, nhìn ra bốn phía thì lô nhô những nhà cao tầng mọc một cách vô tổ chức đang làm cho mặt nước trở thành chật hẹp như một cái đầm làng. Hồ Tây khói sóng đầy màu sắc huyền thoại một thuở nay còn đâu nữa? Rồi tôi lại chợt nghĩ đến cuộc bơi thi giữa Nhất Linh, Thạch Lam, Đinh Hùng một buổi trưa nào đó, vùng vẫy giữa sóng hồ đến kiệt sức, khi lên bờ anh nào anh ấy lả đi, chị Thạch Lam phải dùng vôi bôi vào gan bàn chân từng người cho tỉnh lại.

Con người cần có ô-xy, ánh sáng và không gian (Bài 1)

Hồ Cương Quyết/André Menras

image Là một người Việt mới nhập quốc tịch Việt Nam, tuy vậy ông André Menras luôn luôn có một cái nhìn thực tiễn sắc bén hiếm thấy. Ngòi bút phê phán của ông trước các vấn đề cụ thể đang diễn ra trên đất nước mà đối tượng là người cầm chịch vận mạng của dân tộc, bao giờ cũng đích đáng. Song trong khi ở Pháp, Đảng Cộng sản Pháp đang vỡ từng mảng thì ông lại có một niềm tin rất đáng yêu về một triển vọng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không chóng thì chầy từ nguy cơ suy thoái đang hiển hiện trước mắt lại có thể trở lại trong sạch như pha lê bởi đó là Đảng Cộng sản của người Việt Nam, một dân tộc với những phẩm chất mà ông yêu quý tự đáy lòng. Lão Tử cho rằng trở về với bản tính hồn nhiên của «anh nhi» - trẻ thơ/ngây thơ - là vươn đến đỉnh cao trong phương thức sống của một triết nhân đạt đạo. Cầu chúc cho công dân Việt Nam Hồ Cương Quyết tìm được bí quyết đó trong tư duy như Lão Tử khuyên dạy.

Nguyễn Huệ Chi

Đoàn kết mang lại hòa bình, ổn định và phát triển

Nguyễn Trung

image Một người bạn tâm huyết của Việt Nam thổ lộ: Việt Nam là quốc gia chịu đựng nhiều nhất các hoạt động lấn chiếm và gây sức ép của Trung Quốc ở Biển Đông, song với tính cách là người bị mất cắp mà anh không dám la làng, thậm chí còn nói quan hệ của anh với nó đang rất tốt, thế thì còn ai dám đứng ra bênh vực anh nữa?

Greg Torode

Nói đơn giản, sự hậu thuẫn của Mỹ cho những giải pháp hòa bình và đa phương đúng đắn những vấn đề của Biển Đông sẽ có nghĩa lý gì, nếu như nội bộ từng nước ASEAN chìm đắm trong tham nhũng, chia rẽ, mất tự do dân chủ, chẳng những không còn sức lực đâu mà đối phó với mọi uy hiếp từ bên ngoài, mà còn tạo ra cơ hội cho sự can thiệp từ bên ngoài? Làm sao từng nước ASEAN có thể bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình nếu thực lực của từng nước không được thường xuyên bồi bổ và tăng cường? Hơn lúc nào hết, là những quốc gia nhỏ yếu so với những thách thức đang phải đối mặt trong khu vực, từng nước và toàn thể cộng đồng ASEAN cần một nền ngoại giao mạnh xuất phát từ một nền nội trị mạnh. Không bao giờ có thể có một nền ngoại giao mạnh trên cơ sở một nền nội trị bệnh hoạn quặt quẹo, kinh tế phụ thuộc vào cầu xin viện trợ từ bên ngoài để sống. Hơn lúc nào hết, những yếu kém đang tồn tại trong nền nội trị của nhiều nước thành viên ASEAN là đồng minh tự nhiên của chính sách chia để trị và mọi can thiệp từ bên ngoài, là kẻ thù nguy hiểm của chính những quốc gia này, là yếu tố lớn nhất cản trở xây dựng và phát triển ASEAN thành một cộng đồng mạnh.

Vì sao lãnh đạo Vedan thoát tội hình sự?

Hà Hiển

image

Đoàn kiểm tra đang lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với Công ty Vedan. Ảnh: VietNamNet

Trong bài viết “Nhà nước quên đòi Vedan bồi thường” đăng  trên VietNamNet ngày 2/8/2010, tác giả Kiều Phong đã dẫn chiếu rất  chính xác Điều 74 Hiến pháp năm 1992, các quy định của Bộ Luật Tố tụng  Dân sự và Luật Bảo vệ Môi trường để đi đến kết luận rất đúng đắn rằng  Nhà nước, mà đại diện hợp pháp của nó là chính quyền 3 địa phương là  Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP HCM lẽ ra phải đứng ra đòi Vedan bồi  thường những thiệt hại về môi trường.
Nhưng theo ý kiến của nhiều người  thì điều này vẫn chưa đủ. Tổng Giám đốc Vedan và các cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy lãnh đạo của Vedan vào thời điểm Vedan gây thiệt hại lẽ ra  phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì những căn cứ pháp lý sau đây:

1) Những hành vi cố ý gây ô nhiễm môi trường của những cá nhân trên thuộc về
những hành vi tội phạm như quy định tại Khoản 1, Điều 8, Bộ  Luật Hình sự, là
“hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ  luật hình sự, do người cónăng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một  cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính  mạng, sức khỏe..., lợi ích hợp pháp khác của công dân…” (*)

Cái phao của Nguyên thủ và tấm bằng tủ kính

Đào Tuấn

image Nếu như người đứng đầu Chính phủ đi hội đàm cấp cao còn phải dùng "phao" thì tại sao các quan chức lại không thể mua bằng Tiến sĩ?!

Tại hạ còn nhớ như in cảm giác của mình khi chứng kiến vị nguyên thủ quốc gia, trong lần hiếm hoi được "hội đàm" với Tổng thống Mỹ đã phải dùng tới "phao". Ông, chốc chốc, cứ xong một câu là lại cúi nhìn xuống "chiếc phao" cầm lăm lăm trong tay. Hình ảnh này được truyền tới hàng chục triệu dân Việt Nam và hàng tỷ người dân trên toàn thế giới. Chúng ta hãy lật giở lại quy trình: Học sinh từ bé đã phải học theo kiểu "để thi". Sự tồn tại của những cái chợ phao trong khu Bách khoa, và ở tất cả những hàng photocopy là một minh chứng cho một nền giáo dục thi cử "không thể không phao". Và phải chăng chuyện những tấm bằng Tiến sĩ bây giờ, hay nhục nhã hơn, việc dùng phao của Thủ tướng, chỉ là sản phẩm của nền giáo dục đó?

Bằng dỏm, rồi sao nữa?

Nguyễn Vạn Phú

image Vụ phát hiện các loại bằng dỏm vừa qua nói cho cùng cũng có những tác dụng rất tốt. Ý thức của người chọn trường để học được nâng cao, ai cũng cảnh giác xem trường mình muốn học có phải là trường thật, không còn chuyện mê tín bằng cấp của nước ngoài một cách mù quáng nữa.

Có lẽ nay không cần phải tập trung vào những trường hợp riêng lẻ vì đã có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cá nhân bị trao phải bằng dỏm, nếu mỗi trường hợp đăng tải thành một tin, biết đăng bao giờ cho hết. Điều đáng buồn là không ngờ chỉ trong vòng một thời gian ngắn, Việt Nam đã trở thành vùng trũng cho các loại lừa đảo bằng cấp nước ngoài nhảy vô làm ăn. Trừ trường hợp lợi dụng bằng dỏm dù biết rõ bằng của mình không có thực chất để thăng quan tiến chức, phải xem người học phải những chương trình này là nạn nhân. Chắc chắn một điều hàng trăm, hàng ngàn người nhận các loại bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ từ các trường bị vạch mặt chỉ tên ắt không còn dám khoe bằng cấp của mình nữa. Các nạn nhân này sẽ ngậm bồ hòn làm ngọt, giấu biến luôn cái bằng của mình.

Khi nhà văn đồng hành cùng dân tộc

Phan Hồng Giang

image Năm nay là năm được mùa các Đại hội. "Đến hẹn lại lên", văn nghệ sĩ khắp nước tề tựu chốn đô thành. Gặp nhau là vui, gặp nhau là lo âu và hy vọng, là thêm một lần chiêm nghiệm lẽ tồn tại của nghề nghiệp mình…

Cũng tình cờ năm nay hàng triệu người đọc trên thế giới cùng hướng về nhà văn Nga A. Sêkhôp nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh (1860 - 2010) của bậc kỳ tài văn chương này.

Mặc dù vốn không thích lắm những dịp lễ lạt kỷ niệm rầm rộ, ồn ào, nhưng theo thói quen, tôi vẫn tìm đọc lại những trang văn của Sêkhôp để rồi một lần nữa bái phục văn tài, nhân cách của ông, một nhà văn đã luôn đồng hành cùng nhân dân Nga…

Không thể nói về nhiều tác phẩm của ông. Chỉ xin dừng lại ở một truyện ngắn nổi tiếng: truyện Cây phúc bồn tử ra đời từ cuối thế kỷ XIX.

Thêm tài liệu về chủ quyền ở Hoàng Sa

clip_image001

VN đã phát hiện nhiều châu bản cổ chứng minh chủ quyền ở Hoàng Sa

Tin cho hay Bộ Ngoại giao [Việt Nam] vừa nhận bàn giao bộ tài liệu liên quan quần đảo Hoàng Sa thời kỳ 1897-1970, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Được biết bộ hồ sơ này gồm 10 trang tài liệu, trong đó có sáu trang tiếng Pháp và bốn trang tiếng Việt, nội dung nói về việc tu sửa Ty Khí tượng Hoàng Sa thuộc Ty Kiến thiết thời Việt Nam Cộng hòa.

Bộ tài liệu này được lưu giữ tại Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh Thừa Thiên - Huế và mới được Ủy ban Nhân dân tỉnh này trao cho Bộ Ngoại giao.

Gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm các tư liệu, tài liệu cũ và cổ với mục đích chứng thực cho tuyên bố chủ quyền của mình tại quần đảo Hoàng Sa (Paracels).

Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông gia tăng khi Trung Quốc phô trương sức mạnh

Mainichi Daily News

image Căng thẳng trên Biển Đông dâng cao vào ngày 23 tháng 6, trên đảo Laut, cách đảo Natura của Indonesia khoảng 105 km về phía Tây Bắc. Một tàu ngư chính lớn, màu trắng của Trung Quốc – tàu này đã bị tàu Hải quân Indonesia ra lệnh phải di tản khỏi khu vực – đe dọa sẽ tấn nếu không thả chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc đã bị Indonesia bắt giữ. Một súng trường có nòng cỡ lớn đã chĩa vào tàu Hải quân Indonesia, chuẩn bị phản công.

Các cuộc thách thức trên biển đã nổ ra do một nhóm hơn 10 tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trong khu vực này một ngày trước đó, khi một tàu tuần tra Indonesia bắt giữ một trong những tàu này. Đó là vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia (EEZ) và các nước khác không thể hoạt động ở đó mà không được phép, theo các nguồn chính thức. Tuy nhiên, hai tàu ngư chính màu trắng của Trung Quốc xuất hiện khoảng 30 phút sau đó, khẳng định qua radio rằng họ không xem khu vực này là vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia và rồi chiếc tàu đã bị bắt giữ của Trung Quốc đã được thả.

Thư bạn trẻ về phong trào viết dòng chữ HS-TS-VN

Kính gửi: BBT Bauxite Việt Nam

Cháu là Vũ Mạnh Tiến là một độc giả ngay từ những ngày đầu của BVN và không bỏ sót bài viết nào trên trang nhà. Gần đây khi đọc về phong trào 6 chữ vàng HS-TS-VN cháu rất vui vì nhờ có có các chú các bác trong BBT Bauxite Việt Nam và những bài viết của những người tâm huyết với đất nước nên thế hệ trẻ chúng cháu cũng đã dần thức tỉnh và có hành động cụ thể dù chỉ là lén lút. Nhân đây cháu lại nhớ đến bài viết của nhà phê bình văn học Thụy Khuê "Vũ Trọng Phụng và sự tha hóa của con người trong môi trường bạc tiền, tham nhũng". Trong đó có đoạn viết mà cháu vẫn nhớ, cháu xin được trích ra cho mọi người cùng đọc và suy nghẫm:

"Trong Vỡ đê, Vũ Trọng Phụng trình bày vấn đề tranh đấu của người dân đi hộ đê. Mặc dù có Phú, một thanh niên có học, biết luật, đứng lên dẫn đầu cuộc tranh đấu cho quyền lợi lương bổng, nhưng họ cũng vẫn trong tình trạng ô hợp, xung động, mất trật tự, chỉ cần mấy lời đe dọa của lũ nha lại, là tất cả đều tan rã, không đủ khí phách để đi đến cùng. Hai nhược điểm chính của người dân nước ta là chịu nhẫn nhục và không kiên quyết, cho nên họ không thể đấu tranh giành quyền sống, giành tự do , dân chủ được.

ĐÃ ĐI VỚI NHÂN DÂN THÌ THƠ KHÔNG THỂ KHÁC

(Tham luận của Ngô Minh tại Đại hội Hội Nhà văn VIII)

clip_image002

Nhà thơ Ngô Minh

Đỗ Phủ là nhà thơ đời Đường, cùng với Lý Bạch được coi hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc. Bản thân ông 15 năm cuối đời là người bần hàn, khốn khó, đói rách. Một lần Đỗ Phủ chạy giặc trên chiếc đò nhỏ trên sông Tương, nhịn đói đã 10 ngày. Sau đó chức sắc trong vùng biết tin, đem rượu thịt mời. Ông ăn uống no say rồi bị “thương thực”, lăn ra chết. Gọi là chết no, nhưng thực chất là chết đói. Vì thế thơ ông thấm đẫm nỗi đau của người dân cùng khổ. Nói về Đỗ Phủ, trong bài thơ “Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe” của Phùng Quán có khúc thơ rất thống thiết: Đã đi với nhân dân / Thì thơ không thể khác/ Dân máu lệ khốn cùng / Thơ chết áo đắp mặt… Tôi muốn nhân chuyện thơ Phùng Quán về Đỗ Phủ để nói vài ý kiến ngắn về lối đi của nhà văn trên con đường văn chương thăm thẳm để có tác phẩm đích thực mà người đọc luôn mong đợi. Gần mực thì đen/Gần đèn thì sáng. Nhà văn đi với ai thì sẽ viết ra thứ văn chương đó.

“Bốn tốt” mà lại chơi không đẹp!

Dương Danh Dy

image Theo Nhân dân nhật báo Trung Quốc, Ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc ngày 15/7/2010 đã chính thức thông qua dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHT) tại thành phố Cảng Phòng Thành (thuộc tỉnh Quảng Tây, nhưng chỉ cách Móng Cái, Hải Ninh nước ta có 60 km) với 6 lò phản ứng hạt nhân, trong đó 2 lò có công suất 1,08GW được khởi công từ cuối tháng 7 và sẽ đưa vào hoạt động từ giữa năm 2015-2016.

Trong mấy ngày 21, 23, 25… tháng 7 vừa qua, một vài tờ báo viết và mạng Việt Nam đã đưa tin về việc này với mấy nội dung chính:

1. Lo ngại, vì địa điểm xây dựng NMĐHN này quá gần Việt Nam, nếu có sự cố thì chỉ 10 giờ sau những ion nhiễm xạ đã ảnh hưởng tới Hà Nội;

2. Không ảnh hưởng gì đến Việt Nam vì kỹ thuật xây dựng NMĐHN hiện nay đã có tiến bộ rất lớn, hơn nữa nếu có chuyện xảy ra họ phải thông báo sớm cho ta (xin lưu ý, trong đó có ý kiến của mấy vị được coi là người có “trách nhiệm và hiểu biết sâu” về lĩnh vực NMĐHN của Việt Nam);

Bài học thuộc lòng

Nguyễn Thế Thịnh

Hôm qua đi chùa Linh Ứng về, buổi chiều ngồi với một ông anh từng mổ bụng trước tòa đại hình thời đế quốc thực dân, nói chuyện một hồi, anh bảo: "Thịnh này, không biết em sao chứ anh thấy bọn nó tham nhũng gì mà tham nhũng cấp tập, nó ăn vừa nhiều, vừa nhanh, vừa trắng trợn, thô lỗ... đến mức anh có cảm giác như là nó thu dọn để sắp bỏ chạy khỏi đất nước này". Tui nghe giật thột người. Anh nói đúng vào cái cảm giác mà lâu nay tui không thể cắt nghĩa thành lời.

Ờ nhỉ, sao mình thành nhà văn?

Phạm Toàn

clip_image002

Sức mạnh bí ẩn của ngôn từ là sự kín đáo đích thực

Nhà văn hãy tránh điều nguy hiểm hơn thế, cái sự tự mình thổi bay mất chính mình.

__________

Chẳng có trường nào dạy con người thành nhà văn

Viết văn là một nghề, bây giờ ai ai cũng biết cả! Thế nên tranh cãi Hội Nhà văn là hội nghề nghiệp hay kiểu hội gì mới thực gây cười!

Có điều, xưa nay chẳng có trường nào dạy con người thành nhà văn cả. Do hoàn cảnh lịch sử, và do văn chương trở thành một ngạch của tuyên truyền giáo dục quần chúng, nên mới có Trường viết văn Gorky ở Liên Xô cũ. Song người ta quên mất một điều rằng, cả ở Trường Gorky cũng như ở Trường viết văn Nguyễn Du sau này, các học viên đều đã thành nhà văn trước khi về học nghề văn ở hai trường ấy.

Nhận xét này không nhầm nếu theo dõi tác phẩm khóa Nguyễn Du đầu tiên với học trò là những chàng trai, cô gái phong trần từng viết văn và làm thơ giữa hoang tàn thành cổ Quảng Trị hay dưới bóng những cây kơ-nia bị B52 bầm dập! Ở khóa này, không thấy những người thích nổi danh trước khi có tác phẩm nổi tiếng, thích vào Hội Nhà văn trước khi thừa điều kiện là hội viên.

VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ ĐỨC VÀ NGUYỄN DU, HAY LÀ VẤN ĐỀ MUÔN THUỞ CỦA TỰ DO SÁNG TÁC

        (Tham luận của nhà văn Trần Mạnh Hảo tại Đại Hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII

clip_image002

Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Huy Thiệp ở
Đại Hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII (Ảnh: báo Tiền phong)

Đọc tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội chiều ngày 23-4-2005)

Kính thưa quý vị đồng nghiệp tôn quý,

Kính thưa quý vị lãnh đạo và quan khách

Trần Mạnh Hảo tôi tuy 70 ký nhưng thực ra chỉ là một con sâu, nói đúng hơn, là một con sâu ăn lá dâu  internet, nghĩa là mới đốc ra mê các tờ báo mạng, dù sáng nào cũng phải vượt qua bức tường lửa mới đọc được cái gì mình thích đọc, mà không cần ai chọn món ăn tinh thần giùm cho mình như bà bảo mẫu chọn cháo, hay thực đơn sữa cho trẻ nhỏ. Sáng sớm 21-4-2005, tôi đang đọc báo mạng, thì nhà thơ Hữu Thỉnh gọi vào bảo: Ông viết tham luận chưa, gửi bằng email ra ngay để đăng ký đọc sớm. Tôi bảo: thôi anh Thỉnh ạ, tôi xin im lặng ngồi nghe là quý cho Đại hội bội phần rồi, cho tôi lên tiếng là hơi bị mệt đấy. Anh Thỉnh bảo: ông cứ viết đi, viết cho hay vào! Tôi ra điều kiện: tôi sẽ viết tham luận, nhưng viết thật lòng những suy nghĩ của mình về nghề văn, cả điều vui và nỗi buồn, mong được sự “đối thoại” lại của đồng nghiệp, thậm chí của sự giải thích từ cấp trên, nếu cấp trên “hạ cố” đối thoại cùng văn nghệ. Anh Thỉnh khuyến khích: thì có ai cấm ông nói thật đâu. Vâng, được lời như cởi tấm lòng, tôi xin thành thật đây, mặc dù biết: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Bài tham luận này của tôi, vì sự thật đôi lúc rất khó nghe, có làm mất lòng ai đó thì xin làm ơn bỏ quá cho, cũng đừng vỗ tay đuổi xuống mà lớp trẻ nó lại cười cho rằng các bố già không biết “đối thoại”, ai nói hơi trái tai một tí là “Phong Lai mặt đỏ phừng phừng”. Vâng, vì tương lai của nền văn học, hơn nữa là tương lai của văn hóa Việt Nam mà chúng ta có mặt ở đây, trong Hội trường Ba Đình lịch sử này, không chỉ để hoan hỉ chén chú chén anh đặng bầu bán nhau lên chấp hành chấp tỏi, mà thiết yếu là bàn xem, làm cách nào có được tác phẩm lớn như nghị quyết đảng từng nhiều lần yêu cầu chúng ta.

Nhà văn Đào Thái Tôn trả lời VietNamNet

Đào Thái Tôn

clip_image001

Nhà phê bình Đào Thái Tôn

Hôm thứ Tư, ngày 07/07/2010, Nhóm PV VietNamNet có bài Hai câu hỏi gấp, nhiều tiền trước thềm Đại hội Nhà văn trong đó có ba việc liên quan đến tôi: 1. “Vụ kiện bản quyền tác giả giữa nhà văn Đào Thái Tôn và ông Nguyễn Quảng Tuân (NQT); 2. Vụ nhà văn Đào Thái Tôn kiện nhà văn Mai Quốc Liên (MQL) về Trung tâm Quốc học. 3. “Vụ một nhà văn “tung chưởng” với một nhà văn trên xe ô tô sau khi kết thúc Hội nghị lý luận phê bình ở Đồ Sơn”. Vậy, tôi xin tường trình đôi lời ngắn gọn. Nhưng hiện nay trên VietNamNet không còn tồn tại bài viết đó nữa, tôi nhờ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đưa lên trang mạng của anh để mọi người cùng đọc. Xin cám ơn.

MỘT. “Vụ kiện bản quyền tác giả”. Cuốn Văn bản Truyện Kiều – Nghiên cứu và thảo luận của tôi (Nxb. Hội Nhà văn in năm 2001), tại sao mãi đến 1/2006 ông Tuân mới kiện? Thực ra đây là vụ do Mai Quốc Liên (MQL) dựng lên nhằm xóa nhòa vụ đạo văn bản dịch THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU, do cụ Giải nguyên Lê Thước và GS Trương Chính in năm 1965 tại Nxb. Văn học, để ký tên MQL (xin xem Văn nghệ TRẺ ngày 20/11/2005). Sau khi viết bài thanh minh, Mai Quốc Liên dùng tiền để mong tôi không phanh phui tiếp vụ này, nhưng không được, MQL làm các động tác:

Đôi lời về cán bộ mặt dày

Sáu Nghệ

Trên trang Bauxite Việt Nam, nhiều tác giả bàn về “cán bộ mặt dày”. Vài bài về lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam cũng có hơi hướng chỉ trích này. Có vẻ như “cán bộ mặt dày” đã là một vấn đề của xã hội nên tôi cũng xin góp đôi lời.

Trước hết, lược xem cán bộ trong thời gian qua đã làm được điều gì ích nước lợi dân? Nếu có làm được thì không thể gọi mặt dày, mà những khiếm khuyết hay nét xấu chỉ là nhược điểm tự nhiên mà thôi. Về kinh tế, nước ta có phát triển nhưng chủ yếu do dân mày mò làm, như điển hình là nông dân với nông nghiệp không phải nhờ quản lý hành chính, ngược lại quản lý hành chính còn gây ra đổ vỡ như vụ Vinashin và bất ổn như điện lực. Về giáo dục, dân không còn tin tưởng các loại bằng cấp. Về y tế, dân gần như đã hết kiên nhẫn trước lời hứa người bệnh vào bệnh viện được nằm mỗi người một giường. Về văn hóa, đến các lễ hội là cảm nhận đầy đủ sự bát nháo. Về an ninh, dân không muốn dựa vào công an, thậm chí là sợ, rất sợ... toi mạng. Về quốc phòng, sự toàn vẹn đất nước không giữ được và ngày càng lung lay. Về ngoại giao, quá nhiều đối tác chiến lược.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn