Thư gửi Chủ tịch UBND TP.HCM và UBND TP.HCM

Kính gửi:

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh ông Lê Hoàng Quân và các ủy viên Ủy ban Nhân dân TP HCM

Thưa ông Lê Hoàng Quân và các bạn,

Chắc quý vị đã biết về sự cố nghiêm trọng mới xảy ra vào chiều và tối ngày 29 tháng 11 năm 2011 tại khu du lịch Văn Thánh của TP HCM.

Cụ thể là: lực lượng An ninh của Thành Phố, quận và phường, khoảng gần hai mươi người mặc thường phục đã ra lệnh cấm, ngăn chặn một cách bất ngờ và thô bạo buổi chiếu phim tài liệu “Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát” của tôi tại Khu Du lịch Văn Thánh.

Nên hay không nên sử dụng năng lượng nguyên tử

Nguyễn Duy Vinh (Tiến sĩ Cơ khí về hưu, hiện cư ngụ tại Canada)

Trong bài viết trước đây (Trái đất ngày càng nóng, Bauxite Việt Nam, 18/11/2011), tôi đã nhấn mạnh về sự phế thải khí CO2 vào bầu khí quyển của quả đất là một trong những nguyên nhân chính và trầm trọng nhất trong việc hâm nóng toàn cầu (global warming), một hiện tượng nhà kính (greenhouse) đã được các nhà khoa học khảo sát trong rất nhiều năm và kết luận. Và tôi nghĩ ai trong chúng ta biết lo lắng cho thế hệ đàn con đàn cháu chúng ta đều có thể có những ưu tư không ít thì nhiều tìm cách làm giảm bớt việc thải khí CO2 vào không khí quanh ta.

Và câu kết luận của tôi “Cha ơi, bớt ăn mặn đi, con sẽ đỡ khát nước hơn” đã đưa đến một vài phản biện mà tôi đã nhận được qua điện thư. Một trong những phản biện này đã gây sự chú ý đặc biệt của tôi: “Một trong những cách, thưa anh, để bớt ăn mặn đi, là chúng ta nên ủng hộ nhà nước Việt Nam trong việc xây hai lò điện hạt nhân ở Ninh Thuận vì các lò điện hạt nhân này được xem như “sạch” (tức là cho ra ít CO2) hơn các lò điện dùng những năng lượng khác”.

Các nhà tài trợ thúc giục Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền

Thanh Phương

clip_image001  

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và bà Victoria Kwakwa, Đại diện thường trú Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội ngày 06/12/2011. AFP/Hoang Dinh Nam

 

Trong cuộc họp thường niên hôm nay [6/12/2011 – BVN] tại Hà Nội, các nhà tài trợ cho Việt Nam đã thúc giục Hà Nội một mặt phải cải tổ cơ cấu kinh tế, nhưng mặt khác phải cải thiện tình trạng nhân quyền, để điều này không cản trở sự phát triển về dài hạn của Việt Nam.

Hôm nay, Hội nghị nhóm tham vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam đã họp tại Hà Nội và như thường lệ, các nước và các tổ chức tài trợ cho Việt Nam đã công bố mức cam kết viện trợ phát triển chính thức cho năm 2012 là gần 7,4 tỷ đôla, nhưng với điều kiện là Hà Nội phải đẩy mạnh cải tổ cơ cấu kinh tế.

Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc Việt Nam của Ngân hàng Thế giới Victoria Kwakwa đã nói rằng: “Đối với Việt Nam, tiếp tục thực hiện cải tổ cơ cấu ngay bây giờ sẽ dễ hơn là phải cải tổ cơ cấu sau khi đã bị khủng hoảng.”

Trước tình trạng lạm phát leo thang (hiện còn ở mức khoảng 20% ), thâm thủng mậu dịch tăng cao (12,4 tỷ đôla năm 2010) và giá trị tiền đồng sụt giảm mạnh sau 4 lần phá giá chỉ trong 15 tháng, Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm nay đã phải thi hành một chính sách thắt chặt tiền tệ (được biết dưới tên là Nghị quyết 11).

Bauxite: Hết tràn xút đến rò rỉ dầu

Trung Thanh

clip_image001  

Chưa chính thức hoạt động nhưng dự án bauxite Lâm Đồng đã hai lần rò rỉ hóa chất. Ảnh: TRUNG THANH

 

(PL)- Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng đang giám sát công tác khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng (dự án bauxite Lâm Đồng). Việc giám sát này là theo kết quả thanh tra đột xuất hồi cuối tháng 11-2011 do Bộ TN&MT chủ trì.

Rò rỉ dầu ra môi trường xung quanh

Khi kiểm tra các khu vực lưu chứa hóa chất (từng xảy ra vụ tràn xút ra môi trường), đoàn thanh tra phát hiện tại bồn chứa dầu DO có dấu hiệu rò rỉ ra môi trường. Nguyên nhân ban đầu được xác định do bể tách váng dầu không có mái che và trên bờ bao bằng bê tông có nhiều lỗ khoan, váng dầu theo các lỗ khoan này rỉ ra xung quanh. Đoàn thanh tra yêu cầu ban quản lý dự án phải bịt ngay các lỗ khoan quanh bờ bao, đồng thời phải có biện pháp thu gom, xử lý triệt để lượng nước nhiễm dầu. Đoàn thanh tra cũng lấy mẫu nước tại cống thoát nước trước cổng nhà máy trước khi đổ ra hồ Cái Bảng đưa đi phân tích để đánh giá chất lượng xả thải của nhà máy.

Với chất thải nguy hại (CTNH), tại thời điểm thanh tra nói trên, ban quản lý dự án vẫn chưa lập sổ đăng ký chủ nguồn thải và chưa xây nhà kho lưu chứa chất thải theo quy định. Theo xác minh của đoàn thanh tra, thời gian qua ban quản lý dự án ký hợp đồng chuyển giao một khối lượng CTNH cho một cá nhân không có giấy phép hành nghề thu gom, xử lý CTNH.

Làm ơn đi, các đồng chí ơi…

Hồ Cương Quyết - André Menras

image Thành phố Hồ Chí Minh, chiều thứ Bảy. Trong căn hộ bỏ trống mà vợ chồng người em gái có nhã ý cho tôi trú tạm, tôi nghe nhạc Trịnh Công Sơn. Không muốn đọc mà cũng chẳng buồn viết lách gì cả. Những bộ mặt và cảnh tượng cứ xuất hiện liên tục, trộn lẫn vào nhau, chồng lấp lên nhau như hình ảnh trong một bộ phim không có đạo diễn. Một điệu nhạc buồn gọi cơn mưa đến như bám vào từng mẩu da thịt tôi và thực tại đang sống lại mỗi ngày một mạnh mẽ hơn.

Sáng hôm nay tôi tình cờ được mời đến một quán “café-philo”. Chủ đề cuộc tọa đàm: Marx, Engels, Hegel(*). Căn phòng nhỏ lèn chặt người, như chực vỡ tung. Có người tôi đã biết, có người chưa quen. Một không khí tìm tòi và chia sẻ. Người có tuổi lẫn với sinh viên trẻ: tâm hồn, đầu óc trẻ trung của mọi lứa tuổi hòa lẫn vào nhau. Lòng khát khao được học hỏi, trao đổi và cả các ý kiến đối chọi nhau. Sức mạnh và vẻ đẹp của niềm ham thích, của thị hiếu lành mạnh và tích cực, không ngại cản trở, không sợ điều cấm kỵ, và loại bỏ tất cả những ai nhát sợ.

Hiến pháp Việt Nam: Tu chính từ đâu?

Đoàn Nam Sinh

Ai cũng muốn dùng từ thuần Việt, nhất là trong những công cuộc trọng đại của nước nhà, như việc sửa đổi Hiến pháp. Nhưng theo quan điểm của tôi thì phải dùng lại từ tu chính – sửa cho ngay thẳng, đúng đắn, cho hợp với tình thế – chứ sửa đổi thì vẫn chưa chắc ngon lành hơn, bằng chứng là mấy cuộc sửa đổi Hiến pháp từ 1959, 1980, 1992 đến 2001 (bổ sung cho bản sửa đổi), còn có nhiều chỗ không mới hơn, không đúng hơn, chưa nói là đã thụt lùi, làm méo vênh cái “cũ” – Hiến pháp 1946.

Nhiều nhà làm luật ngày nay thống nhất rằng: Đây là bản Hiến pháp được soạn thảo theo tinh thần phân chia quyền lực (thường được biết đến với thuật ngữ "tam quyền phân lập"): lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (Tòa án) giống như Hiến pháp Hoa Kỳ và hiến pháp của các nước cộng hòa khác. Điều 1 của Hiến pháp 1946 ghi rõ: "Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa".Điểm đáng chú ý là Điều 10 bản Hiến pháp 1946 qui định rõ ràng các quyền tự do cá nhân: "Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài". Đây là những quyền tự do bị hạn chế trong các bản hiến pháp sau này. (Trích Wikipedia).

Việt Nam đang đối mặt với Trung Cộng trong một cuộc chiến không tuyên bố từ một cách nhìn hiện đại về an ninh quốc gia: An ninh môi trường

Vũ Cao Đàm

Trên mạng gần đây rộ lên câu chuyện thương lái Trung Quốc đi khắp các vùng nông thôn của Việt Nam mua đỉa trâu với giá trên trời, lên tới trên một triệu đồng (khoảng 50 USD) một kilogram. Rồi đột ngột các “lái đỉa” vụt biến, nông dân Việt Nam đành thả đỉa trở về với thiên nhiên... Và rồi đỉa lan tràn như một nạn đại dịch ở khắp nơi (xin xem một số bài báo đính kèm bài viết này).

Một chuyện chưa thấy được viết trên mạng: Nhân dịp đi dạy ở Trường Đại học Bạc Liêu, tôi đã về nông thôn và được nghe nông dân Bạc Liêu kể chuyện thương lái Trung Quốc “ký” các hợp đồng “miệng” mua rắn, rồi cũng biến mất, nông dân đành phải thả rắn lang thang khắp làng khắp xóm, chui cả vào giường vào mùng (màn) của bà con mình. Ai mà biết hết được, những chuyện gì đã và sẽ diễn ra sau đó?

Chính trị thực dụng và mùa Xuân Miến Điện

(Quí vị thắc mắc tại sao Hillary Clinton đang có mặt tại Miến Điện chăng? Xin gợi ý: có liên quan tới Trung Quốc)

Bertil Lintner, Foreign Policy, 30-11-2011

Trần Ngọc Cư dịch

clip_image002Thế này là thế nào đây nhỉ? Lâu nay chúng ta cứ tưởng Miến Điện chỉ là một chư hầu ngoan ngoãn của Trung Quốc. Nhưng qua bài báo này, chúng ta được biết một Thủ tướng Miến Điện thân Trung Quốc đã bị lật đổ năm 2004; rồi năm 2009, quân đội Miến đã được điều động lên vùng cực Bắc để đẩy 30,000 “người lạ” qua bên kia biên giới về lại Trung Quốc; rồi đến tháng 9 năm nay, nhà lãnh đạo Miến, ông Thein Sein, tuyên bố đình chỉ dự án thủy điện trị giá 3,4 tỉ USD đã ký kết với Trung Quốc, v.v. Những hành động “thất lễ” và dân tộc chủ nghĩa này của Miến Điện liệu có khiến Trung Quốc tiếp tục ngậm bồ hòn làm ngọt hay không? Chúng ta chỉ biết chờ xem.

Bauxite Việt Nam

Đi lên hay đi xuống?

Lê Thị Thanh Chung

clip_image001

Năm 2002, mình được cử sang văn phòng UNFPA Myanmar để hướng dẫn chương trình phần mềm quản lý tài chính của cơ quan. Trước đó mình cũng đã từng sang Malaysia, Thái Lan, Lào, Trung Quốc và Mông-cổ nên chuyến đi này không được xếp vào hàng “háo hức”.

Sân bay quốc tế của Myanmar lúc bấy giờ chưa được vi tính hóa. Nhân viên an ninh cửa khẩu thu hộ chiếu của khách để vào sổ bằng tay. Du khách xếp hàng, dài cổ chờ nghe tên mình được xướng lên. Nhiều người không nhận ra tên mình vì cách phiên âm tùy hứng kiểu “Sổm-sặc Kiệt-su-ra-nôn” rất giống “quân ta”. Cũng may nhân viên UN có thẻ ưu tiên vào tận khu vực cách ly đón khách nên mình “thoát” ra rất nhanh mà không phải đợi.

Chị sếp mình từng đi học về Dân số bên Ấn độ, có anh bạn cùng lớp đã lên tới chức bộ trường của Myanmar. Hai người mất liên lạc vì lúc đó chính quyền Myanmar không cho phép nhân dân nối mạng internet ngoài trừ UN và các tổ chức quốc tế. Chị sếp nhờ mình cầm thư tay và quà sang cho anh bạn. Trong thư còn dặn dò nhờ đưa mình đi thăm thắng cảnh ở Rangoon.

Luận cao thấp

GS.TS Nguyễn Đức Dân

clip_image002

SGTT.VN - Sau khi ông nghị phản đối luật Biểu tình phân bua yêu cầu công luận phải hiểu phát biểu của ông theo logic so sánh trong tiếng... Anh, nhiều bạn đọc có lẽ do dân trí “chưa cao” đã nhờ Không gian tiếng Việt giải thích. Chính vì vậy, Sài Gòn Tiếp Thị tiếp tục đặt hàng tác giả quen thuộc là GS.TS Nguyễn Đức Dân có đôi lời về phân bua trên ở góc độ ngôn ngữ học.

Ông A nói: “Khi trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới ban hành luật Biểu tình...” Ông B phản biện: “Nói dân trí thấp là hạ thấp nền dân trí Việt Nam”.

Ông A phản ứng: Với thói quen cố hữu của một giáo viên Anh văn về các thứ bậc so sánh của tồi tệ nhất – rất tồi tệ – khá tồi tệ – khá tốt – tốt – tốt hơn – rất tốt – xuất sắc và cực thấp – rất thấp – hơi thấp – thấp – khá cao – cao – cao hơn – rất cao – cao nhất nên ông rất yên tâm nói “khi trình độ dân trí cao hơn” nghĩa là dân trí Việt Nam đã cao sẵn rồi, hàm ý khẳng định dân trí Việt Nam đã ở mức cao.

Tình trạng vô pháp luật ở Việt Nam hiện nay: căn nguyên và thách thức cho bản Hiến pháp mới

Lê Anh Hùng

Trong nhiều niềm hạnh phúc và quyền tự do khác mà

các thần dân của Bệ hạ … được hưởng … không gì mà họ coi

là quý giá và đáng trân trọng hơn điều này – được dẫn dắt và chi

phối bởi một hình thái pháp trị chắc chắn … chứ không phải

bởi bất kỳ một chính thể bất trắc và độc đoán nào.

(Trích Thỉnh Nguyện Thư của Hạ Viện Anh

gửi Vua James I, ngày 7/7/1610.)1

Hay là thiếu tính Tàu?

Nguyễn Quang Lập

clip_image001Mấy hôm nay thiên hạ bàn tán xôn xao về việc Chính quyền Sài Gòn ( Đời mới) cấm chiếu phim “Hoàng Sa- nỗi đau mất mát” của André Hồ Cương Quyết. Lý do cấm nghe nói là phim này thiếu tính Đảng. Mình đã xem phim này trên mạng, xem xong thì ngạc nhiên quá đỗi, không hiểu mấy ông cấm phim có hiểu tính Đảng là gì không. Tính Đảng là tính chiến đấu, tính lập trường. Về lập trường thì phim này thể hiện khá sinh động và nhất quán lập trường của Đảng ta về Hoàng Sa qua tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nếu bảo phim này không có lập trường chả hóa ra bảo Đảng ta mất lập trường à? Vô lý, chắc chắn người ta sẽ không qui kết như vậy.

Thế còn tính chiến đấu? Hãy nghe André Hồ Cương Quyết nói: “Mục đích chính của bộ phim là để ngư dân, những bà vợ góa, đồng bào tại nơi ấy nói những gì mình muốn nói. Từ đó để giải tỏa nỗi đau của họ, để bày tỏ lòng yêu quê hương, yêu nước của họ. Để Tổ quốc của họ nghe, chia sẻ, ủng hộ. Để dư luận nước ngoài có một phản ứng phẫn nộ, đoàn kết và hỗ trợ…”. Tính chiến đấu là rứa đo, như cách chúng ta vẫn hay nói: Biến đau thương thành hành động cách mạng. Không tin cho con nít xem phim này rồi ra đề văn:  Có hay không tính Đảng trong phim “Hoàng Sa - Nỗi đau  mất mát”? Bảo đảm 100% học sinh sẽ xác định là phim này đầy tính Đảng, kể cả những đứa dốt đặc cán mai.

Mỹ trở lại Thái Bình Dương và bảo vệ luật chơi

Tom Donilon

Nguồn: ft.com

Châu Giang dịch

image Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Tom Donilon cho rằng châu Á - Thái Bình Dương sẽ được bảo vệ và trở nên thịnh vượng hơn khi các quốc gia tuân thủ luật chơi chung và cùng theo đuổi các giá trị chung toàn cầu.

Một trong các thách thức lớn nhất mà mọi Tổng thống Mỹ đều phải đối mặt là đảm bảo rằng các diễn biến hàng ngày không trở thành khủng hoảng và choán hết các ưu tiên và lợi ích chiến lược lâu dài của đất nước.

Điều này đặc biệt đúng trong ba năm trở lại đây, khi Mỹ phải đương đầu với một loạt thách thức lớn: các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan; các mối đe dọa của khủng bố; các thách thức trực tiếp đối với cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu; và các sự kiện đang diễn ra trên khắp khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Trong khi Mỹ đối phó với các thách thức này một cách năng động, Tổng thống Barack Obama cũng đã theo đuổi một sự cân bằng trong ưu tiên chính sách đối ngoại - và làm mới lại các quan hệ đồng minh lâu năm, trong đó có quan hệ với NATO - nhằm đảm bảo rằng mục tiêu và các nguồn lực của Mỹ phục vụ cho các lợi ích chiến lược quan trọng nhất của đất nước.

Quảng Ngãi dõi theo và lo lắng.

Đoàn Nam Sinh

Suốt những ngày gần đây, người dân Quảng Ngãi đã thực sự lo âu, khi nghe báo chí liên tục đưa tin về những rung chấn tận Nam Bắc Trà Mi, mà nguyên do đã được giới chuyên môn xác định, có lẽ là từ việc tích nước vào công trình thủy điện Sông Tranh 2.

Có người đem so với thủy điện Sơn La, lúc tích nước cũng bị động đất tới 5 độ, nhưng sẽ giảm dần sau 4-5 năm; còn Sông Tranh 2 thì mới tích nước hai năm, nghĩa là còn bùng bục, rùng rùng dài dài. Cũng có người nói chưa chắc đã giảm dần độ rung chấn, có khi tăng giảm bất thường, có thể kéo dài đến vài chục năm. Người khác lại nói thiết kế còn bảo đảm đến 8-9 độ Rích-te, trừ phi có núi lửa trẻ hoạt động,…

Hai hệ giá trị

PV Quốc Doanh

Ở nước ta đang có hai luồng tư tưởng đối chọi, đề cao hai hệ giá trị khác nhau. Luồng thứ nhất, muốn duy trì quyền lực tuyệt đối của Nhà nước; luồng thứ hai, đòi quyền tự do rộng rãi cho dân chúng. Luồng thứ nhất hiện rõ trên những tờ báo (và đài) của Nhà nước; luồng thứ hai sôi nổi ở những nơi dân được tự do bày tỏ ý kiến, từ bàn cà phê vỉa hè đến mạng internet.

Hai luồng tư tưởng rất khác nhau trong cách thể hiện. Luồng thứ nhất lòng vòng, luồng thứ hai thẳng thắn. Luồng thứ nhất muốn duy trì quyền lực tuyệt đối của Nhà nước thường nấp sau sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam, với lập luận cho rằng Đảng là vì dân, nên Nhà nước cũng vì dân, mọi việc làm của Nhà nước đều vì dân. Nhưng hiện nay, nhiều việc làm của Nhà nước chưa rõ vì dân, lại phải viện dẫn quá khứ để chứng minh. Do đó, luồng thứ nhất thể hiện ở đâu cũng vậy, lòng vòng, vận dụng đủ thứ lý luận bắc cầu, và cả ngụy biện. Còn luồng thứ hai, trực tiếp nên ngắn gọn rõ ràng, theo tư tưởng của Bác Hồ: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”.

140 năm ngày mất nhà yêu nước, nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ (28/11/1871-28/11/2011)

Nguyễn Trường Tộ và khát vọng cách tân đất nước

GS Phong Lê

Được đào tạo theo mục tiêu và chương trình trường Dòng, Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) sớm được tiếp xúc với một trường văn minh khác; Và con đường tiến thân không phải để trở thành quan lại trong bộ máy chính quyền triều Nguyễn; Con đường ấy ông không muốn (có thể thế), nhưng đúng ra là ông không thể, bởi ông là người của một tôn giáo khác, của một tín ngưỡng khác.

clip_image001

Thư giãn Chủ Nhật: Rất đau lòng và không

Sáu Nghệ

- Mít à, hôm nay không nói chuyện trong ấp nữa, nói chuyện xa xôi tít mù tắp nghe cho nó đã đời heng. Chẳng hạn, Mít có đau lòng với người có lương tháng 7,3 triệu đồng không?

- Rất đau lòng ạ, nếu em có lương tháng từ 100 đến 150 triệu đồng.

- Vậy Mít có đau lòng không, khi đường hầm vượt sông lớn và hiện đại vào hàng nhất Đông Nam Á, vừa khai trương đã bị kẹt xe?

Trao đổi với ông Lê Doãn Hợp

Hà Văn Thịnh

image Đọc bài Biết làm và biết điều của cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp (2.12.2011 – thực ra là 4 biết: biết viết, biết nói, biết làm và biết điều), tôi thấy tò mò và thinh thích vì có vẻ như là tư tưởng bé gặp nhau, do chỗ, trên Kiến thức Gia đình số ra ngày 1.12.2011, tôi có bài phê phán Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là Tập đoàn 4 L: Lương thì “thấp”, Lòng thì đau, Làm thì không hiệu quả, Lỗ thì nhiều!

Tuy nhiên, trong bài này tôi không bàn về hai tư tưởng bé mà là muốn trao đổi với ông đôi điều về cái chủ nghĩa giáo điều động đâu làm đau dân đấy, về cái sáo rỗng nói mà chẳng biết nói cái gì. Trước hết, xin mở ngoặc rằng có thể tôi sai, nhưng tôi nghĩ, đã là trao đổi, đúng sai là chuyện thường tình. Bởi nếu đúng thì sinh ra trao đổi để làm gì?

1. Ông nói rằng một cán bộ tốt là một cán bộ biết viết! Chao ôi là chán mớ đời: Nếu 90% cán bộ đương quyền của bộ máy này mà biết viết thì tôi xin làm theo bất cứ yêu cầu nào của ông, kể cả hình phạt nặng nhất. Ngay cả ông, tôi thấy hình như viết cũng đang hơi bị không chuẩn ở cái câu này, tôi đọc mà chẳng hiểu là ông viết cái gì và muốn ám chỉ điều chi: Sẽ là bi kịch lớn nhất của con người là xã hội khi nói, viết và làm không thống nhất với nhau.

Cần lấy Hiến pháp 1946 và Tuyên ngôn độc lập làm nền tảng để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992

image (Tham luận tại Hội thảo về sửa đổi Hiến pháp do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tổ chức tại TP HCM 30.11.2011)

Luật sư Trần Quốc Thuận

Ủy viên Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam

Ban Công tác phía Nam, Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, có công văn số 98/CV-BCTPN ngày 02/11/2011 “Gợi một số nội dung định hướng tham gia chuyên đề Hội thảo”, trong đó nêu ra các tiêu đề như: Đảng lãnh đạo…; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Sử dụng quyền lực nhà nước thông qua dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp; Nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước; Hoàn thiện thiết chế Quốc hội; Chủ tịch nước… Tôi thấy tất cả các tiêu đề ấy đều rất xác đáng, cho thấy Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã cảm nhận những vấn đề bất cập trong đời sống xã hội hiện nay và cần thiết phải mổ xẻ, góp ý, sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện Hiến Pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).

Vụ tham nhũng RBA: Cuộc điều tra “Hồ sơ mật”

Lê Minh

clip_image002

 

Elizabeth Masamune - Hiện nay là Giám đốc cao cấp Austrade, đặc trách Đông Á

 
Trong loạt bài phóng sự điều tra mới nhất của hai phóng viên Richard Baker và Nick Mckenzie được đăng trên báo Sydney Morning Herald số ra ngày hôm nay cho biết các quan chức cao cấp của Cơ quan Thương Mại Austrade của Úc đã từng gặp gỡ một tay buôn vũ khí khét tiếng người Ấn Độ và có biết về những khoản tiền dùng hối lộ một cán bộ cao cấp ngành phản gián của công an để giành hợp đồng in tiền nhựa Polymer cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cuộc điều tra lần này cho thấy nhiều chi tiết mới mẻ về việc công ty Securency và công ty in tiền NPA (Note Printing Australia) đã tung ra hàng chục triệu để hối lộ các quan chức khắp Á Châu. Hồ sơ cho biết vào năm 2001 một quan chức cao cấp của Austrade tại Việt Nam khi đó là bà Elizabeth Masamune không những đã được công ty Securency thông báo rằng một công ty VN là CFTD đứng ra làm “giao liên” giữa Securency của RBA và Ngân hàng Nhà nước VN, mà bà còn có mối quan hệ làm việc chặt chẽ với vị Tổng Giám Đốc của CFTD. Đây là một công ty của Bộ Công An VN, do Đại tá Lương Ngọc Anh làm Tổng Giám Đốc. Trước đây Cảnh sát Liên bang Úc đã nêu đích danh chính Đại tá Lương Ngọc Anh là kẻ môi giới, đã nhận số tiền hối lộ của Securency lên đến 20 triệu đô la để giúp thuyết phục Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển đổi tiền giấy sang tiền nhựa Polymer và các hợp đồng in tiền sau đó.

Bộ hồ sơ được phép phổ biến theo Đạo luật về Quyền Tự do Thông tin (Freedom of Information Act), cho thấy các quan chức cao cấp của Austrade, mà điển hình là bà Elizabeth Masamune đã có nhiều cuộc gặp gỡ mật thiết và làm việc với các quan chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bản thân Đại tá Lương Ngọc Anh.

Hướng đi tới cho tranh chấp Hoàng Sa - Trường Sa (*)

Thái Văn Cầu

Hơn 30 năm sau khi một phần lãnh thổ Việt Nam bị ngoại bang chiếm đoạt, lãnh đạo Nhà nước tuần qua lần đầu tiên lên tiếng trước Quốc hội về hành động dùng vũ lực của Trung Quốc ở Hoàng Sa.[1]

Sự kiện Hoàng Sa được những người quan tâm đến chủ quyền và quyền lợi đất nước nhiều lần nhắc đến trong gần bốn thập niên qua, mới đây nhất là trong “Thư Ngỏ” gửi lãnh đạo Việt Nam ngày 21/8/2011 của một số trí thức ở nước ngoài.[2]

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói “Việt Nam khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào.”

Tuyên bố trên thể hiện phần lớn sự thật về chủ quyền. Tuy nhiên, để giải quyết hữu hiệu tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam cần có những bước cụ thể hơn ngoài “khẳng định” chủ quyền như từng làm trong nhiều năm.[3]

Kỷ niệm về họa sĩ Cù Huy Hà Vũ

Hoạ sĩ Nguyễn Hồng Phi

image Sinh nhật đầu tiên trong lao tù,nhìn bức chân dung tự họa anh gửi ra, hốc hác, râu ria … thương anh quá nhưng cũng thật tự hào, gương mặt anh vẫn toát lên tinh thần bất khuất Cù Huy Hà Vũ!

Không chỉ là tiến sĩ Luật, Thạc sĩ văn chương, một cây viết sắc sảo nhận định về thời cuộc, họa sĩ Cù Huy Hà Vũ còn là cây bút ký họa chân dung nổi tiếng ở Việt Nam. Gặp anh tại phòng trưng bày tranh của các họa sĩ Thủ đô 45 Tràng Tiền lần đầu tiên năm 2003, tôi vô cùng ngac nhiên và cảm phục lối vẽ của anh. Hôm ấy, anh ký họa chân dung của cô gái, bán tranh cho các họa sĩ ngay tại chỗ, rất nhanh, chỉ sau vài ba phút, chân dung cô gái được thể hiện đầy thần thái và tĩnh cách,chỉ với một nét bút dạ.

Hỏi ra mới biêt, anh cũng từng là dân Ngoại ngữ, học trước tôi vài khóa, chỉ khác khoa, còn cái họ Cù và khuôn mặt thì khỏi cần họa sĩ Tô Ngọc Thành giới thiệu, tôi cũng nhận ra anh là con trai nhà thơ Huy Cận.

Sau này tôi mới biết, hồi ấy, đi đâu anh cũng đèo sau xe máy một tập giấy vẽ khổ to và cây bút dạ, gặp ai và có điều kiện, bất luận già trẻ trai gái, anh đều tranh thủ ký họa.

Tôi vốn không có tài ký họa, chỉ thích vẽ phố phường, phong cảnh làng quê nên rất hâm mộ các họa sĩ ký họa chân dung. Bày tranh ở 45 Tràng Tiền hồi đó, thường xuyên còn có họa sĩ Đỗ Hiển, người có biệt tài ký họa thuốc nước cũng rất nổi tiếng.

140 năm ngày mất nhà yêu nước, nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ (28/11/1871-28/11/2011)

Trí thức cận thần và trí thức độc lập

Giáp Văn Dương

Bài học lớn nhất mà chúng ta học được từ Nguyễn Trường Tộ chính là sự thất bại của ông trong việc kiến nghị những giải pháp canh tân đất nước với tư cách một trí thức. Từ đó thấy rằng, chỉ khi nào người trí thức tự giác tránh con đường cụt mang tên "Trí thức cận thần" để đi trên con đường mới - con đường trí thức độc lập, trí thức dấn thân - thì đất nước mới có thể tránh được nguy cơ trở thành "đất nước cận thần" và giữ được nền độc lập đúng nghĩa.

Điểm tựa cơ bản để sửa Hiến pháp

(Tham luận tại Hội thảo về sửa đổi Hiến pháp do UBTƯMTTQVN tổ chức tại TP HCM 30.11.2011)

Tương Lai

Kính thưa các cụ,

Thưa quý vị,

Vào đầu thế kỷ XIX, trong “Thời vụ sách”, Nguyễn Lộ Trạch có viết: “Hiện nay thời thế như cục ung thư lớn. Trị thì không có phương thuật. Không trị chăng? Thì không thể cam ngồi mà ngó”. Cứ ngỡ như Lộ Trạch nói với chúng ta hôm nay. Tôi cố gượng để đến đọc bản tham luận này vì nghĩ rằng: cục ung thư trong bụng tôi đã được phẫu thuật cắt bỏ (tác giả vừa trải qua một cuộc phẫu thuật ung thư – BVN), thế còn cục ung thư trên cơ thể đất nước thì ai phẫu thuật cắt bỏ và cắt bỏ cách nào đây? Tôi nghĩ, việc sửa đổi Hiến pháp kỳ này, nếu được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và trung thực do các chuyên gia về luật pháp và những người có tâm huyết thực hiện theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh thì sẽ là một giải pháp hết sức hữu hiệu góp vào cuộc giải phẫu cắt bỏ cục ung thư lớn trên cơ thể đất nước. Vì thế, tôi xin trình bày những ý kiến thẳng thắn sau đây:

Tính đảng hay là tính nhân dân?

Nguyễn Thị Khánh Trâm

clip_image002Ngày 29/11/2011 ông Andre Mandras – Hồ Cương Quyết dự định chiếu bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát” cho một số bạn hữu xem tại quán café trong khu du lịch Văn Thánh thì bị cấm. Lý do: “Không có tính đảng”. Tính đảng là tính gì nhỉ?

Mình cứ lẩm bẩm mãi câu hỏi này.

Sáng nay, xem phim trên You Tube, nước mắt cứ nhòe kính… Bao tang thương, bao mất mát. Mình ăn cá, ăn tôm hàng ngày trước đây cứ nhơn nhơn, có nghĩ gì đâu. Bây giờ xem phim mới càng hiểu rõ nhiều khi những con tôm con cá kia nó gắn liền với mạng sống của bao nhiêu con người. Làng quê Lý Sơn hiền hòa với những hàng mộ của người đi biển cứ ngày một nối dài ở nghĩa trang chính là câu trả lời: Anh Nguyễn Huệ (mất 2008), anh Nguyễn Văn Ngữ (mất 2008), ông Nguyễn Văn Trung (mất 2010)… Ở đảo Lý Sơn này trước đây chỉ có những người thân đau nỗi đau mất con, mất chồng, mất cha: Chị Nguyễn Thị Hào mất con trai 24 tuổi, chị Phạm Thị Ngọc mất chồng 51 tuổi. Ông Trung chết để lại 4 người con… Nay xem phim này mình có thể khẳng định rằng bây giờ còn có cả những đồng bào phương xa chia sẻ nỗi đau này.

Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” bị cấm tại TPHCM?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

2011-11-30

Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lý Sơn và Bình Châu do ông André Menras-Hồ Cương Quyết hợp tác với Đài Truyền hình TPHCM thực hiện năm 2011 đã bị cấm chiếu ra mắt vào đêm 29 tháng 11 tại quận Bình Thạnh vừa qua.

clip_image002

RFA file. Ông André Menras Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim "Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát".

140 năm ngày mất nhà yêu nước, nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ (28/11/1871-28/11/2011)

Vị thế của Nguyễn Trường Tộ trong bối cảnh lịch sử Việt Nam những năm 60 thế kỷ XIX

Mai Thị Huyền

Nguyễn Trường Tộ(1828- 1871), sinh tại thôn Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, là một trong những người có tư tưởng cách tân đất nước điển hình ở nửa sau thế kỷ XIX. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, tư tưởng của nhân vật lịch sử này trong các thập kỷ vừa qua. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh có liên quan đến con người Nguyễn Trường Tộ, đó là vị thế của ông trong bối Triều Nguyễn được thành lập năm 1802, về cơ bản bộ máy chính trị vẫn được phân chia thành 6 bộ, quyền lực thâu tóm vào tay vua. Đặc biệt là triều Minh Mạng, từ năm 1831, ông thực hiện cải cách, đơn vị hành chính tỉnh ra đời. Triều đình đã quản lý được cấp tỉnh và do đó chính quyền dưới triều Nguyễn là chính quyền tập trung hơn các triều đại trước đó. Đến thời Tự Đức, ông thực hiện cai trị đất nước một cách gián tiếp thông qua chế độ quan liêu đã được thiết lập từ thời Minh Mạng. Cơ mật viện được tổ chức như mô hình của triều đình Mãn Thanh bên Trung Quốc. Đất nước gồm 31 tỉnh thành, đứng đầu mỗi tỉnh là một viên Tổng đốc và các Tuần phủ phối hợp với nhau kiểm soát tình hình địa phương.

Trục xuất người Việt Nam ra khỏi Việt Nam

Hà Đình Sơn

Trục xuất người có quốc tịch Việt Nam ra khỏi Nước Việt Nam là một khái niệm pháp lý mà các văn bản pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa thấy có quy định ở đâu.

Điều 32 Bộ Luật hình sự năm 1999 có quy định hình phạt “Trục xuất”: “Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Khoản 1, điều 16 Pháp lệnh số 24/1999/PL-UBTVQH10 ngày 28/04/2000 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam nói rõ:

Người nước ngoài bị trục xuất ra khỏi Việt Nam trong những trường hợp sau đây:

a) Bị Toà án có thẩm quyền của Việt Nam xử phạt trục xuất;

b) Bị Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định trục xuất;

Kế hoạch xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân Nhật sang VN bị phản đối

(Nguồn: DPA, Press TV)

clip_image002

Hình: AP

Các tổ chức dân sự và các tổ chức phi chính phủ kêu gọi chính phủ Nhật Bản hủy bỏ chính sách phát triển xuất khẩu kỹ thuật điện hạt nhân ra nước ngoài vì mô hình một thế giới không còn sử dụng điện hạt nhân

Hãng thông tấn Đức DPA và bản tin của Press TV ngày 1/12 cho biết giới chỉ trích ở Nhật Bản mạnh mẽ phản đối việc chính phủ Tokyo cho phép các công ty xuất khẩu thiết bị và kỹ thuật hạt nhân sang các nước khác, trong đó có Việt Nam, trước tai nạn nguyên tử tệ hại nhất của nước này từ trước tới nay.

Những người phản đối cho rằng chính phủ Nhật Bản đang quyết định vội vã dưới áp lực gia tăng từ nước ngoài và từ các tập đoàn giữa bối cảnh hoạt động kinh doanh của các công ty nội địa đang gặp khó khăn vì cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-Daichi sau thiên tai hồi tháng 3.

Trong một thông cáo, các tổ chức dân sự và các tổ chức phi chính phủ tại Nhật Bản kêu gọi Tokyo lập tức hủy bỏ chính sách phát triển xuất khẩu kỹ thuật điện hạt nhân ra nước ngoài vì mô hình một thế giới không còn sử dụng điện hạt nhân.

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ – những lẵng hoa mừng sinh nhật và chân dung tự hoạ

Kính gửi Quý Báo,

Còn hai ngày nữa mới tới sinh nhật Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, 02/12, vậy mà từ sáng sớm hôm nay, 30/11/2011 gia đình Tiến sĩ Vũ đã nhận được những lẵng hoa tươi, đủ màu rực rỡ mang đến cổng nhà và Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ tại 24 Điện Biên Phủ tặng Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cùng rất nhiều điện thoại và tin nhắn chúc mừng sinh nhật. Kính nhờ quý báo cho gia đình TS Vũ gửi lời cảm ơn chân thành tới những ai đó đã gửi hoa tới tặng và những ai tuy không có điều kiện gửi hoa nhưng đã dành cho TS Vũ những tình cảm thân quý và chia sẻ. Nhân ngày sinh nhật của TS Cù Huy Hà Vũ, gia đình cũng xin được gửi tặng anh, chị, em, bạn bè, những ai yêu quý TS Vũ bức ảnh TS Vũ tự họa mới đây trong nhà tù tại Thanh Hóa.

Trân trọng cảm ơn Quý Báo,

Thay mặt gia đình TS Cù Huy Hà Vũ,

Nguyễn Thị Dương Hà

Không những chỉ là một chuyển hướng chiến lược: Đã đến lúc phải nhìn nhận việc Obama tái định nghĩa rộng rãi chính sách an ninh quốc gia của Mỹ

David Rothkopf, Foreign Policy, November 28, 2011

Chính quyền Obama đang làm một việc khá phi thường. Trong khi gần như toàn bộ chính phủ Mỹ và thẳng thắn mà nói, hầu hết các chính phủ quan trọng trên thế giới, đang lâm vào tình trạng bế tắc vì tê liệt chính trị, trở thành nạn nhân cho sự bất động của chính mình, thì Tổng thống Obama và toán an ninh quốc gia của ông đang thiết kế một sự thay đổi sâu rộng, hướng về tương lai, và trông khá ngoạn mục.

Nỗ lực này đã được bàn đến trong một bài báo của Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon trên tờ Financial Times nhan đề “Mỹ đang trở lại Thái Bình Dương và sẽ bảo vệ luật lệ trong vùng”. Chủ trương này đã được chứng tỏ trong chuyến viếng thăm châu Á vừa rồi của Obama và sẽ được nhấn mạnh hơn nữa bằng chuyến thăm viếng lịch sử của Bộ trưởng Ngoại giao Clinton tại Myanmar vào cuối tuần này.

Buồn như con chuồn chuồn

Nguyễn Quang Vinh

Vì sao không phỏng vấn Bí thư chi bộ hoặc lãnh đạo Lý Sơn?

Câu hỏi này cho ông André Menras yêu quý, tác giả của bộ phim tài liệu “Hoàng Sa – nỗi đau mất mát”.

Vì có câu hỏi này nên mới có câu nhận xét của HTV rằng phim trên không có tính đảng.

Lâu nay, đa phần phim phóng sự, tài liệu của nước mình trên ti vi, dù phản ánh bất cứ vấn đề gì ở vùng đất nào đó, kiểu chi cũng phải có câu trả lời hoặc là Bí thư chi bộ, hoặc là trưởng thôn, hoặc là lãnh đạo địa phương và mẫu số chung là: Dù địa phương chúng tôi còn gặp khó khăn thử thách, nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương, có sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo cấp trên, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện…

Tôi sẽ tự “quản thúc” mình …

Đỗ Trung Quân

Chân đau, trời mưa khá to và nhân được tin nhắn “cúp điện rồi anh ơi!”. Tôi nằm nhà không lên Ami Art  nữa. Trước đấy những giả thiết được đặt ra như công an sẽ làm việc với Ban Giám đốc Văn Thánh nơi cà phê Ami thuê mặt bằng và sẽ bị cúp điện, cả hai đều tiếc thay …  đúng bóc chỉ trừ vụ thời tiết, trời đổ mưa to.

Bộ phim của André Menras về đồng bào của ông ở Lý Sơn [xin nhấn mạnh: Đồng bào! Ông là quốc tịch Việt] bị ngăn cấm đúng như ông Lê Hiếu Đằng  nói “rõ ràng đây là việc làm mờ ám, thiếu minh bạch của chính quyền Thành phố HCM…”.

Quyền lực cá nhân: bạn, tôi và trung quốc

Thùy Linh giới thiệu thêm một bài viết của một bạn gái đang học cao học tại Hoa Kỳ có tên là Panda Tun. Đọc để biết thế hệ trẻ ngày nay suy nghĩ và hiểu biết như thế nào? Thùy Linh yêu họ, khâm phục họ và có thêm hy vọng, niềm tin vào ngày mai… Ngày mai thuộc về những người trẻ tuổi này.

Thùy Linh

clip_image001

140 năm ngày mất nhà yêu nước, nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ (28/11/1871-28/11/2011)

Nguyễn Trường Tộnhà thiết kế vĩ đại của đất nước ở thế kỷ XIX

Nguyễn Đình Chú

Đúng là thời gian đã và đang ủng hộ Nguyễn Trường Tộ, đưa ông ngày một về gần với chúng ta, với đất nước hôm nay. Khoa học xã hội và nhân văn vẫn cần tiếp tục khám phá Nguyễn Trường Tộ, nhưng không ít mỹ từ cao sang đã dành để tôn vinh ông: “Người yêu nước sáng suốt”, “Nhà yêu nước sáng suốt nhất của thế kỷ XIX”, “Nhà cải cách lớn của dân tộc”, “Nhà phê bình xã hội đầu tiên ở nước ta”, “Nhà kiến trúc tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XIX”, “Một trí tuệ lớn mang tầm quốc tế” … Đến lượt tôi, tôi xin mệnh danh: “Nguyễn Trường Tộ: một nhà thiết kế vĩ đại của đất nước ở thế kỷ XIX”. Công việc thiết kế chính là công việc vạch đường chỉ lối, hoạch định chiến lược, chiến thuật, bày mưu định kế, xây dựng mô hình, phác hoạ mẫu này, mẫu khác để từ đó mà có sự thi công với vai trò điều khiển của công trình sư. Trong xây dựng, ở những công trình lớn đồ sộ, thiết kế và thi công là hai công đoạn khó bề kết làm một. Thiết kế phải có trước. Thi công là chuyện tiếp theo.

Kiến nghị: “Sửa đổi luật đất đai và công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất” để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân phát triển kinh tế và bảo về đất nước

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---0O0---

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 18-11-2011

Kính gởi:

- BỘ CHÍNH TRỊ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

- QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Cáo buộc mới liên quan vụ tiền polymer

clip_image002

Securency bị cáo buộc hối lộ quan chức Việt Nam để được in tiền polymer

Lại có thêm cáo buộc mới liên quan vụ Securency, lần này nhắm vào Cơ quan xúc tiến thương mại Úc (Austrade) tại Việt Nam.

Cặp phóng viên điều tra Richard Baker và Nick McKenzie hai năm trước đã công bố loạt bài trên báo Úc The Age, đưa đến việc cảnh sát Úc điều tra công ty in tiền Securency.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn