Khối Trí thức (Câu lạc bộ Truyền thống Kháng chiến TP HCM) góp ý sửa đổi Hiến pháp

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 01 năm 2013

Bản Tổng hợp góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Câu lạc bộ Truyền thống Kháng chiến TP HCM (Khối Trí thức)

Căn cứ Nghị Quyết số 38/2012/QH 13 ngày 23-11-2012 của Quốc hội khóa XIII về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ngày 24 tháng 01 năm 2013 Câu lạc bộ Truyền thống Kháng chiến Thành phố Hồ Chí Minh (Khối Trí thức) đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992. Đến dự Hội nghị có khoảng 100 hội viên, trên 30 lượt phát biểu, trong đó 10 phát biểu có văn bản (đính kèm), các ý kiến được tập hợp như sau:

Thư của BS Nguyễn Quý Khoáng gửi trang Bauxite Việt Nam

Lời giới thiệu của BS Nguyễn Công Kiểm

Kính gởi GS NGUYỄN HUỆ CHI,

BS Nguyễn Quý Khoáng là bậc Thầy vô cùng đáng kính trong giới Y khoa của chúng tôi. Thầy vừa email đến Giáo sư để xin được ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 72 sau khi tôi đã ký tên và giới thiệu với Thầy về Bản kiến nghị này.

Thầy là một người rất khiêm tốn. Nhưng chúng tôi đã thuyết phục Thầy phải ghi các chức danh ra để tăng uy tín cho Bản kiến nghị này và chữ ký của Thầy chắc chắn sẽ là nguồn động viên các thầy thuốc khác đừng sợ hãi mà hãy can đảm ký tên vì hạnh phúc của nhân dân Việt Nam chúng ta (bởi vì tuyệt đại đa số thầy thuốc trong bệnh viện mặc dù rất muốn nhưng không ai dám có ý kiến khác với bản dự thảo Hiến pháp do cấp trên đưa xuống khi bệnh viện tổ chức lấy ý kiến. Đây cũng là tình trạng chung ở tất cả các cơ quan. Và nhà nước quy định là KHÔNG CÓ Ý KIẾN tức là ĐỒNG Ý. Tôi thấy đây là một thủ đoạn chính trị đã quá quen thuộc "AI CŨNG BIẾT MÀ KHÔNG AI DÁM NÓI" và nếu tình hình cứ như vậy thì chắc chắn kết quả cuối cùng sẽ là 99,99% dân số "đồng ý" với Bản dự thảo Hiến pháp của nhà nước đưa ra, nhưng thực ra thì lòng dân lại ngược lại! ÔI, NHÂN DUYÊN CỦA ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM...?! )

Kính,

BS Nguyễn Công Kiểm

Trưởng khoa Nội tiêu hoá - BV An Bình, TP Hồ Chí Minh

(Số thứ tự ký tên 6377)

Lời cho người nằm xuống

Ngô Thị Hồng Lâm

Kính gửi:

– Vụ Thi đua, Khen thưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội

– Viện Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương

– Ban Tuyên giáo tỉnh Ủy tỉnh Yên bái

– Ngành đường sắt tỉnh Yên Bái

Cùng những ai có lương tri

Tôi là Ngô Thị Hồng Lâm, sinh năm 1957. Sinh sống tại Vũng Tàu. Là một công dân với nhiều năm làm công việc nghiên cứu lịch sử đảng, tham mưu cho đảng những điều mắt thấy tai nghe. Nay tuy đã nghỉ hưu nhưng không thể lặng im trước sự việc của một công dân đã “vì nước quên thân”  hy sinh cao cả một cách thầm lặng và cũng bị đảng lãng quên từ đó.

Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (18)

KHAI THÁC BÔ-XÍT TÂY NGUYÊN: CÁI NHÌN TỪ MỘT VÀI GÓC ĐỘ KINH TẾ HỌC

GSTS Nguyễn Mạnh Hùng

Khoa Kinh tế, Đại học Laval, Quebec, Canada

Bất bình tắc minh (Hàn Dũ)

Khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là một tổng công trình tầm cỡ quốc gia, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiền đồ của cả dân tộc. Thời gian vừa rồi, qua một tập hợp dân sự có tính tự phát đã làm kiến nghị đưa lên các cấp lãnh đạo đất nước, và qua những phản biện của những nhà trí thức, khoa học… chúng ta đã có dịp đọc và suy ngẫm trên nhiều vấn đề, từ an ninh quốc phòng, hiệu quả kinh tế, tác hại mội trường … đến văn hóa Tây Nguyên. Sau đây, chúng tôi làm một tổng hợp những góc độ nhìn vấn đề khai thác bô-xít dưới lăng kính của kinh tế học, nêu ra một số bất cập để có luận cứ khoa học đi đến một kết luận, với lương tri và trí tuệ, là không tránh né được. Tổng hợp nên dĩ nhiên có những điều phải lặp lại, dẫu ngắn gọn. Ngoài ra, có nhiều thuật ngữ tôi phải dịch từ tiếng Anh (để trong ngoặc) mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm nội dung của những khái niệm kinh tế được đề cập bằng cách tra bộ từ điển bách khoa trên mạng http://en.wilkipedia.org với những từ khóa tương ứng.

Mỗi người dân gánh 10 USD nợ cho nhà máy alumin

Cầm Văn Kình phỏng vấn TS Nguyễn Văn Ban

Với tôi, TS Nguyễn Văn Ban là một người anh họ gần gũi, con dì con già. Anh là người lành tính, nói năng nhỏ nhẹ và cẩn trọng. Trước ngày ba chúng tôi, tôi, nhà giáo Phạm Toàn và GSTS Nguyễn Thế Hùng khởi xướng Kiến nghị bauxite 2009, giữa tôi và anh vẫn chưa có dịp nào trao đổi với nhau về câu chuyện khai thác bauxite mà anh chính là người chuyên sâu. Chỉ sau khi tôi đã trải qua 22 ngày được cơ quan an ninh “chăm sóc”, anh mới có nhiều dịp đàm đạo cùng tôi. Gần đây nhất, trong khi gặp gỡ chúc mừng năm mới nhân ngày Tết Quý Tỵ, anh có tâm sự: “Các anh làm được một việc đánh động dư luận xã hội rộng rãi cách đây đã trên ba năm rưỡi, đấy là việc đáng kể và cũng phải có gan mới dám làm. Nhưng trong giới khoa học chúng tôi, không phải chúng tôi không dám nói đâu. Ngay tôi cũng đã nói nhiều trong các cuộc họp chuyên môn. Thế nhưng điều khổ là nói thì cứ nói mà người ta làm vẫn cứ làm, cho nên mình đâm mang tiếng. Mà cái cách đối xử với chuyên gia thẩm định thì có nhiều điều tuế toái, chẳng tiện nói ra với ai, đến nỗi gần đây, người ta lại mời đi thám sát Tây Nguyên, tôi không đi nữa...”. Tôi có ngỏ ý mời anh viết cho BVN một bài, anh chỉ cười, hơi gật gật mà không nói gì.

clip_image002

Nguyễn Văn Ban và Nguyễn Huệ Chi trong một lần gặp gỡ năm 2011

Không ngờ tôi được gặp lại người anh – con người ít nói nhưng quả tình đã dám nói – trong bài trả lời phỏng vấn của anh trên tờ Tuổi trẻ hôm nay. Đọc xong, vừa cảm động, cũng vừa ngẫm nghĩ, thấy có một điều gì đó anh đang ngập ngừng, chưa muốn nói ra bằng hết, hoặc anh chủ tâm dừng lại để bạn đọc tự bổ sung lấy cho rõ ràng và tự mình thêm thấm thía. Ấy chính là một câu hỏi vô ngôn gần như toát lên trong cả bài trả lời của anh: Nếu như phải khai thác bauxite với một cái giá ép uổng mà tập đoàn TKV vừa loan báo, nghĩa là một mặt thì bắt buộc Nhà nước phải giảm thuế tài nguyên, phí môi trường từ 30.000 đồng/tấn xuống chỉ còn 5.000 đồng/tấn, tức là cứ mặc cho môi trường suy thoái trầm trọng do khai thác bauxite chứ chẳng có tiền đâu mà tìm cách khắc phục; mặt nữa thì lại phải giảm tiền đền bù giải phóng mặt bằng của dân từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng/ha xuống 250 triệu đồng/ha, tức là đánh vào hầu bao dân chúng, chặn bớt miếng cơm manh áo của họ; để rồi khi khai thác và sơ chế được bấy nhiêu alumine thì lại phải đem bán đổ bán tháo với giá rẻ mạt cho các ông Tàu – là những kẻ đang o ép nước ta về mọi mặt, từ chính trị, kinh tế, văn hóa đến cả việc đe dọa đánh chiếm thêm biển đảo, ngăn chặn ngư dân Việt ra Biển Đông; thế thì... việc làm của các vị liệu có ích gì cho dân cho nước? Xin hãy kể ra cụ thể để bàn dân được rõ. Hay chính các vị đang làm một việc không công cho các “đồng chí bốn tốt”, bắt đất nước và dân chúng phải è cổ ra gánh chịu mọi thiệt hại, để ngấm ngầm thực hiện mưu đồ của kẻ thù truyền kiếp của chúng ta? Nếu quả đúng thế thì rốt cục, cái Tập đoàn TKV được Nhà nước khai sinh ra đó, có còn tư cách để tồn tại hợp pháp trên đất nước Việt nữa hay không?

Nguyễn Huệ Chi

Suy nghĩ về việc kiến tạo sức mạnh dân tộc để dân chủ hóa đất nước

(Từ hiện tượng Nguyễn Đắc Kiên và Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do)

Tiêu Dao Bảo Cự

Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Đắc Kiên có thể được xem như một hiện tượng. Bài viết ngắn gọn của anh thẳng như một mũi lao phóng trúng đích. Rõ ràng, chính xác, cương quyết, không ai có thể hiểu lầm hay diễn giải khác. Nó cũng thể hiện phẩm chất của một con người  sáng suốt, rạch ròi, dũng cảm, biết và dám phản kháng. Bài viết như đúc kết ước mong, khát vọng của rất nhiều người mà từ trước đến nay chưa ai có thể diễn đạt rõ ràng hơn.

Đây là thế mạnh của một người trẻ tuổi, dù anh đã 30, không còn trẻ lắm. Lịch sử Việt Nam nếu kể từ truyền thuyết Thánh Gióng “lên ba chưa biết nói biết cười” trở thành dũng sĩ phá giặc, đến Trần Quốc Toản 16 tuổi “bóp nát quả cam lúc nào không biết”, cho đến các chàng trai, cô gái 18-20 các giai đoạn sau này, không ít người đã làm những chuyện “kinh thiên động địa” ngay từ khi còn rất trẻ. Tuy nhiên nhìn vào phong trào vận động dân chủ hóa đất nước hiện nay mà phần lớn những người tham gia đều ở độ tuổi trung niên, sắp già hay thậm chí rất già thì Nguyễn Đắc Kiên vẫn còn khá trẻ. Và ở độ tuổi này anh đã có sự chín chắn cần thiết khi tung ra một ngón đòn ngoạn mục cùng với những cách ứng xử, quan điểm được bộc lộ tiếp theo sau đó.

Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (17) – Ba lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi đến các nhà lãnh đạo về vấn đề khai thác Bauxite Tây Nguyên

Thư thứ nhất:

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP GÓP Ý VỀ DỰ ÁN BÔ XÍT TÂY NGUYÊN

14/01/2009 11:31 (GMT + 7)

(TuanVietnam) - Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa gửi thư đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đề nghị "cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định".

Để đảm bảo thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam giới thiệu toàn văn bức thư này để độc giả tham khảo.

Kính gửi: Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ

Thời gian vừa qua báo chí đăng nhiều bài và ý kiến của các nhà khoa học và hoạt động xã hội cảnh báo nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội của các dự án khai thác bô-xít trên Tây Nguyên.

Viết tiếp về dự án Bauxite Tây Nguyên

Lê Trung Thành

Bài 4: ÔM MỘNG TÁI CHẾ BÙN ĐỎ VINACOMIN “MƠ VỀ NƠI XA LẮM!”

Ngày 23/2/2013, trong văn bản số 909 Vinacomin-VP để cung cấp “tin chính thức” cho dư luận xã hội, Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam nhấn mạnh “về hiệu quả kinh tế của dự án Tân Rai-Lâm Đồng”, có một đoạn rất hay (!). Đó là “Khả năng nghiên cứu thu hồi các sản phẩm có ích từ bùn đỏ đã có kết quả ban đầu khích lệ, khả năng thành công lớn. Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (Viện KHCNVN) đang tích cực hoàn thiện đề tài ở quy mô thử nghiệm để chuyển sang quy mô công nghiệp nghiên cứu xử lý bùn đỏ để thu hồi lại xút, sản xuất sắt xốp, xỉ. Nếu thành công sẽ mang lại nguồn thu bổ sung cho Dự án và đặc biệt là giảm thiểu mức độ ô nhiễm của bùn đỏ, giảm thiểu việc đầu tư hồ bùn đỏ, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với dự án”.

Thư gửi bạn bè trong nước qua diễn đàn sci-edu

Lê Xuân Khoa

le xuan khoa 305Thưa các anh chị,

Gần đây, tôi được đọc trên diễn đàn sci-edu hai bài viết rất tâm huyết của anh Nguyễn Trung trong hai tuần liên tiếp. Bài thứ nhất là “Thư ngỏ gửi lãnh đạo Việt Nam” về vấn đề sửa đổi Hiến pháp, nhấn mạnh vào sự cần thiết phải “cải cách chính trị triệt để và toàn diện” và khẳng định đây là “cơ hội cuối cùng” để xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ. Bài thứ nhì, “Câu chuyện Myanmar”, kể lại cuộc chuyển đổi của Myanmar từ độc tài sang dân chủ trong hoà bình, ổn định, để cuối cùng nêu lên câu hỏi: Myanmar làm được, tại sao Việt Nam ta không làm được?

Thật ra, cựu đại sứ Nguyễn Trung không phải là người duy nhất lên tiếng báo động và kêu gọi giới lãnh đạo kịp thời thức tỉnh để có thể bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước. Nhiều nhân sĩ, trí thức khác, cả trong lẫn ngoài nước, cũng đã thẳng thắn cảnh báo vả đóng góp ý kiến tâm huyết qua những kiến nghị hay thư ngỏ. Anh Nguyễn Trung đã có hơn một lần tham gia vào những nỗ lực chung đó, gần đây nhất là ký tên trong số 72 người đầu tiên đề nghị một hiến pháp dân chủ thay thế bản hiến pháp 1992.

Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (16) – Hai bài viết của GS TS Nguyễn Thế Hùng

LỜI NÓI DỐI VÔ LIÊM SỈ VỀ SỰ AN TOÀN CỦA HỒ CHỨA BÙN ĐỎ Ở TÂY NGUYÊN

GS TS Nguyễn Thế Hùng

Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt nam

Chúng ta biết các thiên tai xảy ra theo luật xác suất; các hiện tượng như mưa lũ, động đất, trượt lở núi… xảy ra không thể đoán trước lúc nào và cường độ là bao nhiêu!

Khi thiết kế các công trình đập giữ bùn đỏ, hồ chứa nước…, người ta chỉ dự tính được sự an toàn của nó ứng với lượng mưa, động đất… xảy ra nhỏ hơn với các giá trị tính toán nào đó (tương ứng với tần suất nào đó do cấp công trình qui định).

Với các công trình có tuổi thọ hữu hạn (như hồ chứa nước để tưới, phát điện…) mà có hiệu quả kinh tế, thì người ta chấp nhận xây dựng; bởi lẽ trong thời gian vận hành (50 ÷ 100) năm, công trình sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt nếu nó không bị sự cố (như vỡ đập chẳng hạn); còn việc có bị vỡ đập hay không do thiên tai (vượt tần suất thiết kế) xảy ra trong lúc nó vận hành, trong một thời gian hữu hạn, là mang tính xác suất – có nghĩa là có thể có hoặc không. Ngoài nguyên nhân thiên tai, đập còn có thể bị vỡ do con người gây ra như thi công không đảm bảo chất lượng, do chiến tranh, khủng bố…

Lập hiến với tính đảng

Hoàng Mai

Đất nước được hình thành và tồn tại cho đến ngày nay phải trải qua bao đời dựng xây, mở mang bờ cõi và chiến đấu để bảo vệ. Nó là thành quả của bao thế hệ những người dân đã đổ mồ hôi xương máu mới có được. Nó không thuộc riêng về một dòng họ nào, một dân tộc nào mà nó thuộc về toàn dân.

Nhà nước được lập ra để vận hành xã hội, lúc Nhân dân trao quyền lực cho Nhà nước thì cũng cần ràng buộc Nhà nước phải phục vụ cho mục đích của toàn dân bằng việc đảm đảo những quyền cơ bản của con người, nó còn rộng hơn và quan trọng hơn quyền công dân. Những ràng buộc đó được xem như một khế ước xã hội giữa Nhà nước và toàn dân, nó là bộ luật gốc của những bộ luật do lập pháp xây dựng về sau này; đó chính là Hiến pháp.

Cần đa Đảng để chống chảy máu chất xám

Đức Thành

Vừa rồi báo chí đưa tin có tới hơn 30% cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước có cũng như không. Đây là con số được các cơ quan có trách nhiệm đưa ra.

Chưa hết, tại cuộc họp UBTVQH ngày 26/3/2012 đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) đã thẳng thắn chỉ rõ có khoảng 30% cán bộ sau tuyển dụng là làm được việc, 30% phải cầm tay chỉ việc, còn hơn 30% mặc dù cầm tay chỉ việc vẫn không biết làm.

Theo báo Dân trí ngày 13/12/2012 thì Nhà nước mà cụ thể là Nhân dân phải đóng thuế nuôi 6.600.000 cán bộ công chức “vô tích sự” nếu không muốn nói là họ không có tư duy, không có chất xám tràn lan trong các công sở, cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước… Đây có phải là một biểu hiện của ngành kinh doanh quyền lực siêu lợi nhuận mà nếu đa đảng thì ngành này sẽ không còn đường sống nên một số người có chức quyền trong Đảng đang quyết tâm dựa vào thứ lý luận đảng trị, chuyên quyền độc đoán, mặc dù họ luôn luôn thừa nhận Đảng của họ có một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất và họ cũng chẳng đưa ra một lộ trình nào khắc phục được vấn đề này để dân tộc, đất nước tin tưởng ở họ.

LẠM BÀN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Tô Văn Trường

Có một câu nói hài hước, hóm hỉnh như sau: “Nhà triết học là người biết càng ngày càng ít về một lĩnh vực càng ngày càng rộng để cuối cùng không biết gì về tất cả. Còn nhà khoa học là người biết càng ngày càng nhiều về một lĩnh vực càng ngày càng hẹp để cuối cùng biết tất cả về không có gì”.

Nói nghiêm trang, thì như sau: Tốt nhất là nhà khoa học đồng thời là một nhà công nghệ, tuy khả năng và nhiệm vụ chủ yếu vẫn là khoa học, và nhà công nghệ đồng thời là một nhà khoa học, tuy khả năng và nhiệm vụ chủ yếu vẫn là công nghệ. Chính là có phần theo nhận thức đó, mà người ta phân biệt chuyên gia (spécialiste) và chung gia - chứ không phải chung chung gia, đại khái gia - (généraliste). Chung gia giỏi là chuyên gia trong một vài lĩnh vực và h̀iểu biết rộng trong chừng mươi lĩnh vực khác nữa.

Nhìn rộng hơn, cái cố tật của ta từ trong đấu tranh chính trị (và trong chiến tranh) nên quen rồi, cái gì cũng phục vụ nhiệm vụ chính trị! Ngay làm kinh tế cũng có những ngành, có lúc xem nó là nhiệm vụ chính trị. Muốn thể hiện quyết tâm cao nhất thì phải “huy động cả hệ thống chính trị”. Nhớ lại thời bao cấp, sản xuất lương thực trong mô hình hợp tác xã, tập đoàn sản xuất là nhiệm vụ chính trị, coi cải tạo nông nghiệp là nhiệm vụ chính trị, là trục quay của cuộc vận động cách mạng... Chính vì tư duy lủng củng như vậy nên chủ trương thiếu khoa học, chính sách thiếu thuyết phục, nhân dân hưởng ứng rất khiên cưỡng... mà thất bại. Tương tự như vậy, có thời ta bắt khoa học phục vụ nhiệm vụ chính trị nên có nhà khoa học nói hột mít bổ dưỡng hơn trứng gà, ngành Y nói xuyên tâm liên trị bá bệnh. Một số quyết định nhà máy lọc dầu Dung Quất, bô xít Tây Nguyên, chủ trương thành lập các Tập đoàn kinh tế Nhà nước (học đòi theo Hàn Quốc) để làm nhiệm vụ sớm hóa rồng đều được các nhà kinh tế, khoa học phản biện là không nên nhưng vẫn làm, bây giờ hiện rõ là sai. Sai ngay từ chủ trương mà qua lăng kính bắt mọi thứ phải phục vụ chính trị bất chấp các luận chứng trên cơ sở khoa học và thực tế...

Bộ KHCN dự kiến chuẩn bị Hội nghị toàn quốc triển khai chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020 vào ngày 8/3/2013 tại Hà Nội. Nhân đây, xin chuyển bài viết "Lạm bàn về chiến lược phát triển khoa học công nghệ" để các anh chị và các bạn tham khảo.

Tô Văn Trường

Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (14)

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ XỬ LÝ HỒ CHỨA BÙN ĐỎ

PGS. TS. Nghiêm Hữu Hạnh

1. Đặt vấn đề

Theo công nghệ của Chalieco, để sản xuất 1 tấn alumina (nhôm oxit), phải khai thác trên 2 tấn quặng bauxite và thải ra khoảng 1,5 tấn bùn đỏ ướt. Tính toán của nhiều tác giả [1] cho thấy, tại dự án Nhân Cơ, sau 15 năm khai thác, khối lượng bùn đỏ lên tới 8,7 triệu m3, tại dự án Tân Rai, một năm thải ra 0,8 triệu m3, cả đời dự án Tân Rai thải khoảng 80-90 triệu m3 bùn đỏ. Từ năm 2015, trung bình mỗi năm dự án bauxite Tây Nguyên thải ra khoảng 6 triệu m3 bùn đỏ. Nếu thực hiện tất cả các dự án, khối lượng bùn đó được lưu giữ vĩnh viễn trên Tây Nguyên là trên 1 tỷ m3, gần tương đương dung tích hồ Yaly, bằng 1/3 hồ Trị An và bằng 2,5 dung tích hồ Kẻ Gỗ.

Bùn đỏ là một chất thải sau xử lý tách lọc tinh quặng chứa hàm lượng lớn xút (natri hydroxit: NaOH), một chất độc hại cho sức khỏe con người và hệ sinh thái động thực vật. Đã có một số nghiên cứu xử lý nhằm trung hòa bùn đỏ hoặc sử dụng bùn đỏ vào cải tạo đất chua, vào sản xuất vật liệu xây dựng... Tuy nhiên, mức độ ứng dụng còn hạn chế. Hiện nay, giải pháp chôn lấp vẫn được sử dụng rộng rãi nhất ở nhiều nước trên thế giới. Việc chôn lấp hàng trăm triệu m3 bùn đỏ độc hại ở cao trình +600-700m tại vùng đầu nguồn của các hệ thống sông Đồng Nai và Serepok là một sự đe dọa trực tiếp, lâu dài đối với hệ môi trường sinh thái và an ninh quốc gia. Bởi vậy, các hồ chứa bùn đỏ phải bảo đảm an toàn tuyệt đối. Trong bài viết ngắn này, tác giả phân tích một số khía cạnh để cùng nhìn nhận thấu đáo hơn về ảnh hưởng của hồ chứa bùn đỏ đến môi trường sinh thái.

Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (15)

Sau bài phân tích đầu tiên về xử lý hồ chứa bùn đỏ (Tư liệu 14), khi xảy ra sự cố vỡ đập bùn đỏ ở Hungary, PGS TS Nghiêm Hữu Hạnh đã viết tiếp bài phân tích thứ hai về độ an toàn của hồ chứa bùn đỏ ở Tây Nguyên. Bài đã được đăng trên BVN ngày 19/10/2010. Trong lần đăng lại này, chúng tôi bổ sung lời dẫn của GS Nguyễn Thế Hùng.

Bauxite Việt Nam

Tác giả PGS Nghiêm Hữu Hạnh đã phân tích rất khoa học về nguy cơ dẫn đến sự cố đập chắn của hồ chứa bùn đỏ.

Trong các nghiên cứu mới nhất về sự cố gây ra do dòng thấm gây ra, ví dụ thấm từ các hồ chứa nước, thì vấn đề vỡ đập do dòng thấm gây xói ngầm các hạt mịn, khoa học hiện nay vẫn chưa đưa ra được tiêu chuẩn để kiểm tra; do đó đối với hồ chứa bùn đỏ, như PGS Nghiêm Hữu Hạnh phân tích trong bài này thì càng nguy hiểm bội phần.

Các giải pháp kỹ thuật cho hồ chống thấm bùn đỏ ở Tây Nguyên hiện nay là không thể chống thấm được, đặc biệt qua đáy hồ và nguy cơ vỡ đập vẫn tiềm ẩn.

GS Nguyễn Thế Hùng, Đại học Đà Nẵng

THƯ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM GỬI ỦY BAN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

WHĐ (01.03.2013) – Sáng nay, 01.03.2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN.

Hội đồng Giám mục Việt Nam

40 Phố Nhà Chung - Hà Nội

CÁC GIÁM MỤC CÔNG GIÁO VIỆT NAM

NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý

DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 (SỬA ĐỔI NĂM 2013)

Lộ trình xây dựng một Hiến pháp dân chủ

Mai Thái Lĩnh

Hạ tuần tháng 1 năm 2013, trước Tết Nguyên đán, đã xảy ra một sự kiện gây chấn động dư luận. Đó là việc 72 vị nhân sĩ, trí thức đã cùng nhau ký một bản kiến nghị có tên là “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” (đề ngày 19-1-2013)[1]. Điều đáng chú ý là trong danh sách những người khởi xướng, có ít nhất một nửa là đảng viên cộng sản, trong đó có những người đã từng giữ chức vụ cao hoặc đã từng làm cố vấn cho các nhà lãnh đạo cao cấp trong hệ thống chính trị hiện hành. Lướt qua nội dung của kiến nghị cũng như bản dự thảo Hiến pháp đính kèm (được coi như một tài liệu để tham khảo và thảo luận), chúng ta dễ dàng nhận thấy những người ký kiến nghị đã bày tỏ một quan điểm về hiến pháp chẳng những vượt ra khỏi khuôn khổ của hiến pháp hiện hành (tức Hiến pháp 1992 - bản sửa đổi năm 2001) mà còn vượt xa bản hiến pháp đầu tiên do Đảng Cộng sản soạn thảo dưới danh nghĩa của tổ chức Việt Minh (tức Hiến pháp 1946).

Tương đồng và khác biệt giữa dự án bauxite Tây Nguyên và dự án nhà máy điện hạt nhân

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam

Đảng và nhà nước Việt Nam, với các chủ trương lớn của mình, đã đưa ra nhiều đại dự án, thực hiện nhiều kế hoạch phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua các công ty, tổng công ty, các tập đoàn nhà nước. Trong vài năm qua các tập đoàn nhà nước được đảng và nhà nước ưu ái như Vinashin, Vinaline, hệ thống ngân hàng nhà nước, Than - Khoáng sản, Điện lực Việt Nam... đã liên tục đi từ thất bại này đến thất bại khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế cả nước, làm thất thoát to lớn nguồn tài chánh rất eo hẹp của đất nước vẫn còn nghèo đói. Hậu quả kéo dài sự nghèo đói của toàn dân thêm vài chục năm hay trăm năm vì phải gánh các món nợ lên đến hằng trăm triệu tỷ đồng.

Thư ngỏ của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên gửi bạn đọc

Thưa các bạn!

Tôi viết thư này để trả lời một số câu hỏi các bạn gửi đến tôi mấy ngày qua.

Về lo lắng cho sự an nguy của tôi. Tôi hiểu, càng nhiều người quan tâm, ủng hộ tôi, sự an toàn của tôi càng bị đe dọa cao hơn, nhưng cũng có thể ngược lại. Tôi biết trong đội ngũ lãnh đạo của ĐCS VN hiện nay cũng có rất nhiều người có suy nghĩ tiến bộ.

Tôi cũng tự dặn mình, phải hết sức thận trọng trong lời nói và hành động. Tôi không muốn đẩy người khác vào hành động phi nghĩa, vì tôi hiểu nỗ lực đẩy người khác vào hành động phi nghĩa tức là đang làm một việc phi nghĩa. Dân tộc chúng ta đã có quá nhiều sự thù hằn, tức giận rồi, tôi hy vọng, bản thân và tất cả chúng ta sẽ không cố gắng để tạo thêm những sự thù hằn và tức giận như thế nữa.

Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (13)

Chúng tôi xin đăng lại bài của tác giả Nguyễn Trung, đã đăng trên VietNamnet ngày 2/12/2008

Bauxite Việt Nam

MẤT VÀ ĐƯỢC TRONG VIỆC KHAI THÁC BÔ-XÍT TÂY NGUYÊN

02/12/2008 08:16 (GMT + 7)

Nguyễn Trung

Khai thác bô-xít như đang triển khai là đi theo một quy trình ngược. Về lâu dài là đang lấp ló một “Vedan” khổng lồ, toàn diện, vô phương cứu chữa, là sự phụ họa tiếp theo với thiên tai, kéo dài sự tụt hậu của cả nước - chuyên gia Nguyễn Trung, người vừa có thư gửi Thủ tướng kiến nghị tạm dừng dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên viết.

Lời tuyên bố của các Công Dân Tự Do

Myanmar pro-democracy leader Aung San Suu Kyi returns after giving a speech to her supporters during the election campaign at Kawhmu Township March 22, 2012.     REUTERS/Staff (MYANMAR - Tags: POLITICS)

Theo ý kiến của anh Nguyễn Đắc Kiên:

Cụm từ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”, khiến tôi ngại ngùng khi ký vào bản “Tuyên bố Công dân Tự do”. Tôi sẽ gửi thư đề nghị các bạn khởi xướng bỏ cụm từ đó đi, để tôi được ký tên mình, cùng với hàng nghìn, triệu đồng bào. Tôi nghĩ rằng, mỗi người chúng ta không sát cánh cùng anh Kiên hay bất cứ người nào khác, chúng ta ký tên vì chính chúng ta, vì tổ tiên ngàn đời, vì con cháu tương lai. Vì thế tôi kêu gọi tất cả, không phân biệt trong hay ngoài nước, còn hay không còn quốc tịch Việt Nam, miễn là mang trong mình dòng máu Việt, ký tên vào bản tuyên bố công dân này..."

Vì sao tôi ủng hộ các bạn?

(Tâm tình gửi những người soạn thảo “Lời tuyên bố của các Công Dân Tự Do”)

Hà Sĩ Phu

Trong năng lực ít ỏi của mình, tôi luôn quan tâm và ủng hộ tất cả những ai cố gắng giúp vào sự tiến bộ xã hội, bằng cách này hay cách khác. Lần này, khi thấy các bạn thông báo “Lời tuyên bố của các Công Dân Tự Do” tôi đã quyết định ký tên ủng hộ rất sớm, và có những tâm tư muốn chia sẻ.

Đơn giản chỉ vì tôi hiểu rằng: Giường mối để tổ chức và điều hành một xã hội giống như một sơ đồ tỏa từ trên xuống, mà Hiến pháp và hệ thống quyền lực là những điểm trung tâm. Nhưng ngược lại, để cải biến và gây dựng một nền dân chủ (gần như từ số không) tiến tới thay thế cho một hệ điều hành phi dân chủ đang cố thủ thì phải bắt đầu “từ dưới lên”, từ những việc cụ thể, thiết thực, dù nhỏ bé.

Viết tiếp về dự án Bauxite Tây Nguyên

Lê Trung Thành

Bài 3: VINACOMIN SAO CỨ “LOANH QUANH” CHO ĐỜI MỎI MỆT???

Dự án bauxite Tây Nguyên từ lúc ra đời đến nay được khoảng 5 năm nhưng đã xác lập được nhiều “kỷ lục nhất” Việt Nam!

Nào là dự án gây nhiều tranh cãi kéo dài nhất trong dư luận xã hội, dự án có số bài báo kiến nghị hội thảo… đề nghị “dừng” nhiều nhất, dự án được Nhà nước ưu ái nhất, nên phải tìm đường đi, nên phải “ứng” tiền làm đường, sửa cầu – đây là sự kiện chưa có tiền lệ trong ngành giao thông vận tải, chưa có dự án kinh tế nào được chăm bẵm đến thế… Nhưng, dự án bauxite “thí điểm” Tân Rai và Nhân Cơ lại chiếm kỷ lục về hiệu quả kinh tế “mù mờ” nhất, dự án lệ thuộc vào “toàn cầu hóa” nhiều nhất và xa vời nhất nên ông chủ đầu tư… loanh quanh nhất!

Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (12)

Chúng tôi xin đăng lại bài sau đây, đã đăng trên VietNamnet ngày 10/12/2008, để thấy rằng bây giờ nhìn lại, những lý do dừng dự án bô-xít Tây Nguyên mà ba tác giả TS. Nguyễn Đông Hải, nhà văn Nguyên Ngọc, TS. Nguyễn Thành Sơn nêu lên trong bài báo đã dần trở thành hiện thực, rõ ràng một cách không thể chối cãi. Nói như nhà văn Nguyễn Quang Lập, “Cá không ăn muối cá ươn / Thủ tướng cãi trí thức trăm đường Thủ tướng hư”. Nếu chúng ta nhớ rằng vào thời điểm ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từng nói Dự án bô-xít là “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố không đưa vấn đề bô-xít ra lấy ý kiến của Quốc hội, còn Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thì chính là người đã ký với Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào ba văn bản trực tiếp xúc tiến việc hợp tác với Trung Quốc để khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, thì hai chữ Thủ tướng trong cái “bia miệng” trên đây phải thay bằng chữ Đảng mới phải.

Nhưng trí thức là gì? Xưa Mao xếng xáng khinh bỉ cho không bằng cục phân, và nay Tổng Bí thư Nguyễn đại nhân hạ cố ban cho họ mấy chữ lũ suy thoái và đe sẽ xử lý. Chợt nhớ bài thơ TRÍ, PHÚ, ĐỊA, HÀO của Hà Sĩ Phu: “Bốn anh Trí Phú Địa Hào / Chỉ riêng anh Trí lao đao đến giờ / Đảng ta thương Trí ngu ngơ / Cho Công - Nông - Trí chung cờ liên minh / Trông lên Liềm - Búa hai hình / Trí ta vẫn chẳng thấy mình ở đâu / Quay sang tìm Phú, Địa, Hào / Thấy ba bụng phệ… đã vào… Đảng ta!”. Đừng thấy Đảng ca tụng trí thức mà tưởng bở!!!

Bauxite Việt Nam

Góp ý dự thảo hiến pháp tại Đại học Quốc gia TP HCM

Huỳnh Kim Báu  

DSC03001  

Nhân sĩ trí thức tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong chiến tranh chống bành trướng Trung Quốc 1979

 
   

Lúc 19h ngày 28/3 VTV1 phát hình ảnh và nội dung góp ý của sinh viên Đại học QG TP HCM về bản dự thảo hiến pháp 1992. Tôi nguyên là một thầy giáo tại miền Nam trước 1975, đã từng tham gia phong trào sinh viên, bị cầm tù dưới chế độ cũ, tôi rất thất vọng về buổi hội thảo của sinh viên Sài Gòn hiện nay, đó là tầng lớp chuẩn trí thức, tầng lớp lãnh đạo tương lai, vận mệnh quốc gia dân tộc trong tay các bạn, do đó tôi muốn đặt thẳng một số vấn đề nội dung hội thảo như sau:

1 - Các bạn đòi hỏi giữ điều 4 Hiến pháp, lý do đưa ra là công lao to lớn trời biển của đảng CS trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời gian qua. Các bạn nhớ rằng trước khi có đảng đã có dân tộc, trước khi là đảng viên thì đã là người Việt. Trong quá khứ, vai trò của đảng CS có đóng góp tích cực trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, nhưng công lao đó không phải là mãi mãi trường tồn với dân tộc, bởi lẽ khi đảng cầm quyền thì bị tha hóa, cụ thể như hiện nay các bạn đã biết từ kinh tế xã hội văn hóa giáo dục bị suy thoái nghiêm trọng. Nếu là người yêu nước tôi hỏi các bạn có chấp nhận một đảng cầm quyền như hiện nay thống trị toàn xã hội và cả các bạn trong tương lai hay không?

Bô-xít Tây Nguyên sau 4 năm: Một loạt lỗi đáng báo động

(Kienthuc.net.vn) - Sau nhiều đợt khảo sát tại 2 dự án bô-xít Tây Nguyên, nhóm chuyên gia của Viện Tư vấn Phát triển (CODE) đã phát hiện ra nhiều "lỗi" đáng báo động...

Theo các chuyên gia, quặng bô-xít Tây Nguyên bị bết đất gây khó khăn cho việc tuyển rửa, không xử lý được bùn thải đuôi quặng... Chỉ riêng về mặt kinh tế, mỗi tấn alumina (nhôm oxit) lỗ thấp nhất là khoảng 35 USD. Nếu cộng thêm các chi phí do tác động môi trường, xã hội... con số lỗ của dự án bô-xít  Tây Nguyên có thể còn tăng nữa.

Bết đất vì thiếu nghiên cứu đầy đủ

ThS Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (CODE) cho biết, từ năm 2010 đến nay nhóm chuyên gia của CODE đã có 3 chuyến khảo sát tại nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ. Chuyến khảo sát gần đây nhất thực hiện vào tháng 9/2012 tại Tân Rai (thời điểm nhà máy Tân Rai đang chạy thử các hạng mục công trình, trong đó có nhà máy tuyển quặng). Chính thời điểm này, các chuyên gia đã giật mình khi chứng kiến một loạt những "lỗi" đáng báo động ở đây.

Hình ảnh hồ bùn đỏ mới nhất của Bô-xít Tây Nguyên

Khắc Lịch

Nhà máy bô-xít Tân Rai đã hoạt động từ cuối năm 2012 và cho ra những mẻ Alumin đầu tiên. Việc khai thác và xử lý quặng bô-xít đồng nghĩa với việc thải bùn đỏ ra môi trường hồ chứa.

clip_image001

Những nương chè, cà phê xanh tốt nay nhường chỗ cho khai thác bô-xít. Với giá bán hiện nay là 340 USD/tấn, 6 tấn bô-xít mới bằng 1 tấn cà phê.

Bô-xít Tây Nguyên sau 4 năm: "Đừng lao đầu vào núi"

(Kienthuc.net.vn) - Việc chạy nghiệm thu của nhà máy Tân Rai trong thời gian vừa qua không đạt công suất, thì có thể cho rằng không có cơ sở nói dự án đạt yêu cầu.

Nhìn là biết lỗi từ đâu

Băng tải vận chuyển quặng tinh

 

 

Dù là người của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), nhưng TS Nguyễn Thành Sơn khá thẳng thắn khi cho rằng: Tất cả những gì đang xảy ra ở Tân Rai đã chứng tỏ sự yếu kém của cả ban quản lý dự án, nhà thầu và chủ đầu tư.

Tại ban quản lý dự án, hầu hết cán bộ đều không làm chuyên sâu về bauxite mà được điều từ điện, từ than sang. Ở đây cũng có một vài người tốt nghiệp trường Đại học Bách Khoa của Hà Nội và TP HCM

nhưng họ còn trẻ, thiếu kinh nghiệm. Không thể nói người của ban quản lý không giỏi, nhưng đối với bô-xít, họ không có chuyên môn sâu, khi làm xác định vừa làm vừa mày mò học.

Điều đáng nói bô-xít là dự án phức tạp thiên nhiều về hóa chất vì thế, đội ngũ nhân lực của Việt Nam như đang có hiện nay không đáp ứng đủ tầm quan trọng của một dự án lớn cả về vốn và kỹ thuật như thế này. Điều này thể hiện rất rõ ở Tân Rai. Để luyện alumina (nhôm oxit), nguyên liệu đầu vào ngoài quặng còn cần điện và khí. Vì thế, tại đây phải có nhà máy điện và nhà máy khí hóa than. Do là người làm điện điều sang nên nhà máy điện chạy rất "ngon". Trong khi đó, nhà máy khí hóa than (chế biến than thành khí) có vấn đề. Nhà máy này sử dụng công nghệ lạc hậu từ những năm 60.

Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Phú Trọng

Kính gửi Ô. Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCHTƯĐCSVN,

Kính thưa anh Nguyễn Phú Trọng,

Tôi dùng cách xưng hô này để tiện cho nội dung thư sẽ viết với tư cách của một người có hân hạnh được quen biết Anh. Đúng hơn là biết, chứ chưa dám nói là quen, vì tôi cũng chỉ gặp và nói chuyện với anh đôi ba lần kể từ dạo anh làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và có mặt trong buổi tôi báo cáo với Tổng bí thư Đỗ Mười và Bộ Chính trị về cuộc Khảo sát xã hội học về Cơ cấu xã hội và Phân tầng xã hội, một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Theo lời thuật lại của Chu Hảo, lúc ấy là Thứ trưởng Bộ KH và CN ngồi cạnh Anh, thì anh đã nhận xét về tôi "Tay này báo cáo với Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mà cứ nói khơi khơi như nói trước Hội đồng Khoa học của Viện không bằng!".

Lần gặp gần đây nhất là ngày 17 tháng 1 năm 2011 tại Hội trường Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Hà Nội. Có thể Anh quên vì bận nhiều việc nên tôi xin được nhắc lại: Hôm ấy, khi tôi đi đăng ký phát biểu ý kiến với Đoàn Chủ tịch Hội nghị, ngang qua chỗ Anh ngồi, Anh đã chủ động đứng dậy chào gọi và bắt tay tôi. Tôi cảm kích về cử chỉ thân thiện này, biết rằng thế là Anh vẫn nhớ tôi, nên đã bắt tay Anh rất chặt và nói "Xin chúc mừng Tân Tổng Bí thư".

Tây Nguyên, đã vượt ngưỡng?

(Tham luận tại Hội thảo Phát triển bền vững Tây Nguyên, ngày 27 tháng 11, 2012 – Buôn Ma Thuột)

Nguyên Ngọc

Sau năm 1975, có hai chủ trương chiến lược, nhằm xây dựng Tây Nguyên thành:

1- một vùng chiến lược vững chắc về an ninh và quốc phòng;

2 -một vùng động lực kinh tế của đất nước.

Chủ trương đó dựa trên nhận thức về vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của Tây Nguyên đã được chứng minh qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, và về tài nguyên thiên nhiên rất giàu có của vùng đất này.

Để tiến hành các chủ trương chiến lược đúng đắn ấy, đã thực hiện các biện pháp lớn:

- Quốc hữu hóa toàn bộ đất và rừng Tây Nguyên (ở Tây Nguyên đất cũng tức là rừng); Giao toàn bộ đất và rừng thuộc quản lý của quốc doanh dưới nhiều hình thức khác nhau qua các thời kỳ; và giao cho người nơi khác đến.

Đuổi thằng AQ đi!

Thảo Dân Việt

AQ là nhân vật văn học nổi tiếng của văn hào Lỗ Tấn mà tư tưởng của hắn là “phép thắng lợi tinh thần”. AQ là kẻ rất yếu hèn, mỗi khi bị người khác ăn hiếp, đè nén, thậm chí túm đuôi sam mà dúi đầu vào tường mấy cái kêu đôm đốp, hắn vẫn im thin thít, không dám hé răng kêu nửa tiếng. Thế nhưng trong bụng hắn lại nghĩ: Chúng mày là cái thá gì! Ông cha tao mấy đời mạnh hơn chúng mày nhiều. Nghĩ thế là hắn lại vui vẻ, hả hê, quên hết mọi chuyện sỉ nhục vừa qua. Thằng AQ lại có tính hay kiêng. Trên đầu hắn có nhiều sẹo, cho nên hắn rất kiêng chữ sẹo, không chỉ chữ sẹo, mà các tiếng gợi nhớ đến sẹo như vết, trọc, trắng, sáng… hắn đều kiêng, hễ ai nói mấy tiếng đó là hắn dọa hoặc chửi thầm trong bụng. Thằng AQ chỉ biết có làng mình, lấy làng Mùi làm tiêu chuẩn để đánh giá tất cả các làng khác. Làng hắn gọi “ghế dài” mà làng khác gọi là “cái băng”, thế là họ sai. Làng hắn thái hành thái nhỏ, làng khác đem hành thái dài, thế là họ dở hơi. AQ lại là người cả tin vào “cách mạng”. Không biết cách mạng là gì, nhưng thấy cách mạng làm cho bọn đè nén hắn sợ hãi, thế là hắn mơ làm cách mạng. Hắn nghĩ cách mạng là thời của mình rồi, cách mạng thành công thì cái gì mình cũng có. Nhưng khi cách mạng Tân Hợi thành công thì hắn lại là kẻ phải làm vật hy sinh thảm hại. Hắn bị đem chém đầu thị chúng để răn đe kẻ khác.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn