Nhân dân Hoàng Sa và Quảng Ninh có tham gia “Miếu hội Phục Ba Tướng Quân?

Tuổi Trẻ - Phạm Viết Đào






“Cụ bà tặng lá cờ 100m2 cho huyện Hoàng Sa
TT – UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) cho biết vừa nhận được một lá cờ Tổ quốc rộng 100m2 do cụ bà Phan Thị Phán (81 tuổi) gửi đến từ xã Tân Hưng, TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương) bằng đường bưu phẩm, bên ngoài đề tặng chính quyền huyện đảo Hoàng Sa.
Đi kèm lá cờ Tổ quốc còn mới tinh nguyên này là một lá thư do chính cụ bà Phan Thị Phán viết tay có nội dung: “Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, chúng tôi là một nhóm công dân xin được tặng một lá cờ Tổ quốc rộng 100m2 cho nhân dân huyện đảo Hoàng Sa”.
Bên dưới lá thư là chữ ký và con dấu của phó chủ tịch UBND xã Tân Hưng xác nhận cụ bà Phan Thị Phán là người địa phương, rất năng nổ trong các hoạt động xã hội.
.Theo chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ, lá cờ trên sẽ được đưa đi trưng bày tại triển lãm “Đà Nẵng – chặng đường mới” tổ chức tại Trung tâm hội chợ triển lãm Đà Nẵng nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng Đà Nẵng.”Tuổi Trẻ ngày 24.3.2010

Hình ảnh những bà mẹ Việt may cờ dưới lửa đạn chiến tranh mà tôi gặp trong văn chương: …Gần cầu có mẹ Diệm nghèo/Nắng mưa rơm rạ túp lều đơn sơ/Mẹ ơi bom đạn bất ngờ/ Sao không tạm lánh xa bờ ít lâu/… được tái hiện trong câu chuyện của cụ Phán.
Một bà cụ bình thường ở Hải Dương, cùng những người bình thường khác, đã làm nên câu chuyện phi thường cảm động về lòng ái quốc.
Tôi nói phi thường là bởi, chuyện may lá cờ 100m2 thì chẳng có gì khó, hầu như ai cũng có thể đặt may được, chẳng hạn như các cổ động viên bóng đá thường làm những lá cờ vĩ đại về kích thước mang tới khán đài để cổ vũ, nhưng chỉ có cụ Phán và một số người là may cờ cho Hoàng Sa.
Một điều bình thường phi thường.
Thì ra, thời nào cũng vậy, những bà mẹ Việt Nam luôn đau đáu một nỗi lòng vì non sông.
Việc làm của cụ Phán đã góp một thông điệp lớn về ý thức chủ quyền dân tộc.
Nhưng trong câu chuyện này, tôi có chút chút băn khoăn.
Trong thư, cụ Phán viết:
“Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, chúng tôi là một nhóm công dân xin được tặng một lá cờ Tổ quốc rộng 100m2 cho nhân dân huyện đảo Hoàng Sa”.
Tôi không rõ khi viết “nhân dân huyện đảo Hoàng Sa” là cụ đang chỉ ai, và tại sao lại “nhớ nguồn” nhân dân huyện đảo Hoàng Sa?
Cụ muốn đề cập đến những đội dân binh, đội quân chính quy từng bảo vệ và thực thi chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 trở về trước? (Nếu “nhân dân” mang nghĩa này thì câu của cụ rất ổn, không có gì bàn cãi cả. Nhưng tôi e là không phải vậy.)
Hay là cụ, cũng như rất nhiều người khác (trong đó có rất nhiều người học cao), tới nay vẫn chưa tường hiện trạng của quần đảo Hoàng Sa? (Bản thân tôi cũng biết rất muộn chuyện Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974)
Tôi sẽ không có sự băn khoăn ấy, nếu cụ viết là “tặng huyện đảo” chung chung hoặc cụ thể hơn thì “tặng cán bộ huyện đảo” (cán bộ là ông Ngữ chẳng hạn)…

(Nguồn Blog Mr. Do)


Bài đọc thêm:

Quảng Ninh có tham gia “Miếu hội Phục Ba Tướng Quân” ở Đông Hưng Trung Quốc?

Theo tin các mạng Trung Quốc đã được một số trang mạng khác đưa tin lại, một số năm gần đây, từ năm 2008 tới 2010: Tại Đông Hưng, Trung Quốc trị trấn giáp giới với Móng Cái của Việt Nam, Trung Quốc đã cho khôi phục lại “ Miếu hội Phục Ba tướng quân “ là ngôi miếu thờ Mã Viện, tức Mã Văn Uyên, người đã kéo quân sang Việt Nam đánh bại cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và thiết lập ách độ hộ của Đại Hán 1000 năm trên đất Giao Chỉ.
Theo nhiều sử sách đã ghi, Mã Viện là người đã cho xây dựng Chiếc cột đồng với lời ghi: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt… ngay trên lãnh thổ Văn Lang, giáp giới với vũng biên viễn phía nam Trung Quốc.


Hoành phi trước Miếu Phục Ba Mã Viện: Vệ Quốc Anh Hùng, Vạn Dân Kính Ngưỡng
Hoành phi trước Miếu Phục Ba Mã Viện: Vệ Quốc Anh Hùng, Vạn Dân Kính Ngưỡng
Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng ngành văn hóa tỉnh Quảng Ninh cho kiểm tra xem: có sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật hay của nhân dân ta ở thị trấn Móng Cái sang tham gia lễ hội này không, các hình thức, hoạt động  đã tham gia để kịp thời có hình thức quản lý, điều chỉnh.
Theo báo và đài Trung Quốc đưa tin thì:”Sự tham dự của Đoàn Nghệ Thuật Việt Nam  là “hiện tượng văn hóa” thể hiện sự hợp tác giao hảo ngày càng đậm tình của Việt Nam…”

Bức ảnh được chú thích: Màn múa hát ngày 21/3/2010 của các diễn viên Việt Nam trong vai Hai Bà Trưng, Thi Sách, múa hát ngợi ca công đức của Mã Viện do mạng Trung Quốc đưa tin.
Bức ảnh được chú thích: Màn múa hát ngày 21/3/2010 của các diễn viên Việt Nam trong vai Hai Bà Trưng, Thi Sách, múa hát ngợi ca công đức của Mã Viện do mạng Trung Quốc đưa tin.
Theo mạng Trung Quốc đưa tin thì phía Việt Nam có mang đỗ lễ sang cúng Miếu Phục Ba Tướng quân và có dàn cảnh Hai Bà Trưng, Thi Sách múa hát ca ngợi công đức Phục Ba Tướng quân Mã Viện?

Tượng thờ Mã Viện trong miếu Phục Ba...
Tượng thờ Mã Viện trong miếu Phục Ba...


Bày bánh tét, cơm, gà theo phong tục Việt Nam cúng Mã Viện…
Bày bánh tét, cơm, gà theo phong tục Việt Nam cúng Mã Viện…


Nhiều bánh tét , đặc sản Việt Nam mang sang để cúng Mã Viện.
Nhiều bánh tét , đặc sản Việt Nam mang sang để cúng Mã Viện.


Đoàn Việt Nam kính viếng.
Đoàn Việt Nam kính viếng.
Màn múa hát của các diễn viên Việt Nam trước đền thờ Mã Viện
Màn múa hát của các diễn viên Việt Nam trước đền thờ Mã Viện


Sớ cầu an, cầu tài, cầu lộc…được phiên âm ra  tiếng Việt để lời cầu có thể  đến được tai Mã Viện…
Sớ cầu an, cầu tài, cầu lộc…được phiên âm ra tiếng Việt để lời cầu có thể đến được tai Mã Viện…
Nếu quả có chuyện này thì đây là một điều sỉ nhục quốc thể, xúc phạm Hai Bà Trưng, xuyên tạc lịch sử ?!
Phạm Viết Đào
* Ảnh lấy từ mạng Trung Quốc
* Địa chỉ trang mạng Trung Quốc đưa tin này:http://hongdou.gxnews.com.cn/viewthread-3177054.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn