Về việc Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ ghi chú chữ “china” dưới địa danh quần đảo Hoàng Sa trong các bản đồ do họ mới ấn hành

BVN tổng hợp

Thưa quý độc giả Bauxite Việt Nam (BVN),
Vào ngày 10/3/2010, ban biên tập BVN có nhận được một bức thư của anh Nguyễn Hùng gửi đến, bày tỏ quan ngại của mình và nhóm bạn về việc Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic Society, NGS) đã ghi chú chữ “China” dưới sát địa danh quần đảo Hoàng Sa [nguyên văn “Xisha Qundao (Paracel Is.), China] – thuộc chủ quyền của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm giữ – trong các bản đồ do họ ấn hành mới đây. Anh Nguyễn Hùng và đồng sự cũng đã kịp thời viết một lá thư khuyến cáo khẩn cấp, gửi đến ông Chủ biên của Tập san National Graphic (NG), đề nghị ông xem xét loại bỏ việc ghi chú này có thể gây bất lợi lâu dài cho Việt Nam, trong việc đòi lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra các anh cũng đã gửi một thư kiến nghị khác đến Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng.
Nhóm chủ trương và Ban biên tập Bauxite Việt Nam đã liên hệ với một số thân hữu trí thức hải ngoại để tìm hiểu thông tin và sự tình. Chúng tôi đã nhận được phản hồi chóng vánh của GS Lê Xuân Khoa, TS Phùng Liên Đoàn và ThS khoa học gia Thái Văn Cầu. Các vị cho biết là cũng đang xúc tiến việc tìm kiếm một giải pháp hợp tình hợp lý để có thể kiến nghị đến NGS một cách có hiệu quả trong việc sửa chữa lại sai sót đáng tiếc này.
Quan điểm của Bauxite Việt Nam cũng đồng điệu với quan điểm của bất kỳ một người Việt nào có ý thức chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Bauxite Việt Nam không những cực lực phản đối thái độ, hành vi hống hách, khiêu khích, trịch thượng của chính quyền Trung Quốc đối với lãnh thổ, ngư dân của Việt Nam trong lãnh thổ Việt Nam mà còn không tán thành với bất cứ quan điểm nào đề cập sai lệch sự thật về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.  Chính vì thế, Bauxite Việt Nam sẽ có một bức thư chính thức gửi đến Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ về sự sai sót này của họ.
Đồng tình với quan điểm cũng như góp ý của các ông Phùng Liên Đoàn, Lê Xuân Khoa và Thái Văn Cầu, chúng ta cần phải tỏ thái độ dứt khoát, nhưng phải dựa trên những chứng cứ xác thực có tính học thuật để có thể thuyết phục được những tổ chức nổi tiếng như NGS thay đổi quan điểm của họ.
Nói đi thì cũng phải nói lại, sự kiện nhiều khi không phải là sự thật. Nhưng một sự kiện đó dù sai, nếu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cũng có thể trở thành sự thật. Phía Trung Quốc, họ luôn cố gắng tạo ra các sự kiện để tuyên bố giành chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa bằng nhiều hình thức. Về mặt quân sự, họ triển khai vũ lực gia tăng giám sát biển Đông; về mặt ngoại giao, họ tránh đàm phán đa phương và giải quyết một mối đa tranh chấp bằng đàm phán song phương; về truyền thông, họ có quá nhiều truyền thông chính thống và ngoài luồng để gây ảnh hưởng dư luận. Quan trọng hơn hết là các học giả Trung Quốc đã tiến hành công bố rất nhiều các bài nghiên cứu có tính học thuật để chứng minh rằng Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của họ, mặc dù đó không phải là sự thực. Họ đang tạo sự kiện và tô điểm sự kiện.
Trong khi đó, phía Việt Nam chúng ta, mặc dù có khá nhiều sử liệu và càng ngày chứng cứ càng nhiều, thế nhưng chúng ta chưa làm được như các học giả Trung Quốc là chúng ta chưa thể công bố trên các tập san có uy tín của quốc tế về những bằng chứng xác thực đó. Cho nên, cho dù sự thực có hiển nhiên đến mấy, chứng từ có hiển nhiên đến mấy, nhưng vấn đề không được công bố trên các phương tiện truyền thông quốc tế độc lập, thì tính xác thực đó bị yếu thế.
Nhân sự kiện sai sót của NGS này, chúng ta cần phải nhìn thẳng vào thực tế. Trên nhiều vấn đề có ý nghĩa quốc sách, về đối nội cũng như đối ngoại, chúng tôi nghĩ, chủ trương của Nhà nước cần phải nhất quán, có tầm nhìn xa, có tính chiến lược, được hoạch định một cách rõ ràng và cụ thể hơn, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa bằng nhiều biện pháp, thông qua các dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về chủ quyền không thể phủ nhận của Việt Nam đối với hai quần dảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó mới là điều kiện quan trọng bậc nhất không phải chỉ để tranh thủ được quốc tế đứng về phía mình mà còn để người dân thật sự tin cậy vào người cầm quyền. Nếu không làm được như vậy mà chỉ bạ đâu hay đấy, nóng đâu phủi đấy, lại còn ra tay đàn áp người biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của nước ta, như cốt để dập tắt đi một mối lo nào đấy ở trước mắt, còn hiểm họa tiềm ẩn ghê gớm thì cứ tạm cho qua, thì quyết không thể nào đối phó lại với những kẻ đầy dã tâm và nổi tiếng mưu mô như Trung Quốc, không những thế, lâu dần rồi dân chúng trong nước cũng đâm nghi ngờ và nản chí.

Bauxite Việt Nam

1.  Thư của anh Nguyễn Hùng gửi Bauxite Việt Nam


Thursday, March 11, 2010, 5:39 AM
Kính thưa quí anh chị trong Bauxite Việt Nam:
Chúng tôi một số bạn bè biết được NGS cho phổ biến bản đồ thế gìới trong đó họ sử lại danh xưng của quần đảo Hoàng Sa, dùng tên phát âm Trung Hoa và bên dưới thêm chữ “CHINA” màu đỏ.
Chúng vừa gởi một lá thư đến ban biên tập NGS cực lực phản đối và lên án hành động đầy ác ý của họ.
Chúng kính chuyển đến Bauxite Việt Nam lá thư bằng tiếng Anh và bản phỏng dịch tiếng Việt để biết và xin cứu xét cho phổ biến để tất cả chúng ta cùng nhau lên tiếng đòi hỏi NGS phải hủy bỏ tấm bản đồ sai trái này.
Xin chân thành cám ơn Bauxite Việt Nam.
Thay mặt nhóm:
Nguyễn Hùng, Australia
02:19 Ngày 12 tháng 3 năm 2010
Kính thưa anh chị,
Trong attachment tôi gởi hôm qua, trong phần giới thiệu đầu tiên có sai sót về năm của tập san NGS phát hành bản đồ. Đúng ra là tháng 9 năm 2009 không phải 2010.
Xin gởi lại Bauxite Việt Nam bài đã sửa.
Chúng tôi cũng đã gởi đến Đảng và Nhà nước báo việc này và yêu cầu có hành động thích hợp. Chúng tôi chỉ có thể gởi đến một số cơ quan và báo chí mà chúng tôi tìm được. Xin kèm theo đây đề anh chị biết. Nếu anh chị có đề nghị về những nơi chúng tôi có thể gởi thư này, xin cho chúng tôi địa chỉ email.
Cám ơn anh chị và kính chúc anh chị khỏe mạnh, lòng bền chí vững.
Thân kính.
Thay mặt: Nguyễn Hùng
Ngày 10 tháng 3 năm 2010
Kính thưa anh chị,
Sau khi đọc được tin National Geographic Society, USA, phổ biến tập bản đồ thế giới trong tập san tháng 9 năm 2009, trong đó quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) bị National Geographic Society,USA, tự tiện ghi tên “China” bên dưới, và quần đảo Hoàng Sa họ ghi là “Xisha Qundao”, http://www.natgeomaps.com/world_decorator_zoomify.html?zoomifyImagePath=assets/files/zoomify/re00622077/re00622077_1_img&zoomifyNavigatorVisible=false
chúng tôi rất bất bình và đau lòng về việc làm sai trái đầy ác ý của National Geographic Society, USA, đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam chúng ta.
Chúng tôi đã lập tức viết một bức thư gởi đến ông Trưởng ban biên tập của National Geographic society, cực lực phản đối hành động tắc trách của họ. Bức thư phản đối vừa được chúng tôi gởi đi. Chi tiết bức thư được copy lại phía dưới.
Chúng tôi xin phổ biến cùng với bà con trong ngoài nước tin buồn và đau lòng này. Xin bà con trong ngoài nước hưởng ứng cùng chúng tôi gởi thư phản đối đến National Geographic Society, USA, yêu cầu họ nhanh chóng nhận biết hành động sai trái này và trong thời gian sớm nhất xóa bỏ chử China bên dưới quần đảo Hoàng Sa trong các bản đồ thế giới do họ phổ biến.
Anh chị có thể copy thư chúng tôi vừa gởi đi, kèm theo danh sách tên và email cho họ theo địa chỉ ghi trong thư. Hoặc anh chị có thể thu thập chi tiết tên và nơi sinh sống gởi đến chúng tôi theo địa chỉ email: savevietnam09@gmail.com hay vô trang: www.baotoantoquoc.org ghi tên.
Chúng tôi sẽ thường xuyên tổng kết danh sách và gởi đến NGS.
Chúng tôi quyết tâm tiếp tục gởi thư phản đối đến họ cho đến khi nào họ đồng ý xóa bỏ chử “China” ghi phía dưới quần đảo Hoàng Sa.
Toàn dân Việt trong ngoài nước, vì sự toàn vẹn lảnh thổ của Tổ quốc Việt Nam, hãy cùng chúng tôi lên tiếng phản đối trực tiếp với National Geographic Society,USA.
Thân kính
Nguyễn Hùng, Lê Quang Long, Ngô Khoa Bá

2. Thư gởi National Geographic Society, USA:

March 10, 2010
National Geographic Society
1145 17th St, NW
Washington, D.C  20036-4688
nationalgeographic.com/magazine
pressroom@ngs.org
maps@ngs.org

Attn: Mr. Chris Jones, Editor in Chief
Dear Mr. Jones:
The recent map of the East Sea, also known as South China Sea, put out by your society showed the Paracel Islands ( Hoàng Sa in Vietnamese) belonging to China.
http://www.natgeomaps.com/world_decorator_zoomify.html?zoomifyImagePath=assets/files/zoomify/re00622077/re00622077_1_img&zoomifyNavigatorVisible=false
We urge you to reclassify the islands and put them under the correct status as being disputed by Vietnam and China . In the interests of scholarship and fairness, we ask you to reconsider the classification based on the following points:
1. The Islands in question, as well as those of the Spratly archipelago (Trường Sa in Vietnamese), historically belonged to Vietnam . We have legal documents and human habitation to claim sovereignty. No other countries claimed ownership of these islands until recent discoveries of rich oil and gas deposits around the islands. In English, please see the website http://www.paracelspratly.com/home/index.php?option=com_news_portal&Itemid=39. In Vietnamese, please see an article by a Frenchman who became a naturalized Vietnamese and took a Vietnamese name http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/03/100302_menras_comment.shtml
2. In 1974, taking advantage of the withdrawal of the American troops from the war theater in Vietnam , China invaded the Paracel Islands and after a brief but bloody naval battle with the forces of the then Republic of Vietnam, has occupied the Paracel Islands. The united Vietnam after 1975 has NEVER relinquished the ownership of the Paracel Islands as well as that of Spratly Islands . It has vigorously protested the illegal Chinese occupation of the Paracel Islands as well as some on the Spratly Islands not only directly to China, but also to the United Nations. In fact it sponsored an international conference about the matter in November 2009, held in Hanoi, Vietnam. Please see the papers filed with UNCLOS committee:
http://freelecongdinh.files.wordpress.com/2009/07/vnm2009n_executivesummary.pdf
http://freelecongdinh.files.wordpress.com/2009/07/mys_vnm2009excutivesummary.pdf
Your magazine recognized the fact that China took the Paracel Islands and some of the Spratly Islands from Vietnam by force, as well as China ’s ambition to dominate Asia. Here is what you said on page 10 of the Dec 1998 issue: “In 1988 China sank Vietnamese ships, killing at least 70 sailors, before taking several of the Spratlys- the most serious clash since it seized the Paracel Islands from Vietnam in 1974. Tensions fuel a local arms race as well as fears that China aims to dominate all Asia by controlling the sea”.
3. The continued military build-up in Southeast Asia is the direct result of Chinese aggression in the area. Indonesia is increasing its military budget. The recent decision of Vietnam to purchase state-of-the-art submarines and jet fighters from Russia is a response to China ’s threat. So is Vietnam ’s recent mobilization of forces including calling its citizens to the military draft and strengthening of the forces on its coast facing Paracel Islands and Spratly Islands.
4. Your classification of the Paracel Islands as part of China is seen as putting a non-governmental seal of approval on a matter which is under dispute. This action could cloud legal international interpretations for many years to come. We are writing this letter because National Geographic Society is a respectable organization and its maps are widely consulted as reference.
Thank you for your prompt consideration.
Concerned Vietnamese:
Name of signers:
Khoa Ba Ngo (Houston, TX, USA) Quang Long Le (Auckland, New Zealand)
Huu Han Huynh (USA) Van Tu Nguyen (Auckland, New Zealand)
Judy Huynh (USA) Dinh Lan Le (Switzerland)
Huu Kho Nguyen (Houston, TX, USA) Ngoc Bich Tran (Houston, TX, USA)
Hong Le (Sydney, Australia) Ngoc Hung Dang ( Brisbane, Australia)
Vinh Tuong Tran (California, USA) Anh Tuan Mai (Canada)


Hung Nguyen (Sydney, Australia) Gia Tuyen Do (Houston, USA)
Mui Dinh (Sydney, Australia) Anh Lan Dinh (Sydney, Australia)
Thi Tan Nguyen (Sachse, TX, USA) Thi Sung Nguyen (Dallas, USA)
Thuy Mai Nguyen (Queensland, Australia) Thi Bach Linh Nguyen (Chicago, IL, USA)


Bich Lien Nguyen (Garland, TX, USA) Dinh Khai Tran (Las Vegas, Nevada, USA)
Yen Mikelis (Henderson, Nevada, USA) Van Nguyen (Las Vagas, Nev, USA)
Thi Phung Nguyen (Las Vagas, Nev, USA) Hai Nguyen (Washington D.C., USA)
Mai Tran (Melbourne, Australia) Phuong Tran (Melbourne, Australia)
Hưng Nguyen (Houston, TX, USA) Thi Thuoc Nguyen (Sydney, Australia)
Peter Nguyen (Louisiana, USA) Thi Hoa Nguyen (Louisiana, USA)
Thi Chau Nguyen (Sydney, Australia) Khac Hong Do (Dussendoff, Germany)
Tracy Trang Nguyen (Sydney, Australia) Khac Tai Do (Dussendoff, Germany)
Dan Nguyen (Sydney, Australia) Thanh Nguyen (Sydney, Australia)
Julie Minh Nguyen (Sydney, Australia) Dennis Nhat Nguyen (Sydney, Australia)
Khoa Tong Ngo (Saigon, Vietnam) Khoa Bach Ngo (Houston, TX, USA)
Kim Hue Ngo (Houston, TX, USA) Phuong Mai Ngo (Houston, TX, USA)
Thi Tuyet Ngo (Houston, TX, USA) Thi Hanh Ngo (Houston, TX, USA)
Thi Guong Ngo (Houston, TX, USA) Thi Hanh Nguyen (Louisiana, USA)
Peter Binh Nguyen (Sydney, Australia) Thach Le (California, USA)
Vinh Tran (California, USA) Hong Nguyen (California, USA)
Huynh Trinh (California, USA) Huy Trinh (California, USA)
Tu Duong Tran (California, USA) Dung Trinh (California, USA)
Ngoc An Nguyen (California, USA)

Bản phỏng dịch tiếng Việt của bức thư:

Ngày 10 tháng 3 năm 2010
National Geographic Society
1145 17th St, NW
Washington,D.C 20036-4688
nationalgeographic.com/magazine
pressroom@ngs.org
maps@ngs.org

Lưu ý: Mr Chris Jones, Trưởng Ban Biên Tập
Kính thưa Ông Jones:
Bản đồ vùng Biển Đông, cũng còn được gọi là Biển Nam Hải, được Hiệp hội của ông ấn hành cho thấy vùng đảo Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
http://www.natgeomaps.com/world_decorator_zoomify.html?zoomifyImagePath=assets/files/zoomify/re00622077/re00622077_1_img&zoomifyNavigatorVisible=false
Chúng tôi yêu cầu ông thay đổi danh xưng của vùng đảo này và trở lại tình trạng trước kia là đang trong vòng tranh chấp và “Vietnam đang tuyên bố chủ quyền” nhằm tôn trọng sự công bình. Chúng tôi đòi hỏi ông xem xét lại việc phân định này dựa vào những điểm dưới đây:
1. Quần đảo Hoàng Sa, cũng như quần đào Trường Sa, từ nhiều thế kỷ trước là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng tôi có nhiều tài liệu lịch sử về chủ quyền chính thức và cư dân Việt sinh sống lâu đời tại quần đảo này xác nhận chủ quyền Việt Nam của quần đảo Hoàng Sa. Trước kia không có nước nào trong vùng, kể cả Trung Quốc, tuyên bố  chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa cho đến khi khám phá vùng đảo trong Biển Đông có chứa quặng dầu hỏa.
Xin đọc chi tiết tại những web site:
http://www.paracelspratly.com/home/index.php?option=com_news_portal&Itemid=39
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/03/100302_menras_comment.shtml
2. Năm 1974, lơi dụng sự rút quân của quân đội Mỹ giúp miền Nam trong cuộc chiến Việt Nam (1954-1975), Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến đẫm máu ngắn giữa Hải Quân của nước Việt Nam cộng hòa trước kia và hải quân Trung Quốc. Từ năm 1975 nhà nước Việt Nam luôn xác định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa  thuộc Việt Nam. Việt Nam luôn cực lực phản đối sự chiếm đóng trái phép của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và  một phần Trường Sa, trực tiếp với Trung Quốc và trước Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra Việt Nam cũng đã tổ chức một cuộc hội nghị bàn về vấn đề Hoàng Sa va Trường Sa tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2009.
http://freelecongdinh.files.wordpress.com/2009/07/vnm2009n_executivesummary.pdf
http://freelecongdinh.files.wordpress.com/2009/07/mys_vnm2009excutivesummary.pdf
Tạp chí của ông đã nhận biết sự thật rằng Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và mộr phần của quần đảo Trường Sa bằng hành động quân sự, cũng như ý đồ khống chế châu Á của họ. Đây là những gì tài liệu của hội ông nêu lên trong trang 10 của tập san National Geographic xuất bản tháng 12 năm 1998 “Năm 1988 Trung Quốc đã đánh chìm tàu của Việt Nam, giết ít nhất 70 thủy thủ, trước khi chiếm đóng vài đảo của quần đảo Trường Sa-sự xung đột nghiêm trọng nhất kể từ khi Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Những sự căng thẳng về chủ quyền đưa đến sự thi đua vũ trang cùng với mối lo sợ Trung Quốc có ý đồ muốn làm bá chủ tất cà Châu Á và kiểm soát vùng biển”.

3. Tình trạng tăng cường khà năng quân sự trong vùng Đông Nam Á hiện nay là hậu quả trực tiếp của hành động bá quyền mà Trung Quốc đang thực hiện trong vùng. Nam Dương đang gia tăng ngân sách quốc phòng. Việt Nam trong thời gian gần đây đã phải quyết định gia tăng khả năng quốc phòng bào vệ biển đảo qua việc mua nhiều loại vũ khí tân tiến từ Nga để phòng chống lại sự hăm dọa của Trung Quốc”.
4. Việc ghi tên “China” vào quần đảo  Hoàng Sa được xem như sự tự ý chấp nhận có tính cách thiên vị, nếu không nói sai trái,  của National Geographic Society  về một vấn đề còn đang trong vòng tranh chấp giữa hai quốc gia. Hành động tự ý này sẽ  ảnh hưởng đến những suy luận có tính cách pháp lý quốc tế trong nhiều năm. Chúng tôi viết thư này vì National Geographic Society là một tổ chức uy tín và những bản đồ do National Geographic Society  phát hành có thể sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo.
Cám ơn sự cứu xét kịp thời của ông
Thay mặt những người Việt Nam quan tâm
Bản đồ Biển Đông do National Geographic, USA, phổ biến:
http://www.natgeomaps.com/world_decorator_zoomify.html?zoomifyImagePath=assets/files/zoomify/re00622077/re00622077_1_img&zoomifyNavigatorVisible=false

3. Thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Ngày 11tháng 03 năm 2010
Kính gởi:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Đồng kính gởi Chủ tịch Quốc hội
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Emai: vpcp@chinhphu.vn
Đề mục: phản đối National Geographic Society-USA phổ biến sai trái bản đồ quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.
Thưa Thủ tướng:
Sau khi đọc được tin National Geographic Society, USA, phổ biến tập bản đồ thế giới trong tập san tháng 9 năm 2010, trong đó quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) bị National Geographic Society, USA, tự tiện ghi tên “China” bên dưới, và quần đảo Hoàng Sa họ ghi là “Xisha Qundao”, http://www.natgeomaps.com/world_decorator_zoomify.html?zoomifyImagePath=assets/files/zoomify/re00622077/re00622077_1_img&zoomifyNavigatorVisible=false
chúng tôi rất bất bình và đau lòng về việc làm sai trái đầy ác ý của National Geographic Society, USA, đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam.
Chúng tôi đã lập tức viết một bức thư gởi đến ông Trưởng ban biên tập của National Geographic society, cực lực phản đối hành động tắc trách của họ. Bức thư phản đối vừa được chúng tôi gởi đi. Chi tiết bức thư được copy lại phía dưới.
Chúng tôi viết thư này đến ông, trước xin báo ông, Đảng và Nhà nước tin này và yêu cầu Đảng và Nhà nước Việt Nam có hành động chính thức phản đối công khai với Hội National Geographic Society và trước cộng đồng quốc tế.
Trân trọng
Thay mặt nhóm viết thư phản đối
Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long.

4. Thư của GS Lê Xuân Khoa

Thursday, March 11, 2010, 2:37 PM
Anh Nguyễn Huệ Chi thân,
Anh Đoàn, tôi và một số anh em đã biết chuyện này hồi tuần qua, đã thảo thư phản đối, đang cùng sửa đổi và tìm cách phản đối có hiệu quả nhất.
Chúng tôi sẽ hội ý với nhau ngày hôm nay và sẽ tin cho anh ngay.
Xuân Khoa

5. Thư của TS Phùng Liên Đoàn

Friday, March 12, 2010 9:29 PM
Thưa quý vị,
Chúng tôi cũng biết việc này từ nhiều ngày nay, qua một bạn trẻ tại Canada, và đã có chuẩn  bị một bức thư để gửi tới National Geographic cho có chừng mực. Bài viết đó của bạn Nguyễn Hùng và đồng sự gửi tới cho các anh và báo chí ở Việt Nam cũng đã có phần đóng góp nhỏ bé của chúng tôi.
Tuy nhiên, chúng tôi còn đưa ra các đề nghị sau: (1) Ta phải hết sức khoa học, điềm tĩnh thì mới có hiệu quả. Chứ không nên quá khích, dùng ‘chủ nghĩa dân tộc’ mà đánh một cơ quan văn hóa khoa học, bởi vì đôi khi Trung Quốc cũng ‘chủ nghĩa dân tộc’ như ta;  (2) Ta phải viết ngắn gọn, để họ có thể đăng lên tạp chí National Geographics, làm tài liệu lịch sử về sự phản đối của ta; (3) Ta nên biết bản đồ do NGS in năm 1935 cũng để Paracel Islands là của China, sau đó bản đồ năm 1943 và 1994 thì không thấy ghi như vậy nữa, tôi xin đính kèm các bản đồ đó, do anh Phạm Long của VEF tìm kiếm, để các bạn học giả trong Bauxite Việt Nam tham khảo (có thể phóng đại bằng cách bấm cursor vào bản đồ).
Chúng tôi cũng có nhờ một vị học giả ở Washington DC đến tận trụ sở của National Geographic Society để khảo cứu thêm. Vị này cho biết họ có quá nhiều bản đồ và tài liệu, nhưng  trụ sở chỉ mở cửa cho đến 3:30 chiều, nên anh ấy sẽ phải trở lại nữa.  Tuy nhiên, anh ấy có cung cấp một chi tiết là trong quyển Atlas do National Geographic xuất nản năm 2006 có viết như sau:
“Paracel Islands: administered by China, claimed by Vietnam.
Spratly Islands: the scattered islands and reefs called the Spratly Islands are claimed by Brunei, China, Malaysia, the Philippines, Taiwan, and Vietnam. The Spratly possesses rich fishing ground and potential oil.”
(Quần đảo Hoàng sa: Trung Quốc chiếm giữ, Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Quần đảo Trường sa: Các đảo và ghềnh đá tản mạn được gọi là quần đảo Spartly do nhiều nước tuyên bố chủ quyền bao gồm Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Phillipin, Đài loan và Việt Nam. Quần đảo Trường sa giàu nguồn cá và tiềm năng về dầu lửa”.
GS Lê Xuân Khoa đã liên lạc với ba vị học giả có “trọng lượng” đối với NGS đó là GS Tạ Văn Tài ở ĐH Harvard, GS Ngô Vĩnh Long ở Maine và Chuyên viên Liên hiệp quốc Vũ Quang Việt. Ba vị đó đã đồng ý sửa lại thư kiến nghị của chúng tôi và gửi cho National Geographic. Tài liệu của anh Thái Cầu cũng rất quan trọng, chúng tôi cũng đã sử dụng danh mục của Time Magazine về sự tranh chấp chủ quyền các quần đảo này từ lâu cho tới ngày nay.
Nay được biết báo Thanh niên trong nước cũng đã đăng bài của anh Nguyễn Hùng cùng đồng sự. Với tư cách thông tin của Bauxite Việt Nam, riêng tôi nghĩ, quý vị có thể đăng lại bài báo đó và có nói thêm về phản ứng của người Việt trong nước cũng như ngoài nước đều giống nhau. Và ta tránh được cái “quá khích” mà Ban biên tập Bauxite Việt Nam rất cẩn trọng cân nhắc ấy.
Kính thư,
Phùng Liên Đoàn
Bản đồ năm 1922 của NGS.
Bản đồ năm 1922 của NGS.
Bản đồ năm 1935 của NGS.
Bản đồ năm 1935 của NGS.
Bản đồ năm 1943 của NGS.
Bản đồ năm 1943 của NGS.
Bản đồ năm 1994 của NGS.
Bản đồ năm 1994 của NGS.
Bản đồ năm 2009 của NGS.
Bản đồ năm 2009 của NGS.
Các bản đồ năm 1922, 1943 và 1994 của NGS ấn bản thì không có ghi chú “China” cạnh quần đảo Hoàng Sa, trong khi đó các bản đồ năm 1935 và 2009 thì có ghi.

5. Thư của ông Thái Văn Cầu



Một bản đồ từ tập sách nhỏ xuất bản ở Luân-đôn, Anh quốc, năm 1968, ghi rõ Hoàng sa (Paracel Is) là của “South Vietnam” (Nam Việt Nam).
Thưa quý anh,
Thực sự đây không phải là lần đầu tiên sách báo hay truyền thông nước ngoài xem quần đảo Hoàng sa là của Trung Quốc.
Đã đến lúc chúng ta cần lên tiếng yêu cầu họ đính chính sai lầm nghiêm trọng này, nhất là nếu sai lầm đến từ các tổ chức có danh tiếng trên mạng internet.
Do quan tâm về vấn đề chủ quyền đất nước, Cầu có nhiều tư liệu bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và Việt về Hoàng Sa và biên giới phía Bắc Việt Nam xuất bản trong vòng 100 năm qua trong tủ sách cá nhân.
Đính kèm là một bản đồ từ tập sách nhỏ xuất bản ở Luân-đôn, Anh quốc, năm 1968, ghi rõ Hoàng sa (Paracel Is) là của “South Vietnam” (Nam Việt Nam).
Cầu không nghĩ là National Geographic Society sẽ đi vào chi tiết cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ngoài lá thư mà chính quý anh đang soạn thảo, chúng ta có thể đính kèm một vài tư liệu ngắn gọn, như bản đồ trên với xuất xứ rõ ràng, bài báo từ Newsweek hay Time về cuộc chiến tháng 1 năm 1974 cho thấy Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây là một sự kiện quan trọng.
(http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,908427,00.html)
Những chi tiết trên tuy ngắn gọn nhưng đáng tin cậy để tăng khả năng thuyết phục National Geographic Society thấy được sai lầm của họ khi xem Hoàng sa là của Trung Quốc.
Đây chỉ là một ý kiến vụn vặt, nếu Cầu có thể giúp gì thêm thì xin cho biết
Thái Văn Cầu

6. Bản tin trên Thanh niên

Hội Địa lý quốc gia Mỹ phát hành bản đồ sai sự thật về Hoàng Sa
11/03/2010 23:52



Một trong những bản đồ xuyên tạc của National Geographic Society - Ảnh: Chụp lại từ Natgeomaps.com
Trên website về bản đồ thế giới của mình, tổ chức tiếng tăm của Mỹ ghi chú sai sự thật về quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc.
National Geographic Society (Hội Địa lý Quốc gia) có trụ sở tại thủ đô Washington của Mỹ, lâu nay được coi là một trong những tổ chức khoa học và giáo dục phi lợi nhuận lớn nhất thế giới. Hội này có nhiều tổ chức trực thuộc như kênh truyền hình National Geographic Channel rất nổi tiếng hoặc National Geographic Maps chuyên về bản đồ.
Dù là một tổ chức lớn và uy tín như thế, nhưng mới đây, National Geographic Society – cụ thể là tổ chức National Geographic Maps trực thuộc – đã có hành động khinh suất, coi thường lịch sử và công pháp quốc tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chủ quyền của VN.
Thông tin về việc National Geographic Society phát hành bản đồ xuyên tạc sự thật được các bạn đọc Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long gửi tới Thanh Niên vào ngày 11.3.2010. Nhóm cũng đã viết thư phản đối gửi lên Ban biên tập của National Geographic Society.
Trong bộ Bản đồ thế giới được phát hành trên website của tổ chức này tại địa chỉ http://www.natgeomaps.com/worldmaps.html, ở một số bản đồ, National Geographic Society ghi chú tại vị trí quần đảo Hoàng Sa là Xisha Qundao (Tây Sa quần đảo), theo cách định danh của người Trung Quốc, kèm chú thích “China” (Trung Quốc) ngay phía dưới. Ở một số bản đồ khác cũng nằm trong bộ trên, National Geographic Society ghi Paracel Is. tại vị trí quần đảo Hoàng Sa với chú thích bên dưới là “China”.
Quần đảo Hoàng Sa, được biết đến với tên tiếng Anh là Paracel Islands, nằm ở biển Đông là một phần không thể tách rời của VN. VN có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền của mình đối với quần đảo này. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm quần đảo vào năm 1974 là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN và bất chấp luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc kiểm soát quần đảo này sau khi chiếm được là một hành động cần bị lên án.
Các học giả và tổ chức quốc tế uy tín hầu hết đều biết những sự thật lịch sử nói trên, nên khi đề cập tới Hoàng Sa họ luôn giữ một thái độ khách quan khoa học. Tiếc rằng National Geographic Society, cũng là một tổ chức rất lớn, lại không tôn trọng tính khách quan khoa học trong bộ bản đồ nói trên. Bằng việc ghi chú quần đảo Hoàng Sa (hay Paracel Islands trong tiếng Anh) là Xisha Qundao và chú thích “Trung Quốc” bên dưới, tổ chức Mỹ này đã dành sự thiên vị của mình cho Trung Quốc, bất chấp các chứng cứ lịch sử, pháp lý. National Geographic Society vô hình trung đã ủng hộ việc một nước sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ của nước khác một cách bất hợp pháp.
Hiện National Geographic Society đang bán bộ bản đồ sai sự thật trên qua mạng với nhiều hình thức và ngôn ngữ khác nhau. Họ cũng phát hành trong ấn phẩm hằng tháng của mình. Điều này có nghĩa sự xuyên tạc của National Geographic Society đối với quần đảo Hoàng Sa của VN sẽ đến với nhiều người đọc khắp thế giới. Những người không am hiểu lịch sử của quần đảo này cũng như bị cái bóng dáng đồ sộ của National Geographic Society đánh lừa sẽ dễ dàng tin rằng Paracel Islands (quần đảo Hoàng Sa) là của Trung Quốc, một điều hoàn toàn sai sự thật.
Một lần nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng việc National Geographic Society phát hành bộ bản đồ nói trên là hành vi xuyên tạc lịch sử, bất chấp công lý, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ VN. Lẽ ra, với uy tín của mình, với tư cách là một tổ chức khoa học – giáo dục lớn, họ cần phải cẩn trọng và khách quan khi cho phát hành những bộ bản đồ như thế.
Vào hôm qua, Thanh niên đã liên hệ với Ban biên tập của National Geographic Maps để phản ánh vấn đề trên cũng như đề nghị một sự giải thích rõ ràng cho hành động khinh suất của họ. Chúng tôi chờ sự trả lời của National Geographic maps và sẽ thông tin đến bạn đọc.
Đỗ Hùng
Nguồn: thanhnien.com.vn
ĐN Mạng Bauxite Việt Nam tổng hợp

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn