Mỹ tài trợ 200 triệu USD khai thác bô-xít Lâm Đồng

Ông Đoàn Văn Kiển đã ra đi nhưng lời nói của ông thì còn găm lại trong trí nhớ của nhiều người, và càng ngày càng phơi ra trước công luận những điều “mười voi không được bát nước xáo”. Khi phân tích và giải trình dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, ông Tổng Giám đốc TKV thời đó xác quyết rằng “100% dự án là vốn của Việt Nam, khi đấu thầu thì chọn một nhà thầu từ Trung Quốc, TKV cam kết đảm bảo các thông số kĩ thuật để đưa nhà máy hoạt động”.

Vậy 200 triệu đô la Mỹ được gọi là tiền tài trợ cho dự án khai thác bô-xít này gọi là tiền gì? Tiền biếu, tiền tài trợ không hoàn lại? Chứ chắc chắn không phải là tiền vay rồi, nếu theo ông Kiển thì Việt Nam đâu có thiếu vốn mà đi vay!

Thế nhưng, chuyện mới được rỉ ra rằng “anh hai” Trung Quốc lúc khởi xướng, hứa sẽ tài trợ, nhưng giờ thì có ý đồ trở giáo, hoặc “bỏ của chạy lấy người” hoặc chơi khăm theo kiểu “bày ra rồi bỏ đấy”, làm cho TKV điêu đứng. “Chìm xuồng níu phao”, nên có lẽ mới có chuyện thầy trò dắt díu nhau rẽ đường sang Mỹ.

Vậy từ nay xin các vị nhân danh Tập đoàn nhà nước đang đảm trách một việc trọng đại gì cho quốc dân, trước khi tuyên bố như đinh đóng cột những điều to tát này kia xin hãy uốn lưỡi đúng 7 lần.

Bauxite Việt Nam
Ngày 12/4, bên lề tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Washington DC, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến ký kết thỏa thuận tài trợ vốn cho dự án Tổ hợp bô-xít Lâm Đồng trị giá 200 triệu USD trong thời hạn 13 năm giữa Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Citibank.


Thủ tướng chứng kiến lễ ký thỏa thuận
hợp tác dài hạn giữa Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam với GE Oil and Gas.
Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ
Cùng với thỏa thuận trên, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với GE Oil and Gas của Mỹ cũng ký thỏa thuận hợp tác dài hạn.

Trước khi tham dự khai mạc chính thức Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Washington DC, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp lãnh đạo Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Hoa Kỳ và một số tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ.

Đáp ứng sự quan tâm của Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Hoa Kỳ về cải cách thủ tục hải quan, Thủ tướng khẳng định Việt Nam đang cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ hải quan, đồng thời đang huy động mọi nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Thủ tướng cũng nêu rõ: Đến nay Mỹ vẫn chưa thực hiện ưu đãi thuế quan đối hàng hóa nhập khẩu củaViệt Nam, như vậy trong một năm, trung bình hàng Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu một khoản thuế cao hơn hàng hóa của các nước khác 200 triệu USD.

Thủ tướng đề nghị Hiệp hội ủng hộ Việt Nam trong việc chống các rào cản thương mại và “cảnh báo sớm” cho VN về những nguy cơ này để cùng hợp tác.

Lãnh đạo Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam cải tiến hơn nữa thủ tục hải quan, thông quan ngay tại cảng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.

Cùng với việc đề nghị Việt Nam đẩy mạnh đầu tư cơ sở sở hạ tầng, lãnh đạo Hiệp hội cũng cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để chống bảo hộ thương mại.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

Nguồn: http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201004/My-tai-tro-200-trieu-USD-khai-thac-bo-xit-Lam-Dong-903979/

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn