Căng thẳng quan hệ Trung - Mỹ hiện ra ở Diễn đàn An ninh châu Á

Rachel O'Brien

image Căng thẳng quan hệ quân sự Trung - Mỹ sẽ lớn hơn trong các cuộc họp của diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á tại Việt Nam vào thứ Sáu giữa lúc căng thẳng về Bắc Hàn, Đài Loan và Biển Đông.

Cuộc tập trận của Hải quân Hoa Kỳ và Nam Hàn ở vùng biển Nhật Bản (Biển Hoa Đông) vào tuần tới làm gia tăng sự căng thẳng trước cuộc họp ở Hà Nội, có sự tham dự của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton và Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì.

Các nhà phân tích nói rằng 27 thành viên của Diễn đàn Khu vực ASEAN ít có khả năng làm tan băng trong quan hệ quân sự song phương mà Bắc Kinh đã làm tê liệt hồi tháng Giêng về việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan.

Ông Ian Storey, một thành viên của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói: “Đây là thời điểm tồi tệ nhất trong một thời gian dài. Quan hệ Trung - Mỹ hiện tại không được tốt. Đặc biệt quan trọng đó là quân đội hai nước không nói chuyện [với nhau] và có rất nhiều vấn đề mà họ phải thảo luận”.

Trung Quốc đình chỉ các quan hệ quân sự hồi tháng Giêng sau khi Washington công bố bán gói vũ khí trị giá 6,4 tỷ đô la cho Đài Loan. Hồi tháng Năm, Trung Quốc từ chối chuyến viếng thăm Bắc Kinh đã lên kế hoạch của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Robert Gates.

Hoa Kỳ và Nam Hàn lên kế hoạch tổ chức một loạt các cuộc tập trận hải quân từ Chủ nhật phản ứng lại việc Bắc Hàn dùng ngư lôi đánh chìm tàu chiến của Nam Hàn hồi tháng Ba là nguồn tin mới nhất về quan hệ thù nghịch giữa Bắc Kinh và Washington.

Các cuộc tập trận ngoài khơi bán đảo Triều Tiên - dời địa điểm từ Hoàng Hải do phản đối của Trung Quốc - được phác thảo như một cảnh báo đối với nước có vũ khí hạt nhân Bắc Hàn trong việc đánh chìm tàu chiến, giết chết 46 người, ông Gates nói.

Bình Nhưỡng phủ nhận có liên quan và Bắc Kinh đã từ chối đổ lỗi cho nước đồng minh cộng sản của nó.

Chúng tôi kiên quyết phản đối các tàu và máy bay quân sự nước ngoài đến Hoàng Hải và vùng nước biển khác gần Trung Quốc để tham gia các hoạt động có ảnh hưởng đến lợi ích an ninh của Trung Quốc”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tần Cương nói.

Trong chuyến thăm Nam Hàn tuần này, ông Gates cho biết ông đã “thất vọng” về sự từ chối của Trung Quốc trong chuyến thăm theo lịch trình của ông hồi tháng 6, nhưng cho biết ông sẵn sàng hướng về phía trước.

Tôi vẫn để mở việc xây dựng lại và tăng cường đối thoại quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bởi vì tôi nghĩ rằng nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa việc tính toán sai và hiểu lầm”, ông nói.

Mặc dù vậy, các chỉ huy hàng đầu của Hoa Kỳ cho biết rõ là họ đang quan sát việc gia tăng quân sự của Trung Quốc, đặc biệt là sự tiếp cận của Hải quân Trung Quốc ở vùng lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông giàu tài nguyên.

Phát biểu với quân lính Hoa Kỳ tại Nam Hàn hôm thứ Tư, viên chức hàng đầu của Mỹ, Đô đốc Mike Mullen cho biết, quân đội Trung Quốc đã thực hiện “việc đầu tư khá quan trọng trong các thiết bị cao cấp” bao gồm vệ tinh, máy bay, tên lửa chống tàu và nhóm tàu sân bay.

Ông gọi sự di chuyển này là “một sự thay đổi chiến lược, mà họ đang di chuyển từ việc tập trung vào các lực lượng trên bộ để tập trung vào Hải quân và các lực lượng hàng hải và Không quân của họ”.

Các quan chức Mỹ lo ngại về lập trường quyết đoán hơn của Trung Quốc ở Thái Bình Dương và kho vũ khí tên lửa chống tàu của họ có khả năng tấn công các tàu sân bay, có thể cắt mất [vị trí] cường quốc Hải quân thống trị lâu dài của Mỹ trong khu vực.

Ông Shi Yinhong, chuyên gia về quan hệ quân sự Trung – Mỹ, thuộc Đại học Renmin ở Bắc Kinh cho biết, việc dời địa điểm tập trận Hải quân Mỹ - Hàn từ Hoàng Hải sẽ không đủ để xây dựng lại lòng tin.

Ông nói: “Chỉ điều đó không thôi sẽ không đủ giúp Trung - Mỹ tiếp tục các quan hệ quân sự. Cơ hội tiếp tục các trao đổi quân sự đầy đủ đã bị mất do các cuộc tập trận quân sự”. 

Các nhà phân tích cho biết, chính phủ các nước thành viên ASEAN xem là điều kinh khủng khi những điều quan tâm trực tiếp của mình - chẳng hạn như việc đòi chủ quyền ở các đảo trên Biển Đông - bị át đi bởi sự ồn ào trong căng thẳng Trung - Mỹ.

Bắc Kinh đòi chủ quyền trên toàn bộ biển [Đông], nhưng các thành viên ASEAN như Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đã đòi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, cùng với Đài Loan. Việt Nam cũng tuyên bố có chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.

Trong khi đó Hoa Kỳ yêu cầu được tự do đi lại trên tuyến đường biển quan trọng trong khu vực.

"Mối quan hệ quân sự lạnh lẽo Trung - Mỹ hiện nay hoàn toàn không được chào đón tại Diễn đàn khu vực ASEAN", ông Ernie Bower, phân tích gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế, nói.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: SMH

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn