Trái với hành vi gần đây của Trung Quốc, Washington vẫn còn mạnh hơn so với Bắc Kinh

Dan Blumental

image Điều gì đã xảy ra với chính sách ngoại giao “láng giềng tốt” và “quyền lực mềm” đã được ca tụng nhiều ở Trung Quốc mà chúng ta đã nghe nói rất nhiều trong những năm gần đây? “Quyền lực mềm” được cho là của Trung Quốc luôn cường điệu, đã từ từ biến mất.

Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã không còn mềm mỏng khi từ chối lời mời Bộ trưởng Quốc phòng Gates đến thăm Bắc Kinh; tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” (tương tự như tuyên bố vùng biển này là lãnh hải của Trung Quốc); đe dọa trả đũa nếu Hoa Kỳ tiến hành bán thêm máy bay F-16 cho Đài Loan, và nhiều lần từ chối lên án Bắc Hàn trong việc giết chết 46 thủy thủ Nam Hàn một cách nhẫn tâm.

Tại sao bây giờ Trung Quốc ra mặt thay đổi như vậy? Có hai lý do. Một là họ ‘ngửi’ thấy sự yếu kém của Mỹ, mà Tổng thống Obama hiện đang điều chỉnh. Lý do thứ hai là có sự trở ngại bên trong Trung Quốc.

Về lý do thứ nhất: Đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu và tôn trọng quyền lực. Không phải ngẫu nhiên mà quan hệ Trung – Mỹ ổn định, và ngay cả có lợi, trong khi Tổng thống Bush cân bằng quyền lực với Trung Quốc bằng cách nâng cấp quan hệ với Nhật Bản, bán vũ khí cho Đài Loan, và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ.

Tổng thống Obama có phương pháp tiếp cận Trung Quốc theo cách khác, tránh cân bằng quyền lực chính trị và cố gắng hết sức để tránh làm mích lòng Bắc Kinh. Ví dụ như, quan hệ của Hoa Kỳ với Ấn Độ đã không được xem như một phần quan trọng trong việc cân bằng quyền lực ở châu Á, việc vi phạm nhân quyền của Trung Quốc cũng đã được bỏ qua, và chính quyền hoãn lại việc bán vũ khí cần thiết cho Đài Loan hay cuộc gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma cho đến khi có thể. Trong khi Tổng thống Obama xem những hành động này giúp quan hệ đối tác với Bắc Kinh mạnh hơn, Trung Quốc thì sẵn sàng nắm bắt cơ hội để kết thúc điều mà họ xem như là Mỹ thực hành việc chọc tức khi gặp lãnh đạo tinh thần Tây Tạng và giúp Đài Loan tự vệ.

Đứng đầu các chính sách sai lầm này, Nhật Bản đã đi qua bất ổn chính trị riêng của họ và, không phải do lỗi của Tổng thống Obama, do đó không có tác dụng giúp duy trì sự cân bằng quyền lực.

Có thể đoán trước, Bắc Kinh nhìn thấy có thể điều khiển Chính phủ Hoa Kỳ và muốn nhiều hơn nữa. Bây giờ nó chuẩn bị tấn công vào yếu điểm, yêu cầu chấm dứt bán vũ khí cho Đài Loan và tuyên bố Biển Đông là cái ao nhà của Trung Quốc.

Các vấn đề nội bộ đa dạng của Trung Quốc cũng là một nguyên nhân khác gây nên sự hung hãn của Trung Quốc. Với sự kế tục chính trị sắp tới vào năm 2012, gồm các cán bộ đảng mà không có bất kỳ mối quan hệ nào với cách mạng cộng sản, đang cạnh tranh với vai trò lãnh đạo, Bộ Chính trị có đủ lý do để lo lắng. Tình trạng bất ổn phổ biến ngày càng trở nên chính trị hơn, tinh vi hơn, và có tổ chức, như nhiều công nhân nhập cư đã làm việc ở nhiều nơi khác nhau, và nhìn thấy sự bất bình đẳng cũng như bất công trên cả nước (xem bài báo gần đây của Minxin Pei trong The Diplomat).

Có khả năng là Quân đội Trung Quốc và những người theo chủ nghĩa quốc gia bài Mỹ nhìn thấy thời gian chín muồi để gây áp lực lên hệ thống chính trị và để “trở nên cứng rắn”. Những điều nghe từ người Trung Quốc là: “Chúng tôi rất mạnh và sẽ không thể chịu đựng nó được nữa”. Từ “Nó” bao gồm việc bán vũ khí cho Đài Loan và hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở xung quanh Trung Quốc.

Chính phủ Obama dường như đã nhận được thông điệp. Họ đã bán một gói vũ khí cần thiết cho Đài Loan. Bộ trưởng Gates đã không dùng những từ nhỏ nhẹ trong khi nói về lợi ích của Hoa Kỳ và các đồng minh trên Biển Đông và chính quyền cho thấy đang chuẩn bị thực hiện tập trận chiến tranh chống tàu ngầm chung với Nam Hàn mặc cho những tiếng kêu gào phản đối từ phía Trung Quốc.

Washington vẫn còn có sự lựa chọn tốt để sử dụng. Trung Quốc đang gia tăng mạnh mẽ hơn, nhưng với tất cả sự lo lắng, sức mạnh của nó lu mờ so với Hoa Kỳ và các đồng minh ở châu Á. Và không ai trong số các đồng minh châu Á của chúng ta muốn Trung Quốc thống trị. Thật vậy, một trong những câu chuyện chưa được kể ở châu Á là hiện đại hóa quân sự trong khu vực. Hầu hết tất cả các đồng minh của chúng ta đang mua máy bay chiến đấu tiên tiến (chủ yếu là F-35), khả năng giám sát hàng hải, và tàu ngầm chạy bằng dầu diesel, để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Bầu không khí đã chín mùi để chúng ta bắt đầu tạo một mạng lưới liên minh chính thức, hoạt động chặt chẽ với nhau hơn, đặc biệt kể từ khi đa số các đồng minh của chúng ta đang mua thiết bị của Mỹ. Washington nên bắt đầu xây dựng các cơ sở ngày hôm nay để cho phép các đồng minh huấn luyện máy bay thế hệ thứ năm với nhau, tuần tra trên Biển Đông, và truy lùng tàu ngầm. Còn việc thông báo tạo ra “trung tâm xuất sắc” của máy bay thế hệ thứ năm ở Singapore, nơi nào để tất cả các đồng minh có thể huấn luyện?

Vẫn còn cơ hội để cho Trung Quốc thấy họ có sự lựa chọn: hãy hành động như một cường quốc có trách nhiệm hoặc phải đối mặt với sự chống đối vô cùng mạnh mẽ. Tin vui là có rất nhiều người Trung Quốc muốn lựa chọn đầu.

Ông Dan Blumenthal là thành viên của American Enterprise Institute.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: http://www.aei.org/article/102324

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn