“Trục Thăng Long” chỉ phục vụ một nhóm người

Hoàng Vân

image UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Thủ tướng về việc không đồng tình với đề xuất dời trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì và làm trục Thăng Long (trục Hồ Tây-Ba Vì) trong đồ án quy hoạch chung Hà Nội mở rộng.

Trao đổi với Pháp luật TP.HCM GS Phạm Ngọc Đăng - Chủ tịch Hội Môi trường xây dựng Việt Nam thẳng thắn: “Trục đường này chỉ phục vụ cho quyền lợi của một nhóm người chứ chẳng phải vì Hà Nội, vì quốc gia gì cả. Người ta muốn làm trục đường ấy để tăng giá đất ở vùng đó. Ở đấy đã có một số dự án, từ đó mới đưa ra vấn đề làm đường ở đó. Dự án đã đón đầu quy hoạch. Không chỉ riêng tôi mà nhiều chuyên gia và có cả đại biểu Quốc hội đã có chung nhận định như vậy và phản đối kịch liệt việc có trục đường này”.

Lãng phí vô cùng lớn

TP Hà Nội đã phản đối việc làm trục Thăng Long (nay được đổi tên là trục Hồ Tây-Ba Vì) nhưng Bộ Xây dựng vẫn cho rằng cần phải làm. Ông có đánh giá gì về điều này?

+ Nhiều người trong nghề hiểu rằng với tiềm lực của ta thì khó có thể làm được trục đường này. Tuy nhiên, nếu cứ quyết làm thì một số người sẽ được lobby, được hưởng lợi ghê gớm. Lợi ích đem lại cho họ là rất lớn nhưng hậu quả thì con cháu chúng ta phải gánh. Đơn cử như vụ Vinashin, trung bình mỗi người dân mất 1 triệu đồng trong số 86.000 tỷ đồng công ty này vay nợ mà không đem lại hiệu quả gì.

Chúng ta đã có những bài học về sai lầm trong quy hoạch xây dựng. Bao nhiêu tiền của đổ vào đó không hiệu quả nhưng thiệt hại là bao nhiêu thì không ai tính và không ai phải chịu trách nhiệm. Trong khi đó ở Hàn Quốc, chỉ vì một quy hoạch không có tính khả thi mà Thủ tướng đã phải xin từ chức.

Nếu trục đường này vẫn được làm thì sao, thưa ông?

+ Lãng phí vô cùng lớn. Riêng dự toán ban đầu để làm đường đã là 10.000 tỷ đồng nhưng thực tế có thể gấp đôi. Trong khi tiền của Nhà nước không phải là vỏ hến. Cái nguy hiểm là vay tiền để phát triển đô thị, nhất là phát triển hạ tầng vì thu hồi vốn rất lâu. Nợ nần sẽ vô cùng lớn. Chỉ chết con cháu ta sau này phải còng lưng mà trả nợ.

clip_image001

Huyện Thạch Thất nơi dự kiến sẽ có trục Thăng Long (trục Hồ Tây-Ba Vì) đi qua. Ảnh: HOÀNG VÂN

Không thể chứng minh tính kinh tế

Bộ Xây dựng cho rằng trục đường này rất quan trọng trong việc nối khu trung tâm với phía tây TP, thưa ông?

+ Đường ra phía tây TP có nhiều đường (năm tuyến đường với 32 làn xe - PV). Thậm chí trục đường này cách đường Láng-Hòa Lạc (vừa được Hà Nội đổi tên thành đại lộ Thăng Long - PV) và đường 32 chỉ 3-4 km, một khoảng cách quá gần. Hơn nữa, đường này trước mắt chỉ đi vào khu dân cư nông thôn.

Nói đường này phục vụ cho đô thị Hòa Lạc 60 vạn dân là không đúng. Bởi quy hoạch đô thị Hòa Lạc đến năm 2030 có dân số 60 vạn dân là không có cơ sở. Nếu như vậy là nó tương đương với số dân ở hai TP lớn là Hải Phòng và Đà Nẵng. Khi đó, nó không phải là TP vệ tinh mà là TP độc lập xếp vào loại một. Làm sao ta có tiền để xây dựng một đô thị to lớn như thế. Mặt khác, không có đất để xây dựng và phát triển kinh tế thì làm sao có dân đông như thế được. Quy hoạch như vậy là hoàn toàn ảo tưởng.

. Không chỉ là trục giao thông lớn, trục Thăng Long còn gánh cả việc cung cấp nước, thoát nước và là nơi vui chơi, giải trí cho người dân TP…?

+ Đặt đường nước thải thì nó chảy đi đâu? Hay là thải lên núi? Nước thải của Hà Nội thải ra các sông Tô Lịch, sông Nhuệ rồi. Đặt cáp ngầm thì nối từ đâu đến đâu?

Hiện đã có nhiều khu văn hóa, vui chơi đang hình thành trên đường Láng-Hòa Lạc, khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Ba Vì... Nếu làm khu vui chơi, giải trí cho người dân TP thì phải làm ở trong khu đô thị hoặc trong khu trung tâm. Chứ làm ở giữa vùng nông thôn và xa như thế thì ai ra đó…

Trong báo cáo, người ta nói nó giống như nhiều đại lộ lớn của nhiều TP trên thế giới. Nhưng đó là những đường lớn ở trung tâm TP của họ chứ không ai đi làm đại lộ cách TP những 30 km. Những người có trách nhiệm không chứng minh được tính khoa học, kỹ thuật và kinh tế của con đường này.

. Xin cảm ơn ông.

Kiểm soát quỹ đất cho việc làm đường

Trục Ba Vì-Hồ Tây (trục Thăng Long) là trục giao thông hướng tâm, nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh phía tây TP để giải quyết vấn đề giao thông trong tương lai.

Trên trục sẽ xây dựng và kiểm soát quỹ đất hai bên đường để tạo dựng nên quần thể kiến trúc đô thị hiện đại cho T Phải nói trắng ra như BVN đã nói trong ngày hôm qua rằng đây là báo cáo của những cái miệng xoen xoéthủ đô. Ngoài ra, nó còn kết nối văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài.

Các dự án nơi có trục Hồ Tây-Ba Vì đi qua sẽ được quy hoạch lại để phù hợp với mục tiêu phát triển chung của TP. Trục Hồ Tây-Ba Vì sẽ được phát triển theo từng giai đoạn cụ thể phù hợp với nhu cầu phát triển.

Trước mắt, cần kiểm soát bảo vệ quỹ đất cho phát triển tuyến đường này trong tương lai, tránh để cho các dự án đầu tư không đúng mục đích sẽ ảnh hưởng tới công tác di dời, giải phóng mặt bằng trong tương lai.

(Trích báo cáo Bộ Xây dựng gửi Thủ tướng ngày 17-8)

HV

Nguồn: PhapluatTP

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn