Trung Quốc đánh thức Việt Nam và Ấn Độ

B.Raman


image Năm nay đánh dấu kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hai nước đang tiến hành kỷ niệm Năm Hữu nghị Việt – Trung. Hồi tháng 11 năm ngoái, hai bên đã ký kết một số hiệp định về phân định ranh giới 1.300 km trên bộ và đồng ý bắt đầu các cuộc thảo luận, xây dựng các hướng dẫn để giải quyết các vấn đề chưa giải quyết, liên quan đến biển Đông.

Sau đó là các cuộc thảo luận thân mật trong cuộc họp của Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Việt – Trung lần thứ tư, được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 7 năm 2010. Theo một bản tin trên Tân Hoa xã, trong cuộc họp, hai nước đã đồng ý “giải quyết một cách thích đáng các vấn đề lãnh hải ở biển Đông”. Theo hãng tin này, đây là một trong năm quyết định đạt được sự đồng thuận tại cuộc họp, do ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đồng chủ trì, cùng với ông Phạm Gia Khiêm, phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.

Theo Tân Hoa xã, ông Khiêm tái khẳng định rằng Việt Nam đã sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để xử lý đúng đắn các vấn đề biển Đông theo quan điểm tình hình chung về quan hệ song phương và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, cũng như sự cần thiết duy trì ổn định. Trong cuộc họp này, Trung Quốc và Việt Nam cũng đồng ý tiếp tục tăng cường trao đổi chính trị, tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, tăng cường trao đổi văn hóa và tăng cường phối hợp các vấn đề quốc tế quan trọng và các vấn đề trong khu vực.

Ông Đới nói rằng, quan hệ song phương ở trong thời kỳ quyết định trong việc kế thừa quá khứ và hướng tới tương lai. Ông nói thêm: “Lịch sử 60 năm quan hệ song phương đã chứng minh rằng, việc phát triển tình hữu nghị Việt – Trung là vì lợi ích căn bản của hai nước và hai dân tộc. Nó cũng có lợi cho hòa bình và thịnh vượng trong khu vực”.

Ông Đới cũng nói thêm rằng, kể từ cuộc họp thứ ba của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác hồi năm ngoái, việc hợp tác trên thực tế giữa hai nước đã đạt được tiến bộ mới. Ông đã đề cập trong mối quan hệ này, trao đổi chính trị phát triển, hợp tác sản xuất mang lại lợi ích lẫn nhau, trao đổi văn hóa có hiệu quả, tiến triển trong việc giải quyết các vấn đề ranh giới, và phối hợp chặt chẽ hơn và hỗ trợ lẫn nhau về các vấn đề quốc tế quan trọng và các vấn đề trong khu vực. Ông nhấn mạnh rằng, vì lợi ích của sự phát triển trong tương lai của quan hệ song phương, hai bên nên luôn luôn ghi nhớ tình hình chung và có một cái nhìn dài hạn trong khi duy trì tình hữu nghị láng giềng tốt. Ông kêu gọi hai bên học hỏi lẫn nhau để đạt được sự phát triển chung, và để gia tăng sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau và để đối phó các vấn đề một cách thích hợp, thông qua đàm phán một cách thân thiện. Ông nói thêm rằng: “Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Việt Nam để chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước từ vị trí chiến lược và sử dụng Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt – Trung như là một nền tảng để thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện song phương”.

Ông Khiêm nói đó là lập trường không thay đổi của Đảng và Chính phủ Việt Nam, nhằm tiếp tục nâng cao quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung, đó cũng là ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Ông nói thêm: “Việt Nam luôn ghi nhớ sự hỗ trợ của Trung Quốc cũng như sự giúp đỡ cho cuộc cách mạng và xây dựng và cam kết phát triển tình hữu nghị lâu dài với Trung Quốc. Việt Nam sẵn sàng làm việc với Trung Quốc nâng cao sự hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau”.

Như vậy, cho đến tuần đầu tiên của tháng 7 năm 2010, quan hệ giữa hai nước vẫn thân mật, mặc dù luôn luôn có sự khác biệt về việc đòi chủ quyền của họ trên biển Đông và đã có những dấu hiệu cho thấy họ đã đồng ý để thảo luận về sự khác biệt trong một nỗ lực để đạt được một thỏa thuận đôi bên cùng đồng ý, tương tự như các thỏa thuận của họ hồi năm ngoái về phân định biên giới trên bộ.

Mọi chuyện bắt đầu đi lệch giữa hai nước sau khi bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, mạnh mẽ nói đến vấn đề biển Đông tại cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao ở Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Hà Nội vào tuần thứ ba của tháng 7 năm 2010, và dự kiến Hoa Kỳ như là một bên liên quan trong việc bảo đảm quyền tự do đi lại. Trong khi Hoa Kỳ không đòi chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông, họ có lợi ích quan trọng trong việc bảo vệ quyền tự do đi lại của tàu bè và máy bay. Một kết luận rõ ràng từ sự can thiệp của bà [Clinton] đó là, Hoa Kỳ đã quyết định thách thức việc đòi chủ quyền của Trung Quốc khi Trung Quốc cho rằng Trung Quốc có chủ quyền trên toàn bộ biển Đông.

Trung Quốc đã đòi chủ quyền như thế này trong vài năm và họ đã lặp lại sau cuộc họp ARF. Tân Hoa xã đăng tin như sau vào ngày 30 tháng 7 năm 2010: “Một quan chức Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm thứ Sáu (ngày 30 tháng 7) cho biết, Trung Quốc có ‘chủ quyền không thể tranh cãi’ trên các đảo ở biển Đông và vùng biển xung quanh. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, ông Cảnh Nhạn Sinh nói trong một cuộc họp báo rằng, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc giải quyết những khác biệt về biển Đông với ‘các nước có liên quan’ thông qua đối thoại và đàm phán, và phản đối việc quốc tế hóa vấn đề. Trung Quốc sẽ tôn trọng các quyền tự do của tàu bè và máy bay của ‘các quốc gia có liên quan’ đi qua biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, ông Cảnh nói”.

9. Đó là ý kiến về biển Đông như là vùng biển quốc gia mà Trung Quốc thực hiện chủ quyền lịch sử mà bà Clinton tìm cách thách thức một cách mạnh mẽ, Hoa Kỳ đã và đang thách thức việc đòi chủ quyền của Trung Quốc ngay cả trước đó, nhưng một cách kín đáo để không ảnh hưởng đến quan hệ song phương Mỹ - Trung. Hội nghị ARF tại Hà Nội đã đánh dấu một bước ngoặt trong các tuyên bố của Mỹ về chủ đề này. Bà Clinton đã đưa ra lập trường của Hoa Kỳ một cách công khai và mạnh mẽ về các vấn đề nêu ra bởi lập trường của Trung Quốc đối với biển Đông mà không còn lo ngại tác động của nó lên quan hệ Trung – Mỹ. Đó là, như thể Hoa Kỳ đã quyết định rằng thời cơ đã đến để nói thẳng lập trường của Hoa Kỳ trước công chúng thay vì thể hiện mối nghi ngại với Bắc Kinh một cách kín đáo như họ đã làm trong quá khứ.

10. Điều gì đã gây ra sự thay đổi quan trọng trong lập trường của Hoa Kỳ? Phải chăng Chính phủ của Tổng thống Barack Obama đã không hài lòng về những gì họ cảm nhận khi quan điểm không hợp tác của Trung Quốc tại Hội nghị khí hậu ở Copenhagen hồi cuối năm ngoái? Hay sự quan ngại của Washington qua việc Trung Quốc miễn cưỡng lên án Bắc Hàn trong việc tấn công tàu Nam Hàn hồi tháng 3 vừa qua? Hoặc là sự giận dữ của Washington vì bị làm nhục khi Bắc Kinh từ chối chuyến viếng thăm đã thỏa thuận của ông Robet Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Bắc Kinh, để phản đối việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan? Hoặc là có bất kỳ thể hiện sự quan ngại kín đáo nào của một số thành viên ASEAN gửi tới Hoa Kỳ qua việc quyết đoán ngày càng gia tăng của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông và qua những gì mà họ xem hai chuẩn mực khác nhau của Trung Quốc trong về vấn đề này.

Trung Quốc tìm cách ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của các nước như Việt Nam để khai thác trong khu vực và vùng biển mà họ đòi chủ quyền về dầu hỏa và khí đốt, rằng tất cả các vấn đề liên quan đến quyền thăm dò, quyền đánh cá v.v. nên để dành để giải quyết trong tương lai, trong khi chính Bắc Kinh đã không tuân theo thỏa thuận này về cả chữ lẫn ý. Thật khó có thể nói chính xác những gì gây ra sự can thiệp của Hoa Kỳ một cách mạnh mẽ, ủng hộ các nước ASEAN tại Hà Nội. Có thể đây là sự tổng hợp của tất cả các yếu tố nói trên.

Theo báo Washington Post ngày 31 tháng 7 năm 2010, ông Đới Bỉnh Quốc đã nói với bà Hillary Clinton hồi tháng 5 năm 2010, trong một trao đổi căng thẳng trên khu vực mà Trung Quốc đã xem tuyên bố của mình trên biển Đông là sự “quan tâm cốt lõi của quốc gia”. Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao [Hoa Kỳ] không đưa vấn đề ra trước cuộc họp tại Hà Nội và dường như [Trung Quốc] nghĩ rằng Washington sẽ làm theo các mong muốn của Trung Quốc. Trung Quốc đã bất ngờ khi bà [Clinton] nêu ra vấn đề, mặc dù theo yêu cầu của Trung Quốc không nên làm như vậy tại cuộc họp ARF hôm 23 tháng 7 năm 2010.

Báo Wasington Post cho biết: “Hoa Kỳ tiếp tục vấn đề này dường như làm ngạc nhiên các lãnh đạo Trung Quốc, mặc dù các quan chức Mỹ đã nói với Trung Quốc về vấn đề này hàng tháng. Các viên chức Hoa Kỳ và châu Á cho biết rằng, Việt Nam và Hoa Kỳ là những nước dẫn đầu đưa ra phần nào các mối lo ngại rằng, lực lượng hải quân Trung Quốc ngày càng hiếu chiến trên biển, giữ tàu đánh cá và bắt các thủy thủ của các nước khác. Một số vụ nổ súng cũng đã xảy ra trong những tháng gần đây, các viên chức châu Á nói”.

Mức độ phiền toái của Hà Nội đối với Bắc Kinh là hiển nhiên, thực tế là họ đã áp dụng các biện pháp chắc chắn làm Bắc Kinh bực mình khi tăng cường quan hệ với Mỹ. Có hai sự tiến triển có ý nghĩa đáng kể trong mối quan hệ này. Thứ nhất là báo cáo rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đang đàm phán thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự, tương tự như thỏa thuận đã được ký kết giữa Hoa Kỳ với Ấn Độ hồi tháng 7 năm 2005. Kế đến là chuyến viếng thăm, rõ ràng là với sự tán thành của Hà Nội, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu USS Washington (*) đến vùng biển Việt Nam hôm 8 tháng 8 để đánh dấu kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Trước đó, tàu này đã tham gia diễn tập chung với Hải quân Nam Hàn ở biển Nhật Bản. Nó đã đến Hoàng Hải trong thời gian diễn tập, nhưng Hoa Kỳ đã quyết định thực hiện cuộc tập trận ở ngoài Hoàng Hải để đáp ứng các phản đối của Trung Quốc. Cùng lúc, Hoa Kỳ đã nói rõ ràng rằng, họ dành quyền được gửi tàu này đến Hoàng Hải, có thể trong tháng 9, như một phần trong cuộc diễn tập chung với Hải quân Nam Hàn. Đối với Việt Nam đã tiếp đón con tàu này, đó là quan tâm đến Trung Quốc vẫn chưa có tàu sân bay riêng, là một bước đi táo bạo để nhấn mạnh sự phiền toái của họ với Bắc Kinh bằng cách tìm kiếm sự áp đặt nguyện vọng của mình trên các nước ASEAN có các tuyên bố hợp pháp ở vùng biển Đông. Một số nhà phân tích Trung Quốc đã mô tả những dấu hiệu này của Hoa Kỳ và Việt Nam đến gần với nhau hơn, như là gây bất ổn. Điều này đã không ngăn cản Việt Nam thực hiện các cuộc thương lượng với Hoa Kỳ.

Bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, hôm 5 tháng 8 năm 2010, rằng các tàu Trung Quốc đã tiến hành thăm dò địa chấn từ cuối tháng 5, gần quần đảo Hoàng Sa. Bà cáo buộc Trung Quốc “vi phạm chủ quyền của Việt Nam và quyền chủ quyền trên biển Đông”. Trong lời đáp lại rõ ràng, bà Khương Du, phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một thông cáo báo chí đăng trên website của Bộ ngày 6 tháng 8 rằng, Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ lời bình luận và hành động nào vi phạm chủ quyền trên quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) và vùng biển lân cận ở biển Đông. Bà nói thêm rằng: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và vùng biển lân cận”.

Ông Su Hao, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quản lý Xung đột và Chiến lược, thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc, đã nói với China Daily rằng, luật pháp quốc tế và lịch sử đã cho Trung Quốc chủ quyền đối với khu vực. “Trung Quốc là nước đầu tiên đã phát hiện và đặt tên quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông) và cũng là nước đầu tiên đã chính thức đặt các đảo ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông) dưới một chính quyền. Thật ra, các tàu Trung Quốc đã và đang làm nghiên cứu ở khu vực Tây Sa (Hoàng Sa) trong một thời gian dài. Không phải là lần đầu tiên. Bây giờ Việt Nam đang thách thức hiện trạng, nhưng hoàn toàn không chứng cứ lịch sử và pháp lý hỗ trợ và các nhận xét của họ trùng hợp với quan điểm của Hoa Kỳ. Việt Nam đã cố ý đưa vấn đề biển Nam Trung Hoa, nhằm quốc tế hóa vấn đề, để nó có thể hành động như một đối trọng mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc, đã được Hoa Kỳ ủng hộ”.

Ông Xu Liping thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã tuyên bố rằng, Việt Nam chưa hề đặt ra bất kỳ câu hỏi nào về chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và vùng biển lân cận khi Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Ông nói thêm: “Mỹ cần Việt Nam như một trong những công cụ của họ để đối trọng với sự phát triển của Trung Quốc, nhưng theo ý tôi, hai nước sẽ không xích lại quá gần nhau, mà họ chỉ lợi dụng lẫn nhau trong lúc này mà thôi”.

Phản ứng của Trung Quốc về những tiến triển trong quan hệ Việt - Mỹ cần được theo dõi chặt chẽ. Liệu cuối cùng họ sẽ tránh bất kỳ hành động nào chống lại Việt Nam và giảm sự quyết đoán của họ ở biển Đông? Hoặc họ sẽ gia tăng sự quyết đoán hơn nữa để dạy cho Việt Nam một bài học ngay cả khi có nguy cơ về một cuộc xung đột hải quân có thể có trong vùng biển giữa hai nước?

Tin tức về sự quyết đoán của Trung Quốc chống lại Việt Nam ở biển Đông trùng khớp với các tin tức về việc Trung Quốc tăng cường hơn nữa các nối kết cơ sở hạ tầng của họ với Tây Tạng để tăng cường khả năng vận chuyển nhanh Lực lượng Quân đội và Không quân. Một số dự án như xây dựng sân bay mới ở Tây Tạng và gia tăng khả năng vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường sắt tới Tây Tạng đã được xúc tiến và tìm cách được thực hiện trước thời hạn. Tại sao lại vội vàng như thế? Các hoạt động ngày càng tăng của các nhà xây dựng cơ sở hạ tầng ở Tây Tạng cho thấy chính nó có sự chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự với Ấn Độ nếu họ quyết định đã đến lúc buộc Ấn Độ ngưng các dự án cơ sở hạ tầng tại Arunachal Pradesh, nơi Trung Quốc tuyên bố là miền Nam Tây Tạng.

Những sự phát triển liên quan đến quân sự của Trung Quốc có liên quan đến mối quan hệ với Việt Nam và Ấn Độ cần được quan sát kỹ hơn.

Tác giả là Bộ trưởng đã về hưu, thuộc Ban Thư ký Nội các của Chính phủ Ấn Độ, New Delhi, và hiện là Giám đốc Viện Nghiên cứu các đề tài thời sự, Chennai, ông cũng hợp tác với Trung tâm Chennai về Nghiên cứu Trung Quốc.

---------

(*) Tàu USS John McCain đến thăm Việt Nam hôm 10 tháng 8, không phải tàu USS George Washington.

Ngọc Thu dịch

Nguồn: Srilankaguardian

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn