Đường sắt lạc hậu nhất thế giới, có nên mơ "cao tốc"?

Lê Việt

clip_image004

PGS.TS Phạm Công Hà.

"Trong thực trạng của đường sắt như hiện nay, chúng ta lại muốn đầu tư quá hiện đại, quá tiên tiến, đó là đầu tư vào đường sắt cao tốc. Chúng ta cần phải xem xét lại việc đầu tư. Cấp thiết hơn hết là phải hiện đại đường sắt Bắc – Nam".

Để có góc nhìn toàn diện hơn về vấn đề an toàn đường sắt sau tai nạn tàu hỏa kinh hoàng trên cầu Ghềnh ngày 6/2/2011, Bee đã có cuộc trao đổi ngắn với hai chuyên gia trong lĩnh vực này.

PGS.TS Phạm Công Hà, Chủ tịch danh dự Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam: Trước tiên, phải hiện đại đường sắt Bắc – Nam

Đường sắt Việt Nam đang lạc hậu nhất thế giới hiện nay. Chúng ta có tới 16 loại đầu máy khác nhau, được sản xuất tại 16 nước, một loại lại có vài cái. Toa xe cũng vậy, cũng được nhiều nước sản xuất.

Hay như, thông tin tín hiệu, so với thế giới họ đã có định vị toàn cầu, Internet, nhưng đường sắt của ta vẫn là công nghệ từ giữa thế kỷ XX, chỉ có đường đơn, không có đường đôi…

Cầu Ghềnh thuộc loại cầu lạc hậu nhất hiện nay ở Việt Nam và chính cầu Ghềnh cũng được xây dựng cách đây gần 100 năm.

Nguyên tắc là nhân viên gác cầu là người của đường sắt, nhưng thường xuyên phải làm nhiệm vụ chỉ huy giao thông đường bộ. Mỗi ngày chỉ có khoảng 20 chuyến tàu, còn lại toàn chỉ huy giao thông đường bộ. Mà đây là một nhiệm vụ rất khó, đòi hỏi phải có hiểu biết về an toàn giao thông đường bộ. Nhân viên đường sắt không hề thiếu nhưng năng suất lao động lại thấp.

Tất cả chúng ta cùng mong muốn có được đường sắt hiện đại như những nước trên thế giới. Thực tế cũng chỉ cần hiện đại như nước láng giềng của ta là Trung Quốc, chứ chưa cần tiên tiến. Trong thực trạng của đường sắt như hiện nay, chúng ta lại muốn đầu tư quá hiện đại, quá tiên tiến, đó là đầu tư vào đường sắt cao tốc. Chúng ta cần phải xem xét lại việc đầu tư, cấp thiết hơn hết là phải hiện đại trước tiên tuyến đường sắt Bắc – Nam.

Tôi nhớ cách đây khoảng 7 năm, Tổng Công ty đường sắt cũng đã từng đề xuất kế hoạch xóa bỏ cầu chung, làm đường gom, xây cầu vượt… Nhưng cho tới thời điểm này, những đề xuất này vẫn chưa thành hiện thực.

Nếu chúng ta có tiền để làm đường sắt cao tốc, hoàn toàn có thể đủ khả năng để làm hàng trăm việc như thế.

Ông Dương Đức Vinh, Phó Trưởng ban ATGT đường sắt, Tổng Công ty đường sắt VN:  Tai nạn cầu Ghềnh chỉ là hi hữu (?)

Vụ tai nạn ở cầu Ghềnh là tai nạn đầu tiên, và chỉ là hi hữu xảy ra trên cầu chung đường sắt và đường bộ.

clip_image005

Xác những chiếc xe ô tô bị tàu đâm nát bét trên cầu Ghềnh.

Cũng phải nói thêm, do lưu lượng phương tiện tại thời điểm đó quá nhiều, ý thức tham gia giao thông của người dân kém, không tuân thủ chỉ huy của nhân viên đường sắt. Nhân viên gác chắn chỉ chú ý giải tỏa ách tắc ô tô, mà quên bật tín hiệu đèn dừng cho tàu.

Tới đây chúng tôi sẽ đề nghị các tỉnh có những cầu chung trên địa bàn bố trí thêm Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông tham gia cùng điều phối phương tiện qua cầu.

L. V.

Nguồn: Bee.net.vn

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn