Bà Clinton thúc giục Ấn Độ mở rộng tầm ảnh hưởng

Matthew Lee

Clinton urges India to expand influence, Associated Press, Thursday, July 21st 

hosted.ap.org

Thành phố Chennia, India (AP) - Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Hilary Rodham Clinton hôm thứ Tư đã thúc đẩy Ấn Độ mở rộng không gian lợi ích truyền thống của nó từ Nam Á tới những khu vực lân cận nơi nó có thể giúp Hoa Kỳ hạn chế sự quả quyết đang gia tăng của Trung Quốc.

Bà Clinton kêu gọi Ấn Độ lên kế hoạch tăng ảnh hưởng về phía đông, hướng tới sân sau của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á và vành đai Thái Bình Dương, cũng như tăng tốc sự can dự ở vùng Trung Á, mạn sườn phía tây của Trung Quốc. Bà nói, Hoa Kỳ và Ấn Độ đã chia sẻ những giá trị, những điều đã làm cho hai nước trở nên những đối tác mạnh mẽ trong việc thăng tiến nền an ninh, dân chủ, và sự phát triển ở những khu vực mà Trung Quốc đang đẩy mạnh ưu thế.

“Lợi ích của chúng ta đồng nhất và giá trị của chúng ta là đồng quy,” bà Clinton đã nói như vậy trong một diễn văn tại thành phố cảng đông-nam của Chennai, Ấn Độ, một trung tâm sản xuất phát triển một cách nhanh chóng, được chọn như là đất khởi sự bởi các viên chức Hoa Kỳ, những người tin đó là một điểm xuất phát tự nhiên cho một vai trò lớn hơn của Ấn Độ ở vùng Đông Á. Với truyền thống dân chủ của nó, Ấn Độ có thể “khích lệ những quốc gia khác đi theo con đường tương tự của nó về sự cởi mở và lòng khoan dung,” bà Clinton đã nói vậy.

“Lãnh đạo của Ấn Độ có tiềm năng định hướng một cách tích cực đối với tương lai của Châu Á – Thái Bình Dương,” bà nói. “Chúng tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ và Ấn Độ chia sẻ một quan điểm chung về tương lai của khu vực này”.

Bà Clinton thông báo là nội các Obama sẽ sớm khởi sự một cuộc đội thoại ba-chiều với Ấn Độ và Nhật Bản - một đồng minh hàng đầu và lâu dài của Hoa Kỳ trong việc đối phó với những tham vọng của Trung Quốc.

Trong một động thái khác, để khuyến khích Ấn Độ hướng về phía Đông, nội các của Hoa Kỳ đã quyết định mời Ấn Độ tham gia như một quan sát viên lần đầu tiên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương hàng năm mà Hoa kỳ sẽ chủ trì tại Hawaii vào tháng 11, những viên chức Hoa Kỳ cho biết như vậy. Những thành viên của nhóm này giới hạn ở những quốc gia và những nền kinh tế có biên giới với Thái Bình Dương, yếu tố mà Ấn Độ không có.

Bà Clinton cẩn thận không nhận diện rõ Trung quốc như một mục tiêu của những nổ lực trợ thủ Ấn Độ trở thành một cường quốc của Á Châu. Nhưng, những lời bình luận của bà cho thấy ít có nghi ngờ về ý định đó của Hoa Kỳ.

Bà cũng lưu ý rằng Trung Quốc là một đấu thủ chính yếu mà Hoa Kỳ và Ấn Độ có những khác biệt với nó. Ấn Độ và Trung Quốc là những hàng xóm không mấy hữu hảo, đã đụng độ nhau trong cuộc chiến năm 1962, mặc dầu mối quan hệ của họ gần đây có những cải thiện. Bà Clinton nhấn mạnh rằng những liên hệ thân thiện giữa Ấn Độ, Trung Quốc, và Hoa Kỳ là quan trọng.

“Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng,” bà nói. Nhưng bà Clinton cũng thêm rằng “nếu chúng ta muốn trực diện, điều hành, và giải quyết những vấn đề khẩn thiết nhất của thế kỷ 21, Ấn Độ, Trung Quốc, và Hoa Kỳ sẽ phải hợp lực với nhau”.

Từ Chennai, bà Clinton tới Indonesia vào thứ năm để dự hội nghị an ninh khu vực, nơi bà được mong đợi sẽ tái xác nhận những quan ngại của Hoa Kỳ đối với sự quả quyết của Trung Quốc hướng về những hàng xóm của nó, đặc biệt là vùng biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], nơi có những tranh chấp lãnh thổ. Những bình luận của bà hôm thứ Tư đã đặt ra một khung cảnh cho những cuộc gặp gỡ không mấy thoải mái với những viên chức Trung Quốc trong những ngày sắp tới.

Tại Trung Quốc, bà Clinton được cho là sẽ có những cuộc nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, một cuộc thảo luận mà vài người nghi ngờ là Bắc Kinh có thể hủy bỏ để trả đũa việc Tổng thống Barack Obama tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Bảy vừa rồi. Vào thứ Hai, bà Clinton có kế hoạch đi từ Hồng Kông tới thành phố nội địa Thâm Quyến phía nam Trung Quốc, nơi bà sẽ gặp Ủy viên Nhà nước Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc.

Năm vừa rồi, bà Clinton đã gây nên sự giận dữ của Bắc Kinh khi nói rằng an ninh biển trong vùng biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], nơi Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền là lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Bà đã làm vấn đề này thành điểm trung tâm về sự tham dự của bà ở Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á do Việt Nam chủ trì.

Tổng thống Obama có kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh năm này tại Indonesia và bà Clinton đã đề cập việc Tổng thống Obama mong đợi gặp gỡ Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại dịp này vào mùa thu.

“Chúng tôi muốn làm việc với Ấn Độ và tất cả bạn bè và đồng minh của chúng tôi trong vùng để xây dựng hội nghị thượng đỉnh này thành một diễn đàn hàng đầu của Châu Á Thái Bình Dương nhằm đối phó với những vấn đề về an ninh và chính trị, xếp đặt những ưu tiên và viễn cảnh cho những thiết chế khác”, bà nói như vậy.

Trong diễn văn hôm thứ tư, bà Clinton nói Ấn Độ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tăng cường an ninh biển xa hơn lãnh thổ của họ.

“Hoa Kỳ luôn là một quyền lực ở Thái Bình Dương bởi vì sự may mắn lớn về địa lý, và Ấn Độ, toạ lạc giữa những vùng biển từ Ấn Độ Dương tới Thái Bình Dương cùng với chúng tôi là người quản gia của những con đường biển này,” bà nói. “Cả hai chúng tôi đã đầu tư sâu trong việc định hình tương lai của khu vực đang chuyển biến một cách nhanh chóng này”.

Trở lại với Trung Á, bà Clinton tái bảo đảm với Ấn Độ là Hoa Kỳ sẽ không bỏ Afghanistan hay cho phép nó trỏ lại thành một thiên đường cho chủ nghĩa khủng bố, và làm rõ rằng Hoa Kỳ có một sứ mệnh sống còn trong việc bảo đảm sự ổn định cho đối thủ hàng đầu của Ấn Độ là Pakistan. Nhưng Ấn Độ cũng cần đóng một vai trò xây dựng.

Bà Clinton nói lợi ích của Ấn Độ là dành thời gian và nguồn lực của nó trong việc phát triển hạ tầng cơ sở khu vực, bao gồm những dự án đường ống dẫn dầu, năng lượng, đường bộ, và đường xe lửa, những điều sẽ thúc đẩy thương mại và phục vụ như một “con đường tơ lụa mới,” đề cập tới con đường thương mại danh tiếng xưa. Cùng thời điểm này, bà nói loại bỏ rào cản thương mại lỗi thời để làm lợi cho doanh nghiệp Ấn Độ là điều quan trọng.

“Giúp người ta thấy được những hàng xóm như những khách hàng tiềm năng hơn là địch thủ là bước quan trọng đầu tiên hướng tới xây dựng một nhóm cử tri nền tảng cho sự chung sống hoà bình và lợi ích” bà đã nói.

Con đường tơ lụa mới này có thể giúp Afghanistan phục hồi từ những thập niên chiến tranh mà không trở thành những kẻ nhận viện trợ dài hạn từ bên ngoài, bà Clinton nói. Điều này, đổi lại có thể cải thiện tiêu chuẩn sống và giúp dập tắt sự nghèo đói, là nguyên nhân chính của chủ nghĩa cực đoan ở vùng Trung Á.

Bà Clinton thừa nhận rằng việc nâng cao vai trò lãnh đạo mà bà đòi hỏi Ấn Độ lãnh nhận là một tham vọng.

“Vâng, đó là một đề án tham vọng, nhưng chúng ta có khả năng để mang nhiều tham vọng”, bà nói. “Đây không phải là lúc mà một ai đó trong chúng ta có cái nhìn hướng nội mà lại bỏ qua tầm nhìn ra bên ngoài. Đây là thời điểm để nắm bắt cơ hội của thế kỷ 21 và để làm kẻ tiên phong”.

M.L.

Nguyễn Khánh Hưng dịch

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn