Nổ tại một địa điểm hạt nhân gần Marcoule vùng Gard

Theo LEMONDE.FR AFP - 12.09.2011

clip_image001

Marcoule vùng Gard - ảnh AFP - DOMINIQUE FAGET

Hôm thứ hai, ngày 12 tháng 9, quãng trưa, tại một trung tâm xử lý chất thải hạt nhân phóng xạ yếu tại Marcoule, vùng Gard, một lò đã bị nổ, làm chết một người.

Ủy ban năng lượng hạt nhân thông báo rõ thêm rằng "hiện thời chưa có thất thoát ra bên ngoài". Bộ trưởng nội vụ xác nhận "chưa cần thiết phải có biện pháp bao vây khu vực và sơ tán người làm ở đây" vì những người bị thương "vẫn chưa bị phơi nhiễm" còn người chết đã "qua đời ngay khi xảy ra vụ nổ".

Có một người làm ở đây bị thương nặng đã được chuyển ngay về một bệnh viện tại Montpellier. Những người khác, chỉ bị thương nhẹ, đã được đưa tới bệnh viện ở Bagnols-sur-Cèze. Bà Bộ trưởng Sinh thái Nathalie Kosciusko-Moiet đã phải tới đây ngay trong ngày xảy ra vụ nổ.

Kim loại có chứa phóng xạ bị tan chảy vào nhau

Vụ nổ xảy ra tại Trung tâm xử lý các chất thải hoạt tính thấp thuộc Công ty Socodei, một công ty con của Công ty Điện lực Pháp EDF đặt ở xã Codolet. Địa điểm này làm công việc xử lý các chất thải hạt nhân hoạt tính thấp và rất thấp – những chất thải công nghiệp hoạt tính trung bình khoảng 10.000 Bécquerel mỗi kilo.

Vụ nổ bùng phát đã tác động tới một lò điện làm nhiệm vụ giảm khối lượng các chất thải có chứa phóng xạ trước khi đưa đi xử lý. Lò này làm công việc đốt cháy các chất thải có sợi (găng tay, áo blu hoặc mặt nạ) hoặc nung chảy các chất kim loại (thùng phuy, khóa van, máy bơm, các dụng cụ bằng inôc hoặc thép).

"Tòa nhà vẫn nguyên vẹn"

Vào lúc xảy ra vụ nổ, trong lò có 4 tấn kim loại có chứa phóng xạ hoạt tính thấp và rất thấp, tức là 63.000 bécquerel. "Đó là thứ hoạt động phóng xạ rất thấp, không thể so sánh được với độ phóng xạ của một lò phản ứng hạt nhân", đó là lời giải thích của Thierry Charles, Giám đốc An toàn tại Viện Bảo vệ Phóng xạ và An toàn Hạt nhân (IRSN).

"Lò này nằm trong một gian phòng, mà chính gian phòng này lại đặt trong một tòa nhà. Gian phòng này bị ảnh hưởng vì lò nổ nhưng toàn bộ tòa nhà vẫn nguyên vẹn. Vậy là đã không có thất thoát phóng xạ ra bên ngoài tòa nhà", Thierry Charles cho biết thêm. Đây chỉ là "một tai nạn công nghiệp, chưa phải một tai nạn hạt nhân ", Công ty Điện lực Pháp EDF xác nhận.

Có thể nguyên nhân do con người nhầm lẫn

Cho tới lúc này vẫn chưa biết các nguyên nhân của vụ nổ. Theo một nguồn tin của chính phủ, "hình như là có điều gì nhầm lẫn do con người gây ra ". "Cũng có thể do nước rò rỉ gây phản ứng với kim loại đang nung chảy, hoặc do một vật phế thải nằm trong kim loại và đã gây ra phản ứng nổ", Thierry Charles nói thêm.

Ngay lúc này, mục tiêu là làm nguội cái lò đã dừng hoạt động ngay sau khi nổ và duy trì điều kiện của tòa nhà, Viện Bảo vệ Phóng xạ và An toàn Hạt nhân cho biết. Công ty Socodei đã khởi động kế hoạch khẩn cấp nội bộ. Viện Bảo vệ Phóng xạ và An toàn Hạt nhân đã cử ngay một kíp chuyên gia tới tận nơi.

Thử nghiệm an toàn

Sau tai nạn hạt nhân Fukushima hồi tháng ba (2011), đã quyết định đưa ra các "thử nghiệm bắt buộc” (stress tests) tại 58 địa điểm hạt nhân trên toàn nước Pháp, và cho cả các xí nghiệp tái xử lý ở Areva và các phòng thí nghiệm nghiên cứu thuộc Cao ủy Hạt nhân.

Cơ quan An toàn hạt nhân từ nay đến cuối năm 2011 phải báo cáo những “kết luận đầu tiên” và Công ty Điện lực Pháp, cho tới nay chuyên làm công việc khai thác các lò phản ứng hạt nhân toàn nước Pháp, từ nay tới giữa tháng Chín, sẽ phải báo cáo Cơ quan An toàn hạt nhân. Sau vụ tai nạn hạt nhân Nhật Bản ở Fukushima, gần như ngày nào cũng thế, trong sáu tháng liền, đều có nổ gần địa điểm nhà máy điện hạt nhân Pháp.

Phạm Toàn dịch

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn