Nội các Úc trả lời từng câu hỏi của dân và Chính sách của Úc về vấn đề biển Đông

Hiệp Nguyễn

Bob Carr in 2009.jpg

Bộ trưởng Ngoại giao Úc BOB CARR

 

Đã là thông lệ từ 6 năm nay, sau khi họp xong tại một địa phương nào đó, nội các Úc sẽ tiếp dân trong vùng trong khoảng 1 tiếng rưỡi và trả lời bất cứ câu hỏi nào từ dân. Mỗi lần họp ở mỗi nơi khác nhau khắp nước Úc, nội các (Thủ tướng và các Bộ trưởng) đều tiếp xúc trực tiếp với dân.

Cách đây hơn 3 tuần, nội các Úc họp tại một quận nhỏ ở Sydney, gần nhà tôi. Sau khi nội các họp xong tôi đã có dịp đề cập đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và đặt câu hỏi về chính sách của Úc đối với sự vô lý của Tàu khi yêu sách về đường chữ U và vụ kiện của Phi Luật Tân.

Hôm đó nội các Úc tiếp xúc với dân địa phương trong hội trường của một trường trung học. Nhiều người đặt câu hỏi với các Bộ trưởng. Vì Bộ trưởng Ngoại giao đang ở nước ngoài nên không trả lời trực tiếp câu hỏi của tôi được. Tuy vậy các nhân viên phụ tá trong Hội đồng Bộ trưởng đã ghi lại và hứa sẽ đưa Bộ trưởng trả lời. Cách đây vài hôm, tôi nhận được thư của Bộ trưởng Ngoại giao Úc trả lời về chính sách ở Biển Đông (đại ý Úc ủng hộ nhanh chóng thiết lập binding COC – Code of Conduct – ở Biển Đông)

Nội dung bức thư như sau:

THƯỢNG NGHỊ SĨ BOB CARR

BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO

CANBERRA

Gửi Ông Hiệp Nguyễn

Ông Nguyễn thân mến,

Xin cám ơn ông về câu hỏi ông nêu ra sau cuộc họp Nội các và tiếp xúc Cộng đồng tại trường Regents Park ngày 22 tháng Năm, liên quan đến những đòi hỏi lãnh thổ tranh chấp tại vùng biển Nam Trung Hoa. Không may là tôi không được tham dự cuộc họp Nội các này. Song tôi cũng vẫn muốn viết thư này tới ông để đề cập tới vấn đề ông nêu ra.

Chính phủ Australia quan tâm tới những căng thẳng ở Biển Nam Trung Hoa, nhưng không đưa ra lập trường riêng về những đòi hỏi lãnh thổ đang tranh chấp của các bên. Chúng ta có quyền lợi chính đáng trong việc duy trì hòa bình và ổn định, trong việc tôn trọng luật pháp quốc tế, trong việc giao thương không bị quấy rối và việc tự do đi lại trong vùng. Chúng ta kêu gọi các chính phủ hãy làm sáng tỏ và theo đuổi các đòi hỏi lãnh thổ của họ cùng với những quyền trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Việc giải quyết các tranh chấp đối với những đòi hỏi đang tranh chấp với nhau là một vấn đề các quốc gia liên quan cùng giải quyết.

Chính phủ Australia đã phát biểu về những mối quan tâm của mình liên quan đến những căng thẳng trên Biển Nam Trung Hoa trực tiếp với những quốc qua có liên quan và tại các cuộc họp trong vùng. Tại cuộc họp Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 7 hồi tháng 11 năm 2012, Thủ tướng Gillard đã nói rằng Australia hết sức ủng hộ việc ASEAN và Trung Hoa xác lập một bộ quy tắc ứng xử tại vùng Biển Nam Trung Hoa. Tôi vẫn khuyến khích các quốc gia đòi hỏi lãnh thổ hãy tìm kiếm khả năng cùng phát triển các nguồn lực tại các vùng tranh chấp, kể cả dịp tôi phát biểu tại Đại học Quốc gia Australia tháng Tám năm 2012.

Chính phủ Australia sẽ tiếp tục khuyến khích Trung Hoa và các quốc gia ASEAN hãy thương lượng càng sớm càng tốt để có một bộ quy tắc ràng buộc ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa, thực hiện kiềm chế và ngừng mọi hành động có thể khiến các căng thẳng gia tăng thêm.

Tôi hy vọng rằng thông tin này là có ích cho các bên.

Trân trọng,

Địa chỉ của tôi:

PO Box 6022, Parliament House, Canberra ACT 2600

Telephone (0216277 7500 Facsimile (02) 6273 4112

(Phạm Toàn dịch)

*****

Bản gốc tiếng Anh:

SENATOR THE HON BOB CARR

MINISTER FOR FOREIGN AFFAIRS

CANBERRA

Mr Hiep Nguyen

Dear Mr Nguyen

Thank you for your enquiry following the Regents Park Community Cabinet meeting on 22 May, regarding territorial claims in the South China Sea. Unfortunately, I was unable to attend the Community Cabinet meeting. Nonetheless, I wanted to write to you on the matters you have raised.

The Australian Government is concerned by tensions in the South China Sea, but does not take a position on the competing claims. We have a legitimate interest in the maintenance of peace and stability, respect for international law, unimpeded trade and freedom of navigation within the region. We call on governments to clarify and pursue their territorial claims and accompanying maritime rights in accordance with international law, including the United Nations Convention on the Law of the Sea. Resolution of disputes over competing claims is an issue for the countries involved.

The Australia Government has voiced its concerns about tensions in the South China Sea directly with the countries concerned and at regional meetings. At the 7th East Asia Summit in November 2012, Prime Minister Gillard said Australia is very supportive of the work of ASEAN and China to establish a code of conduct for the South China Sea. I have encouraged claimant states to explore the possibility of joint development of resources in disputed areas, including in a speech at the Australian National Universityin August 2012.

The Australian Government will continue to encourage China and ASEAN countries to negotiate as soon as possible a binding code of conduct for the South China Sea, to exercise restraint and refrain from any action that could further increase tensions.

I hope that this information has been of assistance.

Yours sincerely,

PO Box 6022, Parliament House, Canberra ACT 2600

Telephone (0216277 7500 Facslmile (02) 6273 4112

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn