Không phải pháp trị mà là "khủng bố trị"

Nguyễn Văn Thạnh

Câu chuyện số 1

Sáng nay mẹ tôi và tôi đến trụ sở Hội đồng nhân dân xã Hòa Phước. Ở đây không có phòng trực cơ quan, hai mẹ con đi lang thang, nhìn vào các phòng, không biết nên vô phòng nào. Cuối cùng mẹ tôi quyết định vô phòng phó chủ tịch, tôi đứng bên ngoài. Sau một lát trao đổi, họ hướng dẫn mẹ tôi qua phòng CA. Bước vào phòng, tôi hết sức ngạc nhiên, người ngồi ghế trưởng CA xã Hòa Phước – Nguyễn Lân – chính là người đàn ông mặc áo sơ mi trắng trong ảnh, người lao vào đánh tôi tới tấp sau khi ra lệnh tôi không được chụp ảnh (tôi phản đối, ông ta giật máy ảnh và tôi giằng lại). Chi tiết vụ việc xem tại đây: thanhstatus.blogspot.com

Mấy ý kiến trước ngày mở phiên tòa “Trương Duy Nhất về điều 258, BLHS”

Hà Huy Sơn

Theo thông báo của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng: phiên tòa xét xử ông Trương Duy Nhất về khoản 2, Điều 258 “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” của Bộ luật hình sự, sẽ mở vào ngày 04/03/2014, tại thành phố Đà Nẵng, tôi có mấy kiến về sự kiện này.

1. Về thẩm quyền: Tội theo Điều 258 có khung hình phạt cao nhất là 07 năm, không thuộc Chương XI “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”. Thông thường thẩm quyền điều tra vụ án này là cơ quan cảnh sát là cấp huyện, quận và cơ quan truy tố, xét xử tương đương. Nhưng vụ án “Trương Duy Nhất về Điều 258, BLHS” được cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tiến hành và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ra cáo trạng, xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng. Tức là vụ án được nâng 02 cấp điều tra, truy tố; nâng 01 cấp xét xử.

Thư của gia đình nhà báo Trương Duy Nhất

Đà Nẵng ngày 26 tháng 2 năm 2014

Kính gửi các anh, chị!

Nhà báo Trương Duy Nhất, chồng tôi, chủ trang web truongduynhat.vn, bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) bắt ngày 26/5/2013 và sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng vào lúc 8h ngày 4/3/2014. Anh Nhất bị bắt vì bị quy tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” qui định tại điều 258 - Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong thời gian anh Nhất bị tạm giam để điều tra, gia đình chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, động viên tinh thần của các anh chị, bạn bè gần xa, giúp chúng tôi vững vàng trong cơn hoạn nạn, càng tin tưởng chồng, cha chúng tôi không làm gì sai trái, phạm tội. Cho phép tôi được thay mặt anh Nhất và gia đình cám ơn các anh, chị vì tình cảm quý báu này.

Marx và Engels quả thật đã "tự diễn biến"? Cung cấp chứng cứ cho bài viết của Tống Văn Công

Vũ Thị Phương Anh

Trong Bản kiểm điểm không đạt yêu cầu đăng trên Bauxite Việt Nam ngày hôm qua (27-2-2014), Tống Văn Công viết: “Ngày 6-3-1895, Engels viết lời tựa cho quyển sách “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, trong đó có đoạn như sau: “Lịch sử chứng tỏ chúng ta mắc sai lầm. Quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là một ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn, không những xóa bỏ những mê muội của chúng ta mà còn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp vô sản. Phương pháp đấu tranh năm 1848 đã lỗi thời về mọi mặt”.

Cũng trong bản kiểm điểm này, ông lại cho biết: “[P]hát biểu với quần chúng ngày 8-9-1872 ở Amsterdam (Hà Lan), Marx công nhận các nước như Mỹ, Anh, Hà Lan… công nhân có thể đạt được mục đích của mình bằng biện pháp hòa bình.”

Một số bạn đọc ngỡ ngàng viết cho chúng tôi, đặt câu hỏi: “Lẽ nào hai ông tổ của chủ nghĩa cộng sản lại “tự diễn biến” như thế?”.

Chúng tôi cho đăng hai trích dịch sau đây do Vũ Thị Phương Anh chuyển ngữ, để thấy Tống Văn Công viết có chứng cứ.

Bauxite Việt Nam

Sẽ bảo tồn trọn vẹn cầu Long Biên bằng tư duy tiến sĩ!

Tiến sỹ Trần Đình Bá

Hội Kinh tế & Vận tải đường sắt Việt Nam - Hội Kiến trúc sư Việt Nam

Sau đề xuất phá cầu Chương Dương gây sốc tới mức nguyên Phó Thủ Tướng Đồng Sĩ Nguyên phải lên tiếng ngăn chặn thì nay các Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải lại đưa ra 3 phương án tháo dỡ cầu Long Biên. Giữa lúc giao thông nối hai bờ sông Hồng còn nan giải thì ý tưởng xóa sổ cầu Long Biên đưa ra lúc này thật lạc lõng vô cảm cần được xem xét cân nhắc một cách cẩn trọng.

Báo động đỏ

Nước Nga gần Ukraine hơn là người ta tưởng

Semen Novoprudsky, http://www.gazeta.ru

Phạm Nguyên Trường dịch

Những người bị giết và bị thương ở Kiev chính là nạn nhân của một nhà nước rõ ràng là đã thất bại. Nếu tháng 11 năm 2013 ông Yanukovych lặng lẽ ký thỏa thuận hợp tác với EU, và không tham gia vào vụ tiền tống bỉ ổi nhắm vào Moscow và Brussels thì đã không có các nạn nhân này.

Ở đâu không có nhà nước thực sự thì những bi kịch đẫm máu chắc chắn sẽ lặp đi lặp lại.

Nhưng đấy không chỉ là bi kịch của Ukraine. Gần một phần tư thế kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ, gần như ở tất cả mọi nơi trong không gian hậu Xô Viết đều không có nhà nước thực sự. Nga, khác với Ukraine là được dầu và khí đốt cứu. Trên quốc huy của chúng ta đáng lẽ phải là giàn khoan dầu và đường ống dẫn khí chứ không phải là đại bàng hai đầu. Những đồng dollar thu được từ dầu và khí đốt hiện đang che chắn được cái lỗ thủng chưa xây xong của nhà nước Nga

Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (kỳ 3)

Joan V. Bondurant

Phan Trinh dịch

PHẦN II

ĐẤU TRANH VÌ LƯƠNG TÂM: TÁC ĐỘNG CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI

Đấu tranh vì lương tâm là một phương pháp hành động. Cốt lõi của nó là kiên trì bênh vực một sự thật [lẽ phải, điều chính đáng] được công bố, bằng những hành xử bất bạo động, và sẵn sàng chấp nhận tự khổ.

Phương pháp này nhằm mang lại những thay đổi khi có xung đột. Như mọi phương pháp hành động khác để xoay chuyển tình thế, nó dùng đến sức mạnh. Nhưng, so với những phương pháp quy ước dùng vũ lực để giải quyết xung đột, sức mạnh do đấu tranh vì lương tâm mang lại có những đặc tính và kết quả hoàn toàn khác.

Lời chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam

Tống Văn Công

Trong bản tự kiểm điểm ngày 22-2, ở phần “tự nhận một hình thức kỷ luật”, tôi đã viết:

Là một đảng viên hơn 55 năm đứng trong hàng ngũ Đảng, sống thanh bạch, 82 tuổi còn làm việc hợp đồng, lúc nào cũng nghĩ về vận nước và sự suy thoái của Đảng, tôi nghĩ rằng, tôi không phải thuộc số không nhỏ đảng viên thoái hóa chính trị mà chính những người bảo thủ, giáo điều không sáng suốt chấp nhận đổi mới chính trị, khiến cho một Đảng cách mạng, anh hùng trong sự nghiệp giải phóng, nay trở thành một Đảng độc đoán, tham nhũng mới đúng là những kẻ suy thoái chính trị. Do đó tôi không thể nhận bất cứ hình thức kỷ luật nào có tên là suy thoái tư tưởng chính trị.

Tuy vậy, tôi không muốn tuyên bố từ bỏ Đảng mà xin nhường cho Đảng quyền khai trừ mình. Bởi vì làm như vậy, tôi sẽ yên lòng rằng, Đảng khai trừ tôi không phải là Đảng mà tôi từng tha thiết xin được gia nhập và thề phục vụ suốt đời. Và có lẽ nhờ đó mà mai kia tôi sẽ không còn quá băn khoăn về trách nhiệm đối với Đảng, không còn quá bức xúc cứ muốn góp ý xây dựng.

Chiến dịch “đánh lên” bất động sản: Thây ma biết đi và tầng cuối địa ngục

Phạm Chí Dũng

Hồi sinh xác chết

Từ tháng Giêng năm 2014, một chiến dịch “đánh lên” bất động sản lại được khởi động đồng loạt ở ba thủ phủ lớn trên phạm vi quốc gia là Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn, sau vài lần phải nhận lấy thất bại chua chát trong hai năm 2012 và 2013.

Một trong những phương cách hết sức cổ điển mà các nhóm đầu cơ bất động sản và ngân hàng sử dụng lần này vẫn là truyền thông. Không quá khó khăn để công luận nhận ra số lượng bài viết theo cách “thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu phục hồi”, “giá nhà đất bắt đầu tăng”… xuất hiện tràn lan và không cần giấu vẻ trơ trẽn trên nhiều tờ báo in và trang mạng.

Quá đốn mạt!

Trần Bùi Trung

(Con trai chị Bùi Thị Minh Hằng)

clip_image002

Chỉ có thể dùng ba từ này để nói về hai ngày trời lặn lội từ Vũng Tàu về Cao Lãnh xong lại xuống huyện Lấp Vò - Đồng Tháp để làm việc với trại giam An Bình và công an huyện Lấp Vò.

Vụ đứt cầu khi đám tang: Chờ hình ảnh "cúi đầu xin lỗi"

Nguyễn Ngọc Long Blackmoon (Blogger Truyền thông Xã hội)

clip_image001

 

Từ Bệnh viện đa khoa Lai Châu, Bộ trưởng Đinh La Thăng báo cáo qua điện thoại đề nghị Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch UB ATGT Quốc gia điều trực thăng chở bác sỹ giỏi tăng cường cho bệnh viện tỉnh đang quá tải, thiếu bác sỹ phẫu thuật - Ảnh Giao thông Vận tải

 
   

Hình ảnh "cúi đầu" xin lỗi sẽ phát đi một thông điệp: Việt Nam là "một dân tộc không chấp nhận cúi đầu" trước kẻ thù xâm lược, nhưng người Việt biết cúi đầu trước nỗi đau đớn, mất mát của đồng bào.

Tôi đã bỏ cả buổi tối để đọc hết 60 bài về vụ sập cầu ở Lai Châu trên các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Infonet, VnExpress, Lao Động, Nhân Dân, Chính Phủ, Giao Thông Vận Tải, Xây Dựng, Tin Tức, TTXVN, VTV, VOV, VTC, Thể Thao Văn Hóa, Pháp Luật, VietnamNet, v.v. Tức là đọc hết đủ các báo lớn, báo nhỏ, báo trung ương và báo địa phương đưa tin về tai nạn khủng khiếp này.

Tôi thấy các báo mô tả những hình ảnh tang thương, rùng rợn; sự đau đớn, mất mát vật vã của người dân; sự có mặt chỉ đạo khắc phục sự cố, động viên và hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương; sự mẫn cán và quyết liệt của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, sự phối hợp nhịp nhàng của các ban ngành trong việc giải quyết hậu quả vụ sập cầu.

Báo Giao Thông Vận Tải còn có một bài rất dài mô tả việc Bộ trưởng Đinh La Thăng đã hủy bỏ chuyến thị sát tại cầu Đông Trù, Vĩnh Thịnh theo kế hoạch để lập tức cùng đoàn công tác bay chuyến sớm nhất lên Điện Biên.

Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (kỳ 1 & 2)

Joan V. Bondurant

Phan Trinh dịch

Giới thiệu của người dịch

Thực vậy, gần đây đã có một số cách nhìn khác về “bạo lực” và “bạo động”:

- Khi trang mạng Bauxite Việt Nam mong muốn tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ngưng tuyệt thực lần hai (sau lần thứ nhất gây tiếng vang), lý do chính được đưa ra là: “Lòng tin vào chính nghĩa không cho phép con người dùng bạo lực: bạo lực từ phía nhà tù…, cũng như sự tuyệt thực – nên được coi như một dạng bạo lực cuối cùng của kẻ nạn nhân của bạo lực.” (Bauxite VN, 17/10/2013)

- Trong bài “Trị căn hơn trị chứng”, nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn tin rằng: “Bất công xã hội, tự nó, là bạo động. Đặc quyền, đặc lợi là bạo động. Độc thoại trên diễn đàn thông tin đại chúng là bạo động. Ngôn ngữ mạ lỵ, thiếu tương kính là bạo động…” (Tuổi trẻ, 31/12/2013)

Gần đây, cũng bắt đầu có những hoạt động hỗ trợ thiết thực:

- Ngày 25/11/2013, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam được thành lập, ghi rõ chủ trương: “… để đại diện một cách độc lập, công bằng và vô vị lợi cho toàn thể những người phụ nữ đã, đang và sẽ bị tổn thương về Nhân quyền.”

Địa chính trị (Kỳ 2) (*)

Nicolas Monceau, Universté de Bordeaux

Phan Thành Đạt dịch

Địa chính trị của Đức và Mỹ

clip_image002Các cuốn sách về địa chính trị do Mackinder và Mahan viết, tạo được tiếng vang ở Đức. Ngành địa chính trị ở Đức được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc. Địa chính trị của Đức là sự tiếp nối của địa chính trị châu Âu và thế giới. Ngành khoa học này cần phải tạo ra sức mạnh cho nước Đức trên biển và trên đất liền, đồng thời cần đưa ra các luận điểm cho những người theo chủ nghĩa dân tộc nhằm xóa bỏ nội dung của hiệp ước Versailles đánh dấu sự thất bại của Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Friedrich Ratzel (1844-1904) là giáo sư nổi tiếng ở Đức, dưới thời vua Guillaume II. Ông được ví như một trong những nhà địa chính trị tiên phong. Tư tưởng địa chính trị của ông được nhiều người quan tâm. Là giáo sư dạy địa lí, ông phân tích mối liên hệ giữa lãnh thổ và chính trị trên cơ sở lí thuyết và thực tế. Ông xây dựng lí thuyết địa chính trị được xếp loại là thuyết định mệnh. Điểm mập mờ trong phân tích của ông là cách diễn giải các lí do hợp lí hóa cho một nền chính trị tạo ảnh hưởng bằng biện pháp mở rộng lãnh thổ ở mỗi quốc gia. Ông là người theo chủ nghĩa dân tộc và là người bảo vệ đến cùng chủ nghĩa thực dân. Ông bênh vực cho các chính sách thực dân, đồng thời phản đối quan điểm địa chính trị về lục địa. Để tạo nhiều ảnh hưởng đối với thế giới, nước Đức cần có một đế chế bao gồm các vùng thuộc địa rộng lớn. Friedrich Ratzel biên soạn nhiều cuốn sách bàn về các vấn đề thuộc địa. Những chủ đề về lợi ích thuộc địa được các cường quốc đưa ra bàn bạc trong Hiệp ước Berlin nhằm phân chia quyền lợi ở các vùng này.

Nghiên cứu so sánh các cuộc cách mạng

Ai nhân danh cách mạng để bắt giữ pháp luật, tự do và nhân tính?

Đinh Phàm

Trần Đình Sử dịch từ “多维新闻”本文网址

Mặc dù tôi không thích Arendt, bởi vì bà có quan hệ mờ ám, vừa học trò vừa tình nhân với Heidegger, một người có quan hệ với Đức Quốc xã, nhưng ý kiến của bà trong bài Bàn về cách mạng mang đầy tính chất lí tính, sâu sắc khiến tôi đồng tình.

Cái kết luận mà bà rút ra sau khi so sánh hai cuộc cách mạng chẳng qua là: Bạo lực cách mạng chỉ được sử dụng một lần, nếu sau cách mạng mà không xây dựng được một chế độ dân chủ và pháp luật có hiệu lực thì sẽ không có tự do đích thực, sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn của đấu tranh giai cấp bạo lực, của việc tiếp tục cách mạng lặp đi lặp lại không thể đảo ngược.

Chính phủ và sự tín nhiệm

Luật sư Ngô Ngọc Trai

Bài tham gia Diễn đàn BBC Tiếng Việt

clip_image001

Sáng ngày 21/2/2014 Ủy ban thường vụ Quốc hội họp theo định kỳ, có thông tin đưa ra là Quốc hội sẽ dừng việc lấy phiếu tín nhiệm trong kỳ họp sắp tới.

Địa chính trị (*) (Kỳ 1)

Nicolas Monceau, Universté de Bordeaux

Phan Thành Đạt dịch

Địa chính trị của Mỹ và Anh

Nghiên cứu mối quan hệ giữa chính trị với môi trường địa lí đã được nhiều người thực hiện từ thời Trung cổ. Địa chính trị đã phát triển từ thời kì cổ đại đến giữa thế kỉ XIX. Nhà địa chính trị người Đức Friedrich Ratzel là một trong những người đi tiên phong đánh dấu thời kì của địa chính trị hiện đại. Nhắc đến địa chính trị thời kì trước đó, mỗi chúng ta không thể không kể đến các tên tuổi nổi tiếng như Aristote, Jean Bodin, Montesquieu và Thucydide.

“Lỗ hổng” trong cổ phần hóa doanh nghiệp

Tô Văn Trường

Cổ phần hóa doanh nghiệp là chủ trương đúng đắn của Nhà nước nhưng biện pháp phải làm gì, làm như thế nào để thực sự hiệu quả, có sản phẩm mới là điều quan tâm của người dân. Bởi vì bất cử vấn đề nào cũng có hai mặt, không có tấm huân chương nào không có mặt trái của nó.

Sự cần thiết

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được ưu đãi nhiều mặt, vốn tín dụng chiếm 60% nhưng đóng góp vào GDP chỉ mới có 30% là thấp. Đồng thời, các sai phạm, vi phạm, kể cả vấn đề đạo đức đã ảnh hưởng không tốt hay số lỗ vẫn còn cao theo công bố trên công luận là 16%, mặc dù con số thực sự vẫn chưa rõ là bao nhiêu, đấy là chưa kể nợ xấu.

Cáo trạng vụ án Trương Duy Nhất

Bản cáo trạng này được gia đình ông Trương Duy Nhất gửi tới, và đề nghị công bố theo yêu cầu của ông. Phiên tòa xử ông Trương Duy Nhất sẽ diễn ra vào 8h ngày 4/3/2014 tại Tòa án Nhân dân Đà Nẵng (374 Núi Thành, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

Nhà vận động UPR bị câu lưu khi về nước (*)

Cùi Các

Một nhà hoạt động tham gia vân động nhân quyền cho Việt Nam tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR) vừa qua , anh Bùi Tuấn Lâm đang bị câu lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất khi vừa trở về nước vào sáng nay.

Theo sự loan tin từ bạn bè của anh Lâm trên Facebook, họ cho biết chuyến bay của anh Lâm đã hạ cánh vào lúc 8h30', nhưng đã hơn 6 tiếng trôi qua bạn bè đi đón vẫn chưa thấy anh Lâm đâu.

Bùi Tuấn Lâm là một thành viên của No-U Sài Gòn, cùng với các bạn trẻ khác như Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn, Đặng Văn Ngoãn, Trương Thị Mỹ Ngân... đến từ nhiều hội đoàn dân sự khác nhau đi từ trong nước sang Geneva tham dự “Ngày Việt Nam” để vận động bên lề phiên UPR.

Tại đây anh Lâm đã đã đọc tham luận trình bày về tình hình “quyền tự do lập hội và hội họp", cũng như cùng với những người bạn đồng hành của mình đã gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều phái bộ quốc tế nhằm vận động thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam.

clip_image002

Bùi Tuấn Lâm (bên phải) đọc tham luận vận động bên lề UPR

Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Biển Đông là nơi có các đặc điểm địa lý ven biển phức tạp, nhiều tranh chấp chủ quyền đối với các đảo bởi nhiều bên yêu sách, những tuyên bố về đường cơ sở thái quá và gây tranh cãi, những tuyên bố chồng chéo và trái ngược nhau về quyền tài phán trên biển, và gần đây nhất là những tranh chấp liên quan đến báo cáo được nộp lên (cho Liên Hợp Quốc) về các quyền đối với thềm lục địa mở rộng. Mục đích của bài viết này là xem xét và phân tích những vấn đề trên từ những góc nhìn không gian, pháp lý và địa chính trị. Bài viết sẽ mở đầu bằng việc đánh giá tổng quan những nhân tố địa lý và địa chính trị vốn định hình và làm nền tảng cho các tranh chấp tại Biển Đông trước khi đánh giá các tuyên bố của những quốc gia ven biển về đường cơ sở và các khu vực trên biển. Những thỏa thuận về ranh giới biển và khu vực phát triển chung cũng được nêu bật. Cuối cùng, bài viết tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy các yêu sách về quyền tài phán trên biển đang được thực thi quyết liệt hơn.

Bối cảnh địa lý và địa chính trị

Biển Đông là một biển nửa kín rộng lớn, bao phủ ít nhất 3.000.000km2, bao quanh bởi các quốc gia – theo chiều kim đồng hồ tính từ phía Bắc – là Trung Quốc và Đài Loan; Phillipines; Malaysia; Brunei Darussalam (Brunei); Indonesia; Singapore; và Việt Nam. Ngoài ra, Campuchia và Thái Lan cũng nằm bên bờ Vịnh Thái Lan, một phần mở rộng của Biển Đông. Hậu quả chủ yếu của đặc tính nửa kín này của Biển Đông, cùng với một số lượng lớn các quốc gia ven biển có liên quan, đó là những yêu sách trên biển của các quốc gia này có xu hướng chồng lấn nhau. Diện tích rộng lớn của Biển Đông có nghĩa rằng hai bờ biển đối diện cách nhau hơn 400 hải lý (nm); một vùng công hải hay “lỗ tròn bánh doughnut” (doughnut hole) rộng lớn có thể tồn tại ngay ở trung tâm của Biển Đông (xem bên dưới). Tuy nhiên, bối cảnh quyền tài phán trên biển lại khá phức tạp bởi sự hiện diện của nhiều nhóm cấu tạo biệt lập thuộc nhiều dạng khác nhau ở Biển Đông. Những quần đảo chính của Biển Đông như sau (theo chiều kim đồng hồ tính từ hướng Tây Bắc):

Chết chưa phải là đã “hết”

Đức Thành

Thông thường trước cái chết của một con người, trong nhân gian thường có câu cửa miệng rằng “chết là hết”. Câu cửa miệng này thể hiện nhiều trạng thái khác nhau. Hàm ý mỉa mai có, khinh bỉ có, tiếc nuối có, thương xót có…

Nhưng khi một con người lúc sống chỉ biết có mình, sống mưu mô quỉ quyệt với bạn bè đồng chí, đồng nghiệp, dẫm đạp lên dư luận, vơ lợi bất chính cho cá nhân bản thân gia đình và bè cánh, thì thậm chí có chết già chết tự nhiên hay chết do bệnh tật đi chăng nữa ắt sẽ phải nhận được câu nói trên với hàm ý mỉa mai khinh bỉ, với nghĩa nguyền rủa: thế là kẻ đó đã hết cơ hội sống để mà bè cánh kiếm chác, vơ lợi, bất nhân và đẩy người đời đến oan khuất bất công… và thường đi kèm với cụm từ “trời có mắt”.

Phiếu tố giác tội phạm – thủ đoạn bịt miệng dân

clip_image001Công an quận 4 thành phố Hồ Chí Minh vừa phát đến từng hộ dân “Phiếu Tố giác Tội phạm” sau đây. Bằng cách làm này, người ta có thể bắt bất kỳ ai dám phê phán Đảng và Nhà nước (tội “kích động, nói xấu chế độ”), bất kỳ ai cả gan liên kết với nhau để khiếu kiện (tội “vận động khiếu kiện tập thể”). Hiến pháp năm 2013, vừa mới được Quốc hội thông qua chưa đầy ba tháng, long trọng xác nhận quyền tự do ngôn luận (Điều 25), quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 30) – tất cả các quyền này đã bị sổ toẹt. Bằng “Phiếu Tố giác Tội phạm” này, người ta đe nẹt dân: Biết thân thì phải câm miệng! Hơn nữa, nó khiến dân phải dè chừng nhau – biết đâu người bên cạnh có thể ghi âm để tố cáo với công an vì trong một phút uất ức thấy giá xăng giá điện tăng vọt, thấy một cán bộ nhũng nhiễu, … mình trót buộc miệng chửi thề! Dầu không phải là tội phạm, ai cũng nơm nớp! Và khi nhìn thấy ai cũng là tay chỉ điểm tiềm năng, thì mình đánh mất phẩm giá của chính mình!

Dân chủ là làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng” (Hồ Chí Minh). Than ôi! Cụ Hồ đã lạc hậu! Ngày nay, người ta làm đủ mọi cách để “dân sợ không dám mở miệng”. Hay đây là sáng tạo để “đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hô hào trong Thông điệp đầu năm 2014?! Cứ đà này, thì cái ngày “dân không thiết mở miệng” đã nhãn tiền!

“Phiếu Tố giác Tội phạm” là để yên dân. Tố giác “tội phạm” kiểu này, dân yên làm sao được!

Bauxite Việt Nam

Bùi Hằng - Mở đầu cho một cuộc đấu tranh mới

Người Buôn Gió

buihang Công an huyện Vấp Lò, tỉnh Đồng Tháp đang ra quyết định khởi tố Bùi Thị Minh Hằng về ''cản trở giao thông''. Không cần phải suy nghĩ nhiều, tất cả người quan sát đều biết đó là một cái bẫy dựng lên để cáo buộc Bùi Hằng. Sự việc xảy ra khi nghe tin gia đình Nguyễn Bắc Truyền bị khó khăn do chính quyền đến khủng bố gia đình anh. Bùi Hằng và một số bạn bè cấp tốc lên đường với mục đích đến nhà Truyền để chia sẻ. Với mục đích nôn nóng mau mau đến hiện trường, không lẽ gì trên đường đi tốp người này bỗng nhiên lăn ra đường để cản trở giao thông. Nhất là lăn ra giữa đường ở một chỗ tỉnh lẻ. Nếu đã chủ ý ngăn cản giao thông thì họ không phải đi xa đến thế để cản trở giao thông con đường tỉnh lộ của một tỉnh lẻ. Họ có thiếu gì chỗ trên đường quốc lộ đông người qua lại để làm điều đó. Nhất là trên quãng đường đi dài như vậy?

Công an huyện Lò Vấp khởi tố bắt giam Bùi Thị Minh Hằng. Vở kịch này đã được con trai của Bùi Thị Minh Hằng, một thanh niên ngoài 20 tuổi cũng đọc được chứ chả cần đến người lớn. Bùi Thị Minh Hằng, cái tên từng gây chấn động ở những thành phố đầu não đất nước, tại sao một huyện của tỉnh lẻ dễ dàng bắt và khởi tố chị nhanh gọn như vậy?

Ukraine tuần qua, tôi và bè bạn

Hoàng Thị Vinh

Bố mẹ chồng, bạn bè từ Ukraine liên tục cập nhật tin tức từ những cảnh tự quay bằng điện thoại, đài báo các kênh. Tôi và chồng tôi gần như không ngủ. Tôi hoang mang, không chiến tranh, sao người Ukraine hiền lành mà máu lại đổ?

Suy nghĩ của một người tù về Nelson Mandela

Yuliya Tymoshenko

Phạm Nguyên Trường dịch từ http://www.project-syndicate.org

Chính quyền Ukraina sụp đổ. Tổng thống Viktor Yanukovych chạy trốn. Nguyên Thủ tướng Yuliya Tymoshenko được ra khỏi tù. Nhân sự kiện này Bauxite Việt Nam xin đăng bài của bà Yuliya Tymoshenko khi đang bị giam giữ (từ năm 2011) viết về người tù thế kỷ Nelson Mandela.

Bauxite Việt Nam

Nhận diện các thế lực thù địch của dân oan

Nông dân Bình Dương

Trong những năm gần đây, người ta thường nhắc đến từ “dân oan”. Dường như từ này chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Vì vậy, nhiều tự điển xuất bản trước đó, không thấy có từ dân oan. Theo nghĩa thường dùng hiện nay, dân oan là những người dân bị oan ức; là nạn nhân của sự bất công, mà tại Việt nam thành phần dân oan đông đảo nhất là những người dân đang sống bình thường bỗng nhiên bị mất đất, mất nhà, trở thành không có chỗ ở, không có việc làm, không có thu nhập để sống. Có người đang sống ổn định, thậm chí có cuộc sống tương đối khá giả, đột nhiên phải trở thành kẻ đầu đường xó chợ, lang thang giữa trời mưa nắng, ăn bờ ngủ bụi, hoặc phải chui rúc trong khu tạm cư… rất khốn khổ.

Phép mầu đã “đổi đời” họ, là chính sách thu hồi đất của các cấp chính quyền, là chế độ “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” đã được khai thác triệt để nhằm tước đoạt sạch trơn tài sản đất đai của người nông dân. Đối với tuyệt đại bộ phận dân oan, thì đó là tài sản đáng giá nhất của cả gia đình họ được tạo lập hợp pháp bằng mồ hôi nước mắt và cả xương máu của ông cha họ tích góp từ nhiều đời để lại. Số tài sản nầy hoàn toàn hợp pháp, vì đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Và đa số là thời hạn sử dụng đất còn rất lâu khi họ bị thu hồi, vì trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi rõ thời hạn sử dụng là lâu dài, 50 năm hoặc ít nhất là 20 năm, tùy theo từng loại đất.

Yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho Bùi Thị Minh Hằng và khởi tố vụ án gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ.

Nguyễn Tường Thụy

clip_image002

1. Hôm nay, 21/2/2014, cháu Trần Bùi Trung, con trai chị Bùi Thị Minh Hằng cho biết, Công an huyện Lấp Vò đã trả lời gia đình về trường hợp của mẹ cháu là chị Bùi Thị Minh Hằng: "Đã có quyết định khởi tố… sẽ thông báo về gia đình".

Nên tổ chức tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh để bảo vệ tổ quốc như thế nào?

Hồng Hải

Thời gian gần đây qua báo chí và truyền thông trong nước cũng như đọc các bài viết trên BBC, tôi thấy có nhiều quan điểm khác nhau về sự kiện 1979, đặc biệt là việc tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh trong trận chiến này. Nhân đây tôi cũng muốn đóng góp ý kiến của mình về việc Việt Nam cần tổ chức tưởng niệm tập trung cho tất cả các chiến đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc nói chung mà không riêng cho một cuộc chiến nào.

Tôi đồng ý với ý kiến của một số chuyên gia cho rằng việc tổ chức tưởng niệm phải đảm bảo hai mục tiêu là tôn vinh những người đã cống hiến xương máu để bảo vệ tổ quốc và tránh gây hiềm khích thù hằn giữa các dân tộc. Tuy nhiên tôi bổ xung thêm 2 mục tiêu nữa là việc tưởng niệm phải được thực hiện bởi tất cả người Việt Nam tức là từ lãnh đạo tới người dân, cả trong nước lẫn nước ngoài và mục tiêu cuối cùng đây nên là quãng thời gian để cho thế hệ trẻ nhớ lại lịch sử dân tộc.

Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển - GS Nguyễn Lân

Hoàng Tuấn Công

Kỳ 2: Thiếu kiến thức cơ sở ngôn ngữ học

clip_image002

GS Nguyễn Lân - Nhà biên soạn từ điển, Học giả nổi tiếng Việt Nam, tác giả và đồng tác giả của 10 cuốn từ điển tiếng Việt và từ điển song ngữ. Sao có thể nói “thiếu kiến thức cơ sở ngôn ngữ học”? Nhận xét này quả là hồ đồ!

Kế hoạch thằng Bờm “lấy lại lòng dân”

Hạ Đình Nguyên

Trong những lúc quá bi phẫn, người ta phát hiện ra niềm vui.

Vì chẳng phải đã có câu: “Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười!”?

Đây là cái cười ngày 17 tháng 2 vô cùng đặc biệt của Việt Nam: Một cuộc khiêu vũ và ca hát được công khai tổ chức ở công viên tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội ngày Chủ Nhật 16/2, để đối ứng lại lễ tưởng niệm 35 năm, ngày mà 60.000 dân quân và đồng bào Việt Nam bỏ mạng trong cuộc chiến đấu chống bọn xâm lược Bắc Kinh.

Thật là khó hiểu và buồn cười đến nhức nhối. Lễ tưởng niệm thì do nhân dân tự tổ chức trong sự canh phòng của an ninh. Cuộc nhảy múa và hát ca thì do bộ máy cầm quyền Thủ đô Hà Nội “cho” thực hiện, kèm theo với việc bày bán áo quần dưới ngay tượng đài, chẳng giống ai. Nhưng lại không minh danh, là do ai tổ chức, nhằm mục đích gì. Tính chất không chính danh của các hành vi là con đẻ của những “hội kín”.

Khi công an dùng nhục hình

TT - Trong hai năm trở lại đây, tại hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa có nhiều vụ công an, điều tra viên bị truy tố do sử dụng nhục hình với nghi can. Điều đó thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp, nhưng cũng cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật.

clip_image002

Nguyên sĩ quan công an Lang Thành Dũng ra tòa, lãnh án 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội dùng nhục hình với ông Nguyễn Trường Vũ - Ảnh: Duy Thanh

Lê Quốc Quân - Chuyện bây giờ mới kể

Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió)

Hôm nay phiên phúc thẩm xử đã xong được vài ngày. Y án. Tôi để vài hôm suy nghĩ, đêm nay lúc 2 giờ sáng châu Âu mới quyết định viết cảm nghĩ về thân phận người bạn của mình.

Với cá nhân tôi, tôi hài lòng với chuyện Quân y án. Nếu có mong thì mong Quân không bị bắt, nếu bị bắt thì mong được xử án treo. Còn khi đã xử Quân 30 tháng tù giam, rồi kéo dài thời hạn xử phúc thẩm một cách bất thường để qua phiên Việt Nam báo cáo nhân quyền tại Liên Hợp Quốc, khiến Quân phải chịu nhiều ức chế đến nỗi thể xác tiều tụy, thì tôi cũng không trông mong gì Quân được án treo thả về ở phiên tòa phúc thẩm.

Tất nhiên thì nhà cầm quyền VN sẽ chẳng bao giờ tuyên án Quân vô tội. Vì nếu Quân vô tội thì quãng thời gian anh ngồi tù, bao nhiêu mất mát anh phải chịu sẽ được tính thế nào. Và nếu xử Quân vô tội ở phiên phúc thẩm thì đã chẳng phải là cái nhà cầm quyền này rồi.

Con số và phát biểu của bộ trưởng

Nguyễn Văn Tuấn

Hôm qua, đọc bài “Một bộ máy 'ngốn' 77 sân vận động Mỹ Đình” tôi rất ngạc nhiên về con số ngân sách dành cho xóa đói giảm nghèo lên đến 120,000 tỉ đồng (tức 5.5 tỉ USD), và trong số này chỉ có 36% là thật sự đến tay người nghèo, và >63% dành cho “hành chính, sự nghiệp”. Nói cách khác cứ 1 đồng đến tay người nghèo thì 10 đồng chi cho hành chính, sự nghiệp (Tác giả bài báo không ghi đường link gốc, nhưng tôi cũng tìm ra một cách dễ dàng).

Nhưng hôm nay thì có thông tin mới: theo một bạn am hiểu ngân sách VN, tổng dự chi cho xóa đói giảm nghèo năm 2014 là 6,242 tỉ đồng (tức ~ 300 triệu USD). Con số 300 triệu USD này xem ra có lí hơn con số 5.5 tỉ USD. Như vậy có lẽ nhà báo hiểu lầm đâu đó.

Đức vua trầm tưởng

Nguyễn Huệ Chi

Kỷ niệm 35 năm ngày 17-2-1979 tại Hà Nội

Bản sửa lại trọn vẹn

clip_image002Lý Thái Tổ nhíu đôi mắt lo âu,

Nhìn dõi xuống chân mình... rõ ràng một lũ Tàu

bụng ưỡn ẹo, ngoáy mông, ca những lời nhí nhố:

Cha cha cha, cha cha cha, cha cha cha

Cô gái đẹp trên đường phố cất tiếng ca vui trong thời tiết âu sầu(1).

Ông tự hỏi: Sao nảy nòi ra một lũ dân mất gốc,

Ba mươi lăm năm sừng sững mối hận quân cướp nước

sao không biết buồn đau?

Thác Bản Giốc chúng ngoạm luôn một nửa,

Ải Nam Quan đã thuộc về lãnh thổ chúng từ lâu.

Núi Đất (chúng gọi Lão Sơn) chúng chà đi xát lại, chôn sống cả trăm ngàn anh hùng còn sống sót,

Sáu vạn con em mình ngã xuống để giữ vững biên cương Tổ quốc

Sự thật đắng cay

PGS.TS.  Nguyễn Minh Hòa

Tôi định nói với PGS-TS Nguyễn Minh Hòa hãy viết thêm đôi dòng cho bạn đọc biết anh là ai, hiện công tác ở đâu để bạn đọc tin chắc rằng những gì anh viết là sự thật chứ không phải sáng tác. Nhưng nghĩ lại mình đang làm khó cho tác giả nên thôi. Một sự thật quá khó tin, đúng là sự thật đắng cay. Chẳng có gì khó hiểu, một khi lòng yêu nước kiên trì bị đục bỏ thì sự thật này tất yếu phải xảy ra.

Nguyễn Quang Lập

Một bộ máy 'ngốn' 77 sân vận động Mỹ Đình

Lê Nguyễn Duy Hậu

clip_image001 Làm phép tính sẽ thấy, một năm ta chi vào bộ máy xóa đói giảm nghèo 3,5 tỷ USD, tương đương giá trị... 77 sân vận động Mỹ Đình.

LTS: Tiếp tục với đề tài dài hơi Chi tiêu tiết kiệm, hạn chế lãng phí đã triển khai cuối năm 2013 và đầu 2014, Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của tác giả Lê Nguyễn Duy Hậu như một góc nhìn tham chiếu.

Con số giật mình

Theo số liệu của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền cung cấp cho báo chí, Quỹ xóa đói giảm nghèo của VN trong giai đoạn 2011-2013 đạt mức 120 nghìn tỷ đồng/năm (khoảng 5,5 tỷ USD).

Việt Nam hiện nay có từ khoảng 500 nghìn đến 3 triệu hộ nghèo theo nhiều nguồn khác nhau. Đa số các hộ nghèo tập trung ở khu vực nông thôn, nơi thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 4,2 triệu đồng/người/năm.

Hôm nay hết hạn 9 ngày tạm giữ Bùi Hằng và 2 người bạn

VRNs (20.02.2014) – Sài Gòn - Theo Thông báo về việc tạm giữ người đối với chị Bùi Hằng (cũng như đối với Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh) thì hôm nay là ngày cuối cùng trong giới hạn 9 ngày mà công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp phải quyết định: hoặc phải khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 BLHS nếu có đủ bằng chứng, hoặc phải trả tự do cho họ.

clip_image002

Cơ hội nào cho tôi sống và phát triển trong chế độ này?

Paulo Thành Nguyễn

Thực lòng đã nhiều lần tôi muốn “tạm im lặng” quên đi việc lên tiếng vì Hoàng Sa – Trường Sa, muốn “làm ngơ” các vụ việc xâm phạm các giá trị tư do cơ bản của con người để tập trung xây dựng công ty, lo cho ba mẹ, lo cho gia đình nhỏ của tôi vốn đang bấp bênh vì kinh tế chưa ổn định

Sài Gòn kỷ niệm 35 năm đánh thắng quân Trung Quốc xâm lược

Huỳnh Ngọc Chênh - Phạm Đình Trọng

clip_image018Đúng 11 giờ sáng ngày 18.2.2014, hơn 25 nhân sĩ trí thức và khoảng 40 nhân viên an ninh cùng có mặt tại tượng đài Trần Hưng Đạo tại công trường Mê Linh quận 1 Sài Gòn để cử hành lễ tưởng niệm ngày nhân dân Việt Nam đứng lên chống chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng Bắc Kinh tại biên giới phía Bắc cách đây 35 năm.

Hàm số tri thức

Tô Văn Trường

Sáng sớm ngày 17/2/2014 tôi theo chân người bạn tiễn đưa cháu đi nhập ngũ. Dân Thái Bình quê tôi trong hai cuộc kháng chiến, thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người. Buổi ra quân năm nay nghe nói Thái Bình có đến hơn nghìn lính trẻ lại trùng với ngày 35 năm trước đây 17/2/1979 quân dân các tỉnh biên giới phía Bắc nổ súng chống quân xâm lược Trung Quốc.

Tâm trạng của chiến trẻ thời bình vẫn khác thời chiến nhưng giống nhau là tình cảm bịn rịn, tiễn đưa của người đi, kẻ ở. Có cả cựu binh tiễn con cháu tân binh trong niềm khắc khoải, nhớ  thương những đồng đội cũ của mình đã ra đi vĩnh viễn ở chiến trường năm xưa. Người lính cụ Hồ không kể công, cả đời chỉ biết cống hiến, hy sinh nhưng không khỏi đau buồn, và khó hiểu  khi nghe kể về  “kịch bản”  khiêu vũ, bán hàng rong của một số người cố tình cản trở nhân dân đến đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trên mặt trận chống quân xâm lược Trung Quốc ở tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội).

Thăm thầy Đinh Đăng Định

Sương Quỳnh

Sau rất nhiều tiếng nói lên án từ trong nước và quốc tế về cách hành xử vô nhân đạo đối với thầy giáo – người tù lương tâm Đinh Đăng Định, nhà cầm quyền đã buộc phải “tạm hoãn thi hành án 12 tháng” cho thầy để gia đình lo chạy chữa căn bệnh ung thư dạ dầy đã vào giai đoạn cuối. Tuy nhiên sự “ra vẻ nhân đạo” của nhà cầm quyền không thể xoá đi tội ác của họ. Họ đã không cho người tù lương tâm đi điều trị kịp thời trong khi các bác sĩ Bệnh viện Ung biếu khẳng định nếu được đưa đến kịp thời, chứng ung thư dạ dày có khả năng được chữa khỏi rất cao. Đến bây giờ, sau khi thầy Đinh Đăng Định đã bị cắt bỏ đến ¾ dạ dày với sự di căn mà vợ thầy mô tả là “cả mớ bùng nhùng” trong cơ thể, nhà cầm quyền vứt thầy ra cho gia đình tự lo, một gia đình nghèo ở một tỉnh miền núi, chế độ bảo hiểm y tế của thầy thì đã bị xoá bỏ khi thầy bị kết án. Nhà cầm quyền không thể chối bỏ trách nhiệm lo liệu việc điều trị cho người tù lương tâm Đinh Đăng Định. Người dân cả nước, người dân thế giới vẫn tiếp tục sát cánh bên gia đình thầy để đòi nhà cầm quyền đối xử công bằng với một người tù lương tâm đã bị kết án oan, lại lâm trọng bệnh vì ác tâm hay ít ra là sự vô trách nhiệm của hệ thống nhà tù này.

Bauxite Việt Nam

Mùa xuân dệt liệm

Phạm Chí Dũng

clip_image002

Nước Đức già nua, ta dệt liệm cho mi

Dệt vào đó ba lần chửi rủa

Chúng ta dệt, chúng ta dệt nữa…

(bài “Những người thợ dệt miền Xiledi”, thơ Heinrich Heine)

LỜI KÊU GỌI

NHÂN KỶ NIỆM 35 NĂM ĐÁNH TAN CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NƯỚC TA 17.2.1979

Ngày này cách đây 35 năm, hơn 60 vạn quân xâm lược Trung Quốc bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta, tàn sát dân ta cực kỳ dã man theo cách bao đời ông cha chúng từng làm. Chúng đốt sạch, giết sạch. Các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và một số thị trấn khác bị san phẳng. Tội ác của chúng quả là "trúc rừng không ghi hết tội, nước biển không rửa sạch mùi" như Nguyễn Trãi đã phẫn nộ lên án quân xâm lược nhà Minh phương Bắc cách đây hơn năm thế kỷ.

Bọn xâm lược không lường được rằng, tuy bị bất ngờ, nhưng với truyền thống quật cường, quả cảm, quân dân ta trên 6 tỉnh biên giới đã giáng trả bọn cướp nước những đòn trí mạng.

Một số thân hữu Đà Lạt mạn đàm nhân Kỷ niệm cuộc chiến Biên giới Việt Trung tháng 2 năm 1979

Hà Sĩ Phu

MƯỜI BẢY THÁNG HAI

Nhớ ngày này ba lăm năm trước

Những chiếc loa phường từng hiên ngang

Những bài hát ấm lòng tuyến lửa

Những dòng tin chiến sự âm vang

Bây giờ ngày đến trong im lặng

Ai quên ai nhớ những anh hùng

Lịch sử được cho vào tủ lạnh

Biết đến ngày nao được rã đông?

Nếu có hoa sim từ biên giới

Xin cắm trong lòng ngày hôm nay

Tôi tin chắc những người ngã xuống

Sẽ an nhiên vì mảnh đất này

17.2.2014

Võ Trung Hiếu

Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu

Nhất Phương

Ukraine cách rất xa Việt Nam, vậy mà hai nước đang như có chung số phận: cột chặt vào một xiềng vì những kẻ cai trị đất nước muốn thế. Ukraine từ chối liên minh với EU, cũng có nghĩa là từ chối tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân, còn nhà nước Việt Nam khước từ những mong mỏi chính đáng của nhân dân bằng một bản Hiến pháp khước từ một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước.

Bằng cách ví von khác nhau, ngôn ngữ nhân loại có ngạn ngữ với nghĩa tiêu cực “Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu” để chỉ những kẻ có tâm địa xấu xa thường co cụm với nhau.

Khi nước Nga của đồng chí KGB Putin chuyển dịch hoạt động sang phía Đông, một số không nhỏ người Việt, kể cả một số ý kiến trên báo Không Lề, do vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của hội chứng “Nước Nga nhân hậu”, đã ngộ nhận rằng Nga làm như thế là để kìm hãm sự bành trương của TQ và như thế là “giúp nhân dân Việt Nam". Rất tiếc, một số người Việt đã mất khả năng gỡ bỏ được cặp kính “nước Nga màu hồng” này dường như đã được mặc định vào tư duy của họ - điều được gọi là nô lệ về tư duy.

Suy nghĩ về ‘nhạy cảm vùng biên’

Đức Thành

Trong chuyến công tác vừa qua tại một tỉnh biên giới phía bắc, đoàn chúng tôi được bố trí đi trên một chiếc xe mang biển số quân đội. Khi làm việc xong, anh em trong đoàn có ngỏ ý với lãnh đạo quân sự của tỉnh muốn tham quan một số cửa khẩu, kể cả cửa khẩu quốc gia và cửa khẩu quốc tế, để tận mắt chứng kiến không khí, cách thức làm việc của các lực lượng chức năng ta tại các cửa khẩu, cũng như sự phối hợp của lực lượng chức năng phía Trung Quốc với ta trong vấn đề xuất nhập cảnh tại biên giới.

Tuy có phần lấn cấn, gượng gạo kiểu “lúng búng như ngậm hột thị” nhưng cuối cùng anh em ở tỉnh cũng đồng ý để chúng tôi đi tham quan, nhưng lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu chúng tôi phải mặc thường phục và phải thay xe biển thường, không được đi xe biển đỏ về phía cửa khẩu, để tránh gây cho “bạn” hiểu lầm!?

MÁU NGƯỜI KHÔNG PHẢI NƯỚC LÃ

Tương Lai

clip_image002Phải đánh vật với bài viết này để đưa lên mạng kịp trong ngày 17.2 không phải vì đã cạn ý, nghẹn lời mà vì sự trăn trở chưa thể tự lý giải được cho mình: tại sao người ta buộc phải làm thế hay cứ muốn làm thế: Cố tình bắt dân tộc phải quên đi nỗi đau về một cuộc chiến tranh đã phơi trần bộ mặt thật của cái người "vừa là đồng chí, vừa là anh em" trong suốt ngần ấy năm?

Không sao hiểu nổi khi cố tình lờ đi, quên đi, không cho nhắc lại, bỏ tù những ai muốn biểu tỏ lòng căm thù quân cướp nước gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu trên đất nước ta do Trung Quốc tiến hành. Một cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất của Trung Quốc kể từ cuộc chiến Triều Tiên 1950, điều động 9 quân đoàn chủ lực và 3 sư đoàn độc lập với hàng trăm xe tăng, hàng nghìn pháo, súng cối, dàn hỏa tiễn cùng với sự yểm trợ của hạm đội Nam Hải và không quân sẵn sàng ứng phó. Một cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc trên toàn tuyến biên giới với tội ác trời không dung, đất không tha, lặp lại điều cha ông chúng xưa kia đã từng làm: giết sạch, đốt sạch. Các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và một số thị trấn khác bị san phẳng. Máu của chiến sĩ và đồng bào ta đã nhuộm đỏ trên biên cương tổ quốc.

NGÀY 17 THÁNG 2 NĂM 1979 ẤY

Ngô Thị Kim Cúc

clip_image002

 

Bia chủ quyền Việt Nam ở Lạng Sơn. Phía dưới là đất Trung Quốc, với đường hầm xây quy mô và xe cộ ra vào nườm nượp.

 
   

Tối 16 tháng 2, sau ba ngày đi “thực tế” ở công trường thủy nông Phú Ninh, tôi về tới Đà Nẵng. Chiều 17 là cuộc họp ngắn của tạp chí Đất Quảng- Hội Văn nghệ Quảng Nam- Đà Nẵng. Mọi người chỉ  quan tâm chuyện Trung Quốc đã đồng loạt tấn công cả 6 tỉnh biên giới phía bắc sáng sớm hôm nay, 17 tháng 2, bắn pháo lớn, cho xe tăng và lính bộ binh tràn qua, bắt cóc và giết rất nhiều dân thường.

Dù trước đó Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố sẽ “cho Việt Nam một bài học” và chỉ mới ba ngày trước, bộ Ngoại giao Việt Nam đã gởi Bị vong lục cho phía Trung Quốc, nhưng không ai nghĩ chiến tranh đã thực sự nổ ra.

Chỉ mới bốn năm sau ngày thống nhất đất nước và Việt Nam đang bị cô lập sau khi tiến quân giải phóng Kampuchia ngày 7 tháng 1, cứu người dân khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xary, đệ tử trung thành của Bắc Kinh, kẻ đã xua quân sang các tỉnh Nam bộ, giết hàng chục ngàn dân thường vô tội, trong đó có rất nhiều học sinh tiểu học.

Máu tôi sục sôi trong huyết quản. Chưa bao giờ lòng căm ghét Trung Cộng lại tràn dâng đến thế. Mấy năm làm việc ở báo Phụ Nữ Việt Nam, tôi đã được nghe hàng trăm chuyện tồi tệ về người hàng xóm đáng sợ ấy. Có lẽ các đồng nghiệp đã nghĩ rằng một sinh viên Sài Gòn ra Hà Nội làm báo từ giữa năm1976 có thể mang những ảo tưởng gì đó về Trung Cộng, nên đã sớm vạch ra cho tôi thấy một bộ mặt rất quỷ ma quái gở của người “đồng chí” phương bắc này.

Nhà báo Nguyễn Như Phong và 3 ông thầy bói mù

Trần Đình Bá

Trong kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam có chuyện “3 ông thầy bói mù xem voi”. Dị bản mới tôi nghe được như sau: 3 ông thầy bói mù trên đường hành nghề bỗng gặp một quản tượng đang dẫn con voi nhà đi chơi. 3 ông thầy bói xin ông quản tượng cho họ được sờ voi. Ông thầy bói thứ nhất sờ được vào cái vòi voi, ông dõng dạc tuyên bố: voi là một con đỉa khổng lồ; ông thứ 2 sờ được vào 4 chân voi, ông bảo voi là 4 cái cột nhà khổng lồ; còn ông thứ 3 may mắn sờ được vào cái ấy của con voi cái, ông kiên quyết khẳng định con voi là một người đàn bà khổng lồ. Cuộc tranh luận của 3 ông thầy bói mù về con voi kéo dài từ nhiều thế kỷ nay mà chưa phân thắng bại.

May mắn thay vào đầu thế kỷ này có nhà văn, nhà báo, tổng biên tập đại tài, công minh sáng suốt như ông Nguyễn Như Phong mới phán xử được phần thắng, cái đúng thuộc về ông thầy bói mù thứ 3, khi ông thầy bói này nhất quyết khẳng định: voi là một người đàn bà khổng lồ. Chúc mừng ông thầy bói mù thứ 3 – Hoan hô nhà báo Nguyễn Như Phong.

Nỗi buồn Hồ Gươm sáng 16-2-2014

Võ Văn Tạo

Cứ nghĩ suốt 35 năm qua, thái độ vong ơn, bạc bẽo đến tội lỗi của người ta đối với vong linh của hàng vạn đồng bào, chiến sĩ ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống 60 vạn quân xâm lược bành trướng Trung Quốc ở biên giới phía Bắc (khởi sự ồ ạt ngày 17-2-1979, kéo dài gần 10 năm), đã là quá đủ!

Cứ ngỡ, giờ đây, sau liên tiếp các sự kiện: Trung Quốc đánh cướp vùng biển đảo Trường Sa của Việt Nam, sát hại 64 chiến sĩ ta ngày 14-3-1988, khởi sự âm mưu tháng 11-2007 và chính thức phê chuẩn ngày 21-6-2012 về việc thành lập cái gọi là TP. Tam Sa (trắng trợn “ôm” các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam), “sự cố” tàu Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày 26-5-2011 ngay tại thềm lục địa của ta, tuyên bố không thể tham lam, ngược ngạo và lố bịch hơn của Trung Quốc ở trụ sở Liên Hiệp Quốc (ngày 7-5-2009) về cái gọi là “đường lưỡi bò” nuốt trọn Biển Đông, hàng trăm vụ lính Trung Quốc bắt bớ, cướp bóc trắng trợn ngư cụ, tôm cá, bắn giết tàn bạo ngư dân Việt Nam ở ngư trường truyền thống của ta trên Biển Đông suốt bao năm qua… Dù muộn màng, cuối cùng người ta cũng phải sáng mắt sáng lòng.

Sài Gòn từng có cuộc triển lãm lớn “CHỐNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC”

Nguyễn Bình

Người Sài Gòn trước 1975 hầu như ai cũng biết “Nhà Chú Hỏa”. Khu dinh thự nguy nga rộng lớn này gồm 3 tòa nhà chính, bên dưới có hầm ngầm kiên cố.

Nơi đây vào đầu mùa hè năm 1979 từng diễn ra cuộc triển lãm lớn “chống quân Trung Quốc xâm lược” do Sở VHTT tổ chức dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND TPHCM và Bộ VHTT. Người viết bài này được phân công tham gia tập hợp tư liệu, biên tập đề cương, biên tập thuyết minh ảnh và cùng tất cả anh chị em trong cơ quan Phòng TTCĐ đóng tại “Nhà Chú Hỏa” ngày đêm canh giữ an toàn tuyệt đối “vòng trong cùng” của cuộc triển lãm. Bởi, theo lời thủ trưởng 8 Võ (Trần Hữu Phước), cuộc triển lãm “chống quân Trung Quốc xâm lược” năm 1979 không giống như cuộc triển lãm bên “Nhà trưng bày tội ác Mỹ ngụy” mở cửa sau 30/4/1975 không lâu – xét về mọi phương diện.

'Nhảy múa cản trở người tưởng niệm 1979'

Những người tìm cách đặt vòng hoa tưởng niệm cuộc chiến Việt – Trung bị cản trở bởi các cụ già và thanh niên nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ ở thủ đô Hà Nội.

clip_image002

Hình ảnh đưa lên mạng xã hội cho thấy nhóm người nhảy múa hôm Chủ nhật

Vong quốc nô nhảy bài… Vong quốc vũ !

clip_image002Mười bảy tháng Hai năm bảy chín

Sáu mươi vạn quân Tàu giày xéo Bắc biên cương

Có viên tướng Cộng sản ngang nhiên làm nội ứng

Dạy rằng Trung Quốc tốt với ta

Báo động quá làm chi

Hãy ăn ngủ bình thường, súng ống cất vào kho! (1)

Một ngày sau, giặc đến!

Nhưng chiến sĩ ta phản ứng kiên cường

Không tiếc máu xương, đẩy lùi quân giặc.

THƯ CẢM TẠ CỦA GIA ĐÌNH THẦY GIÁO ĐINH ĐĂNG ĐỊNH

Kính gửi:

· Quý Ân nhân Việt Nam trong và ngoài nước.

· Đại sứ quán các nước tại Hà Nội, các tổ chức NGO nhân quyền quốc tế.

Kính thưa quý vị,

Tôi là Đặng Thị Dinh, vợ của thầy giáo, tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định. Chồng tôi hiện đang bị ung thư dạ dày di căn giai đoạn cuối, đang nằm điều trị tại phòng 101, khoa chăm sóc giảm nhẹ, nhà E, Bệnh viện Ung bướu Sài Gòn.

Vào hồi 21h40 ngày 15/02/2014, cán bộ Trại giam An Phước đã đến giường bệnh của chồng tôi để đọc Quyết định Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù với thời hạn là 12 tháng.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn