Những thay đổi bất thường trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc 35 năm qua

Hoàng Mai

Quan hệ Việt-Trung trong suốt chiều dài lịch sử của hai nước, có thể gói gọn trong một nhận định: Đó là lịch sử thôn tính và xâm lược với mưu đồ “mở mang bờ cõi” của nước Trung Hoa đến từ phương Bắc đối với dân tộc Việt phương Nam. Đồng thời cũng là lịch sử chiến đấu và chiến thắng oanh liệt của người Việt giáng trả đích đáng bọn xâm lược Trung Quốc.

Nhìn lại lịch sử của Dân tộc Việt, ta thấy, ông cha ta luôn uyển chuyển trong quan hệ với Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng nhận định rõ Trung Quốc luôn luôn là kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc, để từ đó có thái độ dứt khoát, không bị nhầm lẫn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Đất nước. Tiêu biểu cho nhận định về Trung Quốc, trong vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà ông cha ta đúc kết và để lại, đó là vua Trần Nhân Tông (1258-1308), Ông để lại lời dặn: “Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là họa nước Tàu. Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu”.

Cha ông ta là như thế, nhưng thời đại, mà hôm nay ta gọi là “Thời đại Hồ Chí Minh”, người Việt đã mắc sai lầm mang tính lịch sử, để rồi đất đai, biển đảo, chủ quyền đang dần thuộc về Trung Quốc. Đặc biệt, trong quan hệ với Trung Quốc, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác, đặc biệt là trong việc xác định bạn thù đối với Trung Quốc; mà theo đó, trái ngược hoàn toàn với di sản quý báu mà ông cha ta đã để lại (như đã nêu trên).

Nhìn lại lịch sử quan hệ Việt-Trung kể từ năm 1979 đến nay, những hình ảnh sau đây đã nói lên sự bất nhất của lãnh đạo đảng cộng sản qua các giai đoạn như sau:

I. THỜI ĐIỂM NĂM 1979: OANH LIỆT & KIÊN CƯỜNG

Thời điểm này xảy ra cuộc chiến biên giới phía Bắc. Mặc dù bị động và sai lầm về chiến lược lúc ban đầu, nhưng với tinh thần của người Việt, quân và Nhân Dân Việt Nam đã tiêu diệt 62.500 tên Trung Quốc xâm lược, trong tổng số con số mà chúng huy động là 600.000 quân xâm lược nước ta trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung.

1. Oanh liệt

Những bài báo của ngày đó phản ánh sự oanh liệt trong tâm thức người Việt.

clip_image001

2. Kiên cường:

Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam vào thời điểm đó là hành động kiên cường, đúng với khí phách Dân tộc Việt.

clip_image002

II. NĂM 1990: THẦN PHỤC (GẶP GỠ BÍ MẬT)

Ngày 03 và 04 tháng 9/1990, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười và một số người nữa, đã bí mật gặp gỡ với lãnh đạo Trung Quốc là Giang Trạch Dân và Lý Bằng, tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, và bí mật thỏa thuận, ký kết một văn kiện, được gọi là HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990, họ ký kết những gì, đến hôm nay đã hơn 20 năm Nhân Dân Việt Nam chưa hề biết nội dung của nó là gì.

clip_image003

Với Hội nghị bí mật Thành Đô 1990, GS Ngô Đức Thọ viết: “Phải chăng là trong “Kỷ yếu của Hội nghị” ấy các đại diện phía VN bị ép buộc phải bí mật cam kết những điều khoản nào đó bất lợi đối với chủ quyền lãnh thổ, biển đảo quốc gia VN cho nên cả hai bên đều không muốn thông báo cho dân biết?”.

http://ngoducthohn.blogspot.com/2012/12/hoi-nghi-thanh-o.html

III. QUY PHỤC

1. Cúi đầu

Hình ảnh như tự nó nói lên mà không cần bình luận.

clip_image005

clip_image006

2. Lép vế

Sự lép vế trong gặp gỡ, ngay từ cái bắt tay của lãnh đạo cao cấp Việt Nam đối với lãnh đạo Trung Quốc.

clip_image008

IV. MẤT MÁT & THUA THIỆT.

1. Mất mát:

Đảo Gạc Ma đã rơi vào tay Trung Quốc, trong một cuộc chiến mà bộ đội Việt Nam không được cầm súng (?!). Kết quả là 64 thủy thủ Việt Nam hy sinh tại đảo Gạc Ma ngày 14/3/1978. Ngày đó, lãnh đạo Việt Nam coi Nhà cầm quyền Trung Quốc là kẻ thù và gây tội ác.

clip_image010

https://maithanhhaivietnam.wordpress.com/category/quan-s%E1%BB%B1-qp/page/10/

2. Thua thiệt.

Trung Quốc xua hàng ngàn tàu cá xuống Biển Đông và được sự yểm trợ của tàu chiến, để tranh cướp ngư trường của Việt Nam.

clip_image011

https://www.google.com.vn/search?q=t%C3%A0u+c%C3%A1+trung+qu%E1%BB%91c+tr%C3%A0n+xu%E1%BB%91ng+bi%E1%BB%83n+%C4%91%C3%B4ng&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=tpH7Uv6fOqL_iAfRy4CQDg&ved=0CCgQsAQ&biw=1280&bih=525#facrc=_&imgdii=_&imgrc=JVEX-JJ2PhCfzM%253A%3BHK6Ks85Vx82ehM%3Bhttp%253A%252F%252Fdddn.vcmedia.vn%252F1b4HVoxp3afadfIwWlJSZA2KWe0v9Z%252FImage%252F2012%252F08%252Ftaucatrungquoc_ee47e.jpg%3Bhttp%253A%252F%252Fdddn.com.vn%252Fchinh-tri-xa-hoi%252Fhom-nay-trung-quoc-xua-9000-tau-ca-tran-xuong-bien-dong-2012080112525600.htm%3B500%3B334

V. TẠM KẾT.

Sự mất mát và thua thiệt trên mọi lĩnh vực của Việt Nam đối với Trung Quốc, kể từ ngày cuộc chiến biên giới 17/02/1979 nói riêng và kể từ ngày thành lập Đảng 03/02/1930, tính đến nay là không kể xiết. Nó phản ảnh sự sai lầm toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Đất nước và Nhân Dân Việt Nam.

Không bao lâu nữa, Đảng cộng sản Việt Nam sẽ phải chịu sự phán xét của Nhân Dân và Lịch sử. Theo đó, sự ra đời và tồn tại của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ được xem là một chương đen tối nhất trong lịch sử Dân tộc Việt Nam.

Viết nhân kỷ niệm 35 ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam: 17/02/1979-17/02/2014.

12.02.2014

Ghi chú:

Hình ảnh và các tư liệu được lấy trên Internet.

------------------------------

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn