Tướng lĩnh quân đội: Làm kinh tế là ‘gia tăng sức mạnh quốc phòng’

Khánh An/VOA

Quân đội làm kinh tế không biết có lợi cho ai, đó là điều dân thắc mắc mà không bao giờ được giải đáp. Nhưng cứ căn cứ vào những chuyện thực tế như khu vực sân golf trong sân bay TSN làm ảnh hưởng đến hoạt động của cả một sân bay quốc tế đứng đầu đất nước, hay như việc Viettel chiếm đất ở Đồng Tâm phá hỏng khối đoàn kết quan trọng giữa nông dân và nhà nước mà chưa có triển vọng hàn gắn trở lại, thì thấy, nói là “gia tăng sức mạnh quốc phòng” nhờ quân đội làm kinh tế thật đáng ngờ. Hay phải hiểu “sức mạnh quốc phòng” đây là sức mạnh của các phe nhóm lợi ích đang nằm trong Bộ Quốc phòng? Như bố con Phùng Quang Thanh có đủ công ty sân sau này nọ, sau đó về hưu yên ổn, đó là “tăng sức mạnh quốc phòng” cho một tướng hễ mở miệng ra là nói những lời thân Tàu đó chăng?

Bauxite Việt Nam

clip_image002

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.

Trong phiên thảo luận của Quốc hội về Luật Quốc phòng ngày 24/11, các quan chức quân đội Việt Nam khẳng định mục đích đầu tiên của việc quân đội làm kinh tế là “gia tăng sức mạnh quân sự, sức mạnh quốc phòng, từ đó gia tăng sức mạnh quốc gia”.

Tuy nhiên, một chuyên gia kinh tế Việt Nam cho rằng khó có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của những đóng góp của quân đội, đặc biệt trong tình trạng “rất thiếu minh bạch” của các dự án kinh tế do quân đội thực hiện.

Tại phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch nói việc quân đội làm kinh tế là “thực hiện nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng và cụ thể hóa Điều 68 của Hiến pháp năm 2013”, theo TTXVN.

Tiếp lời ông Lịch, Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh – Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương – nói quân đội làm kinh tế nhằm góp phần vào 4 mục tiêu: gia tăng sức mạnh quân đội và sức mạnh tổng hợp quốc gia, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tận dụng tiềm lực tiềm năng đất nước, từng bước nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, báo Dân trí tường thuật.

Khẳng định của các quan chức quân sự được đưa ra sau khi các đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về việc quân đội làm kinh tế, một trong những vấn đề “nóng” gây bất bình trong dư luận xã hội thời gian gần đây.

Sau khi khẳng định làm kinh tế quốc phòng là “nhiệm vụ quan trọng”, “nhiệm vụ chính trị xã hội”, các tướng lĩnh quân đội Việt Nam còn nhắc tới những đóng góp của quân đội vào ngân sách Nhà nước trong nhiều năm, thông qua các doanh nghiệp hàng đầu như Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB).

Tuy nhiên, một chuyên gia kinh tế-chính trị Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, cho rằng rất khó để đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp hay dự án của quân đội. Ông phân tích:

“Vn đ này chưa ai lượng hóa được và cũng chưa có mt báo cáo nào lượng hóa được. Ch có các báo cáo ca B Quc phòng lit kê nhng thành tích ca quân đi. Nhưng người ta cũng biết là có nhiu điu không phi là thành tích. Chng hn như nhiu đơn v kinh tế làm ăn thua l, ngay c Viettel đu tư sang Myanmar, châu Phi, và có hàng lot nhng công trình dang d, nhng đt đai mà quân đi có được và s dng rt hoài phí. Nhiu công trình ly ngân sách nhà nước và làm ăn thua l. Cho nên nếu đánh giá v hiu qu kinh tế ca quân đi thì cho ti nay vn chưa có mt báo cáo nào khách quan. Mà thc ra là do quân đi rt thiếu minh bch trong vic công b các công trình, d án ca mình.

Vấn đề quân đội làm kinh tế bắt đầu nổi lên vào giữa năm nay, sau khi có những phanh phui từ báo chí về việc quân đội sử dụng đất sân bay Tân Sơn Nhất để làm sân golf, gây nhiều bất bình trong công chúng, nhất là khi nhu cầu sử dụng quỹ đất của khu vực này để nâng cấp, cải thiện sân bay Tân Sơn Nhất đã đến hồi cấp thiết.

Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp mang danh nghĩa quân đội nhưng hoạt động hoàn toàn không liên quan gì đến quân sự. Chẳng hạn, theo TS. Phạm Chí Dũng, một trong những lĩnh vực đã được mượn “mác” quân đội để làm ăn là các doanh nghiệp khai thác gỗ của Việt Nam ở Lào và Campuchia. Nhiều vụ đã bị phanh phui và đưa ra tòa án.

TS. Dũng cho rằng đây là dịp thuận tiện để sắp xếp lại các doanh nghiệp quân đội. Ông nói:

“Đây là đt cn phi làm gn li nhng đơn v kinh tế ca quân đi. Tuyt đi không cho các đơn v mượn mác ca quân đi đ làm ăn, đc bit là nhng lĩnh vc có th dân s hóa như may mc. Quân đi ch lo nhng vn đ kinh tế quc phòng đúng nghĩa như kinh tế vũ khí, đn dược, trang thiết b chế tài.

Cuối tháng 6, sau khi có những thông tin tiêu cực lùm xùm quanh việc quân đội làm kinh tế, Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã phải làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Sau buổi làm việc này, Tướng Chiêm khẳng định “Bộ Quốc phòng thống nhất quan điểm quân đội sẽ không tham gia làm kinh tế, mà là lực lượng tinh nhuệ để bảo vệ tổ quốc” và cho biết sẽ tổ chức cổ phần hóa và thoái vốn khỏi các doanh nghiệp và dự án sắp đầu tư.

Tuy nhiên, vào trung tuần tháng này, cũng chính Tướng Chiêm lại phát biểu trên báo chí rằng “Không những cần duy trì quân đội làm kinh tế, mà còn phải đẩy mạnh”, và cho rằng phát biểu trước đó của ông đã bị “hiểu không đúng”.

Giải thích về những quan điểm trái chiều của các tướng lĩnh lãnh đạo quân đội, TS. Phạm Chí Dũng cho rằng có sự mâu thuẫn lợi ích giữa “một nhóm nhỏ” nắm giữ chức vụ trong quân đội và đa số quân nhân còn lại. Ông nói:

“Kinh tế ch làm li cho mt nhóm rt nh trong quân đi, còn đa phn không có gì hết. Nhưng nhóm nh đó li gi nhng v trí tương đi quan trng. Thành th chúng ta thy trong vòng 4, 5 tháng qua đã có hai lung quan đim trái ngược nhau ngay chính trong B Quc phòng.

Tại phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch cho biết quân đội đã thực hiện việc sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp quân đội, chỉ để lại 17 trong số 88 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. TS. Phạm Chí Dũng nói ngay cả với số lượng ít doanh nghiệp còn lại, cũng cần phải làm rõ chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của các doanh nghiệp này và loại bỏ hoàn toàn các hoạt động kinh doanh đơn thuần.

K.A.

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/tuong-linh-quan-doi-lam-kinh-te-la-gia-tang-suc-manh-quoc-phong/4135248.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn