Ca sĩ Việt Nam chống lại Nhà nước kiểm duyệt. Bây giờ chỉ có thể trình diễn một cách bí mật ở Việt Nam

Paul Mooney

Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ

Hà Nội - Khán thính giả ngồi trong một rạp hát nhỏ xiu. Đèn rọi từ từ mở ra, làm rõ đường nét của bốn người trên sân khấu đang vỗ lên trên những thanh tre để bắt chước tiếng mưa rơi. Một phụ nữ trẻ mặc một bộ đồ trắng hiện ra từ hậu trường và bắt đầu hát. Cô ấy là Đỗ Nguyễn Mai Khôi, một ngôi sao nhạc pop, một ứng cử viên chính trị bị loại, môt người ủng hộ dân chủ - một người được trao giải quốc tế Vaclav Havel vì là một nghệ sĩ có sáng kiến bầy tỏ bất đồng quan điểm, chống lại độc tài.

Ở Việt Nam, nơi mà cộng sản cai trị với bàn tay sắt, Mai Khôi dùng lời ca để kết hợp với chủ đề phản kháng. Như thế đủ để làm cho cô trở thành kẻ thù của nhà nước dưới con mắt của những người lãnh đạo, muốn bóp nghẹt những người bất đồng chính kiến ở trong nước ngay cả khi họ muốn tiếp xúc với Tây phương và những người khác cũng như những đối tác kinh tế trong vùng.

https://www.danluan.org/files/timgs/unnamed_14.jpg

Ca sĩ Đỗ Nguyễn Mai Khôi biểu diễn tại một buổi diễn bí mật ở Hà Nội vào tháng Năm 2016. Ảnh: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images.

“Tôi bắt đầu viết về những cảm xúc của những nghệ sĩ và những người làm việc dưới hệ thống kiểm duyệt”, cô ấy nói. “Người ta cảm thấy không có tự do khi công việc của họ bị kiểm duyệt”.

Mai Khôi bắt đầu chơi đàn guitar từ lúc 8 tuổi với cha của cô, một thầy dậy nhạc. Vào lúc 12 tuổi, cô theo cha trình diễn tại những đám cưới để kiếm thêm tiền. Về sau cô học tại một viện âm nhạc tại thành phố Hồ Chí Minh trong ba năm nhưng rồi bỏ nửa chừng. Cô ấy nói cô trở nên chán ngấy với chương trình thiếu sôi nổi.

Nơi dừng chân kế tiếp là những quán rượu và câu lạc bộ. tại thành phố Hồ Chi Minh, và cô mau chóng thu hút được người ủng hộ, nhưng không đạt được cương vị ngôi sao sân khấu cho đến 2010, khi cô thắng giải “Tập nhạc của năm” do Đài Truyền hình của Nhà nước tổ chức.

Tuy nhiên thay vì xử sự an toàn, cô ấy dùng tiếng tăm của mình và để bênh vực phụ nữ và những người đồng tình luyến ái và kêu gọi chấm dứt bạo lực chống phụ nữ.

Ngồi tại một quán cà phê nhìn ra Hồ Tây, Mai Khôi kể làm sao những người bạn bất đồng chính kiến khuyến khích cô tranh cử vào quốc hội vào 2016. Cô ấy nói những cuộc bầu cử là “giả mạo”. Không có Đảng Cộng sản hỗ trợ, những ứng cử viên độc lập không thể thắng được. Nhưng cô cũng quyết định thử.

“Tôi nghĩ rằng tôi có thể khuyến khích người ta chú ý vào những cuộc bầu cử”, cô nói. “Trước đó không ai quan tâm về vấn đề này. Không ai nói một tiếng nào về những cuộc bầu cử”.

Mai Khôi bị loại khỏi danh sách cử tri vì không đủ điều kiện, nhưng nhiều người Việt Nam nói rằng chiến dịch tranh cử của cô thành công trong việc khích động cuộc tranh luận chưa hề xẩy ra trước đây về chính trị trên toàn quốc tại Việt Nam.

Việc đột nhập vào chính trị của cô Mai Khôi thất bại nhưng lại đưa đến lời mời để gặp Tổng thống Obama lúc đó cùng với một nhóm những nhà bất đồng chính kiến và hoạt động Việt Nam trong lần viếng thăm của ông Obama vào tháng Năm, 2016. Một tấm hình của cuộc gặp gỡ này cho thấy Mai Khôi mỉm cười, mặc chiếc áo dài sặc sỡ, quốc phục của Việt Nam, ngồi bên trái của ông Obama. Cô nói cô phải đi trốn ngay trước buổi họp để tránh bị giam giữ.

Cũng trong năm đó cô bắt đầu sang tác ra những lời ca với sắc thái chính trị. Cô ca sĩ 34 tuổi được gán cho cái tên Lady Gaga của Việt Nam - một người bạn mà cô nhận là ưa thích - và so sánh với Pussy Riot, một nhóm người hoạt động ở Nga.

Rồi đến ngày 11-11-2017, khi đoàn xe hơi của Tổng thống Trump chạy qua đường phố Hà Nội, Mai Khôi đứng bên lề đường cầm một bích chương chống đối. Về sau, cô nói rằng cô phản đối Trump bởi vì ông ấy là một người đối xử không tốt với phụ nữ và đã không nêu vấn đề vi phạm nhân quyền trong những buổi họp với các viên chức Việt Nam.

Nhà cầm quyền Việt Nam bắt đầu sách nhiễu Mai Khôi và người chồng Úc Benjamin Swanton của cô. Những buổi hòa nhạc của cô bị đột kích bởi cảnh sát và cặp vợ chồng bị đuổi ra khỏi nhà hai lần. Vào tháng 3, cô bị giam giữ tám giờ ở phi trường Hà Nội sau khi từ Âu châu trở về và những cuốn album nhạc của cô bị tịch thu.

Ngày nay, đối với Mai Khôi, hầu như không có thể trình diễn trước công chúng ở Việt Nam. Kết quà là cô phải trình diễn ở nước ngoài hoặc trình diễn chui ở Việt Nam, như một buổi trình diễn với những người biểu diễn thanh tre.

Vào đầu tháng 9, Mai Khôi và ban nhạc của cô trình diễn tại Hoa Kỳ dưới sự bảo trợ của Artists At Risk Connection, một nhánh của Pen America, với chủ trương hỗ trợ những nghệ sĩ bị nguy hiểm trên thế giới. Chương trình gồm có trình diễn vào ngày 7-9 tại Dupont Underground, Washington DC, 11-9 tại National Sawdust tại Brooklyn, New York. Một buổi trình diễn nữa tại Lincoln Center cho Oslo Freedom Forum vào 17-9.

Cuốn album mới nhất “Dissent”, gồm những bài hát táo bạo như “Trại tập trung cải tạo”, “Trói vào tự do”, và “Xin ông”. Trong bài hát này cô nài nỉ một viên chức Đảng Cộng sản với một giọng ngột ngạt:

“Xin ông,

Cho chúng tôi được hát?

Cho chúng tôi được bầy tranh ra ngắm,

Cho chúng tôi được yêu?” https://www.youtube.com/watch?v=eH7cKiD3XEM

P.M.

Bản gốc: "This Vietnamese singer tried to battle state censorship. Now she only performs there in secret”., Paul Mooney, Washington Post

Nguồn bản dịch: https://www.danluan.org/tin-tuc/20180919/ca-si-viet-nam-chong-lai-nha-nuoc-kiem-duyet-bay-gio-chi-co-the-trinh-dien-mot-cach

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn