Thư loan báo chương trình “Thách đố - Cộng hưởng” năm thứ 9 của VASFCESR

NĂM THỨ 9 (2019-2020)

Quỹ Khuyến Học Việt-Mỹ (VASF)

&

Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập (CESR)

Email: dlp.vasfcesr2@gmail.com; ptbs5888@gmail.com; ricknphung@gmail.com

___________________________

Thư loan báo về chương trình “Thách đố - Cộng hưởng”

Năm thứ 9 của VASFCESR

Ngày 31 tháng 8, 2019

Thưa quí vị làm việc thiện nguyện dân sự:

Quỹ Khuyến Học Việt Mỹ (VASF-Vietnamese American Scholarship Fund) và Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập (CESR- Center for the Encouragement of Self-Reliance) là hai tổ chức thiện nguyện nhỏ do một gia đình người Mỹ gốc Việt quyết tâm dùng tiền để dành của mình giúp xã hội dân sự và người Việt kém may mắn.

Chương trình chung của VASF và CESR viết là VASFCESR xin gửi tới quí vị văn kiện này để quí vị hoặc thân hữu sử dụng nếu thấy hợp hoàn cảnh. Quí vị cũng có thể khuyến khích người thiện nguyện khác hoặc hội thiện nguyện khác sử dụng nếu hợp hoàn cảnh.

Văn kiện này gồm các mục:

  • Số tiền dự kiến cho năm thứ 8 (2018-2019)
  • VASF và CESR là ai?
  • Điều kiện tham dự
  • Ai có thể nhận “Thách đố - Cộng hưởng”?
  • Ai không thể nhận “Thách đố -Cộng hưởng”?
  • Cách làm đơn
  • Quá trình liên hệ của bạn với chương trình VASFCESR trong những năm qua
  • Thư bảo lãnh của hai nhân sĩ đáng kính
  • Đơn nào là ưu tiên?
  • Làm cách nào để biết đơn không bị loại?
  • Ai là người xét đơn?
  • Khi nào thì nhận được tiền?
  • Ai là người giám sát?

A. Số tiền dự kiến cho năm thứ 9 (2019-2020) và cách phát tiền

Đây là năm thứ chín chúng tôi làm việc này. Ngân sách dự kiến là 200,000 USD (hai trăm ngàn USD tức khoảng 4.6 tỉ VNĐ)

Vì chúng tôi có ít tiền và cũng không quyên góp của ai, cách chúng tôi sử dụng là “Thách đố - Cộng hưởng”.

Thách đố có nghĩa là chúng tôi thách bạn cũng bỏ ra hoặc quyền được một số tiền hoặc công sức tương tự để thực hiện các mục đích giúp người có nhu cầu chung quanh làng xóm, phố phường, hoặc khắp nơi (như trong trường hợp quảng bá kiến thức).

Cộng hưởng có nghĩa là chúng tôi đồng ý với những việc bạn đang làm cho nên đóng góp một số tiền để bạn có thể làm được nhiều hơn năm ngoái. Hoặc bạn đồng ý với cách làm của chúng tôi rồi chung tay làm nhiều hơn.

Kết quả của thách đố hoặc cộng hưởng đều do bạn thực hiện, phải thực hiện tốt như đã hứa hoặc được yêu cầu.

VASFCESR sẽ đóng góp từ 1 đến 10 ngàn USD cho các công tác dân sự thiện nguyện của bạn nếu bạn có chương trình làm nhiều hơn năm ngoái giúp người Việt có nhu cầu. Tiền này sẽ được gửi 50% bằng phương pháp điện tử qua ngân hàng trước ngày 31/12/2019 khi đơn của bạn được chấp nhận và 50% sau ngày 31/3/2020 khi bạn có báo cáo cuối năm 2019 và ba tháng đầu năm 2020 để chúng tôi kiểm chứng bạn làm việc đúng như lời hứa.

         A. VASF và CESR là ai?

Gia đình TS Phùng Liên Đoàn (tiến sĩ công nghệ hạt nhân) thành lập Quỹ Khuyến Học Việt Mỹ (VASF) năm 1988 và Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập (CESR) năm 1997, dùng tiền dành dụm của chính mình để giúp đồng bào Việt Nam kém may mắn trong những lúc cần thiết nhất. VASF và CESR đã được chính phủ Mỹ công nhận là tổ chức nhân đạo loại 501(c) (3).

Vì là tổ chức tư, nhỏ và ít người làm việc, chúng tôi nghiệm rằng cách giúp được nhiều người Việt nhất là dựa vào công tác thiện nguyện của người hoặc nhóm dân sự nhỏ trong nước có tiếp cận hằng ngày với đồng bào có nhu cầu. VASF và CESR không có trang mạng.

Ngoài việc tuân thủ pháp luật tại những nơi hoạt động (chủ yếu là Mỹ và Việt Nam), VASF và CESR không có dính líu gì và không nhận tiền hoặc chỉ thị của bất cứ tổ chức đảng phái hay tôn giáo nào, kể cả chính phủ. Cho tới nay, 99.5% tiền của VASF và CESR là do gia đình đóng góp; số 0.5% là do thân hữu đóng góp. Phí tổn hành chính của VASF và CESR thì ít hơn 0.2% kể từ năm 1989. Chính ông Đoàn bỏ rất nhiều thì giờ làm việc tự nguyện ngày đêm không lương suốt 50 năm qua và nhất là sau khi về hưu. Ông Đoàn và gia đình không là hội viên của bất cứ đảng phái hay tôn giáo nào. Nguyện vọng suốt đời của ông Đoàn là giúp nước Việt Nam và người Việt theo lương tâm của mình.

Từ năm 1989, VASF đã xây nhiều trường học và phát nhiều ngàn học bổng và giải thưởng tại Việt Nam và Mỹ, cùng là giúp một số học giả nghiên cứu các vấn đề Việt Nam. VASF đã lập huy chương quốc tế có tên là Weinberg (một thân hữu khoa học Mỹ tên tuổi) để cổ súy việc dùng năng lượng hạt nhân phụng sự hòa bình và nhờ hội Hạt Nhân Mỹ (American Nuclear Society) phát mỗi hai năm một lần. VASF đã giúp đúc chuông 6 tấn tại Nhật và đem treo vĩnh viễn tại công viên của tỉnh Oak Ridge bang Tennessee, để ghi nhớ kỷ niệm xấu của chiến tranh đánh lén tại Pearl Harbor và bom hạt nhân tại Hiroshima và Nagasaki. (Oak Ridge là một địa điểm tại Mỹ sản xuất vật liệu cho bom hạt nhân.) VASF đã lập học bổng và giải thưởng phát hằng năm tại 5 trường đại học Mỹ để khuyến khích sinh viên có gốc Việt theo đuổi học tập. VASF đã phát nhiều trăm giải thưởng cho học sinh trung tiểu học tại Tennessee và California để khuyến khích các cháu học tiếng Việt và sử Việt. VASF đã lập giải thưởng Balaban (một thân hữu học giả Mỹ rất tâm huyết với văn hóa Việt Nam) cộng tác với hội Nôm Preservation Foundation trong việc phát học bổng và khuyến khích học giả và sinh viên Việt khảo cứu các tài liệu chữ Nôm. Thành phố Oak Ridge thuộc bang Tennessee tại Mỹ đã trao giải thưởng International Friendship Bell cho VASF năm 2001.

Chuông 6 tấn Friendship Bell được treo tại công viên Oak Ridge, Tennessee, USA để “vĩnh viễn” kỷ niệm việc Nhật đánh lén tại Pearl Harbor và Mỹ thả bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki. VASF đã bảo trợ một phần chương trình phụng sự hòa bình này.

Từ năm 1997 CESR, cũng gọi là FESR (Fund for the Encouragement of Self-Reliance) đã cộng tác với nhiều hội NGO người Việt tại Mỹ giúp đồng bào Việt Nam khắp ba miền đất nước đào giếng, xây trường, làm nhà vệ sinh, mổ xẻ các ca khuyết tật và giúp nhiều cộng đồng trong nước thực hiện các công tác lá lành đùm lá rách. CESR cũng đã trợ giúp các hội cứu trợ nạn nhân của việc buôn người Việt tại Trung Quốc, Đài Loan, Mã Lai, Nga, và nhiều nơi khác. Đặc biệt là CESR đã giúp thiết lập Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập (TTKKTL) tại Huế từ năm 1999, phát nhiều ngàn áo ấm mùa đông cho trẻ em nghèo, phát nhiều ngàn học bổng cho học sinh của các hộ nghèo tự lập, xây trường mẫu giáo, và giúp hơn 30 ngàn gia đình nghèo sản xuất buôn bán tự lập tại hơn 40 địa bàn quanh thành phố Huế. TTKKTL đã cộng tác với quản lý các chợ tại Huế xây nhà vệ sinh sạch có bảo trì để đóng góp cho sức khỏe của cộng đồng. TTKKTL cũng cộng tác với phụ huynh các trường tại Huế và quanh Huế dạy bơi cho 1,000 học sinh mỗi năm để giảm thiểu nạn chết đuối nước trong những trận lụt hằng năm tại Huế. Năm 2008 TTKKTL được Liên Hiệp Quốc trao giải thưởng UN Habitat- Civil Society Innovation.

Giải thưởng của Liên Hiệp Quốc phát cho FESR năm 2008 về các thành tựu tại Huế

[Tin buồn: Năm 2017 VASFCESR khám phá là giám đốc và đội ngũ được tín nhiệm nhiều năm tại TTKKTL đã lợi dụng sự tín nhiệm đó để hối lạm hơn 1.5 tỉ VND một cách hệ thống từ 2011 tới 2016 và đã dấu nhẹm Hội Đồng Quản Trị mặc dầu hai ủy viên HĐQT có mặt thường xuyên tại Huế. VASFCESR đã giải thể TTKKTL sau 18 năm để thành lập một nhóm thiện nguyện mới trong nước theo bộ luật 2015 của Việt Nam.]

Hiện nay VASFCESR đang cộng tác với khoảng 60 hội nhỏ trong và ngoài nước Việt Nam tiếp tục các công tác thiện nguyện, chủ yếu là huấn luyện kỹ năng sống, dạy bơi, dạy nghề, giúp trẻ em bị xâm hại, tiếp cận người tàn tật, xây WCs, tạo nước uống sạch, giữ vệ sinh cộng đồng và bảo vệ môi trường. Nói chung, VASFCESR nhằm giúp các hoạt động dân sự do người dân giúp người dân, giúp xã hội dân sự, và bảo vệ môi trường. Đặc biệt VASFCESR đã cộng tác với các trưởng Hướng Đạo tiếp cận với giới trẻ tại mỗi địa phương nhỏ để tiếp tay nhà trường huấn luyện cho các em kỹ năng sống, cách suy nghĩ và làm việc với tinh thần đóng góp cho xã hội và giúp người nghèo.

[Tin buồn: Khi VASFCESR giải thể TTKKTL tại Huế, chúng tôi có nhờ luật sư cố vấn để ủy nhiệm hơn 24 tỉ VNĐ tại Huế cho một trưởng Hướng Đạo có danh tiếng toàn quốc đã được VASFCESR giúp 7 năm liền để cộng tác giúp nhiều nhóm Hướng Đạo nhỏ toàn quốc giúp trẻ em có nhu cầu theo phương pháp Grameen của Liên Hiệp Quốc và thách đố -cộng hưởng của VASFCESR. Tuy nhiên, mặc dầu có luật sư cũng là trưởng Hướng Đạo làm chứng, ông Trưởng Hướng Đạo có danh này đã ngang nhiên phản thùng chúng tôi và người bạn luật sư rồi tuyên bố trên giấy trắng mực đen là có quyền “sở hữu toàn thể số tiền của TTKKTL vì đã có giấy tờ ‘hợp pháp’ tại Việt Nam và người trong nước không ai biết ông người Mỹ tên Phùng Liên Đoàn là ai!” Rất may là nhờ có ngân hàng và người thứ hai giữ tiền lương thiện đã không cho phép ông Trưởng này thực hành ý đồ rút được tiền của VASFCESR đem vào ngân khoản cá nhân của mình. Cũng vì lý do này cho nên từ nay VASFCESR rất cẩn thận trao tiền –dù nhiều hay ít—tới những người không quen biết để phòng kẻ mạo danh là “quân tử” làm việc thiện nguyện.]

Nhưng chúng tôi vẫn thành công nhiều hơn thất bại. Chúng tôi lạc quan hô hào người có lòng cộng hưởng làm việc với tấm lòng lá lành đùm lá rách, với ý chí thành thật thanh liêm, và dùng phương pháp nhắm vào bẩy yếu tố gây được hạnh phúc cho con người mà Liên Hiệp Quốc đã cổ súy. Đó là, con người có hạnh phúc khi cảm thấy tương đối yên tâm về nhu cầu (1) có cái ăn, (2) có sức khỏe, (3) có nghề nghiệp, (4) có an ninh cá nhân, (5) có cộng đồng hài hòa, (6) có môi trường sạch và (7) có cơ chế xã hội công bằng dân chủ.

Hiện VASFCESR chủ trương viết sách và blog gồm các đề tài về hạnh phúc có thực trong nước và trên thế giới; được soạn lại cho ngắn gọn, dễ đọc; để làm sách “gối đầu giường” cho giới trẻ và người bình dân – thực tế hơn là loại sách kiểu “Nhị Thập Tứ Hiếu”--; với mục đích đào tạo một lớp công dân tự học làm người chân chính của nước Việt Nam. Đây cũng là việc khai dân trí từ gốc, đồng hành cùng việc khai quan trí từ ngọn (khuyến khích người có quyền làm các chính sách lớn có lợi cho đa số người dân về lâu về dài). Với phương hướng này, VASFCESR sẽ thách đố và cộng hưởng với những bloggers đang tò vò làm những việc tương tự một mình.

Nhiều chính quyền địa phương tại Việt Nam cũng như tại Mỹ, và nhiều hội NGOs đã trao giải thưởng Bác Ái cho CESR và VASF.

         B. Cần có bạn tiếp tay

Chúng tôi không phải là “đại gia” mà chỉ là một gia đình làm ăn bình thường, không nhiều tiền, nhưng chúng tôi dành dụm tiền kiếm được và cắt nghĩa cho con cháu là chúng sẽ hạnh phúc hơn nếu tự lập và biết cha mẹ dành tiền giúp người kém may mắn hơn.

Chúng tôi mong nhiều người cùng hoàn cảnh, nay con cháu không giầu nhưng tự lập, tiếp tay với chúng tôi làm chương trình này lớn rộng hơn. Đóng góp của bạn sẽ được trừ thuế (tại Mỹ và các quốc gia phương tây; chúng tôi không biết tại Việt Nam thì ra sao), và chúng tôi sẽ tiếp tay làm từ thiện theo ý của bạn; ví dụ, giúp cho phường/xã/làng hoặc trường học của bạn.

         C. Điều kiện tham dự

Các đơn nhận “Thách đố - Cộng hưởng” phải hội đủ các điều kiện sau:

  1. Là một người hoặc nhóm thiện nguyện dân sự, phi chính phủ, không do chính phủ lập ra và không bị chi phối bởi quan chức của chính phủ.
  2. Không hoạt động chính trị, tôn giáo, đảng phái. Tuy nhiên, nếu chùa chiền hoặc nhà thờ làm việc giúp người bần cùng thì chúng tôi cũng muốn khuyến khích.
  3. Đã hoạt động trong cộng đồng dân sự hoặc giúp người Việt kém may mắn trong nước hoặc ngoài nước được hơn một năm với chứng từ minh bạch về tài chánh và kết quả.
  4. Có thể đóng góp so với số tiền VASFCESR thách đố theo tỉ lệ chí ít là 1:1 bằng tiền “mới” hoặc thì giờ thiện nguyện “nhiều hơn”. Mới có nghĩa là “nhiều hơn năm 2019về tiền và công sức. Nếu là công sức thì phải tính ra tiền mặt một cách hợp hoàn cảnh, hợp lý. (Ví dụ, trước kia làm lương 100,000 VNĐ/ giờ nhưng khi về hưu thì không thể tính như vậy, chỉ nên tính như người giáo viên bình thường.)
  5. Sẽ không dùng tiền của VASFCESR trả lương bổng hoặc phí tổn văn phòng. Nhưng phí tổn đặc thù cho chương trình có VASFCESR thách đố thì được phép. (VASFCESR khuyến khích làm việc tại nhà vì thuê văn phòng thì tốn kém và đòi hỏi thuê thêm nhân sự hành chính và còn phải tuân thủ các luật lệ như thuế má.)
  6. Nộp hồ sơ qua điện thư tới ba địa chỉ email tại trang 1, trước ngày 15 tháng 10 năm 2019, 24:00 (giờ California), tức 14:00 giờ Việt Nam ngày 16 tháng 10 năm 2019. Đơn gửi trễ ngày giờ thì sẽ không được cứu xét.

         D. Ai có thể nhận “Thách đố - Cộng hưởng”?

  1. Người hoặc một nhóm người, trong nước hoặc ngoài nước, không phải là do chính phủ

lập ra, đã hoặc đang giúp cho xã hội, giáo dục, môi trường hoặc người Việt có nhu cầu để họ có thể tự lập.

  1. Người hoặc một nhóm người thực hiện các công tác giúp người Việt thực hiện phần nào bẩy yếu tố an ninh con người do Liên Hiệp Quốc quảng bá mà VASFCESR gọi là yếu tố hạnh phúc.

         E. Ai không thể nhận “Thách đố - Cộng hưởng”?

  1. Người hoặc một nhóm người do chính phủ lập ra hoặc bị quan chức chi phối.
  2. Người hoặc một nhóm người làm chính trị hoặc được hiểu bởi chúng tôi là có màu sắc chính trị. (Tuy nhiên, chúng tôi công nhận ai cũng có quyền cổ vũ cho quyền con người.)
  3. Người hoặc một nhóm người đã không thực hiện đúng những cam kết với chúng tôi trong những năm trước.

4. Người hoặc một nhóm người đã nhận “thách đố - cộng hưởng” hơn 5 năm hoặc hơn 50,000 USD. Trường hợp đặc biệt được cứu xét là nhóm này đã chứng tỏ làm việc thiết thực và bền vững, đã quyên được công sức gấp năm gấp mười tiền chúng tôi đóng góp, để có lợi cho nhiều người Việt kém may mắn và cộng đồng dân sự.

         F. Cách làm đơn

Đơn không dài quá 12 trang, khổ chữ không nhỏ hơn chuẩn Microsoft 11 (font > =11); các dòng cách nhau hơn 1.5 hàng (line spacing >=1.5) như văn kiện này.

Phụ bản A là một mẫu dàn bài. Đơn phải diễn tả các mục sau:

1. Hội đủ các điều kiện: Tóm tắt ngay đầu đơn ghi rõ nơi nào trong đơn đã diễn tả chi tiết việc hội điều kiện đó. Chú ý: Có đơn nhắm mắt viết bừa là hội đủ điều kiện nhưng không chứng thực được điều đó. Đơn đó bị loại.

2. Tóm tắt cách tổ chức của nhóm: ai đứng đầu, nhân sự đồng lòng làm việc chung, mục đích, chương trình ngắn hạn và dài hạn. Nói “làm thiện nguyện” thì chưa đủ. Bạn còn phải diễn tả làm thiện nguyện gì, như thế nào, dùng phương pháp nào, hiệu quả ra sao, kiểm tra cách nào.

3. Bạn cần dành nguyên ít nhất là hai trang để diễn tả chi tiết chương trình, mục đích, cách làm. It nhất 2 trang về ngân sách và nhân sự. It nhất là 2 trang về kết quả trong những năm qua và các khó khăn còn tồn tại,

4. Nội qui của nhóm (Bylaws). Nhóm phải có nội qui để mọi người biết quyền hạn và trách nhiệm của nhau. Phụ Bản B đề nghị một Bảng Nội Qui mẫu. Rất quan trọng là các quyết định minh bạch, không mâu thuẫn lợi ích, kiểm tra lẫn nhau, không độc tài, không “làm láo, báo cáo hay”!

[Chú ý: Rất nhiều nhóm thiện nguyện nhỏ mắc lỗi mâu thuẫn lợi ích vì người đứng đầu không biết cách tôn trọng ý kiến của cộng sự. Họ báo cáo rất hay, kèm nhiều hình ảnh, nhưng rút cục vẫn chỉ một người làm mọi việc, và từ đó nạn độc tài và hối lạm phát sinh.]

5. Ngân sách: Bạn cần dành nguyên một trang làm một ngân sách thực tế gồm bốn cột: (1) năm 2018 (đúng như đã xảy ra), (2) 2019 (thực tế tới tháng 10 và phỏng đoán cho tới cuối năm), (3) 2020 (dự trù), và (4) Chú thích. Sự sai biệt giữa các cột sẽ cho chúng tôi biết các con số của bạn là thật hay ngụy tạo. Chúng cũng cho biết bạn có thể làm “nhiều hơn” như tuyên bố không. Chúng còn cho biết khả năng lập trình của bạn và bạn có thực tế, thành thật, rành mạch và đáng tin hay không.

Lý do là chúng tôi thách đố và khuyến khích bạn làm nhiều hơn để giúp xã hội chung quanh bạn, vì “lá lành đùm lá rách” và vì phải biết đoàn kết thì mới được “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”! Xã hội ngày nay đã khác nhiều so với 10 - 20 năm trước. Nay ta có rất nhiều người có tài, giầu, và muốn đóng góp. Bạn phải dùng mọi phương cách động viên họ tiếp tay với bạn.

6. Phải có hai thư bảo lãnh của hai nhân sĩ đáng kính. Nhân sĩ đáng kính là người sống gần bạn, được nhiều người kính trọng, biết bạn và ý chí của bạn, chưa hề mắc tai tiếng gì, Mỗi thư chỉ được phép cô đọng 1 trang và kèm tiểu sử cô đọng 1 trang, có thể dùng chữ nhỏ hơn font 11. [Chú ý: Trong quá khứ nhiều đơn đã “lười” không cô đọng tiểu sử tràng giang đại hải thành một trang. Lại có đơn viết quá ngắn không thể chứng tỏ nhân sĩ có thực là người đáng kính không!] Bốn trang này không kể vào số 12 trang của đơn.

[Chú ý: Nếu bạn đã nhờ hai nhân sĩ trong năm qua thì năm nay bạn phải nhờ hai nhân sĩ khác. Như vậy mới là bành trướng tiếng thơm của bạn cho nhiều người biết.]

         G. Quá trình liên hệ với chương trình VASFCESR trong những năm qua

  1. Nếu bạn chưa khi nào nhận thách đố của VASFCESR thì xin viết rõ như vậy và cắt nghĩa sẽ làm được gì nhiều hơn so với khi không có cộng hưởng của VASFCESR.

     2. Nếu bạn được VASFCESR “Thách đố - Cộng hưởng” trong bất cứ năm nào trong 8 năm qua (2011-2018), bạn cần lập một bảng diễn tả như sau:

    Năm

      Nhận bao

      nhiêu tiền

             Hứa gì?

        Được thách gì?

             Kết quả

        Tên nhân sĩ

           bảo trợ

· Nếu bạn có kèm hình ảnh thì chỉ gửi 1, 2 cái và phải chú thích ngày tháng cùng ý nghĩa của hình đó chứ không nên gửi đại trà, quá hạn 12 trang, đơn có thể bị loại.

· Nếu bạn có thêm tài liệu thì có thể tóm tắt làm 10 trang gọi là “Phụ Lục”. Chúng tôi không cam đoan sẽ đọc phụ lục này và không cam đoan nhận xét tốt hơn về chương trình của bạn.

· Chứng thực của hai nhân sĩ là quan trọng. Chứng thực này không phải là do người thân cứ “ký bừa” giùm cho bạn, mà phải là do nhân sĩ đã được đọc Thư Loan Báo này, có tự trọng và đã bằng lòng bảo lãnh chương trình của bạn.

         H. Thư bảo lãnh của hai nhân sĩ đáng kính

Bạn cần 2 nhân sĩ bảo lãnh. Không được nhờ các nhân sĩ đã nhờ trong quá khứ. Mỗi nhân sĩ cần viết một lá thư với nội dung là “biết và bảo lãnh” công việc của bạn và kèm một trang tiểu sử. Tiểu sử phải ngắn gọn 1 trang, cô đọng sự nghiệp của nhân sĩ đáng kính cho bạn noi theo và có trọng lượng bảo đảm chí khí phục vụ xã hội không vụ lợi của bạn. Bốn trang này có thể dùng font nhỏ (ví dụ, 10, 9) và không kể vào số 12 trang giới hạn của đơn. Nếu bạn chọn nhân sĩ “bù nhìn” và viết thư để họ ký, thì đơn của bạn sẽ tức khắc bị loại. Nếu bạn “bôi trơn” nhân sĩ tức là bạn đã hạ thấp giá trị của nhân sĩ và đơn của bạn sẽ bị loại.

Một người hoặc một nhóm thiện nguyện thực lòng giúp người nghèo thì người lương thiện nào cũng quý mến, nói chi là nhân sĩ sẽ cảm động và tiếp tay với bạn trong khả năng của mình. Chúng tôi muốn thấy bạn được công nhận như vậy, nhất là bởi những người đáng kính chung quanh bạn, những người biết bạn thực là người/nhóm có lòng, có tài, và có phương pháp giúp ích xã hội. Có thư của người đáng kính đó sẽ khiến chúng tôi yên tâm làm việc với bạn mà không sợ bị gian trá, vì thực tế trong 8 năm qua chúng tôi đã trải qua nhiều đơn và việc làm không thành thật.

Nhân sĩ đáng kính phải là người có lòng, có học, có địa vị đáng kính trong xã hội (như giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, nhà kinh doanh, nhà tu…) và chưa hề bị tai tiếng vì bê tha rượu chè, vì lường gạt, vì nhẫn tâm với các bất công. Người này không phải là người thân của bạn, hoặc người có chức vị trong tổ chức của bạn. Người này phải đọc đơn của bạn và đề nghị thay đổi nếu cần. Người này có quyền xem xét các tài liệu của bạn và sẵn sàng chứng thực các tài liệu đó là thật. Người này sẽ được nhận báo cáo tiến triển công việc của bạn hằng tháng hay ba tháng một lần. Tuy nhiên, người này sẽ không có trách nhiệm liên đới nếu bạn bị truy tố về hành vi sai trái, trừ phi người đó đồng lõa với các sai trái đó.

Nếu báo cáo vào tháng 3/2020 của bạn có chứng thực của nhân sĩ bảo đảm là "đã đọc và nhận thấy báo cáo là thực" thì việc gửi 50% tiền còn lại sẽ nhanh chóng hơn. Chúng tôi có thể cho người tới tận nơi bạn làm việc để thanh tra việc làm và việc tiêu tiền của bạn trong năm 2019 và từ 01/01/2020 tới 01/03/2020.

         I. Đơn nào là ưu tiên?

Chúng tôi mong bạn là đối tượng xứng đáng để chúng tôi ”thách đố - cộng hưởng” việc giúp người Việt có nhu cầu hoặc giúp xã hội dân sự Việt Nam. Các ưu tiên của chúng tôi như sau:

  1. Ưu tiên 1: Dành cho các công việc thiện nguyện trong nước đã làm có hiệu quả hơn một năm giúp xã hội hoặc người Việt có nhu cầu tự lập. Với sức hạn chế, chúng tôi không thể cộng hưởng với những công tác loại “phát chẩn, bố thí”, ngay cả “phát học bổng”, trừ phi các việc này có đòi hỏi và kiểm chứng người hưởng lợi cố gắng tự lập để mai sau đóng góp cho xã hội.
  2. Ưu tiên 2 (cao hơn): Ưu tiên cao hơn là dành cho những hoạt động nhằm nâng cao dân trí - dân khí - dân sinh bằng cách cổ vũ tự lập và nhắm vào bẩy yếu tố gây hạnh phúc cho con người đã được Liên Hiệp Quốc phổ biến. (Con người sẽ thấy hạnh phúc khi được tương đối yên tâm về có cái ăn, có sức khỏe, có việc làm, có an ninh cá nhân, có cộng đồng hài hòa, có môi trường tốt và có cơ chế công bằng dân chủ). Dân trí dân khí sẽ cao hơn khi phần lớn người dân trong xã hội cảm thấy hạnh phúc. (Căm thù phát triển khi người dân bị áp bức, bị đau khổ và hằng ngày nghe tuyên truyền sai lệch,; và đó là lý do của nhiều trộm cướp, của chiến tranh, của bất hạnh.)
  3. Ưu tiên 3 (cao nhất): Ưu tiên cao nhất là dành cho những hội dân sự trong nước cộng tác với nhau và với những hội NGOs ngoài nước để phô trương tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau dùng các phương pháp tốt nhất thực hiện các mục đích giúp người Việt và xã hội Việt Nam.

Chúng tôi miễn xét đơn của những tổ chức chính trị (theo chúng tôi hiểu) hoặc có liên quan mật thiết với những người có lợi ích tôn giáo, đảng phái. Tuy nhiên, chúng tôi ủng hộ các hoạt động dân sự giúp người nghèo, giúp dân oan, giúp người lao động, giúp trẻ em và người già.

  1. Làm cách nào để biết đơn không bị loại?

Vì chúng tôi làm việc thiện nguyện không lương, không có trang mạng, có ít tiền và ít thì giờ, chúng tôi không thể trả lời các câu hỏi hoặc điện thoại của từng người. Bạn cần đọc kỹ bản loan tin này, và nếu còn thắc mắc thì hỏi thêm các hội bạn đã có liên lạc trong quá trình làm việc thiện nguyện của bạn.

Chúng tôi chia xẻ là trong 7 năm qua, những đơn bị loại là những đơn không làm theo yêu cầu của hướng dẫn này. Ví dụ, đơn bị loại vì:

1. Không hội một hay nhiều điều kiện liệt kê. [ví dụ về các yêu cầu là: không chính trị, đã làm việc hơn 1 năm, có sức cộng hưởng bằng tiền và lao động, không mâu thuẫn lợi ích, thành thật, có hai nhân sĩ bảo đảm …]

2. Tự tuyên dương quá trớn hoặc có dấu hiệu man trá giấu giếm trong thông tin.

3. Viết cẩu thả, không đúng văn phạm, không chấm câu, không có số trang, không có chữ ký.

Vì thế, bạn nên cẩn thận viết đơn hết sức thực tế, chính xác, trung thực, được nhân sĩ đáng kính bảo đảm duyệt chi.

  1. Ai là người xét đơn?

Thành viên Hội Đồng Quản Trị của VASF và CESR (như có địa chỉ ở trang đầu) và bạn hữu sẽ xét đơn từ 15/10/2019 tới 30/11/2019. Chúng tôi mong có thân hữu tình nguyện tiếp tay xét đơn một cách trong sáng và minh bạch. (Xin liên lạc thẳng với chúng tôi). Tuy nhiên, vì là tổ chức thiện nguyện tư và nhỏ, mọi quyết định của chúng tôi là cuối cùng, không thể tranh cãi dưới bất cứ hình thức nào.

Trân trọng,

Phùng Liên Đoàn, PhD, PE; 80 tuổi, hưu

Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị (thiện nguyện không lương)

dlp.vasfcesr@gmail.com

Phụ Lục A: Dàn bài mẫu cho đơn

(Đơn phải ngắn hơn 12 trang (cộng 4 trang thư và tiểu sử của hai nhân sĩ đáng kính bảo trợ). Dùng khổ chữ Microsoft 11 hoặc lớn hơn, dòng cách nhau 1.5 hàng hay rộng hơn. Những nơi có bảng thì có thể dùng chữ nhỏ hơn.)

Tên của tổ chức: …………………………………………………………………………

Người đứng đầu: ………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Email: …………………………………………………………………………………………

Telephone: …………………………………………………………………………………

1.0 Xin cam đoan (đánh dấu “x” khâu nào là có thể cam đoan và ghi rõ sẽ cắt nghĩa tại trang số mấy)

⌂. Chúng tôi là một tổ chức (nhóm) dân sự, không do chính phủ lập ra và không bị chi phối bởi một viên chức nào của chính phủ. [xin xem trang …]

⌂. Chúng tôi không hoạt động chính trị/tôn giáo/đảng phái [xin xem trang…]

⌂. Chúng tôi đã hoạt động giúp người cộng đồng/ người Việt có nhu cầu từ_ [xin xem trang ..]

⌂. Chúng tôi cam đoan có thể kiếm được thêm tiền và tìm được thêm tình nguyện viên nhiều hơn, để số tiền tương đương nhiều hơn ấy có thể cộng hưởng chí ít là tỉ lệ 1:1 với đóng góp của VASFCESR [Xin xem trang …]

⌂. Chúng tôi sẽ không dùng tiền của VASFCESR để trả lương của những người hiện đang có lương. Mọi tiêu pha sẽ nhắm vào công tác [Xin xem trang….]

⌂. Chúng tôi đã đính kèm thư và tiểu sử của hai nhân sĩ đáng kính đã biết việc làm của chúng tôi và đồng ý bảo trợ công tác trung thực của chúng tôi suốt năm. [Xin xem trang …]

⌂. Chúng tôi hiểu đơn này sẽ bị loại nếu không gửi trước 24:00, 15/10/ 2018, giờ California [tức trước 14:00, 16/10/2018, giờ Vietnam]. Gửi cho cả ba địa chỉ nơi đầu trang 1 của Thư Loan Báo.

2.0 Diễn tả nhóm và hoạt động

2.1 Tổ chức, chương trình và nhân sự

· Lịch sử làm việc của nhóm từ đầu cho tới ngày nay.

· Mục đích của chúng tôi là ……

· Mục đích cho năm 2020 của chúng tôi là …..(diễn tả cho chi tiết và chính xác)

· Sau 2019 chúng tôi còn muốn tiếp tục những việc ………..và làm thêm những việc ….

· Ba nhân sự chính của chúng tôi là (chú ý: ngụy tạo sẽ bị loại bỏ ngay.)

   Người 1

        Tên:

  Địa chỉ, Email:

  CMT:

  ĐT:

  Chức vụ:

  Trình độ học vấn:

  Đã làm với nhóm

  Lương thng (nếu có)

  Chú thích:

__________________________________

__________________________________

__________________

________________________

__________________

_________________________

___ năm

_________________________

__________________________________

   Người 2

  Tên:

  Địa chỉ, Email:

  CMT:

  ĐT:

  Chức vụ:

  Trình độ học vấn:

  Đã làm với nhóm

  Lương thng (nếu có)

  Chú thích:

__________________________________

__________________________________

__________________

________________________

__________________

_________________________

___ năm

_________________________

__________________________________

   Người 3 

  Tên:

  Địa chỉ, Email:

  CMT:

  ĐT:

  Chức vụ:

  Trình độ học vấn:

  Đã làm với nhóm

  Lương thng (nếu có)

  Chú thích:

__________________________________

__________________________________

__________________

________________________

__________________

_________________________

___ năm

_________________________

__________________________________

3.0 Các chương trình (diễn tả chi tiết ít nhất là 1 trang)

3.1 Chương trình 1: ………

3.2 Chương trình 2: ………

3.3 Chương trình v.v.

4.0 Tài chánh

Bạn phải dùng 1 trang riêng làm bảng sau. Có thể dùng khổ chữ nhỏ và hàng gần nhau hơn

               Tiền

  ($ có thể là USD  hay
  ($ VND)

   Nãm 2018

  (đúng như sổ  
  sách)

   Năm 2019

  (sổ sách và
  phỏng tính
  cho cuối
  năm)

  Năm 2020

  (phỏng tính)

   Chú thích

          A. Tiền vào

             Nguồn 1

             Nguồn 2

  Giờ thiện nguyện
    qui
    ra tiền. (Xem cách tính
    dưới trang)

               TỔNG

           B. Tiền ra

        Lương (nếu có)

            Văn phòng

         Chương trình 1

         Chương trình 2

           Chi phí khác

               TỔNG

    C. Còn lại (C=A-B)

   (Tiền vào trừ tiền ra)

Cách tính giờ thiện nguyện ra tiền (giá trị của giờ tự nguyện không thể quá cao như đi làm việc ăn lương. Ví dụ, ông A làm việc được trả 1 triệu/giờ thì khi nghỉ hưu hoặc làm việc thiện nguyện cuối tuần lương tương đương thiện nguyện phải thấp hơn nhiều)

Thiện nguyện viên 1……………………………………… Số giờ …….. x ……VND/giờ = .……VND

Thiện nguyện viên 2……………………………………… Số giờ …….. x ……VND$/giờ = ……VND

Tổng …….VND

Bảng trên làm bởi ………………………………………………… Chữ kỳ ………………………………Ngày ……………

Kiểm tra bởi …………………………………………………………….. Chữ kỳ ………………………………Ngày …………

Chú ý: Nhiều người ngụy tạo ra những con số bừa bãi cho qua chuyện. Chúng tôi loại đơn nếu thấy không thực tế hoặc không thành thật của từng trường hợp.

5.0 Quá trình làm việc với VASFCESR

Nếu bạn chưa bao giờ nhận tiền thách đố của VASFCESR, xin viết như vậy vào đây……………

Nếu bạn đã nhận thách đố trong những năm qua, xin diễn tả chi tiết:

    Năm

    Số tiền

     nhận

              Hứa gì /thách đố gì; kết quả ra sao

  Nhân sĩ/    người báo cáo

…………

                            Hứa/thách đố

                                Kết quả:

…………

                 

                            Hứa/thách đố

                                Kết quả:

Vân vân

Chú ý: Nếu bạn không có mục này trong đơn thì đơn của bạn sẽ bị loại.

6.0 Cam đoan chót

Người viết: Tôi đã viết đơn này theo sự thật và trung thực.

Tên và chữ kỳ ……………..…………………………………………………... Ngày …………………………

Nhân sĩ bảo trợ đáng kính 1: Tôi đã đọc đơn, dò hỏi tính xác thực và đồng ý bảo trợ đơn này

Tên và chữ ký ……………..…………………………………………………... Ngày …………………………

Nhân sĩ bảo trợ đáng kính 2: Tôi đã đọc đơn, dò hỏi tính xác thực và đồng ý bảo trợ đơn này

Tên và chữ kỳ ……………..…………………………………………………... Ngày …………………………

Toàn thể đơn này là 12 trang, khổ chữ >Microsoft 11, dòng cách nhau > 1.5 hàng. Các bảng thì có thể dùng chữ nhỏ hơn và dòng 1.0 hàng.

7.0 Nhân sĩ

Thư và tiểu sử của nhân sĩi đáng kính 1 (2 trang)

Thư và tiểu sử của nhân sĩ đáng kính 2 (2 trang)

Các chi tiết muốn gửi thêm thì phải cắt nghĩa rõ thì dùng một phụ lục ít hơn 10 trang. Giới hạn tối đa hai hình ảnh. Hình ảnh thì phải có ghi chú nội dung và ngày tháng. (Chú ý, chúng tôi có thể không đọc phụ lục này. Vì thế, các điều viết trong 12 trang đầu là toàn thể các sự thực về nhóm thiện nguyện của b

Phụ Lục B: Tổ Chức nhóm

(Nhiều người đồng lòng làm việc thì có hiệu quả hơn một người làm. Nhưng khi có nhiều hơn ba người thì phải có tổ chức và luật lệ bằng không thì chẳng bao lâu sẽ tan vỡ và hận thù nhau chỉ vì tranh giành quyền lực. Dù ta có thiện chí bao nhiêu cũng không nên coi thường việc tổ chức để minh bạch và thông cảm với nhau về quyền lực và trách nhiệm của mỗi người, tránh trước nạn độc tài, mâu thuẫn, hối lạm.)

1.0 Thông tin chính

Tên của tổ chức (nhóm): ……………………………………………………………………………

Mục đích …………………………………………………………………………………………………………………………………..

Được thành lập tự do theo luật/hiến pháp điều ………………………………………………………………………

Các hoạt động chính ………………………………………………………………………………………………………………….

Các chức vụ chính ……………………………………………………………………………………………….

2.0 Trách nhiệm và quyền hạn của nhân sự

Trưởng/Chủ tịch / giám đốc

· Công việc gồm …………………………………………………………………………………….........................

· Quyền hạn gồm ……………………………………………………………………………………......................

· Trách nhiệm gồm ……………………………………………………………………………………………………..…

Phó

· Công việc gồm …………………………………………………………………………………….........................

· Quyền hạn gồm ……………………………………………………………………………………......................

· Trách nhiệm gồm ……………………………………………………………………………………………………….

Thủ quỹ/ Kế toán/kiểm tra

· Công việc gồm …………………………………………………………………………………….........................

· Quyền hạn gồm ……………………………………………………………………………………......................

· Trách nhiệm gồm ……………………………………………………………………………………………………….

3.0 Cách kiểm tra lẫn nhau

Chúng tôi kiểm tra nhau bằng những kỷ luật sau:

1. Quyết định quan trọng và các tiêu pha tiền bạc thì phải có chứng cứ trên giấy tờ có đề ngày tháng và có hai trong 3 người ký để Thủ quỹ/Kế toán/Giám sát xuất tiền. Thủ quỹ/Kế toán/Giám sát không phải là người nhà của Trưởng hoặc Phó và là người lúc nào cũng có quyền kiểm tra cách tiêu tiền của tổ chức.

2. Tránh mâu thuẫn lợi ích: ví như không có người nhà phê chuẩn cho nhau; Thủ quỹ/ Kế toán/Giám sát làm việc độc lập, không bị người trên xui bảo dối trá.

3. Khi rút tiền từ ngân khoản thì phải có hai chữ ký trong số 3 người. Trưởng và phó không có quyền rút tiền mà phải có giấy và hai chữ ký với lý do để thủ quỹ/ kế toán/kiểm tra rút tiền.

4. Trưởng hoặc Phó lúc nào cũng có quyền kiểm tra sổ sách và tiền bạc do Thủ quỹ/Kế toán/Giám sát giữ.

5. Định nghĩa thế nào là sai phạm kỷ luật và trong trường hợp đó thì xử lý như thế nào.

· Rút tiền không đúng kỷ luật (xử lý: bị khiển trách, có thể chương trình bị ngưng lại cho tới khi giải quyết xong.)

· Chi tiêu không biên bản (xử lý: có khi không được bồi hoàn)

· Người đứng đầu coi các người kia như bù nhìn, ý kiến của họ không được tôn trọng. (xử lý: phê bình gắt gao và bỏ phiếu tín nhiệm với điều kiện sửa đổi)

· Làm láo, báo cáo hay. (xử lý: khiển trách; phải xin lỗi; phải làm lại; bãi nhiệm….)

· Vân vân

4.0 Bầu nhân sự:

Chúng tôi bầu nhân sự như sau: ……….

[Nếu nhóm của bạn nhỏ, bạn có thể diễn tả là người làm việc nhiều nhất là trưởng, người làm việc nhiều thứ hai là phó. Trưởng và phó chọn Thủ quỹ/Kế toán/Giám sát không phải là người nhà. Nhân sĩ đáng kính không phải là người nhà, mà chính là người sẽ làm công tác tư vấn và khuyến khích, và bạn nên nhờ người đó kiểm duyệt kết quả giùm bạn.]

5.0 Báo cáo cuối năm:

Đến cuối năm làm việc, bạn phải viết một báo cáo, dù là ngắn, tóm tắt những việc làm, những gì đã đạt được, và những gì còn phải làm.

(Trưởng và phó phải chung nhau viết báo cáo và kiểm tra sự thực với nhau. Thủ quỹ/kế toán/ giám sát phải ký tên là đã giám sát và cam đoan là đúng sự thật…)

6.0 Ký tên

Trưởng _____________________________ Ngày _____________

Phó _____________________________ Ngày _____________

Thủ quỹ/Kế toán/Giám sát _____________________________ Ngày

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn