Vụ Bãi Tư Chính: Chủ nghĩa luyến tiếc Xô viết vỡ mộng về Putin

Thường Sơn

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiz23LXoFTiA_q2jFqWivdLrKikLkljcBDHhzfxtj1N3Tl_Fo1XXOYNGTaBgR2Bs1DIJWVv394RK8lZO7JZ8StYOwR1Ghjg-BH8AK-wjZt-w9azASw5gDWwCMVame86NP7XJ4qTr3oTyg/s640/putin-tap-can-binh-1567668083-width660height336.jpg

Putin và Tập Cận Bình đã thỏa thuận được với nhau những điểm chung chính trị có thể dẫn tới tương lai sập cửa trước Rosneft, để tập đoàn này cũng có thể sẽ phải cuốn cờ tháo chạy khỏi vùng chủ quyền Việt Nam như Repsol của Tây Ban Nha đã từng như thế.

"Chúng tôi thống nhất và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này, không công nhận quyết định mà tòa đưa ra. Đây không phải là lập trường chính trị mà hoàn toàn về mặt pháp lý" - Sputnik News dẫn lời Tổng thống Putin nói trước báo giới tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc ngày 5.9, liên quan đến phán quyết của tòa trọng tài (thành lập theo Phụ lục 7 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển) đối với vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.

Việc Putin lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Tòa án Quốc tế The Hague hoàn toàn có thể được hiểu là nếu xảy ra vụ chính thể Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án này về ‘đường lưỡi bò 9 đoạn’ và về vụ Bãi Tư Chính, Putin và chính quyền của ông ta cũng sẽ ủng hộ Trung Quốc.

Thậm chí, Putin còn gián tiếp hé lộ phản ứng rằng phán quyết của toà The Hague thuận lợi cho vụ Philippines kiện Trung Quốc không thể được công nhận, cũng có nghĩa là Trung Quốc chẳng có trách nhiệm gì phải thực thi phán quyết đó.

Cũng cần nói thêm rằng, một nhược điểm rất lớn của Tòa án Quốc tế The Hague là không có cơ chế chế tài những quốc gia không chịu tuân thủ phán quyết của tòa án này.

Theo nhận định của một số nhà quan sát, sở dĩ Tổng thống Putin thể hiện tình đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc bằng cách Nga từ chối công nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 phản đối ‘đường lưỡi bò chín đoạn’ là để đổi lại việc Trung Quốc ủng hộ Nga trong vụ sáp nhập Crimea vào năm 2014. Sau đó Nga cũng trở nên lạnh lẽo với Việt Nam cứ mỗi khi xảy ra những gấu ó Việt - Trung ở Biển Đông.

5 năm sau khi giữ im lặng về vụ Hải Dương 981 (năm 2014), từ tháng 7 năm 2019 đến nay người Nga cũng chẳng có ý kiến gì về vụ tàu Trung Quốc xâm nhập Bãi Tư Chính. Một lần nữa, giới chóp bu Việt Nam đã trắng mắt: trong khi bị ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’ là Trung Quốc bắt nạt càng lúc càng quá quắt và dồn vào chân tường, chính thể này lại bị hầu hết 11 quốc gia ‘đối tác chiến lược’ còn lại, trong đó có cả Nga, thản nhiên quay lưng như không biết chuyện gì đang xảy ra.

Sự im lặng đầy chủ ý của người Nga đã có thể được lý giải phần nào: Putin đã và đang trở thành một đồng minh thân cận của Tập Cận Bình trong cuộc chiến tranh lạnh đang được khởi động với người Mỹ.

Logic của sự im lặng của Nga đang dẫn ra một nguy cơ mới đối với giới chóp bu Việt Nam: bất chấp việc Nga có lợi ích tại mỏ Lan Đỏ - liên doanh giữa Tập đoàn Dầu khí Rosneft của Nga với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, và dù Rosneft là tập đoàn có cổ đông chính là chính phủ Nga, việc Putin và Tập Cận Bình đã thỏa thuận được với nhau những điểm chung chính trị có thể dẫn tới tương lai sập cửa trước Rosneft, để tập đoàn này cũng có thể sẽ phải cuốn cờ tháo chạy khỏi vùng chủ quyền Việt Nam như Repsol của Tây Ban Nha đã từng như thế. Còn những cái ghế trong Bộ Chính trị người Việt sẽ mất cả chì lẫn chài ở vùng biển Đông Nam.

T.S.

VNTB gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn